Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bình luận bản án về Tranh chấp trong hợp đồng Cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.7 KB, 32 trang )

1

MỤC LỤC

Trang
I. LỜI NÓI ĐẦU 2
II. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢN ÁN
2.1. Nội dung nguyên văn bản án 4
2.2. Tóm tắt nội dung vụ án 17
2.3. Yêu cầu và lập luận của các bên 19
2.4. Vấn đề pháp lý cần giải quyết trong vụ án 20
2.5. Các quy định pháp luật mà Tòa án áp dụng trong bản án 20
III. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
TRONG BẢN ÁN
3.1. Vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
trước thời hạn
3.1.1. Phân tích giải pháp Tòa án đưa ra cho vấn đề pháp lý 23
3.1.2. Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án 24
3.2. Vấn đề pháp lý về điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng
đã ký kết
3.2.1. Phân tích giải pháp Tòa án đưa ra cho vấn đề pháp lý 26
3.2.2. Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án 26
3.3. Vấn đề pháp lý về trách nhiệm của Công ty cho thuê tài chính
trong việc phối hợp với Công ty Thái Bình Dương đòi nợ tập đoàn Kumgang
3.3.1. Phân tích giải pháp Tòa án đưa ra cho vấn đề pháp lý 28
3.3.2. Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án 28
IV. KẾT LUẬN 30
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

2


I. LỜI NÓI ĐẦU
Thời điểm nền kinh tế nước nhà chuyển sang nền kinh tế thị trường, một cánh
cửa mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam với những cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên,
cánh cửa hội nhập mở toang cũng đồng nghĩa với theo sau đó, là những khó khăn
thách thức. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, cộng với biến
động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, các doanh nghiệp
càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới. Rất nhiều doanh nghiệp không đủ sức đứng
vững trước những biến động thị trường, những doanh nghiệp ngấp nghé bên bờ vực
phá sản cũng không ít. Con đường để tồn tại lúc này là phải nhanh chóng đổi mới,
nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thức tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc giải quyết vốn cho các doanh
nghiệp. Dịch vụ cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vượt trội đã trở thành
giải pháp kịp thời và hợp lý cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Ngày càng nhiều
các doanh nghiệp chọn đi thuê tài chính hơn càng hình thức cấp tín dụng truyền thống
khác. Tuy nhiên, sự phức tạp trong thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ cho thuê tài
chính, cụ thể là bên đi thuê, bên cho thuê, và bên bán tài sản là điều mà các doanh
nghiệp cần lưu ý. Sự cẩn thận, toàn diện khi tiến hành thỏa thuận hợp đồng cho thuê
tài chính cũng là điều mà tất cả các doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm. Những rủi ro từ
hợp đồng cho thuê tài chính, nếu không được tiên liệu giải quyết từ khi thỏa thuận hợp
đồng sẽ chính là con dao hai lưỡi với các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn về vốn
nay lại phải gánh chịu thêm thiệt hại từ rủi ro của hợp đồng cho thuê tài chính.
Nhóm chúng tôi lựa chọn bình luận một bản án phúc thẩm về tranh chấp hợp
đồng cho thuê tài chính, với mong muốn qua những phân tích, bình luận có thể hiểu rõ
hơn quy định pháp luật, cũng như thực tiễn những vấn đề phát sinh trong hợp đồng
cho thuê tài chính.
Mặc dù Bản án được nhóm sử dụng để phân tích, bình luận có hiệu lực từ ngày
09 tháng 5 năm 2006, tức là trong thời gian Luật Các tổ chức tín dụng 1997 có hiệu
lực pháp luật. Song các quy định về hoạt động cho thuê tài chính của Luật Các tổ chức
tín dụng hiện hành về cơ bản đều tương đồng với Luật Các tổ chức tín dụng 1997.
Ngoài ra, Nghị định 16/2001/NĐ-CP, văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử

3

áp dụng để giải quyết vụ án trong trường hợp chỉ vừa hết hiệu lực từ ngày 25 tháng 6
năm 2014, khi được thay thế bởi Nghị định 39/2014/NĐ-CP về Hoạt động của Công ty
tài chính và Công ty cho thuê tài chính. Nói cách khác, không có quy định khác biệt
nào trong các văn bản pháp luật hiện hành làm thay đổi giải pháp đối với các vấn đề
pháp lý trong vụ án.
Chính vì những lý do đó, có thể thấy các vấn đề pháp lý được đặt ra và giải quyết
trong Bản án mà nhóm lựa chọn vẫn còn mang ý nghĩa pháp lý, thực tiễn, thời sự.
4

II. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢN ÁN
2.1. Nội dung nguyên văn bản án

TÕA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÕA PHÖC THẨM TẠI HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 102/2006/KTPT
Ngày 09/5/2006
V/v tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÕA PHÖC THẨM
TÕA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HÀ NỘI
Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Hà Tiến Triển
Các Thẩm phán: Ông Trần Trọng Liên
Ông Bùi Thế Linh
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Nguyễn Thu Thủy, cán bộ Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội.
Ngày 09 tháng 5 năm 2006 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, xét xử phúc thẩm công

khai vụ án kinh tế thị lý số 01KT/2006 ngày 25 tháng 01 năm 2006 về tranh chấp hợp
đồng cho thuê tài chính theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1081/2006/QĐPT ngày
20/4/2006 giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương.
Trụ sở: D2 Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
5

Đại diện của nguyên đơn: Ông Phạm Thanh Huy làm đại diện theo ủy quyền của
nguyên đơn theo giấy ủy quyền ngày 14/3/2006 của ông Phạm Ngọc Thanh - Giám
đốc Công ty - có mặt.
* Bị đơn: Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Trụ sở: Tầng 12 tòa tháp Vincom - 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đại diện của bị đơn: bà Phạm Thị Dung làm đại diện theo giấy ủy quyền số12/UQ-
CTTC ngày 21/3/2006 của ông Nguyễn Đức Thịnh - Giám đốc Công ty.
Có luật sư Nguyễn Hoàn Thành – Văn phòng Luật sư Phạm và liên doanh bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn.
NHẬN THẤY
Theo bản án dân sự sơ thẩm, vụ việc được tóm tắt như sau:
Ngày 01/3/2002, Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương
gửi văn bản đến Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
đề nghị xin thuê tài chính loại tài sản là màn hình quảng cáo ngoài trời nhiều mầu làm
từ các đi ốt phát quang (màn hình LED), kèm theo là bộ hồ sơ đề án đầu tư bản quảng
cáo điện tự LED tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và bản thỏa thuận nguyên
tắc điều khoản cuả hợp đồng mua bán bảng thông tin LED giữa Công ty trách nhiệm
hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình dương với Công ty Kumgang AD Systen
Corporation – Hàn Quốc.
Ngày 10/4/2002, Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam (Bên A), ký hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HD-CTTC với Công ty trách
nhiệm hữu hạn và quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương (Bên B) nội dung cho thuê
một màn hình quảng cáo ngoài trời nhiều mầu làm từ các điốt phát quang như bên B

