Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI tập học kì môn KHOA học điều TRA HÌNH sự đề 5 nêu ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.33 KB, 9 trang )

Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

Đề bài: Nêu ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra
cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau (cần lập luận
về sự cần thiết phải tiến hành từng hoạt động điều tra đó):
- Khám nghiệm hiện trường
- Trưng cầu giám định pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự
- Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc và thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm
A.MỞ ĐẦU
Điều tra hình sự là một công việc phức tạp, có tính hệ trọng, chịu sự điều chỉnh
của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật
và nghiệp vụ đã được xác định. Tuỳ vào mỗi vụ án hình sự mà cơ quan điều tra
phải tiến hành các hoạt động điều tra khác nhau để tìm ra bằng chứng, manh
mối, phát hiện tội phạm. Sau đây em xin nêu một ví dụ về một vụ án mà khi tiến
hành điều tra, cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra
khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định pháp y và khám xét người, chỗ
ở.
B.NỘI DUNG
I.Diễn biến vụ án
Vào lúc 8 giờ ngày 25-6-1998, người dân ở ấp Hậu Thuận, xã Hậu Thành,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phát hiện cháu Lê Thế Bảo (SN 1987) là con trai
của anh Lê Văn Chiến và chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ ở cùng ấp, nằm chết dưới một
hố đất sâu mà phần trên miệng hố đã bị đất lấp kín ngay tại vườn cây của ông
Nguyễn Văn Hồng. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm về
Trật Tự Xã Hội phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ lập tức đến khám nghiệm
hiện trường. Kết quả ghi nhận: xác cháu Bảo nằm dưới một cái hố sâu bên một
cây dừa gần mé rạch Bà Đước. Bên trên đắp nhiều đất khô, một bẹ chuối và một


mo dừa, trong đó có một cục đất lớn hình khối nặng 16kg được dùng để che
Page 1


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

miệng hố. Cổ nạn nhân bị buộc bằng một sợi dây chuối khô, trên cơ thể dính
nhiều bụi, đất khô và cỏ, rác. Giám định pháp y kết luận: cháu Bảo bị chết ngạt
dưới nước trong thời gian khoảng từ 2-3 giờ. Sợi dây chuyền 1 chỉ vàng 18k mà
cháu vẫn thường hay đeo và chiếc áo thun ngắn tay mặt trước màu đỏ, mặt sau
màu trắng Bảo mặc trước khi mất tích đã không còn...
Lê Thế Bảo vừa học xong lớp 5, tính tình rất hiếu động, khôn, ngoan. Do yêu
quý đứa con trai duy nhất, ngày 1-6-1998 chị Lệ đến tiệm vàng ở xã Hòa Khánh,
huyện Cái Bè sắm cho con sợi dây chuyền có hình dáng loại dây ống trúc, mặt
dây hình Phật... Được biết, hàng ngày Bảo thường đi chơi, bắt rắn mối và chuột
cùng với bạn thân quen cùng xóm. Ngày 23-6-1998, Bảo cùng với T. và Đ. đi
chơi ở những khu vườn cùng xóm. 8 giờ sáng 24-6-1998, Bảo bắt gà mang đến
nhà Đ. để chơi chọi gà, sau đó Bảo về nhà cùng mẹ và đứa em gái 7 tuổi. Đến
khoảng 12 giờ, Bảo đến đầu cầu Bà Đước (cách nhà khoảng 150 mét) mua cà
rem ăn, sau đó trở về nhà ăn một chén chè đậu trắng. Đến 14 giờ 30 cùng ngày,
Bảo lui cui rượt bắt gà đá phía sau nhà, rồi từ đó không ai trông thấy Bảo đi đâu,
làm gì và đi chơi cùng với ai.
Tiến hành điều tra, sàng lọc đối tượng, cơ quan điều tra nắm được nghi can đó là
Lê Thị Bé (tên thường gọi là “Bé Chín”, SN 1954), nhà nằm cách hiện trường
nơi phát hiện xác Bảo 60 mét. Bé là người có quen biết với Bảo, vì Bé thường
đến nhà Bảo để uốn tóc (mẹ Bảo là thợ uốn tóc). Bé có chồng và hai con gái, bản
thân bị bệnh suy nhược cơ thể. Hoàn cảnh gia đình Bé rất khó khăn, đang mắc

nợ nhiều người. Gần thời gian đó, có nhiều người đến nhà đòi nợ nhưng Bé chỉ
hẹn mà không có khả năng chi trả. Trong đêm gia đình anh Chiến phát hiện cháu
Bảo bị mất tích đã cậy nhờ bà con lối xóm tủa ra khắp nơi tìm Bảo, duy chỉ có
gia đình bà Bé vẫn thản nhiên đóng cửa ngủ im ỉm. Thậm chí, khi có nhiều
Page 2


