Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các yếu tố cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và giải quyết tình huống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.65 KB, 13 trang )

Mở đầu
Tính mạng con người là giá trị cao nhất của con người, quyền được sống,
quyền được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của công dân. Hiện nay,
tội phạm liên quan đến hành vi giết người ở nước ta ngày càng gia tăng với nhiều
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mang tính côn đồ hun hãng đã xâm phạm đến sức khỏe
tính mạng của con người được Luật Hình sự bảo vệ gây ra hậu quả khôn lường cho
nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội. Đối với tội phạm nguy hiểm này đã
được BLHS quy định là tội phạm với những mức hình phạt phù hợp cho kẻ thủ ác.


Nội Dung
A. LÝ THUYẾT CHUNG
I. Các yếu tố cấu thành tội giết người.
1. Chủ thể.
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo
quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Khách thể
Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người
được Luật hình sự bảo vệ, đối tượng tác động của tội phạm là con người.
3. Mặt khách quan.
a) Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác
- Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác
chấm dứt sự sống.
Tuy nhiên cần phân biệt:
- Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không
cấu thành tội này.
- Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì
cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng


- Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các
hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác như
dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.


+ Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện
nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội
phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
b) Hậu quả.
Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu
quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người
phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi
như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
4. Mặt chủ quan.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể
xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể
gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy
ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
ra.
5. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ
giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi
khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội
phạm).
- Hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại của tội giết người phải là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy phải được Luật Hình sự quy định trong
điều luật thuộc phần tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự, phải do người có năng

lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.


- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời
gian. Đối với hành vi của tội giết người thì hành vi nguy hiểm (đâm, chém…) phải
xảy ra trước hậu quả chết người.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hậu quả
tác hại nói trên. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân thứ yếu, vì vậy hậu quả
tác hại phải là sự tất yếu của hành vi nguy hiểm.
6. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm đội được hiểu là động cơ bên trong thúc đẩy người ohamj tội
thực hiện hành vi phạm tội. Bất kì hành động có mục đích của con người đều là kết
quả mối quan hệ qua lại của một hoặc nhiều động cơ khác nhau. Đối với tội giết
người xảy ra hàng loạt tác động vào tâm lý, thái độ và các mối quan hệ của người
phạm tội. Động cơ phạm tội cũng có tác động tới việc lựa chọn phương thức gây
án và động cơ phạm tội. Ví dụ như giết người do mấu thuẫn thù tức, giết người để
cướp của….

B. Giải quyết tình huống
Nghi ngờ vợ có con với H (người yêu cũ của vợ mình), C đã giết chết đứa
con mà vợ mới sinh được 05 ngày tuổi. C bị Tòa án xử phạt 15 năm tù về tội giết
người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.
1. Căn cứ vào hình phạt 15 năm tù Tòa án đã tuyên đối với C khẳng
định tội giết người mà C thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng là đúng hay
sai? Tại sao?
Theo quan điểm của nhóm thì khẳng định tội giết người của C thực hiện là
tội phạm rất nghiêm trọng là sai vì:
Theo Điều 9 BLHS 2015 quy định về việc phân loại tội phạm :



“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại
khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại
Điều 76 của Bộ luật này.”
Theo đó việc xác định loại tội phạm chúng ta cần phải căn cứ vào mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và khung hình phạt cao nhất của tội
phạm đó được quy đinh theo pháp luật Việt Nam.
Đối với hành vi giết người của anh C là hành vi nguy hiểm cho xã hội, và
đứa bé mà anh C giết mới chỉ có 5 ngày tuổi thì theo đó ta áp dụng quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 123 BLHS quy đinh về tội giết người :
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:


a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.”
Theo đó khung hình phạt cao nhất của anh C thuộc Khoản 1 Điều 123 BLHS là
chung thân hoặc tử hình. Áp dụng vào việc phân loại tội phạm thì hành vi giết
người của anh C là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vậy nên trong trường xác định
căn cứ vào hình phạt 15 năm tù Tòa án đã tuyên đối với C khẳng định tội giết
người mà C thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng là sai. Đối với trường hợp này
phải thuộc về tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Giả sử C là người Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ thì vấn đề TNHS của C
được giải quyết như thế nào?


Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia đã
được pháp luật quốc tế thừa nhận rỗng rãi, luật hình sự Việt Nam có hiệu lực trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Nghía là bất kì tộm phạm nào thực hiện trên vùng đất,
vùng nước, vùng trời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đều có thể bị xét xử

theo luật hình sự Việt Nam. Tội phạm đươc coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa là tội phạm ấy được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết
thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp này anh C là người Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ và
hành vi phạm tội của anh C thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại
Điều 5 BLHS 2015 quy định về Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành
vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh
sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự
của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc
tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán
quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 5 BLHS về hiệu lực đối với mọi hành vi phạm toii
thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đều phải
chịu trách nhiệm hình sự theo pháp Việt Nam.


