Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 17 trang )

N02. Nhóm 9

LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG
Đề bài: Đề số 10. Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là tốt, là động lực phát triển. Trong kinh doanh, sự cạnh tranh đem
đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích : hàng hóa tốt hơn, giá mua rẻ hơn… Tuy
nhiên, kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị
trường ngày một lớn, cạnh tranh với mục đích hướng tới lợi nhuận cao nhất cho
doanh nghiệp mình dẫn tới tính hai mặt của nó. Nó mang tới lợi ích cho xã hội,
người tiêu dùng, doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể gây ra nhiều hậu quả
bất lợi cho phát triển, ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp khác và người tiêu
dùng. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ đó và đang diễn ra
khá phổ biến tại Việt Nam, điển hình là các quảng cáo và khuyến mại gian dối, chỉ
dẫn gây nhầm lẫn và bán hàng đa cấp bất chính…
Để tìm hiểu về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, và đi sâu về khía cạnh
hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, nhóm em đã lựa chọn đề tài:
Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.

NỘI DUNG
Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 1


N02. Nhóm 9


I. KHÁI QUÁT
1. Khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh
1.1. Khái niệm
Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định:
bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực
trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Tiêu chí chung mà pháp luật các quốc gia thường xác định hành vi cạnh tranh
không lành mạnh đó là “tính trung thực, thiện chí”, “chuẩn mực đạo đức kinh
doanh” hay “tính chuyên nghiệp đúng đắn”…
Bên cạnh các tiêu chí chung đó, pháp luật các quốc gia thường bổ trợ bởi các
hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh.
Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh
tại khoản 4 - Điều 3, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Theo cách tiếp cận này, Điều 39, Luật Cạnh tranh đã liệt kê các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, bao gồm:
-

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh
Gièm pha doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Phân biệt đối xử của hiệp hội
Bán hàng đa cấp bất chính

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh do Chính phủ quy định.
1.2.

Đặc điểm

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 2


N02. Nhóm 9

- Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là các chủ thể kinh doanh trên thị
trường. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong kinh doanh ở mọi
ngành, mọi lĩn vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh.
- Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh.
Các hành vi cạnh tranh trong kinh doanh rất đa dạng, tính không lành mạnh
của hành vi cạnh tranh bị luật cấm được xác định căn cứ vào “các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh”. Các “chuẩn mực” đó được xác định dựa vào:
+ Căn cứ luật định, là những tiêu chuẩn đã được định lượng hóa bằng pháp luật,
một khi hành vi đi trái với các quy định của pháp luật thì sẽ là không lành mạnh.
+ Căn cứ vào các tập quán kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trong đời
sống kinh doanh thị trường.
Đời sống thị trường luôn thay đổi cùng với đó là sự thay đổi về nhận thức về
mức độ ảnh hưởng của từng hành vi trên thị trường. Có những hành vi, vào thời
điểm này có thể là nguy ại cho xã hội nhưng ở tời điểm khác lại không có điều kiện
để gây hại cho đối thủ hay người tiêu dùng, sự thay đổi đó đã khiến cho phạm vi của
khái niệm cạnh tranh không lành mạnh luôn biến đổi.

- Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khác hoặc người tiêu dùng. Đặc điểm về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con người về tính nguy
hại và mức độ xâm hại của hành vi đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
2. Khuyến mại
 Các hình thức khuyến mại:
- Giảm giá.
- Biếu sản phẩm.
- Mua 1 được 2.
- Tặng phiếu rút thăm, cào trúng thưởng.
- Bật nắp trúng thưởng...
 Tác dụng tích cực:
- Bán được nhiều hàng, giảm tồn kho.
- Nhiều giải thưởng có giá trị lớn mà người tiêu dùng khó mà có được.
- Tạo niềm vui cho người tiêu dùng.
Tác dụng tiêu cực:

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 3


N02. Nhóm 9

-

Người tiêu dùng mua những thứ chưa hoặc không cần thiết.
Mua phải hàng giả, hàng xấu.
Mất lòng tin của người tiêu dùng.

Khuyến mại phải xin phép, đăng ký.

3. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Không có khái niệm hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh,
mà hành vi này được pháp luật quy đinh dưới dạng liệt kê. Theo quy định Điều 46
Luật Cạnh tranh, Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa
dối khách hàng;
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức
khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi
hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng
để dùng hàng hóa của mình;
- Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
 Hình thức xử lý
- Theo quy định Điều 36 Nghị định số 120, doanh nghiệp thực hiện một trong
các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng nếu việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thuộc một trong các
trường hợp sau :
- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang
thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm
sóc sức khoẻ;
- Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên.