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

người cầm đuốc và đèn đi vào khu vườn nhà ông Hồng nằm ở phía sau nhà thì
bà Bé đã lớn tiếng gắt gỏng: “Con bị mất tích thì đi tìm nơi khác, chớ có nghe
lời thầy bà vào kiếm khắp cùng vườn nhà người ta làm cả đêm không nghỉ ngơi
gì được”. Qua nhiều lần tiếp xúc với cán bộ điều tra, thái độ của Lê Thị Bé có
nhiều biểu hiện nghi vấn. Cụ thể là khi được hỏi về việc vô cớ phản ứng với
những người vào khu vườn cạnh nhà để tìm cháu Bảo thì Bé không thừa nhận,
đồng thời sinh hoạt của bà ta trong ngày 24 rạng 25-6-1998 có nhiều điểm bất
thường. Thêm vào đó điểm trùng khớp đáng ngờ là phía sau nhà bà Bé có một
cái ao nước rất sâu và bùn có dạng màu đen tương tự với mẫu bùn thu được bên
trong tử thi. Mặt khác, bà Bé luôn có thái độ bất bình thường sau mỗi lần làm
việc với cơ quan CSĐT.
Ngày 23-8-1998 Cơ quan CSĐT CA Tiền Giang đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp
Lê Thị Bé về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau khi bị bắt,
Bé vẫn cố tình quanh co chối cãi không chịu khai nhận hành vi giết người, cướp
tài sản. Nhưng với sự giáo dục, thuyết phục của cơ quan CSĐT, đến ngày 26-81998 Bé đã nhận tội giết chết cháu Bảo để cướp sợi dây chuyền vàng. Theo lời
khai của Bé, chiều 24-6-1998, sau khi chồng và hai đứa con đi ra ruộng, còn lại
Bé ở nhà một mình. Đến 16 giờ cùng ngày, Bé ra đứng trước thềm nhà thì thấy
Bảo đang đi một mình ngoài lộ đất liền nảy sinh ý định cướp sợi dây chuyền để

bán lấy tiền trả bớt nợ. Do vậy, Bé chặn đường Bảo nói: “Bảo lại đây bác Ba nói
này nghe”. Thấy Bé dùng tay giật đứt sợi dây chuyền của mình, Bảo nói: “Sao
bác lại giật dây chuyền của con? Con sẽ về nói lại cho mẹ nghe”. Vì thế, Bé
quyết định giết chết Bảo để diệt khẩu. Bé dụ Bảo: “Con theo bác ra sau nhà rồi
bác sẽ trả lại sợi dây chuyền cho”. Khi ra sau nhà, Bảo vừa đứng lại thì Bé từ
phía sau dùng tay xoay mạnh đầu Bảo qua lại hai bên nhiều cái khiến Bảo ngã
Page 3


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

lăn xuống đất giãy giụa. Bé bước lại bụi chuối xiêm kế bên bứt một sợi dây
chuối khô cột vào cổ Bảo. Lúc này Bảo vẫn chưa chết. Bé tiếp tục rinh Bảo đem
đặt úp mặt xuống cái ao phía sau nhà (nơi gia đình Bé vẫn thường dùng để tắm
giặt) rồi dìm Bảo xuống nước cho đến khi tắt thở hẳn. Thấy Bảo đã chết, Bé lấy
sợi dây chuối cột xác Bảo vào chân cầu không cho nổi lên mặt nước. Sợ bị phát
hiện, Bé cởi áo thun của Bảo ra, dùng bao quấn chặt rồi khiêng xác Bảo đặt
xuống cái hố thuộc phần đất của ông Nguyễn Văn Hồng (cách nhà Bé khoảng 60
mét) sau đó cạy cục đất ở kế bên đem qua lấp lại. Giấu xác xong, Bé đem chiếc
áo thun của Bảo ra tẩm dầu lửa và dùng gáo dừa khô đốt rồi trộn vào đống tro
trấu để mang đi bón cây. Riêng sợi dây chuyền, Bé không dám đem đi bán mà
vẫn giấu ở đống tro trong bếp chờ thời gian sau để tẩu tán. Cơ quan CSĐT cũng
đã tiến hành khám xét nơi ở của Lê Thị Bé và tìm được sợi dây chuyền vàng của
cháu Bảo được giấu trong bếp
II.Một số các hoạt động điều tra được tiến hành trong vụ án.
1.Khám nghiệm hiện trường
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường

nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật
chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra. Khám nghiệm
hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện tội phạm, không khám
nghiệm hoặc khám nghiệm không đúng trình tự thủ tục sẽ để lọt tội phạm hoặc
dẫn đến những nhận định sai lầm, làm oan người vô tội.
Từ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT nhận định, vụ án trên là một vụ án
giết người, cướp của nghiêm trọng với phương thức gây án vô cùng tinh vi, man
rợn. Để đi đến nhận định như vậy, Cơ quan điều tra đã phải tiến hành khám
Page 4


