MỤC LỤC
Trang
I/ Mở bài......................................................................1
II/ Cơ sở lý luận..........................................................1
III/ Thân bài................................................................3
a. Tình huống 1.......................................................3
b. Tình huống 2.......................................................4
c. Tình huống 3........................................................7
IV/ Giải pháp kiềm chế lạm phát................................9
1
I/ MỞ BÀI:
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là thước đo sự ổn định của nền
kinh tế vĩ mô và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bất kỳ một nền kinh tế nào
cũng chịu sự tác động của lạm phát, tuỳ thuộc vào mức độ cao hay thấp mà
thôi. Nếu tỉ lệ lạm phát thấp, không đáng kể thì nó có tác động tích cực tới
nền kinh tế nhưng nếu chỉ số lạm phát cao sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng
kéo dài, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp để giảm lạm phát hiệu quả
là một vấn đề làm đau đầu các chuyên gia kinh tế thế giới.
Ở Việt Nam, sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1985-1992
mà nguyên nhân chính là lạm phát, giờ đây nền kinh tế đang từng bước được
xây dựng, phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên từ năm 2004 bắt đầu xuất hiện
trở lại tình trạng lạm phát với tỉ lệ cao (19,89% trong năm 2008). Lạm phát
cao đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tới vấn đề sản xuất, lưu thông, tới đời
sống của mọi người dân trong xã hội… Trước thực tế đó, kiềm chế lạm phát
là vấn đề cấp thiết. Đi vào tìm hiểu 3 tình huống thực tế chúng ta sẽ thấy rõ
tác động của lạm phát đến: đời sống, sản xuất, lưu thông và từ đó đề xuất một
số biện pháp cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam hiện nay.
- Tình huống 1: Gía lương thực, thực phẩm tăng cao - sức ép với các hộ
gia đình nghèo.
- Tình huống 2: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trước cơn bão giá.
- Tình huống 3: Ngân hàng “ứng phó” với lạm phát.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chức năng là phương tiện lưu thông của tiền tệ, tiền giấy được ra
đời khi giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp hơn so với giá trị danh nghĩa
của nó. Nhà nước in tiền giấy, đưa vào lưu thông theo quy luật lưu thông của
tiền giấy bởi lẽ, tiền giấy bản thân không có giá trị mà là ký hiệu của tiền
vàng. Khi khối lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá lượng tiền cần thiết
thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xảy ra khiến mức
2
giá cả chung tăng lên. Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình
theo thời gian.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu
hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền
kinh tế đó là GNP
danh nghĩa
/GNP
thực tế.
Trong thực tế thường được thay thế bằng
một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số
giá cả sản xuất.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng
hóa và dịch vụ tiêu biểu của nền kinh tế trong một thời kì nào đó.
I
P
= Σi
p
. d
Trong đó: I
P
: Chỉ số giá cả của giỏ hàng hóa
i
P
:Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng
d : Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại
Nhóm hàng trong d sẽ có Σd = 1 nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Thường thì người ta lựa chọn một thời kì cố định nào đó làm gốc để tính chỉ
số giá cả và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hóa. Thời kì gốc để tính
chỉ số giá cả và tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc)
hoặc cũng có thể khác nhau( năm gốc tính giá khác với năm gốc tính cơ cấu
tiêu dùng).
Khác với tỷ số giá tiêu dùng, chỉ số giá cả sản xuất phản ánh sự biến động giá
cả đầu vào, thực chất là sự biến động của chi phí sản xuất. Xu hướng biến
động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động hàng hóa trên thị
trường. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số giá được dùng để biểu hiện lạm phát là
chỉ số giá tiêu dùng( được tính cho hàng tháng, hàng quý, hàng năm).
