Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Luật hợp đồng bình luận bản án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.51 KB, 19 trang )

Luật hợp đồng – bình luận bản án

Bản án số 54/2008/KDTM ngày 11/03/2008
của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dấn tối cao
tại Hà Nội
Về việc: Tranh chấp hợp đồng mua bán
Ngày 22 tháng 02 năm 2006, tại trụ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà
Nội, xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 79/2007/KDTMPT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán theo quyết định
đưa vụ án ra xét xử số 375/2008/QDD-PT ngày 26/12/2008 giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd, có trụ sở tại số 01 North
Bridge Road # 12 – 04/05 High street Centre Singapore 179094; do bà Lê Thị Hoa và bà
Nguyễn Thị Hương đại diện theo ủy quyền ngày 27/12/2007; có mặt.
* Bị đơn: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường, có trụ sở tại 232 phố Minh Khai,
Hà Nội, do ông Lý Quang Long đại diện theo giấy ủy quyền ngày 31/12/2007 của ông
Phạm Quang Viễn giám đốc Công ty; có mặt.
NHẬN THẤY
Theo nguyên đơn trình bày: Ngày 22/4/2005, Công ty cổ phần Công nghiệp Tự
Cường (gọi là bị đơn) ký hợp đồng số V011/405 để mua 200 tấn nhôm thỏi với giá 1.957
USD/tấn của Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd (gọi là nguyên đơn), tổng trị giá hợp
đồng 391.400USD.
Theo Điều 8 của hợp đồng quy định đặt cọc 20% giá trị hợp đồng trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và 80% giá trị hợp đồng đã được thanh toán bằng
chuyển khoản ngay sau khi bên bán đưa ra thông báo giao hàng tạm thời.
Hợp đồng được hai bên ký kết và gửi cho nhau qua Fax vào ngày 25/4/2005. Tuy
nhiên bị đơn đã không đặt tiền cọc cho nguyên đơn theo hợp đồng, nhưng nguyên đơn
vẫn chuyển 200 tấn nhôm đến kho ngoại quan thành phố Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng
từ giao hàng gồm: Hóa đơn thương mại số 5010 có giá trị là 391.867,72 USD; phiếu đóng
gói lô hàng và vận đơn đường biển số 05/0524.
Ngày 12/5/2005 nguyên đơn gửi văn thi chỉ thị cho Công ty kho hàng thực hiện việc
giao hàng tạm thời cho bị đơn. Cùng ngày 12/5 Công ty kho hàng đã gửi thông báo giao
hàng qua máy Fax cho bị đơn (máy số 0128448635530).



1


Luật hợp đồng – bình luận bản án

Cũng trong ngày 12/5/2005 nguyên đơn gửi các yêu cầu bị đơn thanh toán tiền và
thông báo số điện chuyển tiền. Xác nhận điện tín được in từ máy Fax của nguyên đơn xác
nhận đã gửi thành công văn thư này cho bị đơn.
Ngày 27/5/2005 nguyên đơn gửi văn thư cho bị đơn về việc không thanh toán lô hàng
đang trong kho ngoại quan thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực hiện đúng hợp
đồng. Xác nhận điện tín được in từ máy Fax của nguyên đơn là đã gửi thành công văn thư
này cho bị đơn.
Do bị đơn không đến nhận hàng và từ chối thanh toán nên nguyên đơn phải ký hợp
đồng bán lô hàng cho bên thứ 3 để hạn chế tổn thất, tuy nhiên giá bán lại bị thấp hơn giá
bán cho bị đơn là 33.455,17USD và phải chịu chi phí lưu kho là 1.358,42USD. Tổng
cộng là: 34.813,59USD.
Ngày 23/5/2007 nguyên đơn làm đơn kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại là
34.813,59USD = 561.891.342 VND (1 USD = 16.140 đồng).
Bị đơn trình bày:
Vào khoảng cuối tháng 4/2005, bị đơn có ký hợp đồng mua 200 tấn nhôm thỏi trị giá
là 391.400USD của nguyên đơn (ký qua Fax và bị đơn không nhận được bản gốc của hợp
đồng). Hợp đồng quy định trong vòng 03 ngày kể từ khi ký hợp đồng, bên mua phải đặt
cọc 20% giá trị của hợp đồng bằng phương thức thanh toán, phần còn lại 80% thanh toán
khi có thông báo giao hàng.
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bị đơn không nhận được thông báo giao
hàng và chứng từ của nguyên đơn nên không thể chuyển tiền đặt cọc 20% được. Hết 03
ngày theo quy định trong hợp đồng, bị đơn không nhận được bất kỳ phản hồi nào của
nguyên đơn về việc có hay không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đối chiếu điều khoản
trong hợp đồng, bị đơn cho rằng đương nhiên hợp đồng không còn hiệu lực. Do vậy bị

đơn không đồng ý bồi thường số tiền 34.813,59USD theo yêu cầu của nguyên đơn.
Tại bản án số 120/2007/KDTM-ST ngày 21/9/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã quyết định: áp dụng khoản 2 Điều 24 và Điều 27; khoản 3 Điều 292; Điều 302;
Điều 303 Luật Thương mại; Điều 405 Bộ luật dân sự; Điều 15 Nghị định 70/CP ngày
12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí Tòa án; Thông tư liên tịch số 01 ngày
19/6/1997 hướng dẫn thi hành về tài sản.

