Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

kết hôn do bị cưỡng ép lừa dối thực trạng, nguyên nhân và đường lối xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.81 KB, 16 trang )

MỞ BÀI
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình phát tri ển b ề v ững sẽ là n ền
tảng vững chắc để thúc đẩy xã hội phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
“ rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình c ộng l ại m ới thành
xã hội,xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã h ội m ới t ốt. H ạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội mà
phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”. Hiện nay cùng v ới s ự phát tri ển c ủa xã
hội, bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp của dân t ộc thì nh ững
tập tục, lề thói cũ trong đời sống hôn nhân và gia đình v ẫn còn t ồn t ại ở
một số địa phương. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, lối sống ph ương
tây đã được du nhập vào nước ta, điều này đã tác động đến tư t ưởng và lối
sống của một bộ phận nam nữ thanh niên làm cho quan hệ hôn nhân biến
động theo nhiều chiều, trong đó có cả chiều h ướng x ấu. Hiện t ượng vi
phạm các quy định của Luật hôn nhân và gia đình trong nh ững năm qua có
chiều hướng gia tăng, trong đó có vi phạm về vấn đề kết hôn do b ị c ưỡng
ép lừa dối. Xuất phát từ đây mà nhóm chúng tôi đã ch ọn “ K ết hôn do b ị
cưỡng ép lừa dối – thực trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lí” làm đề tài
nghiên cứu.
Do kiến thức còn hạn hẹp rất mong nhận được sự nhận xét và đánh
giá của các
I, Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do b ị cưỡng ép, l ừa d ối.
Hôn nhân trong thời đại ngày nay được hình thành dựa trên tình cảm
lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn gắn k ết bên nhau
trọn đời mà tiến đến hôn nhân. Tự nguyện hoàn toàn trong kết hôn là vi ệc
một nam một nữ tự mình quyết định việc kết hôn và th ể hiện ý chí mong
muốn trở thành vợ chồng của nhau. Kết hôn trước hết là m ột quy ền ch ứ
không phải một nghĩa vụ. Vì vậy, về nguyên tắc không th ể có hôn nhân
1


ngoài ý muốn của người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan tr ọng,


được pháp luật hầu hết các nước phát triển, văn minh trên th ế gi ới ghi
nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân. Không th ể duy trì hôn
nhân bền vững khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia đình ch ỉ th ực
sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hoà hợp và t ự nguy ện
của hai bên nam nữ. Chính vậy cho nên, nguyên tắc kết hôn tự nguyện là
nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, được pháp luật Việt Nam về hôn nhân
và gia đình đặc biệt coi trọng và bảo vệ. Điều 64 – Hiến pháp n ước C ộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “…Nhà nước bảo hộ hôn nhân và
gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng…” Điều 39 – BLDS 2005 cũng quy định: “Nam nữ có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có
quyền tự do kết hôn”. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng thời là nguyên tắc
cơ bản, xuyên suốt của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000,
nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của gia
đình phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ
nghĩa. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”
(Khoản 2 – Điều 9 – Luật HN&GĐ năm 2000). Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai
phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội đều
không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng kết hôn do cưỡng ép hoặc l ừa dối
vẫn diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau, khiến các nhà tư pháp đau đầu
trong việc xử lý các vụ việc phức tạp đó. Vậy đâu là căn c ứ đ ể xác đ ịnh
một cuộc hôn nhân là không tự nguyện, hình thành trên s ự cưỡng ép ho ặc
lừa dối? Để minh bạch rõ ràng, xin được tách rời hai vấn đ ề k ết hôn trái
pháp luật do bị cưỡng ép và kết hôn trái pháp luật do bị l ừa d ối.
1, Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép.
2



Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải k ết hôn trái v ới
nguyện vọng của họ. Cưỡng ép có thể do m ột trong hai bên ép bu ộc bên
kia phải kết hôn với mình hoặc một trong hai bên nam, n ữ hay cả hai b ị
người khác ép phải kết hôn với nhau. Theo hướng dẫn của Ngh ị quy ết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC
thì hành vi cưỡng ép kết hôn được xác định như sau:
- Một bên dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ l ực hay uy hi ếp v ề m ặt
tinh thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý
kết hôn. Hành vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau
đớn về thể xác cho một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải chấp
nhận kết hôn; việc bắt cóc một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng
được tính vào trường hợp này. Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp
về tinh thần là có hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu
không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh d ự…
cho người đó, cho thân nhân của họ hoặc thậm chí có trường hợp dọa sẽ
tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép ví dụ như cho vay với lãi
suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm
đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ
đoạn như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi
lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải “chịu trách nhiệm”… Cha mẹ buộc
con phải kết hôn để trừ nợ - đây là trường hợp khá phổ bi ến ở đ ồng bào
các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo (mặc dù hiện nay gi ảm đáng k ể).
Đây không chỉ là đơn thuần là việc ép buộc trong hôn nhân mà còn là hành
vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi nh ư m ột món hàng, b ị t ước
đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân của nh ững cuộc gả bán nh ư
thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến cái
chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không h ạnh phúc. Cha
mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái c ủa h ọ k ết hôn v ới nhau.
3



Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao h ảo t ừ
lâu của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân đ ể liên k ết hai
dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một tr ường h ợp n ữa có
thể kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn v ới một ng ười đã đ ược
“chấm” từ trước hoặc ngăn cản con mình không đ ược kết hôn v ới ng ười
mà cha mẹ không thích. Tất cả những hành động ép buộc trên đ ều xu ất
phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược v ới
tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hi ện nay.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa “ép buộc” và “thuy ết phục”. Có
thể ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không h ợp ý
của con nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nh ủ, thuy ết
phục, người con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không th ể coi
là kết hôn không tự nguyện. Bởi lẽ, một người bị “c ưỡng ép” t ức là v ề m ặt
ý chí người đó không thể tự làm chủ, chịu người khác đi ều khi ển, áp đ ặt
do bị lệ thuộc về mặt nào đó. Các trường hợp nêu lên trước đó, người bị ép
buộc đều phải chịu áp chế về sức khỏe, tính mạng, vật chất hoặc tinh
thần hay vì hiếu nghĩa mà phải kết hôn; còn trường hợp bị thuy ết ph ục thì
hoàn toàn tự do về mặt ý chí, thoải mái trong tư tưởng. Nói một cách khác,
để xem xét một cuộc hôn nhân có sự cưỡng ép hay không, hoàn toàn d ựa
vào ý chí chủ thể tham gia mong muốn hay không mong muốn việc k ết
hôn đó.
2, Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối.
Lừa dối để kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự th ật
về người đó làm cho người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc m ột trong hai
người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm ng ười
kia đồng ý kết hôn. Theo hướng dẫn của Ngh ị quy ết số 02/2000/NQHĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì có hành vi
lừa dối kết hôn khi:
4



- Một bên hứa hẹn nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù h ợp hoặc bảo
lãnh ra nước ngoài nhưng sau đó không th ực hiện.
- Một bên không có khả năng sinh lí hoặc bị nhiễm HIV nh ưng c ố
tình che dấu…Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân bi ệt rõ
hai trường hợp này. Khác với luật của nhiều nước trên th ế gi ới, luật Vi ệt
Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong nh ững lí do đ ể
yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một
số yếu tố về người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác,
về hoàn cảnh gia đình, v.v.., thì không coi là thiếu tự nguy ện khi k ết hôn. Ví
dụ như một người vì lầm tưởng đối tượng của mình là m ột ng ười giàu có
hay có địa vị cao trong xã hội mà quyết định đi tới hôn nhân nh ưng sau khi
kết hôn mới phát hiện ra sự thật hoàn toàn trái ngược với nh ững gì đã
tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối thì điều này không được pháp lu ật
công nhận. Nếu một người do nhầm lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì ng ười
đó có quyền xin ly hôn.
Một số trường hợp khác cũng được coi là kết hôn trái pháp luật do bị
lừa dối như che giấu tiền án tiền sự, kết hôn để tránh sự truy nã của c ảnh
sát, kết hôn nhằm làm gián điệp… hoặc kết hôn không trên c ơ sở tình yêu
mà chỉ nhằm hướng tới một mục đích nào đó khác (ví d ụ nh ư k ết hôn đ ể
nhằm nhập quốc tịch…). Các trường hợp khai man tuổi để tảo hôn, che
giấu việc đã kết hôn từ trước nhưng chưa ly hôn để tiếp tục kết hôn v ới
người khác… thì xét vào kết hôn trái luật trên cả hai cơ sở l ừa d ối và vi
phạm điều kiện kết hôn khác.
Tuy nhiên, việc xác định thế nào là kết hôn trái pháp lu ật do b ị l ừa
dối hoàn toàn không dễ. Kể cả quy định của pháp luật về v ấn đề này cũng
có phần không triệt để. Ví dụ như một bên hứa hẹn sau khi kết hôn sẽ tìm
việc làm hoặc xin bảo lãnh ra nước ngoài nhưng không th ực hiện đ ược cho
rằng là một trường hợp kết hôn do bị lừa dối, điều này có khía c ạnh không
5



