Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tìm hiểu về múa rối nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.99 KB, 35 trang )

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ST
T

NỘI DUNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

1

Nguồn gốc

Cao Ngọc Ánh

2

Sân khấu

Trịnh Thị Lan Anh

3

Con rối và máy điều khiển

Hà Thị Minh Huệ

4

Trò và tích trò

Nguyễn Thị Lan Anh


(58DDL25013)

5

Âm nhạc

Nguyễn Thị Thu Hoa

6

Phường hội và nghệ nhân

Phạm Thị Mỹ Linh

7

Hệ thống các phường rối cổ truyền

Đinh thị Lan Anh
Nguyễn Thị Lan Anh
(58DDL25014)

8

Biểu diễn múa rối gắn với hoạt động du lịch Nguyễn Thị Thanh Mai
Hoàng Tuấn Minh

9

Tổng hợp Word và in bài


Nguyễn Thị Thu Ba
(0349129292)

10

Powerpoint

Nguyễn Thị Thùy Linh
(58DDL25113)

11

Thuyết trình

Hoàng Thị Hà


I. NGUỒN GỐC
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân
khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một
nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật
truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt
Nguồn gốc Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình
thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010-1225). Theo thời gian, nghệ thuật
múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú
chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội
Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam là bia tháp
Sùng Thiện Diện Linh, dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng
đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng

sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng
cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là
dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi
phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng
đội xênh xang".

II, CÁC THÀNH TỐ CỦA SÂN KHẤU RỐI
1, Sân khấu và buồng trò
1.1 Sân khấu
Sân khấu múa rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò. Giống như tên gọi
của loại hình nghệ thuật này, sân khấu của múa rối nước đặc biệt chính là mặt
nước phía trước buồng trò tạo sân khấu biểu dễn múa rối nước y như ban thờ lớn
ở Đình, Chùa của người Việt, giống như là một đình làng thu nhỏ lại với những
mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.. Sân khấu được trang bị cờ,
quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống,
mò, tù và, chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước


lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo. Sân khấu múa rối nước
hường là ao, hồ của làng tiện cho dân chúng thưởng thức. Được gọi” là thủy
đình “ hay “nhà rối” gồm hai tầng , tầng trên được dùng để thờ tổ, tầng dưới
được dùng để làm hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân nghâm mình biểu
diễn. Về Cấu tạo của sân khấu múa rối nước. Tổng thể sân khấu múa rối nước
chủ yếu được dựng ngoài trời, gồm:
– Một: Buồng trò – dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước để che
nghệ nhân đứng sau điều khiển các quân rối. – Hai: Sân khấu – khoảng mặt
nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có lan can thấp kéo từ hai nhà nanh
hai bên, nơi quân rối hoạt động.
– Ba: Nơi người xem – khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng
cây trồng quanh ao, hồ

1.2 Buồng trò
Buồng trò múa rối là nhà rối hay thủy đình đây là nơi dấu mình của các nghệ
nhân, đồng thời đây cũng là nơi để con rối để sắp trò và để nhạc công biểu diễn.
Buồng trò được dựng giữa ao, hồ, che kín và có mành treo cửa trước để che
nghệ nhân đứng sau điều khiển . Về cấu tạo, buồng trò được dựng với cấu trúc
cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Buồng trò
được trang bị cờ, quạt, voi lọng, cổng hàng mã Trên thực tế nó có cấu trúc hình
vuông , mái lợp được chia làm 2 lớp : âm dương, bốn cột cái đỡ các mái trên.
Mười hai cột con sắp thành hàng quanh bốn bên đỡ mái dưới , cả hai mái đều
được lợp bằng ngói mũi xếp chồng lên nhau theo hình vẩy cá, nơi giáp góc các
mái đều được làm thành những đầu dao uốn lượn cong lên. Dù được xây bằng
gạch hay dựng bằng gỗ thì thủy đình vẫn mở thông ra bốn phương. Vì được xây
dựng trên ao hồ lên khi dựng thủy đình thường rất là chi tiết và cẩn thận, chọn
lựa những vật liệu tốt để làm ,do đó mà thủy đình có thể được sử dụng trong
khoảng thời gian dài. Tư duy của người Việt thường gắn giá trị thẩm mĩ với giá
trị ích dụng, bởi vậy thủy đình với cấu trúc như kia sẽ không có nhiều công năng
sử dụng do đó mà số lượng thủy đình ở các phường rối có ít đi . Tuy nhiên tính


độc đáo của thủy đình rối nước là ở chỗ nó thường tọa lạc ở giữa các ao làng, hồ
trong một tổng thể không gian kiến trúc của đình, đền, chùa , miếu... Chính vì
thế nên hoạt động biểu diễn rối nước cũng được lựa chọn vào những dịp lễ hội
quan trọng. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con
rối , họ thao tác từng cây sào, thừng , vọt hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố
trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Và chỉ xuất hiện trước mặt khán giả vài giây để
chào cảm ơn sau khi kết thúc tiết mục.

2, Con rối và máy điều khiển
2.1 Con rối
Con rối là công cụ nghệ thuật của nghệ sĩ múa rối, là cơ sở vật chất và kỹ thuật

của nghệ thuật múa rối nói chung và rối nước nói riêng.
Con rối là loại “diễn viên đặc biệt” do hai người tạo ra: người nghệ sĩ tạo hình
và người điều khiển rối. Ở chèo, tuồng, cải lương, kịch nói… ta mới chỉ sáng tạo
ra trang trí, hóa trang, phục trang… còn ở múa rối ta phải sáng tạo ra cả con rối
để làm diễn viên.
Chất liệu làm nên con rối cạn có thể là gỗ, vải, giấy, nan đan, chất dẻo… nhưng
đối với rối nước, do các con rối phải “sống” trong môi trường nước nên chất liệu
phải là: gỗ vông, gỗ sung, gỗ dổi – những loại gỗ nhẹ và ít chịu nước.... Các
phường rối nước ưa dùng gỗ sung để tạc quân vì vừa dễ kiếm lại dễ đục đẽo lúc
còn tươi, rất nhẹ và dai lúc khô.
Công việc tạo hình con rối nước của các nghệ nhân thường được chia ra thành
từng phần riêng như tạc gỗ, sơn thếp, làm máy và lắp máy. Con rối được tạc theo
lối lắp ghép nhiều chi tiết trong một thân hình, thường cao 30 - 40cm (trừ con
rối Tễu, rối Tiên cao khoảng 80cm) với những màu sắc, đường nét chung chung.
Con rối nhỏ bé nên không thể nào khắc họa sâu sắc được tính cách của từng
nhân vật, không thể chứa đựng đầy đủ mọi chi tiết của thân hình nhân vật nên


