Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân môn công pháp quốc tế đề bài 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.94 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài 11:
Ngày 26/04/1960, Pháp và Bồ Đào Nha đã ký kết điều ước quốc tế nhằm phân
định biên giới giữa Senegal (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của Pháp) và Guine (lúc
đó là lãnh thổ thuộc địa của Bồ Đào Nha). Sau khi Senegal và Guine (lúc này đã
đổi tên thành Guine Bissan) giành được độc lập tranh chấp đã nảy sinh xung quanh
việc phân định biên giới giữa 2 quốc gia. Trong quá trình tranh chấp, Senegal lập
luận rằng: Đường biên giới được xác định theo điều ước ký kết ngày 26/04/1960
vẫn có hiệu lực. Guine Bissau lại cho rằng: Bằng việc không còn là lãnh thổ thuộc
địa của Pháp và Bồ Đào Nha, nên điều ước ký năm 1960 giữa Pháp và Bồ Đào Nha
cũng sẽ chấm dứt hiệu lực đối với 2 quốc gia Senegal và Guine Bissau. Hãy cho
biết:
- Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các
điều ước quốc tế do quốc gia trước đó đã ký kết?
- Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biện giới trên biển ký
ngày 26/04/1960 giữa Pháp và Bồ Đào Nha có còn ràng buộc quyền và
nghĩa vụ đối với Senegal và Guine Bissau sau khi hai quốc gia này giành
độc lập hay không? Tại sao?

Bài Làm:


1, Theo luật quốc tế sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc không tác động đến tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia
trước đã kí kết:
Quốc gia mới thành lập vẫn duy trì các quyền và nghĩa vụ quốc tế (quyền
thừa kế) trong một thời gian nhất định,trừ những quyền và nghĩa vụ liên quan đến
địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại quyền thừa kế trong quan hệ qua lại với
thuộc địa đã nhận được độc lập (quốc gia mới). Quốc gia mới giành độc lập không
nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh


thổ của quốc gia mới đó.
2, Trong vụ tranh chấp của bài ra. điều ước quốc tế về biện giới trên biển ký ngày
26/04/1960 giữa Pháp và Bồ Đào Nha vẫn còn điều kiện ràng buộc quyền và nghĩa
vụ đối với Senegal và Guine Bissau sau khi hai quốc gia này giành độc lập.
Giải thích:
Nếu làm thay đổi hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết trong tình huống
trên chỉ có riêng trường hợp có sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Rebus sic
stantibus).
Theo Điều 62 (Công ước viên 1969). Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh
1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời
điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên
làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ khi:
a) Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các
bên chịu sự ràng buộc của điều ước; và


b) Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ
mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý
do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu
lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc
tế khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
3. Theo quy định của những khoản trên đây, khi một trong các bên có thể
nêu lên một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh như là lý do để chấm dứt hoặc rút
khỏi điều ước, sẽ cũng có thể nêu lên sự thay đổi đó như là lý do để tạm đình chỉ
việc thi hành điều ước.
Trong luật quốc tế quy định, các quốc gia không thể viện dẫn sự thay đổi cơ
bản về hoàn cảnh để hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế về xác lập

biên giới.
Vì vậy 2 nước Senegal và Guine Bissau phải tận tâm, thiện trí thực hiện điều
ước quốc tế về biện giới trên biển ký ngày 26/04/1960 giữa Pháp và Bồ Đào Nha.
Đây là một hiệp ước vô thời hạn quy tắc bắt buộc chung (Jus cogens) nó chỉ
bị thay đổi khi có một quy phạm Jus cogens mới điều chỉnh về vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1, Giáo trình luật quốc tế, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND năm 2004
2, Công ước viên 1969 (được dịch tiếng Việt)



×