Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài tập học kỳ xây dựng văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.98 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ H

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…/CT-UBND

H, ngày…tháng…năm…
CHỈ THỊ
Về việc triển khai công tác

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố
Sau một thời gian thực hiện Luật An toàn thực phẩm và Chỉ thị số
06/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc triển khai các biện pháp
cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các cấp, và sự tham gia tích cực của các sở, ban,
ngành có liên quan và sự nỗ lực của ngành Y tế, đặc biệt là cán bộ làm công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phối hợp liên ngành được tăng
cường và ngày càng có hiệu quả; công tác giáo dục truyền thông được đẩy
mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của
lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, góp
phần ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố;
bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội;
Tuy nhiên, hiện nay sự lưu thông, kinh doanh thực phẩm ngày càng đa
dạng, phong phú và diễn biến phức tạp với các loại thực phẩm nhập khẩu,
chế biến sẵn ngày càng nhiều. Tình hình vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam nói
chung và thành phố H nói riêng đang ở mức báo động. Việc sử dụng hóa
chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi có trộn phẩm màu tổng hợp, chất


kích thích tăng trưởng, tăng trọng, ô nhiễm các nguồn nước đã để lại nhiều
chất độc hại trong thực phẩm; nhiều phụ gia cấm sử dụng trong thực phẩm


đang bị lạm dụng để chế biến nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, thức ăn sẵn;
việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu
du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt; tình hình sản
xuất thực phẩm giả, kém chất lượng, nhãn hàng hóa và quảng cáo thực phẩm
không đúng sự thật vẫn luôn xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của người dân, và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, văn
minh đô thị, gây mất lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước;
Nhằm khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố chỉ đạo các công việc
như sau:
1. Sở Y tế:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm cho mục tiêu bảo đảm chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Triển khai thực hiện và duy trì các kết quả hoạt động của tháng
hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Chỉ đạo Thanh tra y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung
tâm y tế dự phòng triển khai việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật tại các chợ
đầu mối, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
nơi tập trung nhiều người ăn uống,… nhất là trong các dịp lễ hội. Hạn chế
tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm. Xử lý kiên quyết, triệt để các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm như:
các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán, vận chuyển các loại thực phẩm
không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, kém chất lượng, nhất là phủ tạng gia
súc, gia cầm ướp lạnh nhập từ nơi khác vào địa bàn thành phố,...;
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức tuyên truyền,
giáo dục về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảo đảm 100% các cơ sở



sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố được tiếp cận và
hiểu đúng về các quy định an toàn thực phẩm.
2. Sở Công thương:
- Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ nhằm bảo
đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối, các siêu thị, trung tâm
thương mại, chợ, cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng của các hộ kinh doanh thực
phẩm;
- Tổ chức kiểm tra và thực hiện cung ứng nguồn thực phẩm an toàn và
thực phẩm lưu thông trên thị trường. Phối hợp với ngành Y tế trong công tác
tuyên truyền, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc về thực phẩm, các mặt hàng
thuộc phạm vi phân công quản lý theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính
phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời việc kinh
doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho cán bộ
nhân viên trong ngành về tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tổ chức học tập các kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực
phẩm, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và
phòng chống dịch bệnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố
thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt
chú trọng công tác quản lý, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và
giết mổ động vật.


- Mở những lớp tập huấn, hướng dẫn về chuyên cho người nông

dân, nhất là về cách sử dụng những hóa chất, chất tăng trưởng trong việc
trồng trọt, chăn nuôi một cách an toàn.
- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế tiến hành kiểm tra chất
lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.
4. Sở Tài chính cân đối các nguồn lực và bổ sung kinh phí kịp thời để
- triển khai các hoạt động tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
- đầu tư trag thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc kiểm định
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- mua thuốc điều trị, hoá chất phòng chống dịch bệnh bùng phát do
mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
- chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình, các
hoạt động thông tin cơ sở, hệ thống truyền thanh ở xã, phường đẩy mạnh
tuyên truyền vận động để mọi người dân hiểu được tầm quan trọng của công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm và tích cực tham gia các hoạt động của công
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- đưa tin kịp thời về công tác quản lý, thực hiện công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm của thành phố.
- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan tổ chức vận
động, giáo dục, tuyên truyền an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thức
ăn đường phố và cộng đồng, góp phần ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
6. Các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thức ăn đường phố:
- Ký cam kết thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm;


- Tuân thủ hướng dẫn của chính quyền địa phương về quy hoạch khu
vực bán thức ăn đường phố.
- Nâng cao ý thức, lương tâm nghề nghiệp, quyết tâm mang đến cho

người tiêu dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, chất lượng tốt.
7. Người tiêu dùng:
- Quyết tâm nói không với các thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Không ham rẻ nhằm tránh mua phải thực phẩm không tốt.
- Giúp đỡ các cơ quan chưucs năng phát hiện ra những cơ sở kinh
doanh thực phẩm không đáp ứng được chất lượng.
8. Giao Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn triển khai, theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh
9. Chỉ thị có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận

TM.UBND

- Bộ Y tế;
- Cục ATVSTP;
- BCĐ LN VSATTP;
- TT.TU; TT. HĐND;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể như trên;
- UBND quận, huyện;

CHỦ TỊCH

- Lưu văn thư.

Cơ sở ban hành
Theo quy định trong Luật tổ chức HĐND, UBND thì việc triển khai công
tác….. thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm
2004 thì UBND được ban hành Quyết định và Chỉ thị. Trong tường hợp này,
theo em, UBND sẽ ban hành chỉ thị. Bởi: Chỉ thị được UBND ban hành để

chỉ đạo các công việc cụ thể; còn Quyết định được ban hành . Ở đây, công
việc mà UBND cần phải giải quyết là triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; đây là một công việc cụ thể mà


UBND cần chỉ đạo các Sở ban nganh đoàn thể có liên quan để giải quyết. Vì
vậy, loại văn bản được ban hành trong trường hợp này phải là chỉ thị.
Để ban hành chỉ thị để…..chúng ta cần phải dựa vào những căn cứ pháp lý
sau:
Luật An toàn thực phẩm năm 2011: là hướng dẫn quan trọng nhất về mặt
chuyên môn cho việc triển khai công tác an toàn thực phẩm.
Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc triển khai các
biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: là chỉ đạo của cấp
trên trực tiếp, cơ sở pháp lý để UBND thành phố ban hành chỉ thị thực hiện
công tác đảm bảo….trên địa bàn của mình.



×