thỏa đáng. Nếu ra điều kiện như vậy tức là người bị lừa dối kia h ướng t ới
mục đích vật chất, vì việc làm hay vì để được bảo lãnh ra n ước ngoài mà
tiến đến hôn nhân, hoàn toàn không phải vì tình yêu mà đến v ới đ ối
phương, đi ngược lại với quan điểm hôn nhân tiến bộ của pháp luật. Vậy
nên đây là điểm nên xem xét lại. Thiết nghĩ, kết hôn là một quy ền nhân
thân của con người, tuy rằng nó có liên quan đến một số quyền tài sản
nhưng bản chất vẫn là được xây dựng trên nền tảng c ủa nh ững quan h ệ
nhân thân mà có, lừa dối hay không lừa dối khi k ết hôn ph ải d ựa trên các
quan hệ nhân thân liên quan đến con người mà đánh giá, không th ể mang
vấn đề vật chất làm thước đo giá trị hôn nhân.
II, Thực trạng tình trạng kết hôn trái pháp luật do bị c ưỡng ép ho ặc
lừa dối
Kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối là việc làm được coi là đi ng ược l ại
với luật pháp quốc gia. Hiện tượng kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối th ường
xuất hiện ở những vùng co điều kiện kinh tế còn khó khăn, nh ận th ức của
người dân về pháp luật còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các qu ốc gia có
nề kinh tế chậm pháp triển và đang pháp triển. Ở Việt Nam, hi ện t ượng
này xuất hiện chủ yếu ở các vùng dân cư có các dân tộc ít ng ười sinh s ống,
vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tượng k ết hôn do b ị
cưỡng ép, lừa dối thường để lại cho xã hộ những h ậu quả xấu và ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội, của đất n ước.
Qua 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 1986, tình trạng
cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyễnảy ra ở các tỉnh và thành
phố trong cả nước. Tuy nhiên các tỉnh, thành phố chưa có thống kê đ ầy đủ
và cụ thể về loại vi phạm này…Ở Ninh Thuận hiện tượng c ưỡng ép k ết
hôn chiếm tỉ lệ 9% số trường hợp được khảo sát điều tra. Ở Kiên Giang,
tình trạng cưỡng ép kết hôn làm cho 2083 người tự tử. Ở Đăk Lăk, tình
trạng cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện đã làm cho nhiều

6


người phải bỏ làng ra đi hoặc tự tử, Tòa án đã xử 53 v ụ do có hành vi
cưỡng ép kết hôn. Tòa án tỉnh Kom Tum đã xử 33 trường h ợp c ưỡng ép k ết
hôn. Nhìn chung, tình hình kết hôn vi phạm các điều ki ện k ết hôn x ảy ra
phổ biến với số lượng lớn trên khắp các tỉnh thành trong c ả n ước. N ếu so
sánh với tình hình vi phạm pháp luật nói chung thì s ự vi ph ạm các quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình chiếm tỉ lệ lớn h ơn c ả, đặc bi ệt là vi
phạm các điều kiện kết hôn. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, do ảnh hưởng của phong tục tập quán càng khẳng định nhận đ ịnh
trên đây là chính xác.
Trong những năm qua hiện tượng vi phạm sự tự nguyện k ết hôn
trên thực tế xảy ra khá phổ biến, nhất là đối với các tr ường h ợp k ết hôn
có yếu tố nước ngoài. Để có thể nắm bắt rõ tình hình chúng ta hãy theo dõi
qua các số liệu sau:
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2008 đến năm
2011 thì:
- Năm 2008, tổng số vụ Hôn nhân và gia đình mà các Tòa án đã gi ải
quyết được là 76. 152 vụ, trong đó, số vụ hủy kết hôn trái pháp luật đ ược
giải quyết là 80 vụ, chiếm 0,11% tổng số vụ Hôn nhân và gia đình.
- Năm 2009, tổng số vụ việc Hôn nhân và gia đình mà các Tòa án đã
giải quyết được là 89. 609 vụ, trong đó số vụ hủy kết hôn trái pháp lu ật
được giải quyết là 54 vụ, chiếm 0,06% tổng số vụ Hôn nhân và gia đình.
- Năm 2010, tổng số vụ việc Hôn nhân và gia đình mà các Tòa án đã
giải quyết được là 98. 989 vụ, trong đó số vụ hủy kết hôn trái pháp lu ật
được giải quyết là 58 vụ, chiếm 0,06% tổng số vụ Hôn nhân và gia đình.
Qua số liệu trên của Tòa án nhân dân tối cao có thể th ấy số v ụ h ủy
kết hôn trái pháp luật chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Theo số liệu thống kê c ụ th ể
7



