MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................2
V. Một số ý kiến đóng góp: ..............................................................................................12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..................................................................................................................................................
15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình
thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để con người hòa nhập vào cộng
đồng xã hội .Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình - tế
bào của xã hội .Mỗi chế độ xã hội , gia đình đều thực hiện chức năng cơ bản mang tính
chất xã hội của nó .Gia đình ra đời tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà nước thừa
nhận hôn nhân của nam nữ , đồng thời qui định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ .Để bảo
1
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ lâu nhà nước ta từ lâu đã quan tâm tới việc
bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, dưới nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
không còn xa lạ với chúng ta nữa. Trong những năm gần đây tình trạng li hôn của nước ta
xảy ra rất phổ biến, với những nguyên nhân, lý do đa dạng phức tạp cả về chủ thể và nội
dung. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng rất phức tạp nhiều hạn chế,vướng mắc.
Đặc biệt là vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Gỉai quyết tốt và triệt để vấn đề này không
những đem lại nhiều lợi ích trong công cuộc quản lý mà còn góp phần hoàn thiện những
quyền cơ bản và thiết yếu của người dân.Hiểu được tầm quan trọng cũng như những tác
động tiêu cực trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu
một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hạn
chế thực trạng cũng như thủ tục, cách giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm:
1. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trong điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2000) có định nghĩa
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, như sau:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) giữa công dân Việt Nam với nhau
mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
2.Ly hôn:
2
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Dưới mỗi chế độ xã
hội,việc quy định về ly hôn có khác nhau.
Điều 8 Luật HNGĐ 2000 có giải thích: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do
Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối
quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi
quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã hoàn
toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa. Trong quan hệ tự do hôn
nhân, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũng không bắt
buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa. Việc ly hôn
nhằm giải phóng cho vợ, chồng khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại, giúp vợ chồng
thoát khỏi những mâu thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được.
3. Ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt
Nam với nhau mà căn cứ để chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài và bản án, quyết định ly hôn có Toà án hoặc cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về ly hôn có yếu
tố nước ngoài như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật
Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
3
II.THỰC TRẠNG LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong
hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu
thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư
ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định
cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước
mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Ví dụ bị
đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai
của bị đơn Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ghi là “Tòa án có thẩm quyền của Hoa Kỳ”
gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh (do đương sự nộp chi phí dịch
thuật) để Bộ Tư pháp gửi Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) thực hiện ủy thác đến Hoa Kỳ thì
rõ ràng rất khó có kết quả. Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án nào, phía Mỹ thực hiện
việc ủy thác của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì họ có lợi gì trong khi không có phí
ủy thác. Gặp những vụ án như thế này thì việc thời hạn để xét xử không đảm bảo, việc kéo
dài và bế tắc khi không có kết quả ủy thác sẽ làm thiệt thòi quyền lợi của người đang ở
trong nước; nếu họ lấy vợ, chồng khác thì cuộc sống hôn nhân trái pháp luật các quyền lợi
về vợ chồng không được đảm bảo
Mặc khác, còn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án
thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được. Ví dụ: bị đơn cố tình vắng mặt
tại phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc bị đơn
cố tình để mình không nhận được quyết định mở phiên tòa gây rất nhiều khó khăn cho quá
trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Không những khó khăn đến từ cơ quan được ủy thác từ nước ngoài và các đương
sự, mà khó khăn còn đến từ chính những quy định của pháp luật hiện hành
Trong nhiều năm qua, số các vụ án ly hôn là một trong số những vụ án có số lượng
cao nhất, năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó số các vụ án ly hôn có yếu tố nước
cũng khá nhiều. Số vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xét xử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so
với số vụ án được thụ lý. Tình hình thụ lý của các năm sau có chiều hướng tăng hơn so với
năm trước và tỷ lệ giải quyết các vụ án này những năm gần đây có chiều hướng tăng
thường là trên 90%, số lượng các vụ án bị hủy giảm lượng án tồn, án quá hạn rất ít. Trong
năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh, đã xuất hiện trường hợp nguyên đơn là người nước
4
ngoài hoặc Việt kiều về nước xin ly hôn với công dân Việt Nam (21 vụ). Đây là những
trường hợp hoàn toàn mới và việc giải quyết án sẽ vất vả, kéo dài hơn thông thường vì phải
công chứng, chứng thực đơn, tài liệu, phiên dịch tại tòa…Nội dung giải quyết liên quan
đến vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng khá đa dạng, có yêu cầu về giải quyết con chung,
giải quyết yêu cầu về phân chia tài sản chung, riêng...Đa số các việc ly hôn do công dân
Việt Nam trong nước đứng nguyên đơn và việc xét xử thường là vắng mặt bên phía nước
ngoài.
Thực tế thụ lý và giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại các TAND trong
nước cho thấy về tố tụng vẫn còn điểm vướng mắc, chủ yếu là về thủ tục. BLTTDS 2004 ra
đời đã phần nào cụ thể, đơn giản hoá về thủ tục tố tụng nhưng vẫn gây ra những cản trở
không nhỏ cho việc giải quyết. Từ thực tế giải quyết của Toà án chúng ta thấy còn có
những điểm vướng mắc như :
Việc xác định thế nào là "người Việt Nam định cư ở nước ngoài" rất khó. Vấn đề
này đã được ngành Tòa án đưa ra thảo luận lấy ý kiến, hiện có nhiều quan điểm khác nhau
và vẫn chưa thống nhất đường lối giải quyết nên cách hiểu và áp dụng ở các tòa chưa thống
nhất. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp
tỉnh hay cấp huyện.
Nhiều khó khăn trong thực hiện ủy thác tư pháp: Khi tiến hành giải quyết vụ việc
ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện
rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số
công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu
giám định…Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà
Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Những việc
mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất
chậm, thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời. Chính vì vậy việc lấy lời
khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực
hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. Nhiều vụ không thể thụ lý giải
quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có
địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có một thông tin nào khác. Điều này dẫn đến thực tế
5