Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.2 KB, 8 trang )

I. MỞ ĐẦU
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế hội
nhập trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và một thời
đại “ nền kinh tế tri thức” đang lên ngôi thì vai trò to lớn của lực lượng doanh
nghiệp, doanh nhân ngày càng được chú trọng. Đây là lực lượng tạo nên các
bước đột phá trong thương mại và công nghiệp, nhờ đó nền kinh tế mới tăng
trưởng. Để đáp ứng được vai trò to lớn đó, các doanh nhân những người giữ
vị trí chủ chốt trong phát triển hoạt động kinh tế, nhất thiết phải là những
doanh nhân có văn hóa. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Vì
vậy trong bất cứ một lĩnh vực văn hóa nào con người đều đóng vai trò trung
tâm và mang tính quyết định. Đặc biệt doanh nhân với tư cách là chủ thể của
hầu hết các hoạt động kinh doanh, chính là tác giả của văn hóa kinh doanh và
đóng vai trò quyết định tới văn hóa kinh doanh.
Sau khi nước nhà giành được độc lập. Giữa trăm công nghìn việc liên
quan tới vận mệnh quốc gia, tới chính quyền đang còn non trẻ. Nhưng một
trong những công việc đầu tiên Bác nghĩ đến là viết thư cho giới doanh nhân.
Bác viết : Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế
quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương
nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công Thương nỗ lực và khuyên các
nhà thương nghiệp mau mau gia nhập “ Công Thương cứu quốc đoàn ”. Điều
này là một minh chứng hùng hồn cho tầm quan trọng to lớn của tầng lớp
doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
Vì những lí do trên, nên em chọn đề bài là :
Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân
Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
1
II. NỘI DUNG
1. Vài nét sơ lược về doanh nhân Thái Tuấn Chí Tổng giám đốc
Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
Giám đốc Thái Tuấn Chí sinh năm 1963, là người con thứ 7 trong gia


đình có 11 người con. Ông bố làm nghề bốc thuốc đông y, bà mẹ buôn bán
lặt vặt. Nhà đông anh em nên cuộc sống của gia đình luôn thiếu thốn, phải ở
thuê trong căn nhà thấp nhất của khu phố, mỗi lần mưa xuống là anh em Chí
phải tát nước thấy mồ.
Thuở nhỏ Thái Tuấn Chí vừa đi học vừa phải bỏ dép cho các sạp để
kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Học hết PTCS thì Thái Tuấn Chí phải nghỉ học.
Ông bố muốn cậu con trai học nghề thuốc, nhưng Thái Tuấn Chí lại thích
giúp mẹ buôn bán. Đầu tiên là buôn nước tương thấy nước tương chỉ phục vụ
cho ăn uống Thái Tuấn Chí không thích. Được gia đình cho 5 chỉ vàng Thái
Tuấn Chí đi học nghề kim hoàn, với bàn tay khéo léo và tính kiên trì, thành
phẩm của Thái Tuấn Chí làm ra bao giờ cũng được thầy khen.
2. Ý tưởng ban đầu của doanh nhân Thái Tuấn Chí.
Trong quá trình học việc Thái Tuấn Chí quan sát thấy nghề kim hoàn
thường kén khác nhiều tiền, trong lúc đó về gia đình tuy còn nghèo nhưng
trong bữa ăn Thái Tuấn Chí thấy chị và em gái toàn nói chuyện may mặc.
Một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu Thái Tuấn Chí sẽ kinh doanh vải. Vừa sạch
sẽ lại vừa gọn gàng.
3. Năng lực và tố chất của doanh nhân Thái Tuấn Chí đối với hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
Trong vai người buôn vải, Thái Tuấn Chí tìm hiểu thị hiếu người tiêu
dùng. Lúc đó vải gấm Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị trường dù giá rất đắt.
Các đầu mối nhập xuất vải toàn tìm mặt hàng của Hàn Quốc. Tại sao ta không
sản xuất lấy để dùng nhỉ ? Câu hỏi liền câu hỏi. Tại sao nước ngoài sản xuất
ra được những sản phẩm này? Tại sao Việt Nam mình lại không sản xuất
2
được? Tại sao người Việt mình lại có tâm lý chuộng hàng ngoại? Phải chăng
do chất lượng mẫu mã đẹp hay yếu tố tâm lý? Còn nữa tại sao trong thập niên
70 hàng hóa nước ta trong đó có vải ka-ki, sa-tanh Nam Định đã từng xuất
khẩu mà nay nhiều mặt hàng của ta lại trở thành thư yếu? Tại sao? … Và rồi
Thái Tuấn Chí cũng tự tìm ra được nguyên nhân để trả lời cho những câu hỏi