của một Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ, t ỉnh
Phú Thọ thì:
- Năm 2008, Tòa án đã giải quyết được 80 vụ việc Hôn nhân và gia
đình, trong đó có 4 vụ hủy kết hôn trái pháp luật, chi ếm 5% t ổng s ố v ụ
Hôn nhân và gia đình.
- Năn 2009, Tòa đã giải quyết được 89 vụ việc Hôn nhân và gia đình,
trong đó có 1 vụ việc hủy kết hôn trái pháp luật, chiếm 1,12% t ổng s ố v ụ
Hôn nhân và gia đình.
- Năn 2010, Tòa án đã giải quyêt được 77 vụ việc Hôn nhân và gia
đình, trong đó không có vụ nào hủy kết hôn trái pháp luật, chiếm 0% t ổng
số vụ án Hôn nhân và gia đình.
Các số liệu trên cho thấy, số lượng án hủy hôn trái pháp luật là rất ít.
Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề vi phạm sự tự nguyện khi kết hôn l ại r ất
nhiều, do đó, số liệu này không thể phản ánh đúng tình hình vi ph ạm s ự t ự
nguyện kết hôn xảy ra trên thực tế.
Bên cạnh đó, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng có nhiều di ễn
biến phức tạp. Trong giai đoạn hiện nay, số vụ kết hôn gi ữa phụ n ữ Vi ệt
Nam với người nước ngoài ngày càng gia tăng, đặc biệt là v ới đàn ông Đài
Loan, Hàn Quốc. Nhưng trong số những cuộc hôn nhân nước ngoài đó, số
cô dâu tự nguyện vì tình yêu và có cuộc sống trăm năm hạnh phúc th ực s ự
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chỉ trong tháng 1 và tháng 2 năm 2010, S ở Tư
pháp Hải Phòng đã tiếp nhận 198 hồ sơ công nhận việc kết hôn đã đ ược
tiến hành ở nước ngoài. Trong đó 90% là các bộ h ồ sơ công nh ận vi ệc k ết
hôn đã được đăng kí tại Hàn Quốc. Theo sứ quán Việt Nam t ại Hàn Qu ốc
thì chỉ có khoảng 60% cô dâu Việt tại đây sống hạnh phúc, phía Hàn Qu ốc
chỉ đánh giá số này là 50%. Những người còn lại đều là nh ững người có

8



cuộc sống không ổn định, gặp khó khăn về kinh tế, bị chồng h ắt h ủi, đánh
đập, thậm chí là tước đoạt mạng sống.
Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp buôn bán phụ n ữ núp d ưới hình
thức kết hôn với người nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ
Văn hóa – Thể thao – Du lịch từ năm 2004 đến năm 2009, trên cả n ước đã
xảy ra 1218 vụ mua bán phụ nữ với hơn 3000 n ạn nhân.
III, Nguyên nhân của tình trạng kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép
lừa dôi.
Xã hội ngày càng phát triển, pháp luật được phổ c ập r ộng rãi, hôn
nhân chủ yếu được hình thành dựa trên tình cảm đôi lứa, hai bên nam n ữ
yêu thương lẫn nhau và muốn gắn kết bên nhau trọn đời mà tiến t ới hôn
nhân. Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, s ự c ưỡng ép hay c ản
trở từ phía gia đình, xã hội đều không th ể đem l ại h ạnh phúc trong quan
hệ vợ chồng. Trước hết, kết hôn là một quyền chứ không phải một nghĩa
vụ. Vì vậy, về nguyên tắc không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của ng ười
kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, được pháp luật của h ầu h ết
các nước phát triển, văn minh trên thế giới ghi nhận để đ ảm b ảo giá tr ị
đích thực của hôn nhân. Tuy nhiên việc kết hôn do lừa dối, c ưỡng ép v ẫn
diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau như th ực trạng đã nói ở trên. Vậy
nguyên nhân của nó là gì?
Thứ nhất: Về mặt xã hội
- Do trình độ dân chí còn nhiều hạn chế, những phong tục t ập quán
lạc hậu vẫn còn tồn tại: trình độ dân trí thấp, không hi ểu bi ết pháp lu ật
hoặc có biết nhưng ý thức chấp hành kém, điều kiện kinh tế xã hội ở
nhiều địa phương còn nhiều khó khăn; nhiều phong tục tập quán l ạc h ậu
của dân tộc ít người vẫn được duy trì ở một số địa ph ương nh ư t ục “kéo
vợ”, “bắt vợ” của dân tộc Dao, Mông. Hiện nay, mặc dù công tác tuyên
9



truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đ ược đẩy m ạnh
và mang lại hiệu quả nhất định, nhưng cũng còn nhiều hạn chế khi ến
công tác này chưa đạt kết quả như mong muốn. Khó khăn lớn nh ất là trình
độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Bên cạnh đó, do đ ịa
hình miền núi phức tạp, đi lại khó khăn, khiến việc tổ ch ức các bu ổi sinh
hoạt, các buổi tuyên truyền pháp luật thiếu thường xuyên. Trình đ ộ cán bộ
tuyên truyền viên, nhất là cấp xã, thôn chưa đáp ứng yêu c ầu, ch ủ y ếu
hoạt động kiêm nhiệm và trình độ chỉ dừng lại ở bậc ph ổ thông, cá bi ệt
những vùng sâu, vùng xa, cán bộ chỉ học hết cấp hai. Mặc dù mỗi năm có
hàng chục luật và nhiều quy định mới liên quan đến đời sống kinh t ế - xã
hội được ban hành, nhưng các tuyên truyền viên cấp xã cũng chỉ đ ược t ập
huấn từ một đến hai buổi/năm, cho nên không cập nh ật đ ược kiến th ức.
Bên cạnh đó, việc đưa các tài liệu về pháp luật, sách, báo đ ến v ới ng ười
dân vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn do kinh phí hạn hẹp.
- Do tàn dư của xã hội phong kiến: tàn dư của xã h ội phong kiến vẫn
còn ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng, suy nghĩ của các bậc cha mẹ về hôn
nhân. Điển hình là việc cha mẹ hai bên đã từng có h ứa hẹn nên ép con c ủa
họ kết hôn với nhau. Việc đính ước từ trước này th ường là giữa hai gia
đình có mỗi gia hảo từ lâu của hai bên cha mẹ ho ặc hai bên gia đình l ấy
hôn nhân để liên kết hai dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính tr ị.
Một trường hợp nữa kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn với m ột
người đã được “chấm” từ trước hoặc ngăn cản con mình không đ ược k ết
hôn với người mà cha mẹ không thích. Tất cả nh ững hành đ ộng ép bu ộc
này đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ng ồi đ ấy”.
Thứ hai: Do tác động của kinh tế:
Kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ trong xã hội, trong đó có quan h ệ
hôn nhân gia đình. Mục đích kinh tế được đặt lên trên khi ến ng ười ta có

10


thể dễ dàng bỏ qua những lẽ sống, những chuẩn mực. Kết hôn lại được
chuyển hóa thành những hợp đồng, những thỏa thuận mang n ặng mục
đích kinh tế mà coi nhẹ đi những chức năng của gia đình. Một bên hoặc cả
hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị c ưỡng ép k ết hôn
trái với nguyện vọng của họ như: Cha mẹ buộc con phải kết hôn để tr ừ n ợ
- đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình
nghèo (mặc dù hiện nay giảm đáng kể). Đây không ch ỉ đơn thuần là việc
áp buộc trong hôn nhân mà còn là hành vi đáng lên án vì con ng ười b ị đem
ra trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt quyền tự do dân chủ.
Thứ ba: Cơ chế quản lý và pháp luật.
Hiện nay, chúng ta vẫn quản lý con người theo hộ khẩu, t ức là lối
quản lý theo hộ gia đình chứ không phải quản lý theo ch ứng minh th ư
nhân dân của từng cá nhân. Chính điều đó sẽ khiến cho việc qu ản lý v ề
tình trạng hôn nhân của mỗi người khó khăn hơn rất nhiều. Một trong hai
người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó như đã có gia đình rồi mà nói
chưa khiến cho người kia lầm tưởng mà kết hôn. Vậy nên vẫn còn nhi ều
những tượng hợp kết hôn trái pháp luật do vi ph ạm ch ế độ m ột v ợ m ột
chồng.
Thứ tư: một số lí do khác liên quan đến tư tưởng, suy nghĩ của con
người.
Trong một số trường hợp do tình yêu quá mù quáng, sự khi không
được đáp trả có thể dẫn đến tình trạng lừa dối nhau, h ứa hẹn là n ếu k ết
hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra n ước ngoài
nhưng không thực hiện sau khi kết hôn. Trong một số trường h ợp khác
cũng là do tính ích kỉ của một bên nam hoặc nữ khi không có khả năng sinh
lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình gi ấu, không
cho người còn lại biết để đi tới hôn nhân.