những người nghệ nhân chỉ giữ lại những nét lớn tượng trưng nhất để người xem
nhận ra. Con rối gỗ dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần liền
nhau là phần thân và phần đế. Phần thân nổi trên mặt nước lộ cho người xem
thấy còn phần đế chìm dưới mặt nước giữ cho con rối nổi và là nơi lắp máy điều
khiển.
Sự xuất hiện con rối là một đặc trưng nổi bật của sân khấu rối, phân biệt nó với
các loại hình sân khấu cổ truyền khác của dân tộc. Không giống như diễn viên
người ở sân khấu cải lương, chèo, tuồng… con rối là loại “diễn viên” không
thay đổi được tình cảm bằng nét mặt, không tự nói được, cử động chậm chạp,
động tác thiếu tự nhiên… nhưng đồng thời lại nhờ nó mới có thể tạo ra những
điều kỳ lạ, kỳ ảo. Ở rối nước, con rối không “gần” tay người điều khiển như rối
cạn nên sự truyền cảm từ người điều khiển có phần hạn chế. Hơn nữa con rối

nước vốn chỉ được đục đẽo bằng gỗ nhẹ, hình khối khô cứng, nét mặt chung
chung, chịu sự tác động lớn của nước… nên khả năng diễn đạt kém hơn rối cạn.
Tuy nhiên với nhiều yếu tố hỗ trợ: nước, ánh sáng, âm thanh… đã tạo cho những
con rối nước vẻ lung linh, huyền ảo, sống động giúp người xem dễ dàng lĩnh hội
nội dung tư tưởng và tình cảm của tiết mục.

2.2. Máy điều khiển
Máy có thể được chia làm 2 loại cơ bản: máy sào và máy dây đều có nhiệm vụ
làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật.
Máy dây: gồm một dây cái hay dây nọc được mắc trên đầu một hệ thống cọc, có
tác dụng chủ yếu làm di chuyển ra vào một bàn máy lớn đóng bằng gỗ trên sắp
đặt nhiều quân rối. Thường máy dây hay diễn cho các tập thể như: múa bát tiên,
múa sư tử, múa cá,... hoặc các quân rối quá cỡ như chú Tễu, cô Tiên. Các quân
rối trong máy dây có những động tác uyển chuyển là nhờ vào sự khéo léo giật
các dây mềm nhỏ nối từ bàn máy lên các bộ phận cần thiết ở thân mình quân rối
sao cho nó mang hồn của nhân vật thể hiện. Trò máy dây không di chuyển linh


hoạt như các trò của máy sào, vì phải lệ thuộc vào hệ thống cọc nhất định,
nhưng sức chuyển tải lớn hơn nhiều và khả năng vượt xa khỏi khung sân khấu
một cách thoải mái. Đã có những quân rối mang trầu thuốc vào sát bờ mời khán
giả hay có những đám rước đi vòng quanh sân khấu. Tất cả đều nhờ vào hệ
thống dây, máy và cọc đặt ngầm ở dưới nước, chỉ có quân rối là nổi lên trên.
Máy sào: từng quân rối được gắn vào một cái sào dài để tạo sức cân, tác động
vào đế quân rối làm quân rối xoay chuyển được toàn thân. Với những tích trò
ngắn và ít nhân vật trên sân khấu. Thường là các trò mang tính giải trí, thi đấu,..

* Cách sử dụng máy điều khiển
Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, nhờ sức nước, tạo sự điều khiển từ
xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.

Buồng trò rối nước là nhà rối hay thủy đình thường được dựng lên giữa ao, hồ
với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.
Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao
tác từng cây sào, thừng, vọt,.. hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên
ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước trông vào sự cử động
thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.

* Kỹ thuật điều khiển
Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, nó tạo nên hành động
của quân rối nước trên sân khấu, và đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa
rối.
Quân rối đẹp mới có giá trị về mặt điêu khắc. Nhưng sự thành công của quân rối
nước chủ yếu trông vào sự cử động thân hình, hành động làm trò đóng kịch của
nó.


Trò múa rối nước là trò khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn
bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn
dắt động tác, gây không khí với tiếu tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo của
múa rối nước, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng
bằng Bắc Bộ.
Múa rối nước đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ và gắn bó với họ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3, Trò và tích trò
Hầu hết các nước trên thế giới đều có múa rối. Việt Nam, múa rối là một trong
những loại hình nghệ thuật truyền thống. Đến nay nghệ thuật múa rối Việt Nam
đã đạt đến trình độ nghệ thuật có gia trị cao về tinh thần, là một trong những loại
hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Việt Nam. Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam xuất hiện từ thời cổ đại cùng

với Nhà nước văn minh – Nghệ thuật thời Hùng Vương gắn liền với tập tục
nghi lễ, hội hè Việt cổ cách đây hơn 2000 năm.
Nhưng thực tế cho thấy múa rối tồn tại ở Việt Nam cho đến nay trên dưới 1000
năm, nó phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XII). Hiện vẫn
chưa có một tư liệu nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ ra đời của nghệ
thuật múa rối. Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Sùng Thiện Diên linh tự tháp” có
niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thời Lý Nhân Tông, có ghi trò múa rối
nước biểu diễn mừng thọ Nhà vua. Điều đó chứng tỏ rằng nghệ thuật múa rối
dân gian Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tồn tại và
ngày càng phát triển với nhiều thể loại như: Rối tay, rối que, rối dây, rối nhà
mồ,rối mặt nạ,rối diều sáo, rối đồ chơi, rối sao, rối bóng,… đặc biệt là múa rối
nước. Nội dung trong tích, trò, vở diễn mang tính chất mua vui, giải trí, gây
cười, hóm hỉnh, hài hước, châm biếm,… Hoạt động của múa rối dân gian Việt
Nam, gắn liền với tín ngưỡng làng xã, một mặt để lễ bái thờ cúng thần linh –