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng


Page - 4


N02. Nhóm 9

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng
một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao
gồm:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được
từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc cải chính công khai.

II. VỤ VIỆC THỰC TIỄN
1. Vụ việc
Chương trình khuyến mại "Trúng lốp bốp" của công ty TNHH sữa
Foremost. (kéo dài từ 14/12/2000 đến 15/1/2001)
Bà Trần Thanh Tâm (quận 5, TP. HCM) mua sản phẩm sữa Yo-most của công
ty TNHH sữa Việt Nam Foremost với hy vọng đoạt giải trong chương trình khuyến
mãi “Trúng lốp bốp” và theo thể lệ bà Tâm đạt giải thưởng 100 triệu đồng khi hộp
sữa của khách hàng có ba ngôi sao ở bên trong. Tuy nhiên khi nhận giải thưởng thì
bà Tâm chỉ nhận được một chiếc máy ảnh canon trị giá 1,5 triệu đồng. Lí do được
đưa ra là ba ngôi sao đó không nằm liền nhau, chia làm hai cụm, một cụm 2 ngôi
sao (tương ứng giải thưởng một hộp sữa) và một cum một ngôi sao (tương ứng giải
thưởng là chiếc máy ảnh). Khách hàng chỉ được quyền nhận một trong 2 giải thưởng
trên.
Bà Tâm nói “Tôi không biết sao rời hay sao liền thì mới được trúng thưởng,
vì mẫu quảng cáo không giải thích điều đó. Tôi chỉ biết trong hộp sữa có ba ngôi sao
và tôi có quyền nhận giải”.

Ông Trần Quốc Sở, trợ lý phụ trách nhãn hiệu của Công ty giải thích:
“Nguyên nhân của sự cố này là do lỗi kỹ thuật in. Mà trong sản xuất, xảy ra lỗi vẫn
được cho phép với tỷ lệ nhỏ”. Ông Sở cho biết thêm, diện tích hộp sữa quá nhỏ,

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 5


N02. Nhóm 9

không thể ghi chữ liên tục mà chỉ vẽ hình biểu tượng nên trong thể lệ khuyến mãi
không có quy định các ngôi sao phải liền nhau.
2. Bình luận
Trước hết, thời điểm xảy ra vụ việc này là vào đầu năm 2001, khi đó Luật
Cạnh tranh chưa ra đời, nói cách khác, hành vi khuyến mại của doanh nghiệp nếu có
sai phạm gây ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh khác rất khó xử lý. Năm 2004,
Luật Cạnh tranh ra đời đã quy định rõ ràng, cụ thể hóa hơn. Từ đó ta có thể xác định
hành vi vi phạm của công ty TNHH sữa Việt Nam theo Luật Cạnh tranh 2004.
Trong vụ việc trên công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost đã treo giải thưởng
lớn lên tới 100 triệu đồng nhằm lôi kéo khách hàng mua sản phẩm sữa của mình.
Tuy nhiên công ty đã hoặc là cố tình đưa ra điều kiện để được nhận giải không cụ
thể, rõ ràng hoặc là in ấn ngôi sao bên trong vỏ hộp không chính xác.
Theo như giải thích trên của ông Trần Quốc Sở (trợ lý phụ trách nhãn hiệu
của Công ty): Nguyên nhân của sự cố này là do lỗi kỹ thuật in, mà trong sản xuất,
xảy ra lỗi vẫn được cho phép với tỷ lệ nhỏ. Thêm nữa, là diện tích hộp sữa quá nhỏ,
không thể ghi chữ liên tục mà chỉ vẽ hình biểu tượng nên trong thể lệ khuyến mãi
không có quy định các ngôi sao phải liền nhau.
Giải thích này là hoàn toàn không hợp lý. Như vậy, có thể xác định đây là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh , Công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost đã vi

phạm điểm 7 Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004 “khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh”.
Căn cứ vào những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi ở đây là doanh nghiệp theo quy định của
Luật Cạnh tranh - công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost.
- Thứ hai, hành vi gian dối về giải thưởng là hành vi của bên vi phạm đã đưa ra
thông tin sai lệch về giải thưởng trao giải thưởng không đúng nội dung cam kết,
công bố trong bản thể lệ khuyến mại hay các thông tin quảng cáo trước khi thực
hiện chương trình khuyến mại. Hành vi này có tính chất lôi kéo bất chính người tiêu
dùng để họ tham gia chương trình khuyến mại.