đề nghị, mục đích sử dụng để kinh doanh các dịch vụ quảng cáo bằng màn hình. Địa
điểm đặt màn hình tại đường Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa.
* Việc thuê và cho thuê được thỏa thuận trên nguyên tắc:
- Bên B lựa chọn tài sản, nhà cung ứng, ký thỏa thuận nguyên tắc với nhà cung ứng
với các điều kiện như chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, bảo hành…
6

Bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề đã hỏa thuận với nhà cung ứng.
- Bên A ký hợp đồng mua thiết bị với nhà cung ứng căn cứ vào thỏa thuận nguyên tắc
đã được ký giữa bên B và nhà cung ứng, tài sản được bàn giao giữa 3 bên, cả 3 bên sẽ
ký vào biên bản nghiệm thu tài sản.
- Căn cứ đề nghị thanh toán của bên B và biện bản nghiệm thu tài sản bên A sẽ thanh
toán cho nhà cung ứng tổng số tiền đầu tư thiết bị (bao gồm thuế VAT) là 311.950
USD tương đương 4.471.000.000 VNĐ, trong đó:
+ Bên A tài trợ 2.200.000.000 VN Đ tương đương 46% giá trị hợp đồng và phí bảo
hiểm trong suốt thời gian thuê.
+ Phần còn lại 2.541.000.000 VN Đ tương đương 54% bên B sẽ phải trả trước cho bên
A để bên A thanh toán với nhà cung ứng.
- Lãi suất thuê: năm đầu tiên là 0.87%/tháng. Từ năm thứ hai trở đi áp dụng lãi suất thả
nổi theo quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Lãi suất quá hạn bằng
15% lãi suất trong hạn.
- Phí thuê bằng số dư nợ lãi suất thuê/ quý. Trả 3 tháng một lần.
* Thời hạn thuê là 30 tháng, kể từ ngày bên A thành toán món đầu tiên cho nhà cung
ứng cho đến khi bên B trả hết tiền thuê và phí cho bên A.
* Hợp đồng quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: Hợp đồng
cho thuê tài chính có thể chấm dứt trước thời hạn trong trường hợp tài sản cho thuê bị
mất, hỏng không thể phục hồi, sửa chữa (Điều 12 khoản 3). Trường hợp chấm dứt hợp
đồng theo điều khoản này, sau khi bên B trả đủ số tiền thuê cho bên A theo hợp đồng
thuê, khi bên A nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán thì bên A sẽ
hoàn trả lại cho bên B số tiền bảo hiểm tài sản.

Ngoài ra hợp đồng còn quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó bên A có
nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm, làm thủ tục mua bảo hiểm
đối với tài sản thuê.
Bên B có nghĩa vụ trả đầy đủ, đúng hạn tiền thuê và lãi suất quá hạn nếu có theo đúng
lịch thanh toán được ký kết kèm theo hợp đồng; thanh toán các chi phí có liên quan
7

đến việc nhập khẩu, thuế, đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm
đối với tài sản thuê và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
Sau khi ký hợp đồng các bên còn ký tiếp 04 bản phụ lục hợp đồng nữa thống nhất lịch
thanh toán tiền thuê màn hình LED và kéo dài thời hạn thuê từ 30 thành 45 tháng.
Để cụ thể hóa thỏa thuận nguyên tắc ngày 01/3/2002 dựa trên thỏa thuận giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và Công ty Kumgang AD
Systen Corporation – Hàn Quốc, dựa trên Hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002
ngày 10/4/2002, Công ty cho thuê tài chính đã ký “ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu” Hợp
đồng ủy thác nhập khẩu”. Theo đó Công ty cho thuê tài chính ủy thác cho Công ty
quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương ký kết hợp đồng mua bán với nhà cung ứng là
Công ty Kumgang AD Systen Corporation – Hàn Quốc và làm các thủ tục nhập khẩu
thiết bị màn hình LED nêu trên. Phí ủy thác 0%.
Thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng ủy thác nhập khẩu.
Ngày 12/4/2002, Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương
đã ký hợp đồng mua bán bảng thông tin LED với người bán là Công ty Kumgang AD
Systen Corporation – Hàn Quốc. Hợp đồng quy định giá trị màn hình là 311.950 USD,
giá trị này bao gồm: Trị giá bảng LED vận chuyển đến Việt Nam, bảo hiểm lắp đặt,
chạy thử, phụ tùng thay thế, bảo hành, đào tạo, huấn luyện nhân viên kỹ thuật của bên
mua trong vòng hai tháng và là giá C.I.F đến cảng Việt Nam.
Bên mua chịu trách nhiệm chuẩn bị địa điểm cho bảng LED xây dựng, lắp đặt giá đỡ
bảng LED theo thiết kế; nguồn điện với công suất yêu cầu được kéo đến địa điểm lắp
đặt, chuẩn bị diện tích để làm phòng điều khiển cho màn hình…
Bên bán có trách nhiệm: lắp đặt màn hình trên giá đỡ do bên mua chuẩn bị, hiệu chỉnh,

chạy thử và bàn giao bảng LED cho bên mua ở trạng thái hoạt động tốt phù hợp với
các thông số của màn hình ghi trong báo giá chính thức của bên bán. Việc lắp đặt phải
được hoàn thành 10 ngày kể từ khi bảng LED được vận chuyển đến địa điểm lắp đặt.
Thời gian bảo hành là 02 năm kể từ ngày hoàn thành lắp đặt và bàn giao bảng LED
cho bên mua. Trong thời gian bảo hành, bên bán có trách nhiệm sửa chữa ngay những
hư hỏng của bảng LED và phải chịu các chi phí.
8

Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng L/C không hủy ngang 100% giá trị của màn hình
là 311.950 USD mở tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Về quy trình thanh
toán sẽ được phân chia làm 04 lần:
+ Lần 1: Bên bán được quyền rút 50% giá trị L/C sau khi trình bộ chứng từ sạch.
+ Lần 2: Bên bán được quyền rút 40% giá trị L/C khi bàn giao xong phụ tùng thay thế.
+ Lần 3: Bên bán được quyền rút 55 giá trị L/C sau 9 tháng.
+ Lần 4: Bên bán được quyền rút nốt 5% giá trị L/C sau 12 tháng.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi hết thời hạn bảo hành và nếu có tranh
chấp sẽ chọn trọng tài thương mại quốc tế là cơ quan tài phán.
Ngày 03/8/2002 đại diện của ba bên: bên bán, bên mua và bên cho thuê đã ký biên bản
bàn giao lắp đặt màn hình LED. Các bên xác nhận tài sản bàn giao và lắp đặt phù hợp
với quy định của hợp đồng mua bán và hợp đồng cho thuê tài chính. Màn hình đã chạy
thử tốt.
Ngày 12/7/2002 Công ty cho thuê tài chính cũng đã làm thủ tục mua bảo hiểm cho
màn hình LED nêu trên với tổn số phí là 82.119.847 VNĐ. Thời hạn bảo hiểm là 30
tháng kể từ ngày 12/7/2002 đến hết ngày 12/01/2005 (có giấy chứng nhận bảo hiểm
thiết bị điện tử cấp ngày 12/7/2002). Phía Công ty Thái Bình Dương đã làm các thủ tục
thanh toán tiền phí bảo hiểm đối với Công ty cho thuê tài chính.
Về thanh toán: Công ty cho thuê tài chính đã thanh toán cho Công ty Kumgang 90%
giá trị L/C = 4.304.000.000 VNĐ, còn lại 10% = 31.000 USD do còn đang trong thời
gian bảo hành và hợp đồng mua bán đang còn hiệu lực chưa thanh toán (trong số tiền
4.304.000.000 VNĐ phía Công ty Thái Bình Dương trả 1.890.000.000 VNĐ, phía thuê

tài chính trả 2.496.000.000 VNĐ).
Cuối tháng 11/2002 màn hình LED bắt đầu bộc lộ nhiều sai sót về chất lượng. Bên bán
là Công ty Kumgang đã cho thay thế, sửa chữa nhưng màn hình vẫn bị hỏng liên tiếp.
Nguyên nhân gây ra sự cố màn hình cũng đã được Công ty Kumgang xác định là do
màn hình không khép kín và để nước mưa chảy vào trong gây hỏng các đèn điôt và các
bộ mạch điện bên trong. Công ty Thái Bình Dương đã làm đơn đề nghị bảo hiểm Hà
Nội phải đền bù thiệt hại, sau khi giám định, bảo hiểm Hà Nội đã có văn bản số
9

72.HN/KT03 ngày 2/7/2003 từ chối đền bù với lý do: “ Tổn thất là do chất lượng linh
kiện không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam…Tổn thất này không thuộc phạm
vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm của người bán sản phẩm”.
Ngày 30/7/2003 Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương
đã tiến hành khởi kiện tập đoàn Công ty Kumgang AD Systen Corporation ra Trung
tâm trọng tài quốc tế, bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, yêu cầu:
Công ty Kumgang phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra do chất
lượng hàng cung cấp quá kém. Công ty Kumgang có lỗi với tư cách là nhà thiết kế, sản
xuất lắp đặt đã không tính đến điều kiện làm việc ngoài trời của màn hình LED tại
Việt Nam. Công ty Kumgang còn có lỗi vi phạm nghĩa vụ bảo hành khi được thông
báo chất lượng màn hình, Công ty Kumgang thường xuyên trả lời chậm trễ. Các sự cố
màn hình không được khắc phục kịp thời dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Thái Bình Dương bị thiệt hại nhiều. Do đó buộc Công ty Kumgang phải nhận lại màn
hình và hoàn trả lại tiền mua màn hinh cho Công ty Thái Bình Dương, đồng thời còn
phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại và theo hợp đồng
mua bán giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương
với công ty Kumgang AD Systen Corporation – Hàn Quốc.
Ngày 03/6/2004 Trung tâm trọng tài quốc tế đã ra phán quyết vụ kiện số 10/03 theo đó
tập đoàn Kumgang phải hoàn trả số tiền mua màn hình là 280.755 USD và bồi thường
thiệt hại thực tế cho Công ty Thái Bình Dương là 573.837.593 VNĐ. Công ty
Kumgang đã có đơn gửi đến Tòa án xin hủy phán quyết của Trọng tài. Ngày

10/01/2004 Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã xử bác đơn yêu cầu xin hủy
quyết định trọng tài vụ kiện số 10/03 được công bố ngày 03/6/2004 của Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương với Công ty Kumgang
AD System Corporation – Hàn Quốc có hiệu lực.
Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương đã gửi đơn đến
cơ quan thi hành án Hà Nội. Ngày 28/3/2005 Phòng thi hành án Hà Nội đã ra quyết
định thi hành án số 48/2005 cho thi hành phán quyết của Trọng tài vụ kiện số 10/03
nêu trên.
10

Tuy nhiên ngày 11/7/2005 cơ quan thi hành án Hà Nội đã ra quyết định trả lại đơn yêu
cầu thi hành án vì lý do bên phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Quan điểm của nguyên đơn:
Công ty Thái Bình Dương đã gửi nhiều công văn đến Công ty cho thuê tài chính và
Công ty bảo hiểm Hà Nội yêu cầu giải quyết sự cố của màn hình, nhưng Công ty bảo
hiểm Hà Nội đã từ chối trách nhiệm bồi thường mà lại cho rằng lỗi của nhà cúng ứng
phải bảo hành. Nguyên đơn cho rằng Công ty cho thuê tài chính đã mua bảo hiểm
không đầy đủ, cụ thể là không mua bảo hiểm lắp đặt cho màn hình LED. Công ty cho
thuê tài chính đã vi phạm nghĩa vụ mua bảo hiểm lắp đặt cho màn hình. Vì vậy, việc
không nhận được tiền bồi thường của Công ty bảo hiểm là do lỗi của Công ty cho thuê
tài chính, Công ty cho thuê tài chính phải tự chịu trách nhiệm.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương đã đề nghị
được chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn do màn hình LED bị hỏng
không thể phục hồi sửa chữa được và không mang lại bất kỳ doanh thu nào nhưng
Công ty cho thuê tài chính không những không cho chấm dứt hợp đồng mà còn tiếp
tục đòi tiền thuê cũng với lãi suất nợ quá hạn.
Công ty Thái Bình Dương cũng đã yêu cầu Công ty cho thuê tài chính với tư cách là
chủ sở hữu của màn hình LED phải có trách nhiệm thu hồi tiền từ tập đoàn Kumgang
theo phán quyết của trọng tài quốc tế, song Công ty cho thuê tài chính đã từ chối trách