Thần Thành Hoàng mặt khác để góp vui cho khách trảy hội,…Những người
tham gia trong phường rối là các nghệ nhân nghiệp dư, họ là những nông dân,
thợ thủ công vào thời vụ thì cấy cày, làm đủ nghề kiếm sống, lúc nông nhàn thì
tham gia các sinh hoạt nghệ thuật, mỗi phường có một người đứng đầu gọi là
ông Trùm. Ông Trùm tụ tập mọi người (họ là những người tình nguyện)
cùng trao đổi, sáng tác và tập luyện các tiết mục, thống nhất biểu diễn một số
trò,tích theo yêu cầu. Đó là những Phường rối, gánh rối dân gian được nhân dân
thành lập và trân trọng gìn giữ lưu truyền đến ngày nay. Tiếp thu vốn nghệ thuật
truyền thống, những người hoạt động trong lĩnh vực này đã dành tâm sức, đầu
tư, để phát triển hơn lên nhưng không mất đi cái gốc truyền thống dân tộc.
Múa rối nước:
Thực tế cho thấy, do điều kiện tự nhiên và công việc của nhà nông, có thể nói
rằng: Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của người dân
lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại.Trước kia rối nước chỉ

diễn ngoài trời, sân khấu gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên, trong không gian
mênh mông, trời, đất và nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói mờ vương tỏa,
ẩn hiện mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là một sự hòa quyện độc đáo
giữa thiên nhiên và con người. Ngày nay, múa rối nước Việt Nam, không chỉ bảo
tồn mà đã được khai thác sâu, rộng hơn. Hiện nay, cả nước có 18 phường rối
nghiệp dư và 5 Nhà hát, đoàn múa rối chuyên nghiệp.Hoạt động của các
phường rối phần lớn vẫn theo hình thức phục vụ hội hè, đình đám…,các thành
viên tham gia chủ yếu là nông dân trong làng, xã. Có phường các thành viên là
ông bà, cha mẹ, vợ chồng con cái dâu rể cùng trong một gia đình.
Trong những năm gần đây, múa rối Việt Nam đã mạnh dạn thể nghiệm một số
vở diễn với hình thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để đáp ứng và phù
hợp với tiến trình phát triển xã hội hóa đất nước. Với vị thế hiện nay, múa rối
nước Việt Nam được xếp vào hạng là nghệ thuật độc đáo của Văn hóa dân tộc.
– Rối nước là đặc sản văn hóa Việt


– Rối nước là “đặc sản văn hoá” của cư dân trồng lúa nước Việt Nam.
– Rối nước hình thành với hai thành tố cơ bản: rối và nước.
Nếu rối là công trình của nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian thì nước là một yếu
tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng lúa nước (nhất nước, nhì phân, tam cần,
tứ giống). Một minh chứng rõ rệt của cái nôi sinh thành nghệ thuật rối nước là
sự tập trung hầu hết cơ sở rối nước cổ truyền quanh Kinh đô Thăng Long xưa
(Thủ đô Hà Nội ngày nay), trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu,
chiếc nôi của nền văn minh cổ của dân tộc Việt Nam, được đan xen bằng một
mạng lưới sông ngòi chằng chịt, gắn liền với nạn lũ lụt chu kỳ hàng năm. Rối
nước có thể manh nha từ trong công cuộc chế ngự cái tai hoạ thường đe dọa
cuộc sống của cư dân . Nước – tai họa số một trong bốn tai họa Thủy, hoả , đạo,
tặc . Nước -phục vụ sản xuất ra lúa gạo…
Văn hoá Việt Nam mang cội nguồn và bản sắc của một nền sản xuất nông
nghiệp, chủ yếu là lúa nước. Tác dụng tổng hòa của người – trời – đất đã tạo nên

nền nông nghiệp với những cộng đồng định cư thành làng xã từ hàng nghìn năm
trước. Cư dân này đã từ trồng lúa nước, tạo nên nền văn minh trồng lúa nước:
nền văn minh sông Hồng; nền văn minh Việt Nam cổ xưa này đã tạo nên thế
quân bình bền vững của nền văn hoá xóm làng, giữa con người với tự nhiên. Kỹ
thuật sử dụng trong nghề trồng lúa nước và các ngành nghề phụ quanh nó,
một phần văn hoá nối liền con người với tự nhiên đã góp phần chủ yếu vào sự
hình thành nghệ thuật rối nước.Dùng nước làm sâu khấu cho quân rối hoạt động
là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật rối nước. Nước không chỉ là nơi quân rối
làm trò đóng kịch mà còn là yếu tốc cộng minh, cộng sinh, cộng hưởng. Nước
vừa cản trở vừa hỗ trợ, phối với với quân rối. Nước không chỉ là môi trường, là
khung cảnh mà còn như “thầy phù thuỷ” có nhiều phép thần thông biến hoá đối
với nghệ thuật biểu diễn rối.
Quân rối nước chỉ là những công trình điêu khắc gỗ sơ sài, thô thiển, đường nét
cứng, màu sắc nghèo, cử động gấp khúc, vừa đủ gợi cho người xem nhận thức
khái quát về người, về vật, … Nhưng nước đã dùng đặc tính lỏng và phản quang


của mình tạo nên sự ảo hoá hiện tượng. Sân khấu rối nước luôn đầy ắp sắc hình
trời, mây, cây, cảnh… chuyển đổi khôn lường in trên mặt nước làm nền cho
nhân vật “rối” hoạt động. Trên “chiếc gương” này, tất cả đều lung linh, mềm
mại, uyển chuyển, biến hoá liên tục trước mắt người xem. Những gì là thô cứng,
nghèo nàn của đường nét, màu sắc, cử động ở quân rối đều trở nên sinh
động, phong phú.
Nước ẩn giấu trong lòng tất cả mọi bí mật của trò rối. Người xem trên bờ thấy
quân rồi chợt hiện, chợt ẩn,tiếng trống, tiếng pháo,…lúc mềm mại, dịu dàng,
uốn lượn… Xem rối nước là ngồi ngoài trời, trực tiếp với thiên nhiên. ở đây tất
cả đều thực, giác quan con người đều có thể cảm thụ được. Nhưng chính giữa
những cái quá quen này, trò rối biểu hiện cho tài năng sáng tạo , ngợi ca sự
chiến thắng thiên nhiên của con người,…
Rối nước vừa thực vừa hư, vừa sân khấu vừa cuộc đời, gắn bó với nhân dân Việt

Nam như cây đa, bến nước, lời ru, cánh cò,… Sân khấu rối nước là sân khấu hội
hè, lưu giữ nhiều sáng tạo nghệ thuật dân gian, kỹ thuật cổ xưa và nhiều sinh
hoạt tinh thần, tập tục, lao động vật chất của cư dân trồng lúa nước Việt Nam
trong quá trình dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn năm nay.
Chương trình tiết mục rối nước khá phong phú :
– Các trò ca ngợi cái thú làm ruộng, chăn vịt, đánh cá, dệt cửi, xay lúa, giã gạo
….
– Các trò vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích như đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo
cây, lộn thang, múa lân, múa rồng, đánh kiếm…
– Các tích trò nêu gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê
– Các vở chèo,vở tuồng như Thị Mầu lên chùa, Lưu- Nguyễn nhập Thiên thai,
Tây du, Sơn Hậu, Tam quốc …