2


Luật hợp đồng – bình luận bản án

Xử: chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của Công ty Welcome Trading Co.Pte. Ltd với
Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường theo hợp đồng số VO11/405 ngày 22/4/2005.
Buộc Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường bồi thường cho Công ty Welcome
Trading Co. Pte. Ltd 34.813,59USD = 561.891.324 đồng (01USD = 16.140 đồng).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định án phí và thông báo quyền kháng cáo.
Ngày 02 tháng 10 năm 2007, Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường có đơn kháng
cáo với nội dung không đồng ý với toàn bộ bản án sơ thẩm.
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, Hội
đồng xét xử nhận định.
Ngày 22.4.2005 Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường và Công ty Welcome
Trading Co. Pte. Ltd có ký hợp đồng số V011/405 với nội dung: Công ty cổ phần Công
nghiệp Tự Cường mua của Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd 200 tấn nhôm thỏi với
giá 1.957USD/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 391.400USD. Hợp đồng được hai bên ký và
gửi cho nhau qua Fax vào ngày 25/4/2005.
Tại Điều 8 của hợp đồng quy định: trong vòng 3 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng, bên
mua phải đặt cọc 20% giá trị hợp đồng, 80% còn lại sẽ được thanh toán bằng chuyển
khoản ngay sau khi bên bán đưa ra thông báo giao hàng tạm thời.

Trong quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hôm nay đại diện Công
ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường (bị đơn) đều thừa nhận đã ký hợp đồng số V011/405
ngày 22/4/2005 để mua 200 tấn nhôm thỏi của Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd
(nguyên đơn).
Sau khi ký hợp đồng, tuy bị đơn không đặt tiền cọc cho nguyên đơn theo Điều 8 của
hợp đồng nhưng nguyên đơn vẫn chuyển 200 tấn nhôm đến kho ngoại quan Thành phố
Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng từ giao hàng bao gồm: Hóa đơn thương mại số 5010 có
giá trị là 391.867.72USD; phiếu đóng gói lô hàng và vận đơn đường biển số 05/0524.
Ngày 12/5/2005, nguyên đơn đã gửi văn thư chỉ thị cho Công ty kho hàng thực hiện
việc giao hàng tạm thời cho bị đơn; cùng ngày Công ty kho hàng đã gửi thông báo giao
hàng qua máy Fax cho bị đơn (0128448635530). Cũng trong ngày 12/5/2005, nguyên

3


Luật hợp đồng – bình luận bản án

đơn gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh toán tiền và thông báo số điện chuyển tiền
nhưng bị đơn đã không gửi thông báo trả lời và cũng không đến nhận hàng.
Ngày 27/5/2005, nguyên đơn đã gửi văn thư cho bị đơn về việc không thanh toán lô
hàng mà nguyên đơn đã chuyển để giao cho bị đơn theo hợp đồng đang trong kho ngoại
quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực hiện đúng hợp đồng. Do bị đơn
không đến nhận hàng và từ chối thanh toán nên nguyên đơn đã phải bán lô hàng cho bên
thứ ba với giá thấp hơn giá bán cho bị đơn là 33.455,17USD và phải chịu phí lưu kho là
1.358,59USD. Tổng cộng là: 34.813,59USD.
Như vậy, sau khi hai bên ký kết hợp đồng nguyên đơn đã thực hiện đúng hợp đồng cả
về thời gian, địa điểm giao hàng và thực tế nguyên đơn đã chuyển hàng để giao cho bị
đơn tại kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh. Còn phía bị đơn đã không thực hiện
đúng nội dung hợp đồng đã ký kết, không liên hệ hay thông báo gì cho nguyên đơn biết
là bị đơn không thực hiện hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng. Tại phiên tòa hôm nay đại diện

bị đơn thừa nhận là sau khi ký hợp đồng thì bị đơn không hề có liên lạc gì với nguyên
đơn. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 404 Bộ luật dân sự 1995 và Điều 405 Bộ luật dân sự
2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tại phiên tòa sơ
thẩm ông Phạm Quang Viễn thừa nhận: “tôi thừa nhận là tôi có sai vì sau khi hết thời
gian 03 ngày tôi đã không có ý kiến gì với bên bán là có hay không chấm dứt hợp đồng.
Nhưng với cái sai đó thì tôi chỉ phải bồi thường cho thiệt hại trong vòng 03 ngày đó
thôi”, “tôi đã tính rồi thiệt hại cũng chỉ lên đến 7.000USD thôi”, “tôi chỉ đồng ý hỗ trợ
cho nguyên đơn số tiền 7.000USD” (Biên bản phiên tòa, BL 215, 216). Như vậy, với các
căn cứ trên thì trong việc thực hiện hợp đồng số V011/405 bị đơn là bên vi phạm hợp
đồng, là bên có lỗi.
Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào Luật Thương mại, Bộ luật dân sự và các văn bản
pháp luật khác để chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công ty Welcome
Trading Co. Pte. Ltd đối với Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường là có căn cứ pháp
luật.
Xét kháng cáo của Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường.
- Về thời hiệu khởi kiện: sau khi ký hợp đồng ngày 22/4/2005 thì nguyên đơn đã thực
hiện hợp đồng, cụ thể là đã chuyển hàng đến địa điểm giao hàng cho bị đơn là kho ngoại
quan Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 12/5/2005 Công ty kho hàng đã gửi thông báo giao
hàng cho bị đơn; ngày 12/5/2005 nguyên đơn đã gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh
4


Luật hợp đồng – bình luận bản án

toán lô hàng đang trong kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực
hiện đúng hợp đồng chậm nhất là vào ngày 31 tháng 5 năm 2005 nhưng bị đơn đã không
thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, ngày 23/5/2007 nguyên đơn làm đơn khởi
kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại là trong thời hạn được khởi kiện quy định tại
Điều 159 BLTTDS.