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

nghiệm hiện trường. Khám nghiệm hiện trường trong vụ án này là biện pháp bắt
buộc cần phải được thực hiện, nhằm phát hiện , ghi nhận, thu lượm, bảo quản
các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra, góp phần nhanh
chóng tìm ra tội phạm.
Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường với nhiều phương pháp
khám nghiệm khác nhau như là phương pháp khám nghiệm dựa vào phương
thức gây án đã được nhận định. Phương pháp này được áp dụng trên hiện trường
qua dấu vết, vật chứng để lại đã xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và
quá trình hoạt động của chúng ở hiện trường. Theo đó, Cơ quan điều tra đã nhận
định nguyên nhân tử vong của bé Bảo là do ngạt nước. Ngoài ra cơ quan CSĐT
còn thực hiện phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung
tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài. Tại hiện trường nơi tìm thấy xác cháu Bảo, cơ
quan điều tra đã ghi nhận được xác cháu Bảo nằm dưới một cái hố sâu bên một
cây dừa gần mé rạch Bà Đước. Bên trên đắp nhiều đất khô, một bẹ chuối và một

mo dừa, trong đó có một cục đất lớn hình khối nặng 16kg được dùng để che
miệng hố. Cổ nạn nhân bị buộc bằng một sợi dây chuối khô, trên cơ thể dính
nhiều bụi, đất khô và cỏ, rác. Kết hợp với khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra
đã đưa ra nhận định: nơi tìm thấy tử thi cháu Bảo chỉ là hiện trường phụ, còn
hiện trường chính của vụ án - tức nơi hung thủ giết cháu Bảo - có thể là một ao
nước sâu. Thời gian cháu Bảo bị sát hại từ 15 đến 17 giờ ngày 24-6-1998. Sau
khi gây án, thủ phạm đem xác nạn nhân đến hiện trường phụ nhằm đánh lạc
hướng cơ quan CSĐT. Hung thủ gây án có thể từ một đến hai người, phải là
người quen biết với Bảo.
Nếu như không thực hiện biện pháp khám nghiệm hiện trường như trên thì cơ
quan điều tra sẽ không thể biết được nguyên nhân cái chết của cháu Bảo, cũng
Page 5


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

như không thể phát hiện được hiện trường giả mà hung thủ đã dựng nên. Với
những khó khăn như thế, thật khó khăn để cơ quan điều tra tìm ra được hung thủ
giết người. Công tác khám nghiệm hiện trường đã thu thập được nhiều thông tin
để xác định bản chất vụ việc này là vụ án giết người, có tội phạm, phát hiện
được hiện trường giả và xác định được nơi xảy ra án mạng phải là nơi có ao
nước sâu. Đồng thời, cũng xác định được số lượng thủ phạm gây án từ một đến
hai người, động cơ giết cháu Bảo ở đây có thể là cướp tài sản…Từ đó, cơ quan
điều tra đã có cơ sở để tiếp tục điều tra, khoanh vùng đối tượng, tìm kiếm xem
xét xung quanh khu vực đó có nơi nào phù hợp với hiện trường gây án hay
không.
2.Trưng cầu giám định pháp y

Trưng cầu giám định pháp y trong điều tra hình sự là hoạt động điều tra của cơ
quan có thẩm quyền được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng
hình sự quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để
kết luận các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác
lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự.
Đối với vụ án trên, một vụ án giết người với hành vi man rợn nên không thể
không tiến hành trưng cầu giám định pháp y. Việc trưng cầu và thực hiện giám
định pháp y là biện pháp điều tra được áp dụng trong quá trình điều tra tất cả các
vụ án giết người khi phát hiện được xác chết hoặc khi nạn nhân còn sống nhưng
bị thương tích (Điểm a Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự). Theo đó, cần
làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu Bảo là gì? Khi nào cái chết xảy ra ?Những
thương tích nào hình thành trước và sau khi chết ? Thứ tự hình thành các thương
tích trên tử thi ? hay thương tích được để lại bằng hung khí nào? Tư thế của nạn
nhân sau khi chết ?. Đây là những đầu mối hết sức quan trọng trong quá trình
Page 6