Tiết mục rối nước ngắn gọn, phản ánh một cách ước lệ nhưng chân thực cuộc
sống lao động sản xuất và chiến đấu của người Việt
Trò xưa thường diễn không lời, khi nền văn học dân tộc phát triển đã đem đến
cho các tiết mục rối nước thêm lời giáo, lời hát.
Quân rối nước được tạo hình bằng loại gỗ nhẹ, dai thớ như cây sung, vông …
vốn rất sẵn quanh các bờ ao và sơn bằng nhựa cây sơn (rahus succédanéa)
chuyên dùng sơn thuyền được trồng nhiều ở vùng trung du phía Bắc. Quân rối
điều khiển từ xa bằng hai loại máy: dây và sào với các bàn máy đơn giản hay
phức hợp, các hệ thống cọc, các dây lớn dây nhỏ, dây cứng dây mềm, các sào
gỗ, sào tre…
Nghệ nhân rối nước phải đứng ngâm nửa mình trong bùn nước sau mành của
buồng trò điều khiển quân rối… Xưa rối nước thường diễn ban ngày và chủ yếu
với nhạc gõ như trống, mõ, phèng la, não bạt, … và các âm thanh mạnh như
pháo, ốc, tù. Lời giáo, lời trò đều lấy từ ca dao, dân ca,… hay trích trong các vở
kịch hát dân tộc. Sân khấu rối nước gọi là Thủy đình , được dựng ngoài trời,

gồm:
– Một: Buồng trò – dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước che nghệ
nhân đứng sau điều khiển.
– Hai: Sân khấu – khoảng mặt nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có
lan can thấp kéo từ hai nhà nanh hai bên, nơi quân rối hoạt động.
– Ba: Nơi người xem – khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng
cây trồng quanh ao, hồ…
Thủy đình rối nước là phần địa điểm chủ yếu của ngày hội, trong khu vực diễn
ra các trò vui như đánh vật, chọi gà,… nơi trưng bày nghi tiết hội (cờ, lọng, tàn,
quạt, trống, chiêng, phướn, nêu, đèn,…), nên người xem rối nước đắm mình
trong không khí náo nức, rộn rã, tưng bừng, … và quang cảnh rực rỡ, mời gọi,
… của hội hè…. Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt
Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1122


(tương đương với thời Tống, Trung Quốc) trong đó, có đoạn viết về Kim
Ngao,”ở giữa sóng, một con rùa vàng nổi, lưng đội ba hòn núi. Rùa lội rù rờ trên
mặt nước, lộ vân trên vỏ và rè bốn chân. Chuyển mắt nhìn lên bờ, miệng thì
phun nước lên bến. Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi đầu chào…” (Dẫn theo
Hoàng Xuân Hân – Lý Thường Kiệt, tập II)
Chúng ta đều biết các vua nhà Lý rất sùng Phật và ưa thích điềm lạ, đặc biệt là
những chuyện rồng lên, rồng hiện, rồng ấp, rồng nằm. Niên hiệu của các vua Lý
cũng vương vấn ít nhiều đến con rồng : Long Thụy Thái Bình, Long Chương
thiên tự, Long Phù Nguyên Hoá, Chính Long Bảo ứng, Trị Bình Long ứng …
Thậm chí vào đời Lý Thánh Tông, có người dâng voi trắng, nhà vua bèn đổi
niên hiệu là Thiên huống bảo tượng (trời cho voi báu). Từ năm 1010 đến năm
1225 triều Lý, rất nhiều lần các quan và trăm họ tiến dâng lên các loại rùa ba
chân, sáu mặt, rùa năm sắc, rùa trắng … Lại có cả những con rùa trên mai
có chữ như : Thiên thư họ thị thánh nhân vạn tuế, Nhất thiên vĩnh thánh, Vương
dĩ công pháp, Vương dĩ bột phương, Thiên tử vạn niên … vậy mà các vua Lý

vẫn chẳng lấy thế làm điềm lạ, vẫn chỉ xếp các loại rùa ấy vào hạng tầm thường
như chim sẻ trắng, hươu trắng, hươu đen, trâu thay rằng, nhựa nhiều cựa …
Trong khi các vua quý trọng rồng thì dân gian lại yêu thích rùa. Vì trong tâm
thức nhân dân, còn rùa tuy chậm chạp nhưng gan góc, ở nước cũng được, ở cạn
cũng được, chịu được đói, chịu được khát, có thể mang trên mình được sức nặng
lớn, lại sống lâu.
Rùa vàng (Kim Quy) lại mang trong mình nó lời phán truyền của thần linh về
lịch số :”Thời Đào Đường, nước Việt thường dâng con thần Quy nghìn tuổi, trên
lưng có nét chữ khoa đẩu, ghi chép từ thời mở đóng (vũ trụ hình thành) đến nay,
vua liền sai chép lấy, gọi là lịch rùa” (Từ Hải, mục từ Quy lịch)
Đào Đường (2357 – 2258 TCN) là thời Nghiêu Thuấn, Việt Thường là một bộ
nằm trong nước Văn lang thời cổ đại. Khoa đầu nghĩa đen là con nòng nọc, chữ
khoa đẩu là loại chữ đơn giản rất xưa, lúc đầu dùng để ghi ngày, về sau, dùng
ghi năm và tính lịch. Những điều ghi chép trên chứng tỏ rằng thời xa xưa, trong


các loại vật thường gặp, con rùa vàng đã được nhân dân ta nâng lên hàng linh
vật , nó luôn gắn bó với con người và dần dần trở thành thần bảo vệ của đất
nước (xem chuyện An Dương Vương xây thành ốc và Triệu Quang Phục làm mũ
đậu mâu). Rùa trở thành Thanh Giang thần (lễ hội làng Nhội, Thụy Lôi, Đông
Anh, hàng năm vẫn có lệ rước thần này). Con rùa vàng được miêu tả trong bia
tháp Sùng thiên điện linh chính là hình tượng rùa vàng còn soát lại sau hơn một
nghìn năm là bạn và là thần linh của dân Việt. Khi nhà Lý lên, sùng bái rồng, thì
dân ta đem hình thức nghệ thuật có sẵn ra mừng vua mới theo tinh thần “có gì
vui nấy”, chưa đưa ngay hình tượng rồng vào hầu vua được. Các vị vua mê đắm
con rồng này, cũng chấp nhận được một dâu hiệu của lòng thành kính. Sự có
mặt của rồng vàng trong múa rối nước thời ấy là một bằng cớ chứng tỏ
rằng hình thức nghệ thuật này có thể xuất hiện từ rất lâu rồi. Trong ba dạng hoạt
động trên, quân rối mới chỉ làm trò, nặng về giải trí – vui chơi. Ở đây các nghệ
nhân rối đã tận dụng con diều, cây pháo… diễn trò rối trong phạm vi hạn

chế. Dạng sân khấu mới là nơi tung hoành rộng rãi của sự nỗ lực, sáng tạo rối.
Rối nước có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành vùng đồng bằng và trung du sông
Hồng, gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của cư dân trồng lúa
nước. Xưa nay, cứ mỗi khi trong các nhà thuỷ đình (hay buồng trò) rối nước
giữa các ao hồ phát ra tiếng trống, tiếng pháo, … báo hiệu có buổi biểu diễn là
người lớn – trẻ em, ông già – bà lão, trai thôn Thượng – gái thôn Đoài nô nức
trẩy về thưởng thức cái hay, cái lạ của trò rối nước .
Ở Việt Nam rối nước là loại múa rối độc đáo đã có ngót 1000 năm ; sân khấu là
các ao hồ đầy nước, con rối làm bằng gỗ nhẹ, được điều khiển từ các buồng
ngay cạnh sân khấu bằng các bộ dây và sào dấu ngầm dưới nước. Người điều
khiển phải ngâm mình dưới nước để điều khiển. Vì sân khấu là mặt nước lại
được ngăn cách với buồng điều khiển bằng một bức màn mỏng, cho nên người
xem không thể thấy người điều khiển, mà chỉ thấy các con rối đang biểu diễn.
Cái độc đáo của sân khấu rối nước là con rối cử động được không chỉ nhờ những
bộ dây, sào, mà còn nhờ sức nước tác động và thông qua các bánh lái và phao