- Các tài liệu Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd nộp theo đơn khởi kiện cho Tòa
án: Trước hết hợp đồng số V001/405 được nguyên đơn và bị đơn ký qua Fax thì bị đơn đã
thừa nhận; về chứng cứ chuyển hàng, giao hàng, văn thư, chỉ thị giao hàng, các văn bản
yêu cầu bị đơn thanh toán và thông báo số điện chuyển tiền đã được nguyên đơn chứng
minh, cụ thể: Hóa đơn thương mại số 5010, phiếu đóng gói lô hàng và vận đơn đường
biển số 05/0524; thông báo giao hàng qua máy Fax cho bị đơn (máy số 0128448635530);
xác nhận điện tín được in từ máy Fax của nguyên đơn xác nhận đã gửi thành công văn
thư này cho bị đơn; ngoài ra còn thể hiện qua các hóa đơn bán hàng chịu rủi ro cho các
đối tác khác: NNV5019, 5020, 5022, 5023. Tất cả các tài liệu này đã được dịch và có xác
nhận của công chứng nhà nước. Vì vậy có căn cứ xác định các tài liệu mà nguyên đơn
cung cấp cho Tòa án là xác thực, có căn cứ pháp luật.
- Tài liệu có trong hồ sơ vụ án chứng minh nguyên đơn đã chuyển hàng 200 tấn nhôm
thỏi đến kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh để giao cho bị đơn theo đúng cam kết
trong hợp đồng và ngày 12/5/2005 Công ty kho hàng ngoại quan Thành phố Hồ Chí
Minh đã gửi thông báo giao hàng cho bị đơn nên Tòa án cấp sơ thẩm thấy không cần triệu
tập Công ty kho hàng C. Steinweg ra phiên tòa là có căn cứ pháp luật.
Tại phiên tòa hôm nay đại diện bị đơn bổ sung yêu cầu kháng cáo cho rằng vụ án
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mà thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội với lý
do nguyên đơn không phải là đương sự nước ngoài nên đề nghị Tòa phúc thẩm hủy bản
án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng giải quyết theo thẩm
quyền. Xét thấy việc đề nghị hủy bản án sơ thẩm với lý do mà đại diện bị đơn nêu ra là
không có cơ sở chấp nhận.
Từ những nhận định trên, xét thấy việc kháng cáo của Công ty cổ phần công nghiệp
Tự Cường là không có căn cứ pháp luật nên cần giữ nguyên quyết định của bản án sơ
thẩm.
Vì các lẽ trên.

5



Luật hợp đồng – bình luận bản án

Căn cứ vào khoản 1 Điều 275 BLTTDS.
QUYẾT ĐỊNH
Không chấp nhận kháng cáo của Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường; giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
Căn cứ khoản 2 Điều 24 và 27; khoản 3 Điều 293; Điều 302; Điều 303 Luật Thương
mại.
ĐIều 405 Bộ luật dân sự.
Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí.
Thông tư liên tịch số 01 ngày 12/6/1997 hướng dẫn thi hành án về tài sản.
Xử:
- Chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd với
Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường theo Hợp đồng số V011/405 ngày 22/4/2005.
- Buộc Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường bồi thường cho Công ty Welcome
Trading Co. Pte. Ltd 34.813,59USD = 561.891.324 đồng (1USD = 16.140 đồng).
- Án phí: Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường phải nộp 19.237.826 đồng tiền án
phí kinh tế sơ thẩm và 200.000 đồng tiền án phí kinh tế phúc thẩm. Số tiền 200.000 đồng
án phí kinh tế phúc thẩm được trừ vào khoản tiền 200.000 đồng dự phí kháng cáo mà
Công ty đã nộp tại Thi hành án Thành phố Hà Nội (Biên lai thu tiền số 007038 ngày
03/10/2007).
Kể từ khi bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu bên phải thi hành
không thi hành khoản tiền phải thi hành trên thì còn phải chịu khoản lãi suất nợ quá hạn
do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

6



Luật hợp đồng – bình luận bản án

BÌNH LUẬN
1.