11


IV, Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật di bị cưỡng
ép hoặc lừa dối
1, Nguyên tắc xử lí chung:
Về nguyên tắc, Nhà Nước sẽ không thừa nhận các trường hợp kết
hôn mà thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam nữ khi kết hôn. Do
vậy, việc kết hôn trái pháp luật do cưỡng ép, l ừa dối sẽ bị Toà án nhân dân
xử huỷ. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật do cưỡng ép, lừa d ối là bi ện pháp
chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, nhằm bảo đảm việc ch ấp hành
nghiêm chỉnh Luật và thể hiện thái độ phủ định của Nhà n ước đối v ới các
trường hợp kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, huỷ vi ệc k ết hôn trái pháp
luật do lừa dối, cưỡng ép gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc s ống c ủa hai
người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì v ậy, khi x ử lý các tr ường
hợp trên, Toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi ph ạm, m ức độ vi ph ạm
cũng như hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và đánh giá th ực
chất quan hệ tình cảm giữa hai người từ khi kết hôn cho đ ến khi toà án
xem xét cuộc hôn nhân đó, để từ đó toà án có quyết đ ịnh x ử lý đúng đ ắn,
bảo đảm thấu tình đạt lý.
2, Đường lối xử lý cụ thể.
Khi việc kết hôn có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối thì đ ược xác đ ịnh
là có căn cứ để Toà án xử huỷ việc kết hôn đó khi có yêu cầu. Tuy v ậy, khi
giải quyết các trường hợp này cần phải xem xét và đánh giá quan hệ tình
cảm giữa các bên kể từ khi họ kết hôn cho đến khi Toà án xem xét và gi ải
quyết việc kết hôn của họ. Theo quy định tại điểm d2 - khoản d - điều 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số
02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 h ướng dẫn áp dụng một
số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:

12



+ Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà
cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình c ảm v ợ ch ồng thì quy ết đ ịnh
huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
+ Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên
bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, ti ếp
tục chung sống hoà thuận thì không quy ết định huỷ việc kết hôn trái pháp
luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quy ết việc ly
hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo th ủ tục chung.
Theo quy định tại khoản a, Điều 7 Nghị định số 87/2001/NĐ-PC ngày
21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh v ực
hôn nhân gia đình thì phạt cảnh cáo hoặc ph ạt tiền t ừ 50.000 đ ồng đ ến
200.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn bằng cách
hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng th ủ đoạn khác.
Và theo quy định tại điều 146 Bộ Luật Hình sự n ước C ộng hoà xã h ội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn
trái với sự tự nguyện của họ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh
thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị x ử phạt hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, c ải t ạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Còn theo quy đ ịnh
tại khoản đ, điều 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 h ướng d ẫn áp
dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi gi ải
quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét th ấy hành vi vi ph ạm
có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp
khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không đ ồng ý thì Toà
án có thể kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện kiểm sát
cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ vi ệc
kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện kiểm sát