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 6


N02. Nhóm 9

Công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost đã treo giải thưởng lớn lên tới 100
triệu đồng, đây là số tiền rất lớn. Như vậy, công ty đã lợi dụng lợi ích vật chất để
khuyến khích, lôi kéo khách hàng mua sữa của mình đó tăng khả năng cạnh tranh với
các với các đối thủ khác trên thị trường.
- Thứ ba, trong vụ việc này, Công ty sữa Foremost đã lập lờ trong việc đưa ra
thể lệ khuyến mại. Khi thực hiện chương trình khuyến mại thì điều lệ khuyến mại
rất quan trọng, phải được chính xác từng câu chữ. Trong trường hợp trên, khi bà
Tâm nhận được đủ điều kiện do thể lệ khuyến mại đặt ra, tin tưởng rằng mình đã
giành được phần thưởng khuyến mại độc đắc. Thế nhưng thông qua những rào cản
của thể lệ không được quy định rõ ràng ngay từ đầu, đổ lỗi cho kĩ thuật in mà công
ty sữa Foremost đã không trao giải thưởng cho khách hàng đạt giải.
- Thứ tư, hành vi gian dối giải thưởng ở đây thể hiện rõ ở việc công ty đã không

giải thích rõ ràng yêu cầu để trúng thưởng như thế nào. Chỉ khái quát chung chung
là có 3 ngôi sao trong hộp sữa, mà không đưa ra bất kì yêu cầu nào về hình thức, sự
liên kết của các ngôi sao. Dẫn đến việc khách hàng tin tưởng rằng mình trúng
thưởng, cuối cùng không được giải thưởng 100 triệu như công ty đưa ra trước đó vì
3 ngôi sao không dính liền nhau, mà tách rời thành 2 cụm.
- Thứ năm, hành vi này của công ty đã gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của
khách hàng đó là giải thưởng 100 triệu đồng. Mặt khác, việc đưa ra giải thưởng lớn
rất có thể đã khiến cho khách hàng của các công ty sữa khác chuyển sang sử dụng
sữa của công ty sữa Việt Nam Foremost nhằm tìm kiếm vận may cho mình khiến
cho lượng khách hàng của doanh nghiệp sữa khác giảm sút.
 Từ những lí do trên có thể xác định được hành vi của công ty TNHH sữa Việt
Nam Foremost là “Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng” quy định tại
khoản 1 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004.
Điều 46. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 7


N02. Nhóm 9

1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để
lừa dối khách hàng;
3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức
khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng
đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó

đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;
5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
Cách giải quyết và ý kiến của nhóm
Ở thời điểm Công ty TNHH vi phạm về vấn đề khuyến mãi, Luật Thương mại
chưa có chế tài, và Luật Cạnh tranh cũng chưa ra đời nên các cơ quan chức năng rất
khó xử lý.
 Do vậy theo ý kiến của nhóm sẽ áp dụng các quy định của Luật cạnh tranh để
giải quyết vụ việc trên:
Công ty TNHH sữa Foremost phải trao giải thưởng cho bà Tâm đã trúng
thưởng theo chương trình khuyến mại mà công ty đã tổ chức.
Vì theo mẫu quảng cáo không giải thích rõ là 3 ngôi sao có liền nhau hay
không? mẫu quảng cáo chỉ cần trong hộp sữa của khách hàng mua có 3 ngôi sao là
trúng giải thưởng trị giá 100 triệu việt Nam đồng.
Công ty sữa Foremost đã lập lờ trong việc đưa ra thể lệ khuyến mại. Khi thực
hiện chương trình khuyến mại thì điều lệ khuyến mại rất quan trọng, phải được
chính xác từng câu chữ. Việc công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost không đưa ra
thông tin đầy đủ, chính xác, bắt người tiêu dùng phải hiểu theo ý của mình khuyến
mãi là thể hiện tinh thần thiếu trách nhiệm với khách hàng.
Mặt khác, khi bà Tâm nhận được đủ điều kiện do thể lệ khuyến mại đặt ra, tin
tưởng rằng mình đã giành được phần thưởng khuyến mại là 100 triệu đồng. Thế
nhưng, thông qua những rào cản của thể lệ không được quy định rõ ràng ngay từ
đầu, đổ lỗi cho kĩ thuật in mà công ty sữa Foremost đã không trao giải thưởng cho
khách hàng đạt giải…