3
III/ THÂN BÀI:
a. Tình huống 1: Gía lương thực, thực phẩm tăng cao - sức ép với các hộ
gia đình nghèo
Theo báo cáo sơ bộ về tác động của lạm phát đến nghèo đói và việc làm
từ Viện khoa học lao động và xã hội (Bộ lao động thương binh và xã hội)
trong giai đoạn 1998-2006, mức gia tăng chi tiêu bình quân của các hộ gia
đình khá cao, tới 10,4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mức chi tiêu bình
quân của nhóm các hộ gia đình nghèo chỉ tăng 9,3%. Khi lạm phát tăng, giá
lương thực, thực phẩm tăng cao, những hộ gia đình nghèo là thành phần bị
ảnh hưởng nặng nề hơn cả vì chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm
chiếm tới 70% tổng chi tiêu trong thu nhập. Trong khi mức chi tiêu trong tổng
thu nhập tăng cao, lạm phát tác động mạnh mẽ thì thu nhập của người dân
(đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập cố định) ít được thay đổi và những hộ
gia đình nghèo tăng rất chậm, không thể kịp thời thích ứng với mức tăng của
giả cả thị trường. Đặc biệt phải kể đến thu nhập của người lao động trong khu
vực nông thôn và lao động nông nghiệp chỉ tăng bình quân mỗi năm 5%.
Trong khi đó, những tháng đầu năm 2008, nhóm hàng lương thực, thực phẩm
tăng 19% và phi lương thực, thực phẩm tăng đến 6%. Theo đó, chi tiêu của
các hộ gia đình nghèo sẽ phải giảm khoảng 9,8%.
Trao đổi về ảnh hưởng của lạm phát đến thu nhập của hộ gia đình, bà
Nguyễn Lan Hương - Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho
hay, nếu so thời điểm cuối năm 2007 với năm 2006, thu nhập thực tế (tính
trên sức mua của đồng tiền) của những người nghèo thuộc nhóm chi tiêu thấp
nhất đã bị giảm 293.000 đồng/hộ, nhóm cận nghèo bị giảm 115.000 đồng/hộ,
còn của những nhóm gia đình trung bình, khá và giàu đều tăng. Giá lương
thực, thực phẩm tăng cao dẫn đến hậu quả tất yếu là ngày càng có nhiều hộ
rơi xuống nghèo đói. Chuẩn nghèo năm 2005 được áp dụng cho giai đoạn
2005-2010 là 200.000đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và
4
260.000đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Nhưng với tốc độ tăng giá như
cuối năm 2007 và cuối năm 2008, mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi
lương thực, thực phẩm để cung cấp đủ 2.100 kcalo/người/ngày phải chi tiêu
đến 383.000đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và khoảng
310.000đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn. Do tác động của lạm phát và
giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao, số hộ nghèo của cả nước đã ngày càng
tăng thêm. Tính đến cuối năm 2007, số hộ nghèo đã tăng thêm 335.000 hộ so
với thời điểm cuối năm 2006.
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới đời sống vật chất của người
dân mà còn dẫn đến những hệ lụy khác trong đời sống tinh thần. Cuộc sống
tinh thần của người dân nghèo vốn dĩ không được thoải mái nay lại lo âu,
căng thẳng nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì mối lo
cơm áo gạo tiền. Khi không đủ tiền lo cho cuộc sống thì những người nghèo
cũng không có thời gian để suy nghĩ đến những vấn đề khác, họ không thể chi
tiêu vào vui chơi giải trí hay hội họp...
Qua phân tích ở trên, ta thấy người dân nhất là những người làm công
ăn lương, những hộ nghèo phải chịu tác động trực tiếp của lạm phát trong cơn
bão tăng giá. Lạm phát đã làm cho cuộc sống của người dân nghèo ngày càng
cơ cực và khốn khó, mức sống và phúc lợi của họ giảm đáng kể, nhiều hộ rơi
vào tình trạng nghèo đói. Lạm phát đang ngày càng tác động mạnh tới đời
sống của những người nghèo.
b. Tình huống 2: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trước cơn bão giá
Khi xét chi phí hoạt động của một công ty sản xuất bánh kẹo, cần xem
xét ở tất cả các công đoạn, quy trình từ mua nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi
phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiền lương cho công nhân… Ta cần làm
một phép so sánh về sự thay đổi giá cả trong những năm gần đây để thấy rõ
tác động của lạm phát đến việc sản xuất kinh doanh của công ty này.
5