Tuy nhiên căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 BLHS thì trường hợp người phạm tội
là người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm
hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập

quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có
tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường
ngoại giao
Từ những căn cứ pháp lí trên, hành vi phạm tội giết người của C có thể chịu
trách nhiệm hình sự. Như thế sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Thứ nhất C là công dân mang quốc tịch Đài Loan, có hành vi giết người trên
lãnh thổ Việt Nam và không thuộc đối tượng được hưởng các quy định miễn trừ
ngoại giao , quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham
gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của C được xử
về hành vi giết người theo quy định tại điều 123 BLHS Việt Nam vì thế có thể theo
quyết định của tòa án, H bị xử phạt 15 năm tù giam.
Thứ hai C là công dân mang quốc tịch Đài Loan có hành vi phạm tội giết
người nhưng thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lạnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc
theo tập quán quốc tế thì vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của C sẽ được giải quyết
bằng con đường ngoại giao căn cứ vào khoản 2 điều 5 BLHS 2015. C có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự nếu điều ước quốc tế
quy định hoặc thông qua con đường ngoại giao các nước thỏa thuận
3 . Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm mà C đã thực hiện


Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể
bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Khoản 1
Điều 8 BLHS 2015 , cụ thể: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích

hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Hành vi giết đứa con của c được quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015
đã xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.Như vậy,
trong tình huống đưa ra ta có thể xác định được khách thể của tội phạm trong
trường hợp này chính là tội phạm đã xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người
khác, mà cụ thể ở đây là hành vi của c đã xâm phạm tới tính mạng của đứa bé 5
ngày tuổi.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Còn xét về đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là: đứa bé
5 ngày tuổi đã bị C giết.
4. Nếu trong quá trình điều tra xác định được C đang mắc bệnh tâm thần thì
C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Sau đây chúng ta sẽ xem xét việc C giết đứa con mà C nghi ngờ là con của
vợ mình với người yêu cũ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không nếu trong
trường hợp điều tra được C đang mắc bệnh tâm thần.


Bệnh tâm thần liên quan đến một loạt các điều kiện sinh lí, rối loạn thần
kinh có ảnh hưởng tới suy nghĩ, tâm trạng và hành vi. Người mắc bệnh tâm thần
thường mất liên hệ với thực tại và cảm nhận thế giới của họ khác hẳn với người
bình thường. Khả năng để hiểu về thế giới xung quanh cũng như nhận thức về hành
động của chính bản thân họ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Bệnh tâm thần có nhiều loại và mức độ trầm trọng khác nhau. Có người
bệnh tâm thần mà thời gian biểu hiện bệnh là không giống nhau, không liên tục,
tức là không phải lúc nào họ cũng trong trạng thái không có khả năng nhận thức
hoặc không có khả năng điều khiển hành vi của mình. Ngoài ra có loại bệnh tâm

thần luôn luôn làm mất năng lực hành vi dân sự, có loại bệnh chỉ làm mất năng lực
này ở mức độ nhất định, có loại không làm mất năng lực hành vi dân sự của chủ
thể.
Theo điều 21 bộ luật hình sự 2015 trong trường hợp “Người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo khoản 1,2 điều 49 BLHS 2015 quy định:
“ 1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc
bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào
kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ
vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng
trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định
pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên
khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự.”


Trong tình huống này, quan điểm của chúng em chia làm 2 trường hợp:
Thứ nhất, khi thực hiện hành vi phạm tội trong khi anh C đang mắc bệnh
tâm thần và tại thời điểm đó, anh C mất khả năng nhận thức và khả năng điểu
khiển hành vi thì anh C được miễn trách nhiệm hình sự. VKS Tòa án căn cứ vào
quyết định giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể đưa anh C vào một
cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Thứ hai, trong khi thực hiện hành vi phạm tội anh C có một phần hoặc toàn
bộ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh
tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể

quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau
khi khỏi bệnh, anh C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự


Kết Luận
Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những
tước đi tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư luận xã hội
xâm phạm đến các quan hệ xã hội gây ra những tổn thất về tính mạng con người
được Luật Hình sự bảo vệ. Tội phạm này phải được trừng trị nghiêm khắc để nêu
gương cho tất cả mọi người và phải có những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự
gia tăng của tội phạm nguy hiểm này.
Trên đây là bài tập của nhóm em. Do kiến thức còn hạn chế trong quá trình làm bài
không tránh khỏi những sai sót mong thầy và các bạn góp ý để bài tập nhóm em
được hoàn thiện hơn


Danh mục tài liệu tham khảo
Bộ luật hình sự 2015
Giao trình luật hình sự phần chung trường đại học kiểm sát Hà Nội
Luật Dương Gia



×