nhiệm.
Để đảm bảo quyền lợi của mình, Công ty Thái Bình Dương đã buộc phải làm đơn khởi
kiện đến Tòa án yêu cầu được giải quyết như đã nêu tại phần đơn khởi kiện.
Quan điểm của bị đơn:
- Đồng ý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn theo Điều 12 khoản 3
của hợp đồng với điều kiện bên thuê phải trả đủ số tiền đã thuê theo hợp đồng theo
Điều 12 khoản 4 của hợp đồng cho thuê tài chính và theo quy định tại Điều 28 khoản 4
của Nghị định số 14/NĐ-CP.
- Công ty cho thuê tài chính đã làm hết trách nhiệm về việc làm thủ tục mua bảo hiểm,
cụ thể lả mua bảo hiểm thiết bị điện tử tức là bảo hiểm đối với tài sản cho thuê theo
11

đúng quy định trong hợp đồng. Đối với vấn đề màn hình LED hỏng là do chất lượng
sản phẩm của nhà sản xuất và được thỏa thuận trong điều kiện bảo hành, không phải
lỗi của Công ty cho thuê tài chính. Vấn đề bảo hành đã được giải quyết trong phán
quyết của trọng tài.
- Phán quyết trọng tài đã có hiệu lực pháp luật, người thi hành phải là Công ty Thái
Bình Dương và tập đoàn Kumgang. Công ty cho thuê tài chính không thể thi hành
được và không có nghĩa vụ đòi nợ Công ty Kumgang.
- Về việc xin miễn lãi, theo quy chế của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, thì
Công ty cho thuê tài chính và Ngân hàng có thể xem xét miễn lãi nhưng phải có hồ sơ
trình bày cụ thể. Phía Công ty Thái Bình Dương chưa bao giờ lập hồ sơ xin miễn lãi để
Công ty cho thuê tài chính xem xét. Vì các lý do trên đề nghị Tòa án xem xét:
+ Bác yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương.
+ Hoặc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính với điều kiện Công ty Thái Bình Dương
phải trả hết tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính.
Luật sư Nguyễn Hoàn Thành – Đoàn luật sư Hà Nội nêu quan điểm bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình
Dương như sau:
- Theo Nghị định số 16/CP của Chính phủ quy định bản chất của hợp đồng cho thuê tài

chính là việc cho thuê máy móc, thiết bị, tài sản. Đây là hoạt động tín dụng có phân
chia rủi ro cho các bên. Vì vậy, đã quy định trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về bên
cho thuê. Điều kiện để chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính là tài sản bị hỏng, không
sửa chữa được là phù hợp với quy định của Nghị định 16/CP của Chính phủ.
Hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐ-CTTC và màn hình LED đã được đăng
ký giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp. Như vậy
quyền sở hữu màn hình LED thuộc về Công ty tài chính. Trách nhiệm phải mua bảo
hiểm của Công ty cho thuê tài chính đã không thực hiện đầy đủ do cách hiểu không
đúng. Nếu trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình
Dương không chấp nhận phí bảo hiểm thì chẳng lẽ Công ty tài chính đã không mua
bảo hiểm sao?
12

Ngoài ra, Công ty cho thuê tài chính đã không mua bảo hiểm lắp đặt mà theo Nghị
định số 52/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định việc lắp đặt là bắt buộc phải mua bảo
hiểm. Trong trường hợp này Công ty cho thuê tài chính đã không thực hiện việc mua
bảo hiểm lắp đặt và màn hình LED bị hỏng hoàn toàn do lỗi của việc lắp đặt.
Đề nghị xem xét sự khác nhau giữa Công ty cho thuê tài chính với các tổ chức tín
dụng và ngân hàng. Chính Công ty cho thuê tài chính cũng thừa nhận là tại đăng ký
kinh doanh của Công ty không có lĩnh vực cho vay tiền tệ. Điều này cũng phù hợp với
Nghị định 16/CP của Chính phủ. Như vậy cho thuê tài chính là cho thuê một tài sản và
được trả một khoản theo từng thời kỳ để đảm bảo hết thời gian thuê thì người đi thuê
đã trả cho người cho thuê hết giá trị tài sản và một khoản lợi nhuận.
Tại bản án số 106/2005/KD-TM-ST ngày 08, 06, 15/12/2005, Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội quyết định:
Căn cứ Điều 29 khoản 1 điểm e; Điều 130; Điều 131; Điều 159; Điều 195 Bộ luật tố
tụng dân sự.
Căn cứ các Điều 61; 62; 63 Luật các tổ chức tín dụng.
Căn cứ Điều 27 khoản 3; Điều 28 khoản 4 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001
của Chính phủ.

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 70/CP của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án
quyết định:
1- Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐ-CTTC ngày 10/4/2002 giữa
Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Công ty
trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương kể từ ngày 15/12/2005.
2- Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn và quảng cáo Thái Bình Dương phải trả cho
Công ty cho thuê tài chính toàn bộ số tiền còn lại là 2 tỷ đồng tiền gốc và phí thuê tài
chính là 584.020.000 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty cho thuê tài chính đối
với khoản lãi quá hạn trong vụ kiện này.
Đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/9/2002 của Công ty cho thuê tài chính đối với
màn hình LED hết hiệu lực từ ngày 20/12/2004. Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng
cáo và hội chợ Thái Bình Dương có quyền thực hiện phán quyết số 10/03 ngày
13