để được lắp đặt trong “bộ máy” điều khiển các con rối.Trong nghệ thuật múa rối,
nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật chủ chốt. Vẻ mặt, hình dạng và y phục của con
rối biểu hiện cá tính, đồng thời nó thể hiện cả giới tính, lứa tuổi, hạng người nào
trong xã hội, v.v….
Những hành động của con rối không phải hoàn toàn do người điều khiển muốn
làm là được mà chủ yêú phải được kỹ thuật tạo hình quyết định trước. Nhiều khi
ý đồ của tác giả và đạo diễn được thông qua tài năng của họa sĩ tạo hình và
người làm con rối mới dẫn đến hiệu quả biểu diễn. Ví dụ : Khả năng của con rối
không thể hiện được sự thay đổi nét mặt mà luôn luôn cố định, tác động của nó
chậm chạp, không tự nhiên vì vậy phải tạo cho con rối có cái “duyên” riêng và
làm sao thể hiện được trong tạo hình bộ măt có tính điển hình nhất của cá tính
nhân vật. Nhân vật chú Tễu trong nghệ thuật rối Việt Nam có hình dáng béo
tròn, phốp pháp, vận khố, mặc áo phong phanh, cổ đeo khánh bạc, tóc để trái

đào, nụ cười luôn nở trên môi duyên dáng, lạc quan có lúc như châm chọc, có
lúc như cảm thông …
Với cách tạo hình, trang trí như vậy chú Tễu là nhân vật gần như nhân vật hề
chèo ở sân khấu rối, chú Tễu cũng dùng tiếng cười để nhận thức cuộc sống, đả
kích và trào lộng những điều chướng tai gai mắt …. Đây là sáng tạo tuyệt vời
của các nghệ nhân dân gian trong các phường rối, nó là sự gia công không chỉ
của các ông thợ, mà tập thể các nghệ nhân điêu khắc, sơn màu đến những người
điều khiển … Nhờ vậy mà loại nhân vật này xuất hiện đã khắc hoạ được nét điển
hình nhất của các vai “Hề” trong đời sống, để lại ấn tượng sâu sắc cho người
xem.
Do đặc điểm của mỗi dân tộc , múa rối là sân khấu của những con rối không biết
cử động, chỉ là công cụ nghệ thuật của nghệ sĩ múa rối, cho nên trong việc tạo
nên nhân vật, sân khấu múa rối thiên về khắc hoạ ngoại hình, thể hiện các cử
chỉ, mình động mà ít dừng lại ở diễn biến tâm lý, mổ xẻ nội tâm. Và các nhân
vật thường không xây dựng một cách hoàn cảnh, đa dạng về lai lịch, quá trình
phát triển cũng như kết thúc cuộc đời. Trong một vở diễn, nhân vật xuất hiện


không nhiều . Câu chuyện thường phát triển quanh các nhân vật chính. Vì vậy,
những nhân vật chính này có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt nội dung
tác phẩm …

* Quá trình hình thành và phát triển:
Thủy đình tại chùa Thầy
Thực tế cho thấy trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thắng
lợi đời Trần, các “quân rối khổng lồ” của Hà Đặc, Phụ Đạo Tử huyện Phù Ninh
đã góp phần vào việc đánh tan bọn giặc đóng chiếm động Cự Đà. Năm 1428,
sau hơn hai mươi năm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thắng
lợi, dựng nên triều đại nhà Lê (1428 – 1788). Nhà Lê chuộng văn học nên sân
khấu kịch hát dân tộc Chèo, Tuồng phát triển, còn nghệ thuật rối vốn xuất thân

không phải từ nghệ thuật ngôn từ, nên lui về bám sát hội hè đình đám nơi dân
dã. Nhưng văn học thời Lê vẫn còn bóng dáng quân rối. Tập Lời giáo trò của
phường rối cạn Thấm Rộc (Thái Nguyên) là một dẫn chứng. Nhà hát rối nước
ngoài trời quy mô nhất hiện còn lại ở chùa Thầy (Hà Tây) đã được xây dựng
trong hồ Long Trì trước sân chùa khoảng thời Hậu Lê. Ảnh hưởng của nghệ
thuật rối trong thơ văn đó cũng sâu đậm. Lê Thánh Tông (1441 – 1497) làm
thơ vịnh Con bù nhìn. Bài văn các quan trong triều tiễn biệt Quận công Ngô
Đình Chất về hưu năm 1750 có câu: …”Khi nghe sáo diều ở sông Nhuệ, khi
xem múa rối ở chợ Tó, đều là cảnh sắc ưa người, chơi bời đủ hứng….”. ảnh
hưởng này còn gặp trong bài phú Chiếu tụng Tây Hồ của Phạm Thái viết trong
thời Tây Sơn (1788-1802). Tiếp đó, tuy nhà Nguyễn (1802-1945) chỉ chú trọng
phát triển sân khấu Tuồng, nhưng nghệ thuật rối dân gian vẫn giữ vững truyền
thống ăn sâu bám chắc địa bàn thôn Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ
thuật rối ViệtNam từ trước kỷ nguyên Đại Việt còn nằm trong suy đoán của các
nhà nghiên cứu. Hai nguồn tư liệu bi ký và sử sách hiện có chứng minh khá rõ
tình hình hoạt động rối ở Việt Nam từ thế kỷ thứ X trở lại đây. Định đô ở Thăng
Long, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thật sự vững mạnh, ý chí tự cường, tự