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 8


N02. Nhóm 9


Lỗi in chữ sai sót là thuộc về công ty vì thế công ty phải có trách nhiệm trao
giải thưởng cho bà Tâm cũng như các khách hàng khác đã trúng giải như đã thông
báo thể loại giải thưởng mà khách hàng trúng thưởng trong thời gian khuyến mại.
Chế tài
- Thứ nhất, Công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost đã vi phạm điểm 7 Điều
39 LCT năm 2004 “khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”
Khoản 1 Điều 46 quy định về khuyến mại nhăm cạnh tranh không lành mạnh.
“Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng”.
Theo Điều 36 Nghị Định chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09
năm 2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó:
“Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối
khách hàng;
c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến
mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
d) Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng
hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để
dùng hàng hóa của mình.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2
Điều 10 của Nghị định này;

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng


Page - 9


N02. Nhóm 9

b) Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mành còn có thể
bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
 Như vậy, Công ty TNHH sữa Việt Nam Foremost có thể bị áp dụng chế tài
theo Khoản 1 - Điều 36 Nghị Định chính phủ số 120/2005/NĐ-CP. Hành vi khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Công ty có thể bị xử phạt tối đa là
25.000.000 đồng.
- Thứ hai, Điều 117 Luật cạnh tranh còn quy định các hình thức xử phạt vi
phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hâu quả:
“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau đây:
a)cảnh cáo;
b)phạt tiền;
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về
cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật cạnh
tranh…”
Ngoài ra nếu việc khuyến mại gian dối này gây thiệt hại cho khách hàng thì
công ty còn phải bồi thường thiệt hại, nếu có dấu hiệu tội phạm còn có thể bị xử lí
về hình sự.

Như vậy có thể nói, về phía nhà quản lí, cần xem xét kĩ hiện tượng này, bởi
việc quy định điều lệ khuyến mại không rõ là kẽ hở để các doanh nghiệp không chịu
thực thi trách nhiệm trao giải thưởng cho khách hàng trúng thưởng, đặc biệt đối với
những giải thưởng có giá trị lớn.

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 10


N02. Nhóm 9

III.

NHỮNG VƯỚNG MẮC CÒN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI KHUYẾN MẠI
NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Những vướng mắc còn tồn tại
Đối với Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh
- Thứ nhất, trong điều kiện mới được thành lập chưa lâu, số lượng chuyên gia
cạnh tranh còn ít thì việc đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên, chuyên gia,… chỉ mới
đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chất lượng vẫn còn hạn chế. Số lượng các điều
tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh
nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng.
- Thứ hai, qua gần một thời gian hoạt động, Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa
có nhiều động thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội và chức
năng chuyên biệt của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước. Cộng đồng đối với Luật
Cạnh tranh dừng lại ở mức “biết Luật Cạnh tranh” và nhận thức về cơ quan quản lý
cạnh tranh cũng không khả quan hơn.

- Thứ ba, hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định “ôm đồm” quá nhiều
chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các
hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống
bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.
Có một thực tế là không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào trên thế giới được quy
định nhiều chức năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về
các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam. Điều
này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh trong
thời gian qua.
- Thứ tư, trên thực tế, hoạt động của Hội đồng cạnh tranh trong thời gian qua
khá mờ nhạt, dường như trở thành “cái bóng” của Cục Quản lý cạnh tranh. Số lượng
vụ việc hạn chế cạnh tranh đã xử lý dừng ở mức khiêm tốn. Hội đồng cạnh tranh

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 11


N02. Nhóm 9

cũng gặp những khó khăn như: hầu hết các thành viên đều kiêm nhiệm, bộ máy còn
chưa hoàn chỉnh về nhân sự và biên chế.
Đối với các doanh nghiệp
- Cạnh tranh bao giờ cũng là thứ áp lực rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trên
thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường,
thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp
cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn
sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh bị coi là “xấu”, là “không đẹp” hay nói
cách khác là “không lành mạnh”. Các doanh nghiệp thường xuyên đưa rất nhiều
“chiêu” khuyến mại nhắm lôi kéo khách hàng, nhưng trong đó có bảo nhiêu “chiêu”