03/6/2004 của Trung tâm trong tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam (VIAC).
3- Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.
Ngoài ra án sơ thẩm còn có quyết dịnh về án phí và thông báo quyền kháng cáo theo
quy định của pháp luật.
Ngày 28/12/2005, bị đơn – Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái
Bình Dương có kháng cáo với nội dung kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số
106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15/12/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào
kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, ý kiến củ
các Luật sư và các đương sự;
XÉT THẤY:
Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội
chợ Thái Bình Dương (gọi tắt là Công ty Thái bình Dương – Bên B) vẫn giữ nguyên
đơn khởi kiện. Cho tới khi phiên tòa hôm nay bên nguyên và bị đơn đều khẳng định
Hợp đồng số 44/20002/HĐ-CTTC ký ngày 10/4/2002 giữa 2 bên là hợp đồng cho thuê

tài chính được ký trên cơ sở tự nguyện và thiện chí.
Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn chỉ yêu cầu Tòa phúc thẩm xử xác định:
- Hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐ-CTTC chấm dứt trước thời hạn kể từ
ngày màn hình LED gặp sự cố không thể khắc phục được và Công ty TBD nộp đơn
khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ngày 30/4/2003. Công ty cho thuê
tài chính (Bên A) phải có trách nhiệm thu hồi nợ từ tập đoàn Kumgang và thanh toán
cho Công ty Thái Bình Dương 2.386.365.843 đồng, do bên cho thuê tài chính mua bảo
hiểm không đầy đủ.
Đại diện của Công ty cho thuê tài chính đề nghị:
- Bác yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương.
- Hoặc chấm dứt hợp đồng cho thuế tài chính với điều kiện Công ty Thái Bình Dương
phải trả hết tiền cho Công ty cho thuê tài chính.
14

1- Xét yêu cầu của nguyên đơn xin chấm dứt Hợp đồng cho thuê tài chính trước thời
hạn và miễn lãi cho màn hình hỏng không thể phục hồi sửa chữa được và thời điểm
chấm dứt hợp đồng là ngày nguyên đơn gửi đơn ra Trung tâm trọng tài quốc tế.
Án sơ thẩm đã căn cứ vào Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Điều 17 Nghị
định 16/2006/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ và chính các thỏa thuận của hai
bên ký kết tại hợp đồng khẳng định Hợp đồng cho thuê tài chính vì Công ty Thái Bình
Dương là hợp đồng không hủy ngang.
Tại phiên tòa phúc thẩm hai bên đều đồng ý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính nói
trên. Theo quy định ở điểm 3, 4 Điều 27 và khoản 4 Điều 28 Nghị định 16/NĐ-CP; ý
kiến đó là đúng pháp luật, án sơ thẩm xử xác nhận việc chấm dứt hợp đồng cho thuê
tài chính kể từ ngày xử sơ thẩm là không có sơ sở. Mà cần chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn lấy ngày Công ty cho thuê tài chính biết tài sản cho thuê hỏng không thể
phục hồi sửa chữa và ủy quyền cho Công ty Thái Bình Dương gửi đơn đến Trung tâm
trọng tài quốc tế. Đó là ngày 24/7/2003 chứ không phải là ngày 30/4/2003 như đơn
khởi kiện của Công ty Thài Bình Dương.
2- Công ty Thái Bình Dương còn yêu cầu Công ty cho thuê tài chính có trách nhiệm

thu hồi nợ từ Công ty Kumgang và thanh toán cho Công ty Thái Bình Dương
2386.365.843 đồng do bên cho thuê tài chính mua bảo hiểm không đầy đủ.
Án sơ thẩm cho rằng theo quy định ở các Điều 10, 11 của Hợp đồng cho thuê tài chính
thì bị đơn có trách nhiệm mua bảo hiểm, còn bên nguyên đơn có trách nhiệm thanh
toán tiền phí bảo hiểm. Hợp đồng chỉ thỏa thuận bên A làm thủ tục mua bảo hiểm đối
với tài sản thuê, ngoài ra không thỏa thuận mua loại hình bảo hiểm nào khác. Ngày
12/7/2002 bên A đã làm thủ tục mua bảo hiểm thiết bị điện tử, chuyển cho bên B bản
hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận cảo hiểm thiết bị điện tử, ngày19/7/2002 bên A
gửi cho bên B giấy đề nghị chuyển tiền phí bảo hiểm tài sản, trước các sự kiện trên
Công ty Thái Bình Dương không có ý kiến gì.
Ngày 02/7/2003 Công ty bảo hiểm Hà Nội có quan điểm về việc hư hỏng màn hình
LED “Tổn thất này không thuộc phạm vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm của người
bán sản phẩm”. Tại bản hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002 có ghi thỏa thuận tại
điểm 7 Điều 10 như sau: “Bên A không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được
15

giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên B đã thỏa thuận với bên cung
ứng”.
Như vậy với lập luận trên án sơ thẩm kết luận là Công ty cho thuê tài chính đã mua
bảo hiểm tài sản là thực hiện đúng quy định của hợp đồng; Công ty cho thuê tài chính
không vi phạm nghĩa vụ mua bảo hiểm, kết luận đó là đúng pháp luật.
Do đó yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương kiện đòi Công ty cho thuê tài chính
2.386.365.843 đồng do không mua bảo hiểm đầy đủ là không thể chấp nhận.
Tại phiên tòa phúc thẩm Công ty cho thuê tài chính khẳng định chưa bào giờ kiện đòi
Công ty Thái Bình Dương về khoản tiền gốc và lãi trong Hợp đồng cho thuê tài chính,
án sơ thẩm phán quyết buộc Công ty Thái Bình Dương phải bồi thường cho Công ty
cho thuê tài chính là đã giải quyết việc mà đương sự không yêu cầu trái với quy định ở
khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự. Cần hủy phán quyết về phần này của án sơ
thẩm.
- Về yêu cầu Công ty cho thuê tài chính phải có trách nhiệm thu hồi nợ từ tập đoàn

Kumgang theo phán quyết trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
Như phân tích trên, Công ty Thái Bình Dương phải chịu trách nhiệm về sản phẩm khi
ký hợp đồng, nhận tài sản với nhà cung ứng. Mặt khác theo phán quyết của trọng tài
Công ty Thái Bình Dương là nguyên đơn trong vụ kiện và Công ty Kumgang là người
phải trả tiền cho Công ty Thái Bình Dương. Công ty cho thuê tài chính không phải là
chủ thể trong hợp đồng mua bán và trong vụ kiện trước trọng tài.
Tại phiên tòa phúc thẩm Công ty Thái Bình Dương còn yêu cầu Công ty cho thuê tài
chính thực hiện quyền quản lý tài sản là màn hình LED mà hiện nay Công ty Thái
Bình Dương đang phải chi phí quản lý. Xét thấy yêu cầu này của nguyên đơn không có
trong đơn khởi kiện và án sơ thảm chưa xử nên cấp phúc thẩm không xem xét.
Vì các lẽ trên,
Áp dụng khoản 2 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự
QUYẾT ĐỊNH
Sửa án sơ thẩm
16