Đặt vấn đề

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự. Việc ký kết hợp đồng được thể hiện trên cơ sở cân bằng lợi ích của
những người tham gia ký kết. Tuy nhiên, trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng
không phải lúc nào các bên cũng đạt được mục đích đặt ra. Điều này có nghĩa là một bên
nào đó vi phạm nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng và như vậy gây thiệt hại cho
bên kia, đồng nghĩa với việc có sự mất cân bằng trong lợi ích của các bên. Để thiết lập lại
sự cân bằng mà các bên mong muốn đạt được ban đầu, pháp luật buộc bên vi phạm phải
có sự đền bù thích đáng cho bên bị vi phạm thông qua các biện pháp chế tài nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ thì tự do
hóa thương mại trở thành xu thế tất yếu và vì thế, hoạt động thương mại ngày nay không
còn bị ràng buộc trong phạm vi quốc gia mà đã vươn ra phạm vi thế giới. Một trong
những hoạt động thương mại phổ biến nhất là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Trước đây cũng như hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò chủ đạo
trong hệ thống các hợp đồng thương mại quốc tế1.
Bản án số 54/2008/KDTM ngày 11/03/2008 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
tại Hà Nội mà chúng tôi chọn để bình luận là bản án bản án về kinh doanh thương mại
quốc tế, cụ thể là vấn đề bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ những điểm thuyết phục và
những điều còn bất cập của bản án trên.
2.

Bình luận bản án


Trước tiên phải thừa nhận rằng, đây là một vụ kiện khá hay liên quan đến chế tài bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Tranh chấp giữa các bên phát sinh xuất phải từ
nguyên nhân là do bên bị đơn không thực hiện đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận. Mặc
dù phán quyết của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội là chung thẩm và
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, thế nhưng với những tình tiết của vụ kiện,
chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều điều cần phải bàn luận.

1 Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2011, tr 245.

7


Luật hợp đồng – bình luận bản án

Thứ nhất là vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã chấp nhận thụ lý giải quyết sơ thẩm tranh chấp giữa hai công ty trên và Tòa Phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội cũng chấp nhận giải quyết kháng cáo của bị đơn.
Vậy vấn đề đặt ra là hai Tòa nêu trên có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp phát sinh
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ, điểm e
Khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về thẩm quyền chung của
Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra
trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy chỉ cần có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và hợp
đồng được thực hiện một phần ở Việt Nam thì Tòa án Việt Nam đã có thẩm quyền giải
quyết. Rõ ràng, trong vụ việc trên, tranh chấp giữa Công ty Welcome Trading Co. Pte.
Ltd và Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường phát sinh do Công ty Cổ phần Công
nghiệp Tự Cường không thực hiện theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận, cụ thể là không
thực hiện việc đặt cọc 20% giá trị hợp đồng theo như Điều 8 của hợp đồng số V011/405

mà hai bên đã giao kết, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nhận hàng, chứng từ và nghĩa
vụ thanh toán tiền hàng cho nguyên đơn. Mặt khác việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của
người bán cho người mua theo hợp đồng được thực hiện tại kho ngoại quan thành phố Hồ
Chí Minh. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam chấp nhận thụ lý giải
quyết vụ việc.
Ngoài ra, việc Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận
yêu cầu hủy bản án sơ thẩm của nguyên đơn với lý do mà nguyên đơn đưa ra là hoàn toàn
đúng. Theo khoản 1 Điều 410; điểm a khoản 1 Điều 29; khoản 3 Điều 33 và điểm c
khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Tòa án nhân dân cấp huyện không
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này mà thẩm quyền này thuộc Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể khái quát những điều khoản trên như sau,
những tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài (…) không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng năm 2004. Bên cạnh đó, điểm a
khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy
định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là tòa án
nơi bị đơn cư trú làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân

8


Luật hợp đồng – bình luận bản án

sự, (…), kinh doanh, thương mại tại các điều 25, 27, 29, 31 của Bộ luật này. Tranh chấp
trong vụ việc mà chúng tôi bình luận là tranh chấp trong hợp đồng giữa nguyên đơn:
công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd (có trụ sở chính tại số 01 North Bridge Road # 12
– 04/05 High street Centre Singapore 179094) và bị đơn là Công ty Cổ phần Công nghiệp

Tự Cường (có trụ sở tại 232 phố Minh Khai, Hà Nội). Do vậy, việc Tòa phúc thẩm bác
yêu cầu trên của bị đơn là hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật. Thế nhưng,
cũng cần phải nói thêm, việc Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội bác yêu
cầu trên của bị đơn mà không đưa ra căn cứ pháp lý cho quyết định bác đó chưa thực sự
thuyết phục. Sẽ thuyết phục hơn nếu Tòa viện dẫn các quy định nêu trên để lập luận
nhằm bác yêu cầu của bị đơn.
Thứ hai là vấn đề luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng này. Hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa các bên và nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong những tắc chủ đạo trong pháp
luật hợp đồng. Để đảm bảo thực thi một cách tốt nhất nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp
luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều tôn trọng quyền
tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng của các bên trong hợp đồng. Ở Việt
Nam, quyền tự do thỏa thuận này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 759; khoản 1 Điều 769
Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 5 Luật thương mại năm 2005. Cụ thể, khoản 3
Điều 759 có quy định: “… pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các
bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ
luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Khoản
1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài
như sau: “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của
nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác. …” và khoản 2 Điều 5 Luật
thương mại năm 2005 nói rằng: “các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước
ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam”.
Do đó, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luật áp dụng cho hợp đồng có
thể là luật của nước người bán, có thể là luật của nước người mua, thậm chí có thể là luật
của nước thứ ba không có quan hệ gì với hợp đồng, tùy vào sự thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng.
Các quy định trên chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật áp
dụng cho hợp đồng. Vậy trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng thì
vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng sẽ được giải quyết như thế nào trong trường hợp một