đưa ra được coi là cạnh tranh lành mạnh?
- Đưa ra quá nhiều thông tin như : khuyến mại “khủng”, khuyến mại “giật
gân”… gây bất lợi cho đối thủ.
- Sự hiếu kỳ và hám lợi luôn tồn tại trong con người của các nhà kinh doanh, sử
dụng quảng cáo và khuyến mại trực tiếp nhằm xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm, của
mình.
Nếu như quảng cáo là hình thức thỏa mãn tính hiếu kì bằng thông tin, đưa ra
cho thị trường, thì khuyến mại là việc dùng lợi ích vật chất để khuyến khích, mua
hàng. Theo đó, người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, có
khuyến mãi sẽ được dành cho những lợi ích vật chất nhất định ngoài giá trị sử, dụng
của hàng hóa, dịch vụ. Những lợi ích đó có thể kèm theo những hàng hóa, dịch vụ,
cũng có thể thõa mãn trước hoặc sau khi mua hàng. Các hình thức khuyến mãi được
thừa nhận rộng rãi gồm: Đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử mà không phải trả
tiền, tặng hàng hóa. Cung ứng dịch vụ không phải trả tiền, tổ chức các giải
thưởng…cho dù được tổ chức dưới hình thức nào thì các lợi ích mà khách hàng
được hưởng chỉ là những biện pháp kích thích tiêu thụ sản phẩm và luôn có một giới
hạn nhất định cả về thời gian và không gian của thị trường và giá trị của chương
trình khuyến mại.

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 12


N02. Nhóm 9

- Có rất nhiều doanh nghiệp sau khi tổ chức rút thăm xác định người trúng
thưởng, doanh nghiệp không thông báo công khai trên đài báo, chỉ gửi bản danh
sách trúng thưởng đến Sở Thương mại, dẫn đến tình trạng gian lận về giải thưởng .
Đối với khách hàng, người tiêu dùng

- Khách hàng và người tiêu dùng ở thế yếu, kiến thức về pháp luật vẫn còn hạn
chế, chưa thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị doanh nghiệp xâm phạm lợi ích.
- Vẫn còn 1 số bộ phận quá tin tưởng vào các “chiêu” khuyến mãi mà các
doanh nghiệp đưa ra, ra sức mua sản phẩm với “cơ may” trúng thưởng.
- Không đọc kĩ thông tin, hướng dẫn về giải thưởng….
2.
-

Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh
Thúc đẩy môi trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.
Đồng bộ hóa các quy định của pháp luật.
Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành

mạnh gây ra.
- Hoàn thiện pháp luật hình sự để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh.
- Về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Tạo điều kiện cho người tiêu dùng tham gia giám sát và phát hiện các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.

KÊT LUẬN

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng


Page - 13


N02. Nhóm 9

Qua việc tìm hiểu đề tài trên, ta nhận thấy rằng chỉ riêng khía cạnh về cạnh
tranh không lành mạnh đã có khá nhiều bất cập, đòi hỏi không chỉ hoàn thiện hơn về
vấn đề pháp luật, mà bên cạnh đó cũng cần có hiểu biết,ý thức của các doanh
nghiệp, người tiêu dùng…để cạnh tranh không phát huy mặt trái của nó./

~~~~~***~~~~~

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011;
2. Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Hỏi đáp về Luật cạnh tranh Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học (Chuyên đề về Luật cạnh
tranh), số 6/2006;
4. Luật cạnh tranh năm 2004;

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 14


N02. Nhóm 9

5. Nghị định 120/2005/NĐ-CP Ngày 30 tháng 09 năm 2005 Quy định về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
6. />7. />8.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Trang
1

NỘI DUNG

2

I.

Khái quát

2

1.

Khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh
1.2. Khái niệm
1.3. Đặc điểm
Khuyến mại
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Vụ việc thực tiễn

2

2
3
4
4
6

2.
3.
II.

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page - 15


N02. Nhóm 9

1.
2.
III.

Vụ việc
Bình luận
Những vướng mắc còn tồn tại và kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật liên quan đến hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh

6
6
12


1.
2.

Những vướng mắc còn tồn tại
Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh

12
14

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

15

Page - 16



×