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 29; khoản 1 Điều 5; Điều 130; Điều 131; Điều 159; Điều
195 Bộ luật tố tụng dân sự
Điều 61; 62; 63 Luật Các tổ chức tín dụng
Khoản 3 Điều 27, khoản 4 Điều 28 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của
Chính phủ
Xử:
1- Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐ-CTTC ngày 10/4/2002 giữa
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Công ty trách
nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương kể từ ngày 24/7/2003.
2- Bác yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình
Dương kiện đòi Công ty cho thuê tài chính 2.386.365.843 đồng.
3- Hủy quyết định của án sơ thẩm phần buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo
và hội chợ Thái Bình Dương phải trả cho Công ty tài chính 2 tỷ đồng tiền gốc và phí
thuê tài chính là 584.020.000 đồng vì án sơ thẩm đã giải quyết ngoài phạm vi đơn khởi

kiện, đơn yêu cầu.
Các quyết định khác của bản án dân sự sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị, có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
Công ty Thái Bình Dương không phải chịu án phí kinh tế phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÖC THẨM
- TAND Tối cao; THẨM PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TÕA
- T.H.A tỉnh Khánh Hòa;
- Các đương sự (theo địa chỉ); (Đã ký)
- Lưu HS.



Hà Tiến Triển

17

2.2. Tóm tắt nội dung vụ án
Ngày 10/4/2002, Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (Bên A), ký hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HD-CTTC với Công ty
trách nhiệm hữu hạn và quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương (Bên B) nội dung cho
thuê một màn hình quảng cáo ngoài trời nhiều mầu làm từ các điốt phát quang như bên
B đề nghị, mục đích sử dụng để kinh doanh các dịch vụ quảng cáo bằng màn hình. Địa
điểm đặt màn hình tại đường Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa.
* Việc thuê và cho thuê được thỏa thuận trên nguyên tắc:
- Bên B lựa chọn tài sản, nhà cung ứng, ký thỏa thuận nguyên tắc với nhà cung
ứng với các điều kiện như chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, bảo hành…Bên B
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề đã hỏa thuận với nhà cung ứng.
- Bên A ký hợp đồng mua thiết bị với nhà cung ứng căn cứ vào thỏa thuận

nguyên tắc đã được ký giữa bên B và nhà cung ứng, tài sản được bàn giao giữa 3 bên,
cả 3 bên sẽ ký vào biên bản nghiệm thu tài sản.
- Căn cứ đề nghị thanh toán của bên B và biện bản nghiệm thu tài sản bên A sẽ
thanh toán cho nhà cung ứng tổng số tiền đầu tư thiết bị.
* Thời hạn thuê là 30 tháng, kể từ ngày bên A thành toán món đầu tiên cho nhà
cung ứng cho đến khi bên B trả hết tiền thuê và phí cho bên A.
* Bên B có nghĩa vụ trả đầy đủ, đúng hạn tiền thuê và lãi suất quá hạn nếu có
theo đúng lịch thanh toán được ký kết kèm theo hợp đồng; thanh toán các chi phí có
liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm,
bảo hiểm đối với tài sản thuê và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
Ngày 01/3/2002 dựa trên thỏa thuận giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng
cáo và hội chợ Thái Bình Dương và Công ty Kumgang AD Systen Corporation – Hàn
Quốc, dựa trên Hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002 ngày 10/4/2002, Công ty cho
thuê tài chính đã ký “ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu”. Theo đó Công ty cho thuê tài
chính ủy thác cho Công ty quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương ký kết hợp đồng
mua bán với nhà cung ứng là Công ty Kumgang AD Systen Corporation – Hàn Quốc
và làm các thủ tục nhập khẩu thiết bị màn hình LED nêu trên. Phí ủy thác 0%.
18

* Thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng ủy thác nhập khẩu.
Ngày 12/4/2002, Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình
Dương đã ký hợp đồng mua bán bảng thông tin LED với người bán là Công ty
Kumgang AD Systen Corporation – Hàn Quốc.
Thời gian bảo hành là 02 năm kể từ ngày hoàn thành lắp đặt và bàn giao bảng
LED cho bên mua. Trong thời gian bảo hành, bên bán có trách nhiệm sửa chữa ngay
những hư hỏng của bảng LED và phải chịu các chi phí. Hợp đồng có hiệu lực kể từ
ngày ký cho đến khi hết thời hạn bảo hành và nếu có tranh chấp sẽ chọn trọng tài
thương mại quốc tế là cơ quan tài phán.
Ngày 03/8/2002 đại diện của ba bên: bên bán, bên mua và bên cho thuê đã ký
biên bản bàn giao lắp đặt màn hình LED. Các bên xác nhận tài sản bàn giao và lắp đặt

phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán và hợp đồng cho thuê tài chính. Màn
hình đã chạy thử tốt.
Ngày 12/7/2002 Công ty cho thuê tài chính cũng đã làm thủ tục mua bảo hiểm
cho màn hình LED nêu trên với tổng số phí là 82.119.847 VNĐ. Thời hạn bảo hiểm là
30 tháng kể từ ngày 12/7/2002 đến hết ngày 12/01/2005. Phía Công ty Thái Bình
Dương đã làm các thủ tục thanh toán tiền phí bảo hiểm đối với Công ty cho thuê tài
chính.
Cuối tháng 11/2002 màn hình LED bắt đầu bộc lộ nhiều sai sót về chất lượng.
Bên bán là Công ty Kumgang đã cho thay thế, sửa chữa nhưng màn hình vẫn bị hỏng
liên tiếp. Nguyên nhân gây ra sự cố màn hình cũng đã được Công ty Kumgang xác
định là do màn hình không khép kín và để nước mưa chảy vào trong gây hỏng các đèn
điôt và các bộ mạch điện bên trong. Công ty Thái Bình Dương đã làm đơn đề nghị bảo
hiểm Hà Nội phải đền bù thiệt hại, sau khi giám định, bảo hiểm Hà Nội đã có văn bản
số 72.HN/KT03 ngày 2/7/2003 từ chối đền bù với lý do: “ Tổn thất là do chất lượng
linh kiện không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam…Tổn thất này không thuộc
phạm vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm của người bán sản phẩm”.
Ngày 30/7/2003 Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình
Dương đã tiến hành khởi kiện tập đoàn Công ty Kumgang AD Systen Corporation ra
19