đặt ra: Vải gấm nước ngoài đáp ứng được thị hiếu làm đẹp của phụ nữ Việt
Nam, trong khi đó nước ta chưa có nơi nào sản xuất được.
Vậy tại sao ta không sản xuất nhỉ? Lại một loạt câu hỏi đặt ra. Muốn sản
xuất thì phải bắt đầu từ đâu? Trước nhất là ở vốn? Sau đó là con người? Đầu
tư máy móc, thiết bị chọn loại nào? Càng ấp ủ, càng trăn trở, càng trăn trở lại
càng muốn thực hiện, càng muốn thực hiện thì lại thấy vô vàn khó khăn. Và
với ý chí phi thường của một doanh nhân, cuối cùng qua sáu tháng khát khao
Thái Tuấn Chí đi đến một quyết định: bằng mọi giá phải xây dựng một nhà
máy dệt với máy móc thiết bị hiện đại, để sản xuất ra những sản phẩm chất
lượng cao. Trong đầu óc Thái Tuấn Chí đã hình dung sự ra đời của nhà máy
sẽ giúp mình đạt được ba ước nguyện : Thứ nhất ổn định kinh tế bản thân ;
thư hai là góp phần giải quyết việc làm cho bạn bè, người thân và xã hội ; thứ
ba là thỏa khát khao và hoài bão được đóng góp, cống hiến của cải vật chất
cho xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu Thái Tuấn Chí lập dự án xây dựng nhà
máy dệt.
Dự án xây dựng nhà máy dệt là một dự án quá lớn. Với hai bàn tay
trắng, cũng có người ủng hộ, song cũng có người cho là Thái Tuấn Chí hoang
tưởng. Quyết không nản phải đi từng bước một. Nghĩ thì dễ, nhưng đến khi đi
vào thực hiện thì khó khăn lại chồng chất khó khăn. Đầu tiên là tài chính và
ngân hàng, cụ thể là tiền đâu? Thứ đến là giấy phép thành lập công ty TNHH,
thứ ba là giấy phép nhập khẩu trực tiếp, thứ 4 là kĩ thuật và công nghệ? Gian
nan là vậy nhưng Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng, vẫn quyết tâm đi tới.
Nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của người thân, bạn bè ý tưởng thành lập
công ty TNHH lấy tên người khởi xướng làm tên công ty – Công ty dệt Thái
3
Tuấn – đặt theo phần tên họ của người sáng lập đã ra đời vào cuối năm 1994;
vốn điều lệ ban đầu chỉ có vài tỉ đồng thì làm thế nào để xây dựng được nhà
máy? Sau khi đã xác định được nhu cầu thị trường tiêu thụ vải gấm, công ty
yên tâm mạnh dạn dầu tư. Từ vai người buôn vải giờ đây ở vai người giám
đốc nhưng làm gì đã có quân. Thế là đích thân giám đốc Thái Tuấn Chí phải