chủ dân tộc được xác lập. Trên cơ sở việc xây dựng cung điện chùa tháp …
thợ thủ công giỏi được tập trung, tay nghề được nâng cao, tài năng nảy nở, thúc
đẩy các nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc phát triển. Để biểu dương công đức và
quyền uy, nhiều hội hè đình đám như hội mừng khánh thành công trình, hội
chùa, hội đền, hội kén hoàng hậu, hội mừng sinh nhật vua … được tổ chức với
nhiều trò hay, trò lạ. Nghệ thuật rối có từ trước đó nên có nhiều thuận lợi để phát
triển. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi :”Tân Dậu năm thứ 12 (1021) mùa xuân
tháng Hai, lấy ngày sinh nhật làm tiết Thiên Thành, lấy tre kết làm ngọn núi Vạn
Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm hình chim bay muông chạy
muan vẻ kỳ lạ, lại sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui, để ban yến cho
bầy tôi …”. Những “quân rối chim muông” ở đây đã bay, đã chạy và đã có

người bắt chước tiếng cầm thú làm vui. Trò rối đã diễn có động tác và lời. Ta
chưa biết trò diễn ở đây bài bản ra sao, nhưng cũng không xa lạ với trò rối cạn
mà Nguyễn Công Bật tả trong bia Sùng Thiên Diên Linh dựng năm Thiên phù
Duệ Vũ thứ hai 91121) tại chùa Long Đội Sơn (Đội Sơn, Duy Tiên, Hà
Nam) :”Lại có hai toà lầu hoa, trong treo chuông vàng, khắc chú tiểu mình mặc
áo nâu sồng, vặn máy ngầm giờ vồ lên đánh, nghe vỗ bao gươm mà đứng
nghiêm quay mặt, nhìn thấy Thánh minh mà khom cật cúi đầu, …”.
Loại quân rối kiểu chú tiểu đánh chuông này ra, ta cũng gặp trong “cô vũ nữ
bằng sắt múa may” và “thằng người gỗ đánh trống” trong thơ của nhà sư Phan
Trường Nguyên. Vậy là ngay từ đầu thời Lý (1010 – 1225) đã có quân rối nam,
quân rối nữ bằng gỗ, bằng sắt múa may, đánh trống, đánh chuông. Nhưng thú vị
hơn là lúc nào quân rối nước cũng có mặt và hoạt động sôi nổi. Quân rối nước
rùa vàng phun nước (kim ngao) khá lớn đã xuất hiện trong sóng nước sông
Lô (sông Hồng), được mô tả như sau : …”Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên
mặt sóng dập dờn, phơi mai vàng để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững. Liếc
mắt nhìn bờ, hé môi phun bến. Ngửa trông mũ miện nhà vua, cúi xét bầu trời
lồng lộng, trông vách dựng cheo leo, dạo nhà Thiều réo rắt …” Rồi trên lưng rùa
vàng từ cửa động mở ra, các quân rối cạn sắm vai nàng tiên xuất hiện múa khúc


“gió về”, hát bài “ca vận tốt”, chim quý từng đàn ca múa, hươu lành từng bầy
nhảy nhót, …

4. Âm nhạc
Yếu tố âm nhạc giữ vai trò quan trọng, tạo nên sự hấp dẫn của loại
hình múa rối nước, không âm nhạc rối nước không mang hồn nhân vật
tích trò. Tuy vậy, âm nhạc mang tính phổ cập và đặc điểm riêng một
vùng quê. Đặc điểm chung rối nước sử dụng hai loại nhạc đó là hòa tấu
nhạc đàn và nhạc hát-Chèo-Tuồng-Dân ca làng.
Hòa tấu nhạc đàn phổ biến dàn nhạc chèo thường các nhạc khí: Nhị,

sáo, đàn nguyệt, trống con…Nếu rối tuồng, nhạc thay bằng kèn bầu
nhưng ít xuất hiện khi diễn rối nước, tính phổ biến dàn nhạc chèo. Dàn
nhạc trong trò diễn rối nước chỉ là nhạc nền, phần nhiều hát làn điệu
chèo, dàn nhạc tạo không khí. Dàn nhạc rối nước xưa ít hòa tấu nhạc
không lời mang tính biểu đạt, phần hòa tấu chỉ đánh tòng theo người hát
những câu nhạc lưu không. Nhưng mỗi đoạn diễn tấu câu nhạc lưu
không ấy mang lại hiệu quả bất ngờ, tạo không khí trò diễn thậm chí cả
show diễn. Dàn nhạc giữ vị trí quan trọng buổi diễn rối nước trước sân
đình, những tiếng trống thúc dục, gọi mời người đến xem trò rối. Sau hồi
trống cái thúc dục hiệu lệnh, kèn sáo, trống con, mõ sênh tiền… hòa tấu
rộn ràng gọi mời công chúng đến xem trò diễn rối nước. Chú Tễu bước
đi trong tiếng nhạc lời ca tưng bừng dọn giọng giáo trò, âm nhạc ngắt
lặng mọi người lắng nghe từng lời chú Tễu cung chúc khán giả, dẫn


người xem vào trò diễn. Chú Tễu như người cầm nhịp show diễn thì âm
nhạc làm cầu nối từ linh hồn con rối đến người xem, từng hành động
diễn dẫn vào tổng thể trò rối. Âm nhạc ngày xưa chỉ làm nền, tạo không
khí buổi diễn nhưng sâu sắc đắt giá. Dù dàn nhạc chỉ làm nền show
diễn, tạo không khí khán giả nhưng âm nhạc đã kết nối thành những
mảng diễn đắc lực biểu hiện nhân vật rối. Tiếng sáo dưa hơi lồng điệu
giọng hát diễn tả tâm trạng, tình cảm nhân vật ra trò biểu đạt linh hồn
hình nộm, người xem cảm nhận như con rối hát. Đàn bầu nỉ non như
miêu tả không gian làng quê trưa hè, hay một khung cảnh con rối đang
nói lời diễn kể… Âm nhạc chỉ làm nền nhưng là cái nền vững chắc, kiến
tạo trục không gian, thời gian âm nhạc để con rối uốn lượn biểu cảm
sống động tình cảm vai diễn.
Bộ gõ dàn nhạc trợ giúp đắc lực thành công các mảng trò, những
đoạn ngừng nghỉ vắng lặng để người nghe rót từng lời nhân vật, khi ồn
ào vui tươi rộn ràng không khí hội làng. Trống mõ, sênh, chiêng…tạo

nhịp phách gây không khí rộn ràng buổi diễn đầy phấn khích ấn tượng.
Dàn nhạc chèo chuyển sang hòa tấu diễn rối nước hiệu quả bất ngờ, dù

hai hình thức sân khấu khác nhau nhưng dàn nhạc lại diễn chung một
làn điệu bài bản, đây đặc điểm tính co rãn nội dung phong phú âm nhạc
dân gian. Nếu âm nhạc chuyên nghiệp không thể “râu ông nọ cắm cằm
bà kia”, nhưng âm nhạc dân gian là điều bất ngờ.
Sự bất ngờ nằm ở phần nhạc hát biểu đạt nội dung phản ánh đa


