Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.99 KB, 13 trang )

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................2
1. Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.......2
2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân...........................................................................................................3
2.1. Quan hệ nhân thân.............................................................................4
2.2. Quan hệ tài sản..................................................................................4
3. Một số vướng mắc và hướng giải quyết............................................... 7
KẾT LUẬN...........................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................13
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng
thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn
nhân và gia đình quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Và chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là trường hợp chia tài sản đặc
biệt. Thực tế đã có trường hợp vợ chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia
tài sản chung để ở riêng hoặc vì lý do nào đó mà vợ, chồng lại muôn chia tài sản
chung trong khi vẫn chung sống với nhau. Vậy việc chia tài sản đó như thế nào,
chúng ta cùng đi tìm hiểu: “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân” để xác định rõ vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Trước hết chúng ta cần xác định tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tài sản chung của vợ chồng được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định tại điều 27. Theo đó tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng
tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm
dứt và những tài sản do vợ, chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về


nguyên tắc khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ
tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên
vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều
cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất
phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung
xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được
độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc
sống…).
2
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa
Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18 ) tiếp tục qui định chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các qui định này được hướng
dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của
Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi chung là
Nghị định số 70). Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế
định này so với chế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước
phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự
thay đổi rất nhiều.
2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân thì Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Trong
trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia
vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.Quy định này phần nào đã cụ thể hóa về
hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
tồn tại (điều 18 luật HN&GĐ 1986 và Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao không có quy định về vấn đề này).Như vậy theo
điều 30 trường hợp tài sản chung của vợ chồng đã được chia khi hôn nhân đang tồn

tại sau khi chia mỗi bên vợ chồng nhận phần tài sản của mình trong khối tài sản
chung phải được coi là tài sản riêng của vợ chồng cùng với những hoa lợi lợi tức
phát sinh từ phần tài sản đó.Theo điều 32 luật HN&GĐ năm 2000 quy định về
phần tài sản chung của vợ chồng thì ”Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản mà mỗi
người có trước khi kết hôn,tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong
thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ chồng tại khoản 1 Điều 29 và Điều
3
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
30 của luật này”. Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng theo điều 29, hôn nhân
vẫn đang tồn tại trước pháp luật. Do vậy, các quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài
sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại.
2.1. Quan hệ nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ
vợ chồng trước pháp luật ,do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nghĩa vụ chung thủy ,có
quyền chung sồng tại một nơi nhất định quyền thừa kế tài sản của nhau khi một
bên chết trước….Vì vậy việc chia tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
không có nghĩa là ly thân .Sau khi chia tài sản vợ chồng có ở riêng hay không là
tùy thuộc vào thực tế đời sống của vợ chồng do ý muốn của vợ chồng do vợ chồng
quyết định.Nếu sau khi chia tài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng là
trường hợp cá biệt,không phổ biến, trong đa số các trường hợp sau khi chia tài sản
chung vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau cùng nhau chăm lo cuộc
sống chung của gia đình phù hợp với nguyện vọng của bản thân.
2.2.Quan hệ tài sản.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng .Việc chăm sóc giữa vợ chồng không
chỉ thể hiện bằng hành vi chăm sóc về tình cảm ,tinh thần mà còn bằng những phí
tổn về vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống vợ chồng.Nghĩa vụ cấp dưỡng vợ chồng
là nghĩa vụ tài sản được đảm bảo thực hiện khi một trong hai bên vợ chồng gặp

khó khăn,túng thiếu, tai nạn,ốm đau,không có tài sản để nuôi dưỡng bản thân và có
yêu cầu.Nó được đảm bảo thực hiện khi hôn nhân đang tồn tại hay khi vợ chồng đã
ly hôn(Điều 43 luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 60 luật HN&GĐ năm 2000).
4
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Quyền sở hữu riêng của vợ (chồng) đối với phần tài sản được chia:
Theo quy định tại điều 29,30 Luật HNGĐ năm 2000 thì vợ chồng có quyền sở hữu
riêng đối với phần tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản
đó.Khoản 1 điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ_CP quy định” hoa lợi ,lợi tức phát
sinh từ phần tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.Ví dụ hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản
chung họ thỏa thuận mỗi người sở hữu riêng một ngôi nhà còn một ngôi nhà được
dùng làm chỗ ở chung của cả gia đình.Sau khi chia, vợ chồng có thể độc lập quyết
định ngôi nhà đã được chia để thuê,bán, mà không phụ thuộc vào ý chí của người
kia.Tiền thuê nhà là tài sản riêng của mỗi bên. Đối với những tài sản này vợ chồng
có quyền chiếm hữu ,định đoạt sử dụng theo quy định tại điều 33 luật HN&GĐ
năm 2000.Vậy trong những trường hợp này vợ chồng có tài sản riêng có bị hạn chế
quyền định đoạt tài sản riêng đó theo quy định tại khoản 5 điều 33 luật HN&GĐ
không? Trong trường hợp này vợ chồng không bị ràng buộc bởi quy định tại khoản
5 điều 33 khi định đoạt tài sản riêng của mình vì vợ chồng đã có thỏa thuận trước
trong việc chia tài sản đó.
- Quyền sở hữu của vợ,chồng đối với phần tài sản chung.
Theo điều 30 luật HNGĐ quy định “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở
hữu chung của vợ chồng” .Điều 5 NĐ 70/2001NĐ-CP quy định rõ hơn :’’Hoa lợi
,lợi tức phát sinh từ khối tài sản chung của vợ chồng vẫn thuộc tài sản chung của vợ
chồng”.Đối với phần tài sản chung này quyền và nghĩa vụ của vợ chồng không
thay đổi chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên
tồn tại và là tài sản chung hợp nhất.Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi
chia một phần tài sản bao gồm:
- Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia.

- Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ khối tài sản này .
5

×