Trung tâm trọng tài quốc tế, bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,
yêu cầu: Công ty Kumgang phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy
ra do chất lượng hàng cung cấp quá kém, buộc Công ty Kumgang phải nhận lại màn
hình và hoàn trả lại tiền mua màn hinh cho Công ty Thái Bình Dương, đồng thời còn
phải chịu bồi thường thiệt hại.
Ngày 03/6/2004 Trung tâm trọng tài quốc tế đã ra phán quyết vụ kiện số 10/03
theo đó tập đoàn Kumgang phải hoàn trả số tiền mua màn hình là 280.755 USD và bồi
thường thiệt hại thực tế cho Công ty Thái Bình Dương là 573.837.593 VNĐ. Công ty
Kumgang đã có đơn gửi đến Tòa án xin hủy phán quyết của Trọng tài. Ngày
10/01/2004 Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã xử bác đơn yêu cầu xin hủy

quyết định trọng tài vụ kiện số 10/03 được công bố ngày 03/6/2004 của Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương với Công ty Kumgang
AD System Corporation – Hàn Quốc có hiệu lực.
Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương đã gửi đơn
đến cơ quan thi hành án Hà Nội. Ngày 28/3/2005 Phòng thi hành án Hà Nội đã ra
quyết định thi hành án số 48/2005 cho thi hành phán quyết của Trọng tài vụ kiện số
10/03 nêu trên. Tuy nhiên ngày 11/7/2005 cơ quan thi hành án Hà Nội đã ra quyết định
trả lại đơn yêu cầu thi hành án vì lý do bên phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Sau đó, Công ty Thái Bình Dương đã quyết định khởi kiện Công ty cho thuê tài
chính tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã
thụ lý, giải quyết và ra bản án sơ thẩm số 106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08,
15/12/2005.
Ngày 28/12/2005, bị đơn – Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ
Thái Bình Dương có đơn kháng cáo với nội dung kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
2.3. Yêu cầu của các bên trong vụ án
Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn – Công ty Thái Bình Dương yêu cầu Tòa
phúc thẩm xử xác định:
20

- Hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐ-CTTC chấm dứt trước thời hạn kể từ
ngày màn hình LED gặp sự cố không thể khắc phục được và Công ty TBD nộp đơn
khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, ngày 30/4/2003.
- Công ty cho thuê tài chính (Bên A) phải có trách nhiệm thu hồi nợ từ tập đoàn
Kumgang và thanh toán cho Công ty Thái Bình Dương 2.386.365.843 đồng, do bên
cho thuê tài chính mua bảo hiểm không đầy đủ.
Bị đơn, Công ty cho thuê tài chính yêu cầu Tòa án:
- Bác yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương.
- Hoặc chấm dứt hợp đồng cho thuế tài chính với điều kiện Công ty Thái Bình Dương

phải trả hết tiền cho Công ty cho thuê tài chính.
2.4. Vấn đề pháp lý cần giải quyết trong vụ án
Từ nội dung của vụ án, để có thể đưa ra phán quyết cho yêu cầu của các bên, Bản
án của Tòa án cần giải quyết 3 vấn đề pháp lý cơ bản trong vụ án:
- Vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn
- Vấn đề pháp lý về điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng đã ký kết
- Vấn đề pháp lý về trách nhiệm của Công ty cho thuê tài chính trong việc phối hợp
với Công ty Thái Bình Dương đòi nợ tập đoàn Kumgang
2.5. Các quy định pháp luật nội dung mà Tòa án áp dụng trong bản án
Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997
“Điều 61. Cho thuê tài chính
1. Hoạt động cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện qua công ty
cho thuê tài chính.
2. Công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi là bên cho thuê) sở hữu tài sản cho thuê.
Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê hoặc tiếp tục
thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê.
3. Bên thuê và bên cho thuê không được đơn phương huỷ hợp đồng cho thuê.”
Điều 62 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997.
“Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
21

1. Bên cho thuê có những quyền sau đây:
a) Mua, nhập khẩu trực tiếp tài sản theo yêu cầu của bên thuê;
b) Yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo
quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê;
c) Thu hồi tài sản cho thuê và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền
thuê khi vi phạm hợp đồng cho thuê.
2. Bên cho thuê có những nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng mua tài sản, hoàn tất các thủ tục nhập khẩu tài sản, thanh toán toàn
bộ tiền mua tài sản cho thuê;

b) Bồi thường thiệt hại cho bên thuê trong trường hợp bên cho thuê vi phạm hợp đồng
cho thuê.”
Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997.
“Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
1. Bên thuê có những quyền sau đây:
a) Lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với người bán về đặc tính kỹ thuật, chủng
loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài
sản thuê;
b) Trực tiếp nhận tài sản thuê từ người bán theo thoả thuận trong hợp đồng mua tài
sản;
c) Lựa chọn việc tiếp tục thuê hoặc mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê.
2. Bên thuê có những nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê; không
được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được
bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
b) Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê và thanh toán các chi phí liên
quan đến việc nhập khẩu, thuế, bảo hiểm đối với tài sản thuê;
c) Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và những rủi ro mà tài
sản thuê gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác;
d) Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê;
đ) Khi hết hạn thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận
trong hợp đồng cho thuê;
22

e) Bên thuê không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp hoặc để bảo đảm cho
bất kỳ một nghĩa vụ tài chính nào.”
Điều 17 của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về Tổ
chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
“Điều 17.
1. Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về

việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản
khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với quyền và nghĩa
vụ của các bên.
2. Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản phù hợp với quy
định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý khi hợp đồng chấm dứt trước hạn.
3. Bên thuê và bên cho thuê không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng cho thuê
tài chính (trừ những trường hợp được nêu trong Điều 27 của Nghị định này).”
Khoản 3 điều 27, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về
Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
“Điều 27.

3. Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn cho thuê trong trường
hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa.”
Khoản 4 điều 28 nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về Tổ
chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
“Điều 28.

4. Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản
3 Điều 27 của Nghị định này, bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo
hiểm tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên
cho thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán.”

