Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập cá nhân 2 môn công pháp quốc tế đề 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.81 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 03
Để tổ chức sinh nhật cho bạn gái mình, Rona (quốc tịch quốc gia Gono, là con trai
và đang sống cùng với viên chức ngoại giao của Gono tại quốc gia Manti) đã cùng
bạn gái và một số người bạn khác tới bãi biển cách thủ đô Manti 300km. Trong lúc
bữa tiệc diễn ra, năm thanh niên (quốc tịch Manti) xuất hiện, gây gổ phá rối dẫn tới
xô xát giữa hai nhóm bạn của Rona và năm thanh niên làm hai người bị thương nặng.
Cuộc ẩu đả đã kết thúc khi cảnh sát Manti tới và bắt giữ cả hai nhóm thanh niên trên,
đồng thời gửi thông báo tới Đại sứ quán Gono. Rona cho rằng việc cảnh sát Manti bắt
giam mình là trái với quy định của pháp luật vì anh ta là con trai của viên chức ngoại
giao và được hưởng sự bất khả xâm phạm về thân thể. Hãy cho biết:
-

Hành vi bắt giữ Rona của cảnh sát Manti có phù hợp với quy định của pháp
luật quốc tế hay không? Tại sao?

-

Chính quyền Manti có thể thực hiện các hành vi nào để đảm bảo quyền lợi
cho công dân của mình? Tại sao?

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Hành vi bắt giữ Rona của cảnh sát Manti có phù hợp với quy định của pháp luật
quốc tế hay không? Tại sao?
Những viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ là đối tượng được hưởng
quyền ưu đãi miễn trừ rộng rãi nhất. Họ được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao của nước sở tại dành cho vì tính chất đại diện của họ, trong công việc của mình


họ hoàn toàn độc lập và không vị luật pháp nước sở tại điều chỉnh, nhưng họ cũng
phải tôn trọng luật pháp và tập quán của nước sở tại. Viên chức ngoại giao được
hưởng các quyền như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm
về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại; quyền miễn trừ xét xử về hình
sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính; quyền được miễn thuế; quyền ưu đãi và
miễn trừ hải quan.
Trong tình huống này Rona sẽ hoàn toàn được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ
theo đúng quy định của luật quốc tế từ Điều 29 đến Điều 36 Công ước Viên năm
1961 về Quan hệ ngoại giao, cụ thể là Điều 29 “Thân thể của các viên chức ngoại
giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt và giam giữ dưới bất kỳ hình thức
nào.Nước nhận đại diện phải đối xử kính trọng một cách thích đáng và có những
biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ”.
Trong lúc bữa tiệc sinh nhật đã có xô xát giữa hai bên, cuộc ẩu đả đã kết thúc khi
cảnh sát Manti tới và bắt giữ cả hai nhóm thanh niên trên, đồng thời gửi thông báo tới
Đại sứ quán Gono. Rona cho rằng việc cảnh sát Manti bắt giam mình là trái với quy
định của pháp luật vì anh ta là con trai của viên chức ngoại giao và được hưởng sự
bất khả xâm phạm về thân thể. Theo như quan điểm của Rona thì hoàn toàn đúng vì
theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao: “Các
thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu
không phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ
nêu trong các Điều từ 29 đến 36”.
Như vậy, bất khả xâm phạm thân thể là quan trọng hàng đầu của viên chức ngoại
giao, họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối trong mọi trường hợp. Sự
2


khác biệt với quyền bất khả xâm phạm thân thể của nhân viên lãnh sự, đó là quyền
khả xâm phạm thân thể của nhân viên lãnh sự không tuyệt đối, họ có thể bị bắt giam
giữ chờ xét xử khi phạm trọng tội theo lệnh của cơ quan tài phán của nước tiếp nhận.
Như vậy, hành vi bắt giữ Rona của cảnh sát Manti không phù hợp với quy định của

pháp luật quốc tế.
2.

Chính quyền Manti có thể thực hiện các hành vi nào để đảm bảo quyền lợi cho
công dân của mình? Tại sao?
Bảo hộ công dân là việc quốc gia thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân nước mình ở
nước ngoài khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ở
nước ngoài đó.
Trong tình huống này không thể áp dụng bảo hộ công dân được. Như vậy, công
dân của nước Manti sẽ không được bảo vệ quyền lợi của mình khi mà đang sinh sống
ngay tại quốc gia mình. Khi nhóm thanh niên Manti có hành vi xâm hại đến thành
viên trong gia đình của viên chức ngoại giao – Rona thì ở nước Manti sẽ phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm về hành vi đó phải có những biện pháp thỏa đáng như: xin lỗi,
bồi thường, phục hồi danh dự…việc đó còn tùy thuộc nhiều yếu tố như quyền nào đã
bị vi phạm, mức độ vi phạm, tầm quan trọng của quyền bị vi phạm đối với cá nhân,
thái độ của quốc gia sở tại, nguy cơ ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai quốc gia Manti
và Gono.
Như vậy, chính quyền Manti không thể thực hiện các hành vi để đảm bảo quyền lợi
cho công dân của mình.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội 2004


2.

Giáo trình Luật quốc tế, Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS.Chu Mạnh Hùng (Đồng
Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam,

3.

Công ước Viên năm 1961về Quan hệ ngoại giao

4



×