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

điều tra mà không thể bỏ qua. Do đó, chỉ có tiến hành trưng cầu giám định pháp
y mới có được những chứng cứ đó, làm bằng chứng, căn cứ cho quá trình điều
tra. Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định pháp y, khám nghiệm tử
thi cháu Bảo và đưa ra kết luận cháu Bảo bị chết ngạt dưới nước trong thời gian
khoảng từ 2-3 giờ. Từ kết quả giám định cùng với kết quả khám nghiệm hiện
trường, cơ quan điều tra đã đưa ra được nhận định về hiện trường nơi xảy ra án
mạng, số lượng tội phạm.
Như vậy, trưng cầu giám định pháp y trong vụ án trên là hoạt động điều tra bắt

buộc và cần thiết. Nhờ có kết quả giám định pháp y mà cơ quan điều tra mới có
thể đưa ra kết luận về vụ án, có tội phạm hay không. Bản kết luận giám định là
văn bản có giá trị pháp lý được sử dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, là
một nguồn chứng cứ có tính chất chuyên môn khoa học. Vì thế, việc tiến hành
trưng cầu giám định pháp y trong vụ án trên là bắt buộc và thực sự cần thiết.
3.Khám xét người, chỗ ở
Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng
chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát
hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu khác có liên quan
đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang truy nã bị bắt cóc.
Khám xét chỗ ở là việc tìm tòi, lục soát toàn bộ chỗ ở, đồ vật có trong phạm vi
khu vực chỗ ở và những vùng phụ cận của nó.
Sau khi tiến hành bắt đối tượng, với sự giáo dục, thuyết phục của cơ quan CSĐT,
đến ngày 26-8-1998, Lê Thị Bé đã nhận tội giết chết cháu Bảo để cướp sợi dây
chuyền vàng. Theo lời khai của Bé: sau khi giấu xác xong, Bé đem chiếc áo
thun của Bảo ra tẩm dầu lửa và dùng gáo dừa khô đốt rồi trộn vào đống tro trấu
Page 7


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

để mang đi bón cây. Riêng sợi dây chuyền, Bé không dám đem đi bán mà vẫn
giấu ở đống tro trong bếp chờ thời gian sau để tẩu tán. Trước lời khai của đối
tượng như vậy, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét nơi ở của Lê Thị Bé và
phát hiện, thu giữ chiếc dây chuyền vàng của cháu Bảo mà Bé đã giấu trong
đống tro,thu thập them nhiều chứng cứ, khám nghiệm hiện trường thật là ao
nước bùn sâu sau nhà Bé nơi cháu Bảo thị giết. Sau khi tiến hành khám xét nhà ở

của Lê Thị Bé, cơ quan điều tra đã củng cố them được chứng cứ, chứng minh lời
khai của Bé cũng như chứng minh được Bé chính là thủ phạm đã giết cháu Bảo.
Việc tiến hành khám xét nhà ở của Lê Thị Bé là hoạt động điều tra cần thiết, bắt
buộc nằm trong chuỗi các hoạt động điều tra mà cơ quan điều tra phải tiến hành.
Việc khám xét này giúp cơ quan điều tra thu thập được những bằng chứng quan
trọng, xác định được hiện trường nơi xảy ra án mạng của cháu Bảo, chứng minh
lời khai của hung thủ Bé là chính xác, tránh việc bắt nhầm người, oan sai, hoàn
thiện công tác điều tra.
Ngoài các hoạt động điều tra chính trên, cơ quan điều tra còn phải tiến hành rất
nhiều các hoạt động điều tra khác để tìm ra tội phạm. Kết hợp linh hoạt nhiều
hoạt động điều tra khác nhau, Cơ quan CSĐT đã xác định được hung thủ vụ án
giết cháu Bảo là Lê Thị Bé. Ngày 26-8-1998, cơ quan CSĐT đã khởi tố Lê Thị
Bé về hành vi “giết người và cướp tài sản” . Hành vi tội ác của Lê Thị Bé là vô
cùng man rợ, đã bị TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt mức án tù chung thân.
C.KẾT LUẬN
Điều tra một vụ án hình sự là công việc phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều
yếu tố khách quan, chủ quan, hay công tác nghiệp vụ. Có nhiều phương pháp
điều tra vụ án hình sự khác nhau. Tuỳ thuộc vào mỗi vụ án mà cơ quan điều tra
có thể linh hoạt phối hợp, chọn lựa nhiều hoạt động, phương pháp điều tra khác
Page 8


Bài tập học kì
điều tra hình sự

Môn: Khoa học

nhau để tiến hành điều tra, tìm ra tội phạm. Đối với vụ án trên, cơ quan CSĐT
tỉnh Tiền Giang cũng đã chọn lựa linh hoạt nhiều hoạt động điều tra khác nhau:
khám xét hiện trường, trưng cầu giám định pháp y, khám xét nơi ở….để tìm ra

hung thủ giết cháu Bảo, góp phần bảo vệ trật tự an ninh địa phương.

Page 9



×