chiều, những làn điệu chèo chia thành các nhóm: Hệ thống nói vỉa, các
làn điệu hát, hệ thống các điệu vui, các điệu buồn và hệ thống điệu hát
ra trò diễn kể.
Đây đặc điểm nội dung phong phú các làn điệu hát chèo, từ nội dung
tính chất âm nhạc mỗi nhóm làn điệu đủ làm nền tảng trò diễn rối nước
lựa chọn vào vai diễn con rối. Hệ thống nói vỉa là giai điệu để chú Tễu
hay nhân vật rối tự sự, những điệu vui mặc sức mỗi vai diễn nhảy
múa…Các điệu buồn tâm trạng, hệ thống bài hát ra trò quân rói tha hồ
tung hoành diễn kể. Khi bỏ lời ca, dàn nhạc hòa tấu giai điệu hát thành
nhạc không lời, đây là lúc tạo các loại không khí phù hợp sân khấu rối
nước. Phần dàn nhạc chèo đáp ứng hoàn toàn các trò rối nước mang
hai đặc tính: Chất co rãn âm nhạc dân gian, nội dung phong phú âm
nhạc hát, diễn kể nội tâm nhân vật. Một đặc điểm bao chùm lên hai loại
thể sân khấu chèo, rối nước cùng trình diễn một hình thức âm nhạc bởi
chúng cùng sinh ra từ làng do người dân quê đồng sáng tạo theo
phương thức trình diễn nghệ thuật, âm nhạc dân gian. Đây điều kiện
tiên quyết kết nói hai hình thức sân khấu khác biệt lại trình diễn chung
một nền nhạc, âm nhạc dân gian.

Rối nước không chỉ trình diễn trên nền âm nhạc chèo, mà còn diễn

trên nền nhạc tuồng. Nhạc tuồng người ta thường nói là âm nhạc “bác
học”, trong mỹ học nghệ thuật không mang khái niệm đối trọng dân gian
với bác học, chỉ phân biệt dân gian với chuyên nghiệp. Âm nhạc tuồng


mang tính dân gian chuyên nghiệp cao, một số làn điệu còn tên tác giả,
cấu trúc giai điệu gẫy gọn nhưng còn đó âm nhạc dân gian. Tính dân
gian các bài bản điệu hát tuồng là điều kiện vận dụng trò diễn rối, tuy
vận không nhiều. Điều ấy chỉ phù hợp những vai diễn, trò rối nhân vật
tuồng, qua đó cho thấy âm nhạc tuồng không thể hòa nhập như ca nhạc
chèo vào sân khấu rối nước. Rối nước không thể chung một nền nhạc
tuồng bao trùm sân khấu như ca nhạc chèo.

Nhạc hát các làn điệu chèo cùng trò rối nước diễn tả hòa nhập đặc
tính âm nhạc dân gian làng xã, những nét sinh hoạt người dân quê đồng
bằng Bắc Bộ hai trong một sắc màu văn hóa nông nghiệp.
Rối nước Bắc Bộ phổ cập diễn với ca nhạc chèo, ngay phường rối
Đồng Ngư Bắc Ninh sinh ra từ làng Quan họ không thể hát quan họ thay
các làn điệu chèo. Phường rối nước Đồng Ngư chỉ một nét riêng hát
quan họ mời trầu, nay thành lề lối hát phổ biến tại các đoàn, nhà hát
múa rối chuyên nghiệp đến phường rối dân gian. Giờ đây, rối nước cổ
ngày càng bị mai một đi, hòa nhập nhịp sống thời đại mới, âm nhạc đã
biến hóa vào các trò diễn hát quan họ, ả đào, chầu văn, thậm chí cả dân
ca vùng miền vì công chúng xã hội đương đại.

5, Phường hội và nghệ nhân
5.1 Phường hội


Tổ chức phường hội múa rối nước dân gian, một hình thức hoạt động biểu diễn

rối nước, không doanh thu, không hoạt động chuyên nghiệp.
Dù là một tổ chức xã hội, gồm một nhóm người cùng mục đích chí hướng, họ
chịu sự phụ trách một ông Trưởng cai quản mọi hoạt động của phường. Mọi
người có nghĩa vụ quyền hạn tuân theo ông Trưởng phường, nhưng quyền lợi lại
không đáng giá. Quyền lợi những người tham ra sinh hoạt phường, giá trị lớn
nhất là tinh thần. Mỗi thành viên hưởng quyền lợi từ phường, được tham diễn
múa rối, họ có một chút chỗ ngồi ưu ái trong làng là người đáng trọng.
Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu
hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục (Đào Xá) - Huyện
Đông Anh, chùa Nành - Gia Lâm, Phường rối nước xã Thanh Hải - Thanh Hà Hải Dương, Bảo Hà - Vĩnh Bảo - Hải Phòng và nhiều phường rối ở hầu hết các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài Nhà hát múa rối Trung ương và Nhà hát múa rối Thăng Long, cón có một
số phường như Đào Thục, Tế Tiêu, Tràng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá, Nguyên Xá
và Nam Chấn.
Đặc biệt, trong những địa phương này, nổi bật có rối Thẩm Rộc của đồng bào
Tày ở huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Từ 13 đời nay, nghề rối được dòng họ Ma
Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nghề vẫn được truyền đến
ngày nay. Múa rối Thẩm Rộc thuộc loại hình rối que, thông thường phường rối
có 12 thành viên gồm người điều khiển, người chơi nhạc và một số người giúp.
Cách điều khiển con rối ở phường rối Thẩm Rộc cũng có cách khác với các
phường rối khác. Ngoài một số con rối dùng dây giật, cầm trên tay điều khiển,
phần lớn các con rối được điều khiển qua các que tre.
Năm 1992, Nhà hát Múa rối Thăng Long tại Hà Nội phục hồi 17 trò rối nước
làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc gồm 17 trò: Bật cờ, Chú Tễu, Múa
rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa


sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền, Múa lân,
Múa tiên, Tứ linh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có sân khấu múa rối nước Rồng Vàng


Múa rối nước ở Hải Dương
Ở Hải Dương có ba phường múa rối nước được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia tại: xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà; xã Lê Lợi, huyện Gia
Lộc; xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.

Múa rối nước Đào Thục
Rối nước Đào Thục là môn rối nước có xuất xứ tại làng Đào Thục, xã Thuỵ
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào thời Hậu Lê làng Đào Thục có Ông Đào Đăng Khiêm (Tự Phúc Khiêm) tên
thật là Nguyễn Đăng Vinh quê ở Đào Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh nay là
Đào Thục, xã Thụy lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi đỗ đạt Thám Hoa
(Tiến sĩ) rồi làm quan Nội giám thời vua Lê Hy Tông, được nhà vua yêu mến
ban cho nghệ thuật múa rối nước đem về quê hương xây dựng làng Đào Xá cùng
với tâm huyết của mình. Vì có công lớn nên dân làng đã viết đơn đề nghị triều
đình Hậu Lê phong thần lập bia đá năm 1735 (thời Lê Ý Tông).
Rối nước Đào Thục có màn đốt pháo bật cờ khai mạc và dùng nhân vật Ba Khí
giáo trò (Ba khí là đại diện chung cho cả hình ảnh người nông dân Bắc Bộ và
anh Ba Khía Miền Nam) đại diện cho cái "khí phách" của người Việt chứ không
chỉ là chú Tễu - anh nông dân đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa như các phường rối
khác.