9


Luật hợp đồng – bình luận bản án

bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó là thương nhân Việt Nam? Nghiên cứu
quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2005; Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và các quy định của Tư pháp quốc tế, nhận
thấy rằng, trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận chọn luật áp
dụng cho hợp đồng thì pháp luật nước ngoài chỉ được chọn khi có quy phạm xung đột
trong luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc
áp dụng pháp luật nước ngoài2. Vậy khi nào thì pháp luật Việt Nam được áp dụng? có
phải lúc nào cũng buộc phải áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam để điểu chỉnh hợp
đồng thương mại quốc tế có sự tham gia của thương nhân Việt Nam khi không có sự thỏa
thuận chọn luật áp dụng? Câu trả lời là chỉ khi xuất phát từ nội dung của hợp đồng, có thể
hiểu là các bên có ý định lựa chọn pháp luật của Việt Nam 3. Thông thường, theo nguyên
tắc Luật tòa án (Lex fori), khi phát sinh tranh chấp trong một quan hệ hợp đồng quốc tế
mà một bên là thương nhân Việt Nam, người đi kiện nộp đơn tại tòa án Việt Nam và khi
Tòa án thụ lý giải quyết thì luật hình thức là luật tố tụng của Việt Nam luôn được áp dụng
triệt để còn luật nội dung Tòa án có thể áp dụng luật nước mình hoặc luật nước khác tùy
thuộc vào sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột được áp dụng.
Trở lại bản án chúng tôi đưa ra để bình luận, Tòa án đã sử dụng Pháp luật Việt
Nam để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa hai bên trong hợp đồng số V011/405. Theo
chúng tôi, việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp trên là hoàn toàn
đúng với quy định của pháp luật Việt Nam và Tư pháp quốc tế. Bởi lẽ, quy phạm xung
đột tại khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định, “quyền và nghĩa vụ của
các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng,
nếu không có thỏa thuận khác. …”. Như vậy, liên quan đến xác định luật áp dụng cho
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quy phạm xung đột trong Bộ luật dân sự năm 2005

dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Hợp đồng số V011/405 giữa
Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd và Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường được
thực hiện tại Việt Nam, cụ thể, nguyên đơn đã chuyển 200 tấn nhôm đến kho ngoại quan
Thành phố Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng từ giao hàng bao gồm: Hóa đơn thương mại số
5010 có giá trị là 391.867.72USD; phiếu đóng gói lô hàng và vận đơn đường biển số
05/0524. Ngày 12/5/2005, nguyên đơn đã gửi văn thư chỉ thị cho Công ty kho hàng thực
hiện việc giao hàng tạm thời cho bị đơn; cùng ngày Công ty kho hàng đã gửi thông báo
giao hàng qua máy Fax cho bị đơn (0128448635530). Cũng trong ngày 12/5/2005,
2 Xem khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 5 Luật thương mại năm 2005.
3 Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2011, tr 31.

10


Luật hợp đồng – bình luận bản án

nguyên đơn gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh toán tiền và thông báo số điện chuyển
tiền. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, việc Tòa án Việt Nam áp dụng các quy
định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm
2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa trên là hợp lẽ. Tại phiên Tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã nhận định
“Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào Luật Thương mại, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp
luật khác để chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công ty Welcome Trading Co.
Pte. Ltd đối với Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường là có căn cứ pháp luật.” Như phân
tích ở trên, chúng tôi chia sẻ với nhận định trên của Tòa phúc thẩm.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện. Điều 777 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, “thời
hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật
của nước mà pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài tương ứng”. Như vậy, quy phạm xung đột tại Điều 777 trên dẫn chiếu đến
pháp luật Việt Nam để điều chỉnh vấn đề thời hiệu khởi kiện vì pháp luật Việt Nam là

pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng
hóa số V011/405. Do đó, Bộ luật dân sự năm 2005; Luật thương mại năm 2005 và Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004 là những văn bản pháp lý chủ yếu để điều chỉnh quan hệ
hợp đồng này.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định: “Về thời hiệu khởi kiện: sau khi
ký hợp đồng ngày 22/4/2005 thì nguyên đơn đã thực hiện hợp đồng, cụ thể là đã chuyển
hàng đến địa điểm giao hàng cho bị đơn là kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh;
ngày 12/5/2005 Công ty kho hàng đã gửi thông báo giao hàng cho bị đơn; ngày
12/5/2005 nguyên đơn đã gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh toán lô hàng đang trong
kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực hiện đúng hợp đồng
chậm nhất là vào ngày 31 tháng 5 năm 2005 nhưng bị đơn đã không thực hiện theo hợp
đồng đã ký kết. Vì vậy, ngày 23/5/2007 nguyên đơn làm đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi
thường thiệt hại là trong thời hạn được khởi kiện quy định tại Điều 159 BLTTDS.”
Chúng tôi đồng ý với nhận định trên của Tòa án và có một số bình luận như sau.
Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định, thời hiệu khởi kiện là thời hạn
mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về
thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là
hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công
11


Luật hợp đồng – bình luận bản án

cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Đồng thời, cũng cần xác định rằng, tranh chấp
phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn trong vụ việc này là tranh chấp về kinh doanh
thương mại – hợp đồng mua bán hàng hóa, nên cũng được điều chỉnh bởi Luật thương
mại. Luật thương mại năm 2005 có quy định tương tự như Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 về thời hiệu khởi kiện4, theo đó, thời hiệu khởi kiện các tranh chấp trong hoạt động

thương mại cũng là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ
trường hợp được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại. Vấn đề ở đây
là làm thế nào để xác định chính xác thời điểm mà quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện?
Theo Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định
chung” của BLTTDS 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV thì thời điểm bắt đầu thời hiệu
khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:
a1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời
hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn
thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;
a2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định
thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ
hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết
trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ
không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;
a3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài
thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt
thỏa thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a1 và điểm a2 nói
trên;
a4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày
vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là
ngày vi phạm.
a5. (…)
4 Điều 319 Luật thương mại năm 2005.