23

III. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG BẢN ÁN
3.1. Vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn
3.1.1. Phân tích giải pháp Tòa án đưa ra cho vấn đề pháp lý
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã xem xét và chấp nhận yêu cầu của
cả hai bên nguyên đơn và bị đơn về việc đồng ý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
số 44/2002/HĐCTTC ngày 10/4/2002 trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều

12 của Hợp đồng. Tại khoản 3 Điều 12 của hợp đồng đã quy định rõ: “Hợp đồng cho
thuê tài chính được chấm dứt trước hạn trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng
không thể phục hồi sửa chữa”. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng việc chấm dứt
hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn trong trường hợp này là phù hợp với quy
định của pháp luật về việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn được
quy định tại Khoản 3 Điều 27 nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001
về Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
Mặc dù đồng quan điểm với Tòa án cấp sơ thẩm về việc chấm dứt hợp đồng cho
thuê tài chính trước thời hạn song Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm về ngày chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính nêu trên. Cụ thể tại
bản án sơ thẩm, cơ quan xét xử đã quyết định ngày chấm dứt hợp đồng cho thuê tài
chính là ngày xét xử sơ thẩm, tức ngày 30/4/2003. Hội đồng xét xử phúc thẩm cho
rằng quyết định này của Hội đồng xét xử sơ thẩm là không có cơ sở và cho rằng ngày
chấm dứt hợp đồng phải là ngày 24/7/2003, tức là ngày Công ty cho thuê tài chính biết
tài sản cho thuê hỏng không thể phục hồi sửa chữa và ủy quyền cho Công ty Thái Bình
Dương gửi đơn đến Trung tâm trọng tài quốc tế.
Về việc xử lý hậu quả khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn,
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “Tại phiên Tòa phúc thẩm Công ty cho thuê tài
chính khẳng định chưa bao giờ kiện đòi Công ty Thái Bình Dương về khoản tiền gốc
và lãi trong Hợp đồng cho thuê tài chính, án sơ thẩm phán quyết buộc Công ty Thái
Bình Dương phải bồi thường cho Công ty cho thuê tài chính là đã giải quyết việc mà
đương sự không yêu cầu trái với quy định của khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân
sự…”. Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định hủy phần xử lý
24

hậu quả khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn mà Tòa án cấp sơ
thẩm đã tuyên.
3.1.2. Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án
Theo quan điểm của chúng tôi, Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân Hà Nội) và
Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án nhân dân tối cao) quyết định chấp nhận yêu cầu của các

bên về việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn là có cơ sở và đúng
quy định pháp luật. Mặc dù, Khoản 3 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 có
quy định rằng hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, song Khoản
3 Điều 17 và Điều 27 của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định những trường hợp
ngoại lệ, các bên được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều
12 của hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC đã quy định rõ: “Hợp đồng
cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất,
hỏng không thể phục hồi sửa chữa”. Đối với vụ án đang được giải quyết, màn hình
LED (tài sản cho thuê) đã bị hư hỏng không thể phục hồi sửa chữa được. Như vậy hợp
đồng cho thuê tài chính giữa Công ty Thái Bình Dương và Công ty cho thuê tài chính
đã thỏa mãn điều kiện cần để được chấm dứt trước thời hạn khi thuộc trường hợp quy
định tại Khoản 3, Điều 27 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và theo Khoản 3, Điều 12 của
hợp đồng đã ký kết. Trong quá trình giải quyết vụ án, cả nguyên đơn và bị đơn đều có
yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn, đây là điều kiện đủ để
Tòa án cấp phúc thẩm quyết định chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số
44/2002/HĐCTTC giữa Công ty Thái Bình Dương và Công ty cho thuê tài chính.
Cách xác định ngày chấm dứt hợp đồng của cơ quan xét xử phúc thẩm trong
trường hợp này là hoàn toàn hợp lí. Vì theo qui định tại Khoản 3 Điều 27 nghị định số
16/2001/NĐ-CP thì cơ sở pháp lí làm hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt là do
“tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa”, cụ thể trong trường hợp
này là do tài sản cho thuê bị hỏng không thể phục hồi sửa chữa được. Như vậy, ngày
chấm dứt hợp đồng phải là ngày mà một trong hai bên của hợp đồng phát hiện ra sự hư
hỏng này đến mức không thể sửa chữa phục hồi được và thông báo cho phía còn lại
được biết.
25

Bản án phúc thẩm chưa giải quyết vấn đề hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp
đồng cho thuê tài chính trước thời hạn. Nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng
cho thuê tài chính trước thời hạn đã được thỏa thuận tại mục 4.4 khoản 4 Điều 12 của
hợp đồng, cụ thể “Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo

khoản 3 của Điều này, sau khi bên B (Công ty Thái Bình Dương) đã trả đủ số tiền thuê
phải trả cho bên A (Công ty cho thuê tài chính) theo hợp đồng thuê và khi bên A
(Công ty cho thuê tài chính) đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh
toán thì bên A (Công ty cho thuê tài chính) sẽ hoàn trả lại cho bên B (Công ty Thái
Bình Dương) số tiền bảo hiểm tài sản”. Thỏa thuận trên của các đương sự phù hợp với
quy định tại Khoản 4 Điều Nghị định số 16/2001/NĐ-CP : “Trong trường hợp hợp
đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định này,
bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi bên thuê đã trả
đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên cho thuê đã nhận được tiền bảo
hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán”. Như vậy, nghĩa vụ thanh toán tiền thuê gốc và
lãi theo hợp đồng của Công ty Thái Bình Dương đã được hai bên thỏa thuận trước và
là hậu quả pháp lý tất yếu của việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời
hạn được quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP. Ngoài ra, trong
quá trình giải quyết vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty
cho thuê tài chính đều khẳng định chỉ chấp nhận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với
điều kiện Công ty Thái Bình Dương phải thanh toán hết tiền thuê gốc và phí thuê theo
hợp đồng.
Do vậy, việc Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng quyết định của bản án sơ thẩm buộc
Công ty Thái Bình Dương thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Công ty cho thuê tài chính là
“đã giải quyết việc mà đương sự không yêu cầu trái với quy định của khoản 1 Điều 5
Bộ luật tố tụng dân sự. Cần hủy phán quyết về phần này của án sơ thẩm ” là không
có căn cứ pháp luật. Bản án cấp phúc thẩm vì thế chỉ mới xử chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn mà không giải quyết hậu quả tất yếu, kéo theo của việc chấm dứt hợp đồng.
Phán quyết trong bản án cấp sơ thẩm buộc Công ty Thái Bình Dương phải trả cho
Công ty cho thuê tài chính số tiền gốc còn lại là 2 tỷ đồng và phí thuê tài chính là
584.020.000 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật.

×