Múa rối nước Đồng Ngư
Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi chép về thời gian ra đời của trò múa rối nước
làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái. Trước năm 1945, phường múa rối nước làng
Đồng Ngư chủ yếu biểu diễn phục vụ nhân dân trong làng vào những dịp nông
nhàn, hội hè, đình đám và đi biểu diễn giao lưu với các phường rối bạn.
Sau Cách mạng Tháng Tám, trò múa rối nước mai một dần
Năm 1986, được sự giúp đỡ của Viện Văn hóa, chính quyền địa phương, Phường

rối nước Đồng Ngư được thành lập với sự tham gia của 40 nghệ nhân tâm huyết
với nghề
Năm 2012, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn múa rối nước
của làng Đồng Ngư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ
trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia

Múa rối nước làng Ra
Thủy Đình làng Ra được xây dựng lại từ năm 1992, đối diện đình làng. Vào
hội chùa Thầy hằng năm (7/3 âm lịch), phường rối làng Ra vẫn biểu diễn độc
quyền tại thủy đình giữa hồ Long Trì.
Tại làng Ra, mỗi khi hội làng (tháng 7 âm lịch) đến, các nghệ nhân lại biểu diễn
cho nhân dân trong thôn cùng xem. Sau chiến tranh, từ năm 1977, rối nước đã
được các nghệ nhân phục hồi trở lại.
Từ năm 1977 đến những năm 2000, rối nước Làng Ra ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Mỗi năm đều có hàng chục tour du lịch, khách tham quan có cả trong
và ngoài nước. Các nghệ nhân liên tục được đi biểu diễn ở các nơi trên cả nước:


Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, các liên hoan múa rối, Festival,...Ngoài ra,
phường còn được đi biểu diễn ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới:
Italia, Áo, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan... đưa hình ảnh Việt Nam đến với
bạn bè quốc tế
Nhưng hiện nay múa rối nước đang dần mai một, khách tham quan tới làng Ra
cũng không còn, các chuyến đi biểu diễn cũng dần ít đi.

5.2 Nghệ nhân
Người hành nghề múa rối theo năng khiếu sở thích, học hỏi kinh nghiệm trưởng
thành tài năng một nghệ. Ngày xưa gọi là sáng dạ “học lỏm” không qua đào tạo
cơ bản, một số con cháu hiếu thảo mới được truyền lại kinh nghiệm diễn trò hay

tạo hình con rối, hoặc chế tác bộ máy điều khiển trò diễn con rối.
Nghệ nhân trưởng thành qua kinh nghiệm, làm tùy hứng bản năng thường giỏi
phiến diện một môn, không toàn diện. Người tài tạo hình trạm khắc, ông giỏi
chế tác bộ máy điều khiển một số trò…Nhiều nguyên lý chế tác máy, kinh
nghiệm điều khiển nghệ thuật diễn con rối bị thất truyền. Nhiều nghệ nhân ngày
nay biết mô tả một số trò nhưng không thể chế tác bộ máy, mắc dây, cách điều
khiển dựng lại trò diễn, nên hàng trăm trò rối nước xưa bị thất truyển không thể
tìm lại. Dưới đây là một số nghệ nhân tiêu biểu:

* Người thổi hồn cho múa rối nước:
Ông Đinh Thế Văn ( 80 tuổi ) sinh ra và lớn lên tại làng Đào Thục, xã Thụy
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Người chiến sĩ hai lần đánh trận Điện Biên.
Sinh ra trong gia đình truyền thống rối nước nên sau khi từ chiến trường trở về,
ông tiếp tục theo đuổi nghề diễn rối. Ông chia sẻ về nghiệp làm rối: “Nghề rối


của Đào Thục đã có gần 300 năm tuổi và đến giờ vẫn được giữ gìn truyền lại
cho con cháu. Khi đất nước trong thời kì chống Pháp, chiến tranh đã khiến nó
mai một đi. Do điều kiện trong chiến tranh khó khăn nên các buổi biểu diễn ít đi,
quân rối bị thất lạc nhưng các cụ vẫn cố gắng giữ gìn được các trò rối từ xa xưa.
Đó là cái tâm, cái đam mê của các cụ. Mình thì mình cũng mong làm sao để giữ
được nét văn hóa đẹp của riêng làng và cũng là của dân tộc”. Với ông, nghệ
thuật rối nước không phải là cái đẹp chỉ người Việt Nam hâm mộ mà thế giới
cũng rất ngưỡng mộ.
Bởi vậy, ngay khi về hưu, ông đã rất tâm huyết gây dựng lại phường múa rối và
đưa nghệ thuật rối nước đi khắp nơi. Ông tìm đến Trung tâm nghiên cứu bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam nhờ hỗ trợ, giúp phục hồi và tìm hướng
phát triển. Từ đó những giá trị độc đáo của nghệ thuật múa rối truyền thống trên
đất Cổ Loa dần dần được khôi phục. Phường rối làng Ðào Thục đã xây dựng
được sân khấu thủy đình đẹp vào hàng bậc nhất cả nước và dàn dựng lại 720 trò

rối hấp dẫn, đào tạo được một đội ngũ diễn viên lành nghề.
Với ông Văn, con rối không phải là vật vô tri vô giác, mà qua nó, người nghệ
nhân thể hiện được muôn vàn câu chuyện; nó lột tả lên hết cả những hình ảnh
giản dị đời thường “con trâu đi trước, cái cày đi sau”, những đồng ruộng, cách
làm lúa nước đến những vở kịch trào phúng, châm biếm; rồi cả câu chuyện hào
hùng của lịch sử dân tộc, rối cũng tái hiện được hết.
Đến nay tác phẩm mà ông tâm đắc nhất vẫn là vở “Đánh B52” do chính ông
cùng một số nghệ nhân của làng sáng tác năm 1984. Có lẽ, trận đánh B52 năm
nào vẫn còn cựa quậy trong người lính già này nên qua hình tượng con rối, khán
giả có thể hình dung một cách sinh động, hấp dẫn về trận đánh 12 ngày, đêm lịch
sử tại sân khấu thủy đình của làng Đào Thục. Tiết mục này đã góp phần tích cực
vào việc giáo dục cho thế hệ sau về lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm
tốt đẹp của cha ông.


×