13


đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d, kho ản 1, Đi ều 45
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quy ết
định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp t ục gi ải quy ết theo
thủ tục chung (vì lí do của việc tạm đình chỉ không còn n ữa).
3. Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do b ị lừa d ối,
cưỡng ép.
Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp lu ật v ề
tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện ki ểm
sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi ph ạm
sự tự nguyện của các bên. Trong trường hợp người bị cưỡng ép kết hôn
không dám khởi kiện vì sợ bị đánh đập, ngược đãi thì pháp lu ật quy đ ịnh
cơ quan, tổ chức có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm
sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhằm đảm bảo việc xét
xử đối với việc kết hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi các cá nhân
không yêu cầu. Toà án nhân dân sau khi nhận được đơn kh ởi kiện hoặc
quyết định khởi tố yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do l ừa d ối,
cưỡng ép phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi ph ạm đi ều
kiện kết hôn của nam nữ và tình cảm giữa họ.
4, Hậu quả pháp lý của việc huỷ hôn trái pháp luật do bị lừa d ối,
cưỡng ép.
Về quan hệ nhân thân, theo khoản 1, Điều 17, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000. khi việc kết hôn trái pháp luật bị hu ỷ thì hai bên nam n ữ
phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Trong trường hợp các bên không
tuân theo quy định ấy và vẫn duy trì quan hệ nh ư vợ ch ồng thì:
+ Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự
nguyện, thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối. Hai bên có th ể

14


đăng kí lại việc kết hôn; nếu không đăng kí l ại, hai bên r ơi vào tình tr ạng
chung sống như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn, đây là tr ường h ợp
mà pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích.
+ Nếu một trong hai bên hoặc người th ứ ba tiếp tục tiếp tục c ưỡng
ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia, thì
người cưỡng ép có thể bị xử lý hành chính hoặc hình s ự.
Về quan hệ tài sản, giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được
thừa nhận thì không thể có quan hệ tài sản của vợ chồng. Việc thanh toán
và phân chia tài sản chung của hai bên được thực hiện nh ư trong tr ường
hợp thanh toán và phân chia tài sản của một công ty th ực t ế. Theo kho ản
3, Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sau khi việc k ết hôn b ị
hủy, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quy ền sở hữu của người đó; tài s ản
chung được chia theo thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu
Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của m ỗi bên; ưu tiên b ảo
vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và các con. Không có quan h ệ v ợ
chồng, không có cơ sở để xác lập quan hệ nghĩa vụ cấp d ưỡng gi ữa hai bên
trong trường hợp một bên lâm vào cảnh sống túng thiếu sau khi hôn nhân
bị huỷ.
Về hậu quả đối với con cái , theo quy định tại khoản 2, Điều 17,
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, một khi việc kết hôn trái pháp lu ật
do lừa dối cưỡng ép bị huỷ, thì quyền lợi của con gái được giải quy ết nh ư
khi ly hôn: cha mẹ vẫn tiếp tục có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo d ục,
nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có kh ả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; cha hoặc m ẹ không
trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng th ời có quy ền
thăm viếng… tất nhiên, nếu cha mẹ tiếp tục chung sống nh ư v ợ chồng thì
các vấn đề cấp dưỡng, thăm viếng không được đặt ra.


15


KẾT LUẬN
Hôn nhân là cơ sở của giai đình, còn giai đình là tế bào của xã h ội, do
đó pháp luật về hôn nhân và gia đình ở th ời kì nào, ở bất kì qu ốc gia nào
cũng được nhà nước quan tâm, chú trọng. Việc bảo vệ các quan hệ hôn
nhân và gia đình bằng các quy định pháp luật, trong đó có các quy đ ịnh v ề
sự tự nguyện kết hôn, vấn đề kết hôn do bị cưỡng ép là hết s ức cần thi ết.
Qua nghiên cứu đề tài : “ Kết hôn do bị cưỡng ép l ừa dối – th ực
trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lí”, có thể thấy rõ quy đ ịnh c ủa pháp
luật, cụ thể là Luật hôn nhân và gia đình về vấn đề kết hôn do bị c ưỡng ép
lừa dối. Bên cạnh đó phác hoạ một số khía cạnh của th ực tiến áp dụng
pháp luật, đánh giá những vướng mắc trong quá trình áp d ụng, t ừ đó đ ề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, đ ảm bảo
pháp luật thực sự trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và l ợi ích h ợp
pháp cho người dân. Các quy định của pháp luật về vấn đề k ết hôn do b ị
cưỡng ép lừa dối trong Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã góp ph ần
quan trọng trong việc xóa bỏ phong tục lạc hậu đang còn t ồn t ại trong xã
hội cũ, xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa văn minh, ti ến bộ, phát
triieenr công bằng . cùng với đó cũng đòi h ỏi h ơn n ữa ở m ỗi công dân ý
thức, sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, có
như vậy mới bảo đảm được gia đình hạnh phúc, xã hội giàu m ạnh, ph ồn
vinh.

16




×