12



Luật hợp đồng – bình luận bản án

a6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm
phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được
tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng;
a7. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a1,a2,a3,a4,a5 nói trên, nếu các
bên có thỏa thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính
theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, thông qua các quy định trên có thể thấy rằng về cơ bản pháp luật tôn trọng
sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp có vi phạm xảy ra nhưng các bên thỏa thuận
cho nhau một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục thực hiện hợp đồng thì thời hiệu khởi
kiện được tính từ ngày hết thời hạn thỏa thuận đó mà bên vi phạm vẫn không thực hiện
hợp đồng. Trong vụ tranh chấp này, sau khi ký hợp đồng ngày 22/4/2005 nguyên đơn đã
thực hiện hợp đồng mặc dù bị đơn đã không đặt cọc 20% giá trị hợp đồng theo Điều 8
của hợp đồng, cụ thể là đã chuyển hàng đến địa điểm giao hàng cho bị đơn là kho ngoại
quan Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 12/5/2005 Công ty kho hàng đã gửi thông báo giao
hàng cho bị đơn; ngày 12/5/2005 nguyên đơn đã gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh
toán lô hàng đang trong kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực
hiện đúng hợp đồng chậm nhất là vào ngày 31 tháng 5 năm 2005 nhưng bị đơn đã không
thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
Thứ tư, về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thương
thảo để ký kết hợp đồng, mỗi chủ thể đều có ý chí của mình và một khi có sự trùng hợp ý
chí của các bên thì hợp đồng được ký kết. Sự trùng hợp ý chí của các bên được được thể
hiện bằng những hình thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của họ. Các hình thức thể hiện
ý chí đó được goi là hình thức của hợp đồng. Ngoài ra, việc ký kết hợp đồng phải tuân
theo các nguyên tắc: (i) tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội; (ii) tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ – tự

do lựa chọn hình thức hợp đồng và đó được coi là một trong những nội dung của tự do
hợp đồng – một trong những nguyên tắc nền tảng, chủ đạo trong quan hệ pháp luật hợp
đồng. Mặc dù tự do hợp đồng có ưu điểm là tuyệt đối tôn trọng và đánh giá cao thỏa
thuận của các bên, tuy nhiên thực tế phát triển của hợp đồng lại cho thấy trong rất nhiều
trường hợp, tự do hợp đồng tuyệt đối lại không đảm bảo được chính lợi ích của bên tham
gia (thường là bên yếu kém và kém chuyên nghiệp hơn, không đảm bảo lợi ích xã hội và

13


Luật hợp đồng – bình luận bản án

không thể hiện được bản chất vốn có của hợp đồng là sự thống nhất ý chí đích thực của
các bên5. Do vậy, đối với hình thức của hợp đồng, trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do
khác nhau, pháp luật khuyến nghị hoặc bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn
bản. Ngược lại, nếu các bên không tuân thủ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất
định.
Hình thức của hợp đồng, về cơ bản đảm nhận ba vai trò sau đây: i) là bằng chứng tồn
tại của hợp đồng; ii) là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và; iii) có giá trị đối kháng với
người thứ ba6. Do vậy, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng
cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách
nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hình thức của hợp
đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có
quy định giao dịch kinh doanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được
công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hình
thức khi ký kết hợp đồng7.
Pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định điều chỉnh hình thức của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, cụ thể Khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, “hình
thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong
trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp

đồng theo quy định của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng
theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao
kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”. Vậy chỉ cần hợp đồng có hình
thức phù hợp với pháp luật của nước nơi giao kết hoặc pháp luật Việt Nam thì có hiệu lực
về vấn đề hình thức. Quy phạm này là phù hợp với nhu cầu thực tế và tương thích với
pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới. Với cách quy định như trên cho phép các
bên tham gia ký kết hợp đồng tiến hành một cách thuận tiện các thủ tục về hình thức tại
nơi ký kết hợp đồng mà pháp luật của nơi ký kết hợp đồng yêu cầu. Tuy nhiên, việc xác
định nơi giao kết hợp đồng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

5 TS. Hoàng Vĩnh Long, TS. Dương Anh Sơn, Tự do hợp đồng – từ bàn tay vô hình của ADAM SMITH đến chủ
nghĩa can thiệp của MAYNARD J.
6 TS Dương Anh Sơn, ThS Lê Minh Hùng, Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng – một số vấn đề cần giải quyết.
7 Xem Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005.