chạy vạy, gõ cửa các ngân hàng Nhà nước để thuyết phục ủng hộ dự án.
Nhưng họ đều từ chối, giám đốc Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng. Và ngân
hàng Thương mại cổ phần đã cho vay với mười lần chờ đợi. Thế là dự án vay
được tiền bằng cách thế chấp toàn bộ máy móc, thiết bị nhập về và vốn điều
lệ để xây dựng nhà xưởng.
Như vậy vấn đề đầu tiên tức ngân hàng, tài chính đã có. Giám đốc Thái
Tuấn Chí họp Hội đồng quản trị để xây dựng phương án, kế hoạch, sản xuất.
Nhưng lại có một vấn đề nữa mới phát sinh, phải có giấy phép nhập khẩu trực
tiếp mới nhập được máy móc và nguyên liệu về. Trong khi đó chưa có tiền lệ
doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép làm điều này. Giám đốc Thái
Tuấn Chí lại vào cuộc, đến xin phép Phòng xuất nhập khẩu Sở thương mại,
rồi trực tiếp gặp giám đốc Sở trình bày dự án và những mong muốn cống
hiến cho xã hội bằng sản phẩm cao cấp của mình, góp phần làm đẹp cho
thành phố. Cuối cùng trước những lý lẽ táo bạo và một bản lĩnh quyết tâm
giám chịu trách nhiệm của giám đốc Thái Tuấn Chí với quan điểm đổi mới
công bằng trong cách nhìn nhận doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh,
lãnh đạo Sở thương mại đã đồng ý.
Với nhiều nỗ lực đến tháng 4 năm 1996 nhà máy dệt số một của công ty
Thái Tuấn cho xuất xưởng những mét vải đầu tiên trong niềm hân hoan, phấn
khởi của những người chung lưng đấu cật khởi nghiệp công ty. Thế là công ty
dệt Thái Tuấn chính thức giới thiệu với thị trường trong nước một sản phẩm
cao cấp lần đầu tiên được sản xuất trên ngay quê hương mình – vải gấm –
chất liệu và mẫu mã đáp ứng sở thích làm đẹp của mọi phụ nữ Việt Nam. Và
chỉ hai tháng sau, kể từ ngày giám đốc Thái Tuấn Chí ôm vải đi chào hàng,
4
sản phẩm dệt của Thái Tuấn đã được thị trường chấp nhận. Bởi ngay từ đầu
dệt Thái Tuấn đã nghiêm túc đặt ra cho mình phải đảm bảo ba triết lý trên
từng mét vải: Trong sản xuất lấy chất lượng làm tiêu chí, trong kinh doanh là
hợp tác đôi bên cùng có lợi, trong đối ngoại đặt chữ tín lên hàng đầu.
Nhờ vậy sản phẩm của Thái Tuấn sản xuất ra đã đủ sức cạnh tranh với

hàng ngoại nhập. Song làm thế nào để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?
Có như vậy mới thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển? Chỉ có hàng Việt
Nam nhưng chất lượng ngoại mới có thể thuyết phục được tâm lý ăn chắc
mặc bền của người phụ nữ Việt Nam.
Qua tìm hiểu và đọc trong cuốn : “ Các doanh nhân thế giới” giám đốc
Thái Tuấn Chí thấy mỗi sản phẩm thành danh đều có thương hiệu riêng. Và
thực tiễn sản phẩm có thương hiệu uy tín đã làm tăng tới 30% giá trị sản
phẩm. Giám đốc Thái Tuấn Chí quyết định thành lập Ban nghiên cứu gồm
lãnh đạo kinh doanh và Trung tâm nghiên cứu phát triển của thành phố bàn
bạc tìm ra một thương hiệu cho sản phẩm của mình, dù mẫu mã có luôn thay
đổi thì thương hiệu vẫn giữ nguyên, như các thương hiệu sản xuất xe Honda
của Nhật Bản, đồ điện tử hãng Samsung của Hàn Quốc… Qua khảo sát thị
trường và đánh giá năng lực đầu tư, tái sản xuất mở rộng của mình, công ty
dệt Thái Tuấn quyết định in nhãn hiệu Thái Tuấn lên biên vải và lấy thị
trường đồng bằng sông Cửu Long làm thí điểm. Có thể nói đây là một sự kiện
khá ấn tượng đánh dấu một bược phát triển của đơn vị là việc cho in nhãn
hiệu Thái Tuấn - Hàng Việt Nam chất lượng cao lên biên vải do đơn vị sản
xuất, với hi vọng góp phần xóa đi tâm lý sính hàng ngoại dù chất lượng hàng
ngoại thua xa hàng nội. Đây cũng là lần đầu tiên vải Việt Nam được in chữ
Việt Nam chất lượng cao lên biên vải.
Năm 1997,dệt Thái Tuấn tung mặt hàng gấm có in thương hiệu lên biên
vải tham dự Hội chợ thương nghiệp ở thành phố Cần Thơ đã tạo nên một Hội
chứng Thái Tuấn.Hàng đưa về đến đâu hết đến đấy.
5

×