Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tình huống 6 bài tập cá nhân 1 công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.81 KB, 4 trang )

TÌNH HUỐNG 6:
Ngày 15/2/2011, biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ ra tại Benghazi, thành phố miền
Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức. Ngay từ những
ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người chống đối với hy vọng
sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực
lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn
vào những người biểu tình, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Xung đột vũ trang giữa quân đội Chính phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một
cuộc nội chiến. Trước tình hình đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an LHQ thông qua
Nghị quyết số 1973 áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép "sử dụng các biện pháp
cần thiết" nhằm bảo vệ thường dân. Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc
gia thành viên của LHQ đã tiến hành tấn công Libya. Chính quyền của tổng thống Libya
đã chỉ trích hành động tấn công là can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền
của Libya.
- Bình luận về tính pháp lý của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an LHQ.
- Hành động tấn công Libya của một số quốc gia thành viên LHQ có hợp pháp hay
không? Vì sao?


1. Để xác định tính pháp lý của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc,
chúng ta cần chỉ rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất
tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những
người biểu tình, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ
trang giữa quân đội Chính phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội
chiến. Hơn nữa trên thực tế , cuộc chiến này không chỉ ảnh hưởng tới dân thường Libya
mà còn ảnh hưởng tới cả những người nước ngoài tại Libya. Có thể thấy cuộc chiến này
mà đã ảnh đe dọa tới tình hình hòa bình, an ninh thế giới.
Thứ hai, căn cứ vào các điều khoản quy định tại Chương VII – “Hành động trong
trường hợp hòa bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược” của Hiến chương
Liên hợp quốc 1945:


Điều 39: “Hội đồng Bảo an xác định sự tồn tại mọi sự đe doạ hòa bình, phá hoại hòa
bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp
nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và
an ninh quốc tế.”
Điều 41: “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được
áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy.
Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt,
đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc
khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.”
Điều 42: “Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không
thích hợp, hoặc không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi
hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy
trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những
cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải,
lục, không quân của các Thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.”
Do đó, Hội đồng bảo an LHQ có quyền quyết định các biện pháp áp dụng phù hợp để
duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Mà cụ thể trong trường hợp này, Liên


Hợp Quốc đã áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 42 vì đây là một cuộc xung đột với
mức độ hết sức nghiêm trọng và các biện pháp quy định tại Điều 41 là hoàn toàn không
phù hợp.
Thứ ba, Hiến chương Liên Hợp Quốc là hiến pháp của Liên Hiệp Quốc. Như vậy,
Hiến chương Liên Hợp Quốc là nguồn của Luật quốc tế.
Thứ tư, Libya là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Điều đó có nghĩa là trường
hợp của Libya hoàn toàn nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiến chương LHQ.
Từ những lý do trên, có thể khẳng định, nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an
phù hợp với Luật quốc tế.


2. Hành động tấn công Libya của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc có hợp pháp
hay không? Vì sao?
Hành động tấn công Libya của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc là hợp pháp
vì căn cứ quy định tại Điều 42 của Hiến chương Liên Hợp quốc:
“Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp,
hoặc không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động
của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc
khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu
dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không
quân của các Thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.”
Trong tình huống trên đây, căn cứ vào tình hình thực tế, Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc xác định sự kiện biểu tình và bạo loạn ở Libya là hết sức nghiêm trọng, đe dọa hòa
bình, an ninh quốc tế đồng thời nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích
hợp thì Hội đồng bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân
mà Hội đồng xét thấy cần thiết cho việc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế mà không
bị coi là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Libya. Những hành động này cụ thể ở đây
là áp đặt vùng cấm bay ở Libya và "sử dụng các biện pháp cần thiết" nhằm bảo vệ thường
dân do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.
Vì vậy có thể khẳng định lại rằng hành động tấn công Libya của một số quốc gia thành
viên LHQ dựa trên Nghị quyết số 1973 đã được Hội đồng bảo an LHQ thông qua là hoàn
toàn hợp pháp.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945,
2. Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân,
Hà Nội - 2004.




×