14


Luật hợp đồng – bình luận bản án

Trở lại vụ việc mà chúng tôi đưa ra để bình luận, hợp đồng số V011/405 được ký kết
với nhau qua Fax vào ngày 22/4/2005 bởi hai bên này có trụ sở thương mại tại hai quốc
gia khác nhau, cụ thể là Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd trụ sở chính tại Singapore
và Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Như vậy,
hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy pháp luật nước nào sẽ được
chọn để điều chỉnh hình thức của hợp đồng? Hợp đồng trên được hai bên ký kết với nhau
qua Fax nên không thể xác định nơi giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 770 Bộ luật
dân sự năm 2005 để xác định pháp luật nước áp dụng cho hình thức của hợp đồng.
Thực tiễn trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế các bên có thể áp dụng nhiều

phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp, ký bằng văn bản
hay qua thư điện tử. Ký kết trực tiếp là việc các bên gặp gỡ, bàn bạc thương lượng các
điều khoản của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng. Ký gián tiếp là việc các bên
ký kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo,
telex, fax, điện tín, email … Ở trường hợp trên rõ ràng là hai bên ký hợp đồng gián tiếp
thông qua hình thức fax. Do vậy, có thể áp dụng Điều 771 Bộ luật dân sự năm 2005 để
xác định nơi giao kết hợp đồng. Cụ thể, Điều 771 quy định: “trong trường hợp giao kết
hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của
nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao
kết hợp đồng. (…)”. Như vậy, vấn đề bây giờ là xác định bên nào là bên đề nghị giao kết
hợp đồng, nguyên đơn hay bị đơn? Tuy bản án không nêu rõ bên nào là bên đề nghị giao
kết hợp đồng nhưng khi xem xét toàn bộ nội dung vụ việc được trình bày trong bán án, ta
có thể nhận thấy rằng, bên bị đơn (bên mua) là bên đề nghị giao kết hợp đồng để mua 200
tấn nhôm thỏi trị giá là 391.400USD của nguyên đơn. Dường như Tòa án cũng đã ngầm
định điều này và đã chấp nhận hình thức của hợp đồng số V011/405 ngày 22/4/2005 có
giá trị pháp lý kể từ thời điểm ký kết 8. Theo quy định khoản 2 Điều 24 Luật thương mại
năm 2005, “đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”; và khoản 2 Điều 27 Luật
thương mại 2005 quy định “mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Khoản 15
Điều 3 Luật thương mại 2005 đã liệt kê các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao
gồm điện báo, telex, fax, …

8 Trong phần nhận định, Tòa án đã viện dẫn khoản 3 Điều 404 Bộ luật dân sự 1995 và Điều 405 Bộ luật dân sự 2005
về hiệu lực của hợp đồng.

15


Luật hợp đồng – bình luận bản án


Có thể kết luận nếu chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp
đồng mà hai bên đã ký kết ở trên đã đảm bảo về mặt pháp lý. Tuy nhiên, theo quan điểm
của chúng tôi, sẽ là thuyết phục hơn nếu Tòa án dẫn chiếu các quy định của pháp luật như
đã trình bày trên để điều chỉnh vấn đề hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
số V011/405 ngày 22/04/2005.
Thứ năm, vấn đề bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng. Như đã đề
cập ở phần “đặt vấn đề” của bài viết, trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng thương
mại quốc tế không phải lúc nào các bên cũng đạt được mục đích đặt ra khi ký kết hợp
đồng, điều này có nghĩa là có sự vi phạm hợp đồng do không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng và gây thiệt hại cho bên
kia. Trong những trường hợp như vậy, pháp luật của tất cả các nước cũng như các văn
bản pháp lý quốc tế quy định những biện pháp chế tài đối với bên vi phạm nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi cho bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia gây ra. Chế tài
bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài được tất cả các các hệ thống pháp luật trên
thế giới áp dụng để buộc bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi về vật chất do
hành vi vi phạm của mình gây ra.
Tranh chấp giữa công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd với công ty cổ phần Công
nghiệp Tự Cường phát sinh do công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường đã không thực
hiện đúng hợp đồng đã giao kết giữa hai bên. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án đã nhận
định rằng, trong việc thực hiện hợp đồng số V011/405 bị đơn là bên vi phạm hợp đồng, là
bên có lỗi. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên của Tòa án.
Vi phạm đầu tiên của bị đơn là không tuân thủ theo quy định tại Điều 8 của hợp đồng
trước đó hai bên đã giao kết. Điều 8 hợp đồng này quy định: trong vòng 3 (ba) ngày kể từ
khi giao kết hợp đồng bên mua phải đặt cọc 20% giá trị hợp đồng, 80% còn lại sẽ được
thanh toán bằng chuyển khoản ngay sau khi bên bán đưa ra thông báo giao hàng tạm thời.
Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, bị đơn cũng thừa nhận
không đặt cọc 20% giá trị hợp đồng theo như thỏa thuận tại Điều 8 của hợp đồng giao kết
giữa hai bên. Tuy nhiên, mặc dù phía bị đơn đã không thực hiện việc đặt cọc theo hợp
đồng đã thỏa thuận nhưng nguyên đơn vẫn chuyển 200 tấn nhôm đến kho ngoại quan

Thành phố Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng từ giao hàng bao gồm: Hóa đơn thương mại số
5010 có giá trị là 391.867.72USD; phiếu đóng gói lô hàng và vận đơn đường biển số
05/0524. Không những thế, ngày 12/05/2005 nguyên đơn đã gửi văn thư chỉ thị cho Công
ty kho hàng thực hiện việc giao hàng tạm thời cho bị đơn; cùng ngày Công ty kho hàng
đã gửi thông báo giao hàng qua máy Fax cho bị đơn (0128448635530). Cũng trong ngày

16


Luật hợp đồng – bình luận bản án

12/05/2005, nguyên đơn gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thanh toán tiền và thông báo số
điện chuyển tiền nhưng bị đơn đã không gửi thông báo trả lời và cũng không đến nhận
hàng. Ngày 27/05/2005, nguyên đơn đã gửi văn thư cho bị đơn về việc không thanh toán
lô hàng mà nguyên đơn đã chuyển để giao cho bị đơn theo hợp đồng đang trong kho
ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực hiện đúng hợp đồng, chậm
nhất là ngày 31/05/2005. Thế nhưng, một lần nữa bị đơn thể hiện sự không thiện chí của
mình bằng việc không đến nhận hàng và từ chối thanh toán.
Qua các hành vi trên của nguyên đơn và bị đơn, ta thấy rằng người bán đã rất thiện
chí thực hiện hợp đồng và trái lại người mua dù là bên vi phạm nhưng đã thể hiện sự
thiếu thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng trên. Ta cũng biết rằng, nguyên tắc trung
thực thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng trong quan hệ pháp luật hợp đồng.
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy rằng bên mua đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc
thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 412 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, Điều
412 quy định việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: (1) thực hiện
đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức
và các phương thức thỏa thuận khác; (2) thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần
hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau; (…).
Đối với vụ tranh chấp giữa Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd với Công ty cổ
phần Công nghiệp Tự Cường, vì pháp luật Việt Nam là pháp luật được áp dụng để điều

chỉnh quan hệ hợp đồng giữa hai bên nên quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể ở đây
là quy định về chế tài bồi thường thiệt hại cũng được áp dụng để giải quyết vụ việc trên.
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp
luật trên thế giới áp dụng. Theo quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005 và
Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005, bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường
những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải gánh
chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm. Việc xác định thiệt hại trực tiếp theo nguyên tắc được
thực hiện dựa trên các yếu tố khách quan như hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, các chi phí
để khắc phục lại tình trạng của hàng hóa, khoản tiềm mà bên bị vi phạm phải đền bù cho
đối tác do không thực hiện nghĩa vụ của mình… Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những

17


Luật hợp đồng – bình luận bản án

khoản lợi đáng lẽ bên bị thiệt hại được thụ hưởng trong điều kiện bình thường nếu phía
bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình.
Có thể thấy rằng, khoản 2 Điều 302 Luật thương mại năm 2005 chỉ quy định một
cách chung chung rằng số tiền bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và số tiền này không thể cao hơn giá trị
tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy việc xác định
khoản lợi đáng lẽ được hưởng không hề đơn giản, thông thường nó không chỉ là khoản
lợi dự kiến mà người có quyền bị mất đi. Điều 302 Luật thương mại năm 2005 không
điều chỉnh việc xác định phạm vi khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Vì vậy, khi xác
định phạm vi khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng xuất phát từ việc bên bị thiệt hại có
quyền nhận khoản lợi thực tế họ bị mất hay có thể chờ đợi, mà họ nhìn thấy được trước

tại thời điểm ký kết hợp đồng, bên bị thiệt hại không bị hạn chế về thời gian trong việc
yêu cầu bồi thường khoản lợi đáng lẽ được hưởng trong phạm vi mà họ có thể nhìn thấy
trước.
Luật thương mại Việt Nam cũng quy định rất rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng. Theo Điều 303 Luật thương mại năm 2005: “trừ các
trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại”. Theo Luật thương mại, căn cứ đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là có hành vi vi phạm hợp đồng.
Như vậy, để buộc một bên bồi thường thiệt hại thì phải xác định được người này đã
có “hành vi vi phạm hợp đồng”. Trong vụ việc được đề cập, rõ ràng bên Công ty cổ phần
Công nghiệp Tự Cường đã không thực hiện đúng như hợp đồng đã thỏa thuận như chúng
tôi đã phân tích ở trên.
Căn cứ thứ hai để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “có thiệt hại thực tế
xảy ra”. Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại nhưng thiệt
hại không luôn luôn tồn tại khi có việc không thực hiện đúng hợp đồng. Quy định của
Luật thương mại nhìn chung tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới. Các
nước châu Âu đều theo hướng trách nhiệm bồi thường chỉ được chấp nhận khi bên có
quyền có thiệt hại và Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng theo hướng “không có
bồi thường khi không có thiệt hạ.

18


Luật hợp đồng – bình luận bản án

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam quy định, để thực hiện quyền được bồi thường thiệt
hại thì bên bị vi phạm phải thực hiện hai nghĩa vụ, đó là nghĩa vụ áp dụng biện pháp hợp
lý để hạn chế tổn thất và nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất được

quy định tạ Điều 305 Luật thương mại năm 2005, theo đó, bên yêu cầu bồi thường thiệt
hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với các
khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu
cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có
quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn
chế được. Quy định như trên là hợp lý, thể hiện được nguyên tắc trung thực, thiện chí
trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

19



×