Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BTHK dân sự 2, 8 điểm,tốt lắm đó, dân 2 toàn 6 7 ạ đề 15 về BTTH do ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.52 KB, 23 trang )

Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

MỞ ĐẦU
Nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sức nóng
của hoạt động phát triển đang đẩy vấn nạn ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng trở
nên trầm trọng, đồng thời làm làm phát sinh và gia tăng ngày càng nhiều các vụ khiếu
kiện, tranh chấp môi trường. Một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn tới thực trạng
này là do hệ thống pháp luật về khiếu kiện môi trường còn tồn tại nhiều lỗ hổng và bản
thân công tác thực thi chính sách pháp luật trong lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập,
khó khăn. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường” làm đề tài cho bài tập học kì môn Luật dân sự
Việt Nam module 2. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm không tránh không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô cho nhận xét để bài làm của em
được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
Trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT được xác định là một trường hợp cụ thể của
TNDS ngoài hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do thiệt hại), là hình
thức TNDS nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra
thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường phải có trách nhiệm
khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. Tương tự như các loại trách nhiệm
pháp lí khác, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT là một trong các biện pháp cưỡng chế
được áp dụng với những người vi phạm pháp luật thông qua cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trong đó người vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi được
quy định ở các chế tài của các quy phạm pháp luật. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định:
“Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”. Trên
cơ sở quy định của Hiến pháp, BLDS, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm


pháp luật khác có liên quan đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường của công dân, tổ
chức là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc những người khác có liên quan
(Điều 260, 281 BLDS) và quy định về nghĩa vụ BTTH của những cá nhân tổ chức, chủ
thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Trách nhiệm BTTH
bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thương về
tinh thần (Điều 307 BLDS 2005); trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT được cụ thể hóa tại
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

1


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Điều 628 BLDS năm 1995 và tiếp tục được kế thừa phát triển tại Điều 624 BLDS năm
2005: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm
môi trường không có lỗi”. Bên cạnh BLDS, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có
những quy định về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT (Điều 4, Điều 49, Điều 93).
Ngoài các căn cứ nêu trên, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT của người có hành vi vi
phạm pháp luật gây ÔNMT còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như
Luật khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật tài nguyên nước năm 1998… Những
quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lí cho việc thực hiện quyền yêu cầu
BTTH do làm ÔNMT của cá nhân, tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm BTTH
của các tổ chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây
thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác.
2. Đặc điểm trách nhiệm dân sự do làm ô nhiễm môi trường
Là một dạng của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên trách nhiệm BTTH do
làm ÔNMT mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Ngoài ra trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT còn có những điểm khác biệt sau đây:
+ Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường

+ Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ
thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
+ Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác định, tác động
đến nhiều chủ thể
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường
BLLDS năm 2005 tuy không quy định các điều kiện cụ thể về các điều kiện phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhưng xuất phát từ những quy định, những
nguyên tắc pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm BTTH phát sinh
khi có bốn điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP- TANDTC ngày
8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về BTTH ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên cũng phát
sinh khi có đủ bốn điều kiện sau:

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

2


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

1.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra
Trong quan hệ BTTH, thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh trách nhiệm vừa là cơ
sở để tính mức bồi thường, thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét
việc có phát sinh trách nhiệm BTTH hay không. Điều này khác với việc xác định trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự- có thể không cần căn cứ vào thiệt hại xảy ra vì
mục đích và ý nghĩa của BTTH là đảm bảo đền bù những thiệt hại, tổn thất đã gây ra
nên xác định có những loại thiệt hại nào xảy ra và thiệt hại bao nhiêu là hết sức quan

trọng. Theo quy định tại Điều 130 LBVMT năm 2005, thiệt hại do ÔNMT gồm hai loại:
một là, thiệt hại do suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường hay thiệt hại đối
với môi trường tự nhiên; hai là, thiệt hại về sức khỏe tính mạng của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do hậu quả suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường gây ra. Căn cứ theo quy định tại các Điều 608, 609, 610 của BLDS năm
2005 thì các thiệt hại do ÔNMT gây nên có thể được bồi thường bao gồm những thiệt
hại sau:
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lí cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị
xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy
rừng…
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thức tế cảu người
bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại đó bị mất, bị giảm sút… Ví dụ: khi môi
trường bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,…) sức khỏe của con
người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… những người
mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám chữa bệnh đồng thời thu nhập
của họ cũng bị giảm sút do không tham gia lao động…
+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, có có thể là: tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng,
thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử
dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài
sản, những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Ví dụ, một công ty xả nước thải
chưa được xử lí làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị
giảm đáng kể
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem
là thiệt hại gián tiếp- thiệt hại chỉ xảy ra khi có thiệt hại thứ nhất; tuy nhiên, cần lưu ý
giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp
của tổ chức cá nhân không phải luôn luôn hoàn toàn và tách biệt bởi trong một số
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3


3


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là
thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tại khu vực đó. Ví dụ, sự suy
giảm về nguồn lợi thủy sản tại một đoạn song bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút
về thu nhập của người dân ở khu vực đó. Điều này cần được lưu ý để tránh trùng lặp khi
xác định các loại thiệt hại cụ thể do ÔNMT gây nên.
1.2. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường
Theo Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao thì
hành vi trái pháp luật trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng “có thể là một việc phạm
pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối chính sách
của Đảng- Nhà nước hoặc vi phạm một quy tắc sinh hoạt xã hội”. Hành vi vi phạm
pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật
môi trường, gây ÔNMT dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe cá nhân
và thiệt hại về tài sản của cá nhân tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được
coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH và hành vi gây thiệt hại trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường có một số điểm khác biệt đáng kể so với các hành vi trong
lĩnh vực khác như: hành vi gây ra thiệt hại không xâm phạm trực tiếp đến các quyền về
tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân mà là sự xâm hại thông qua các yếu tố môi
trường bị ô nhiễm đồng thời không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đều là
hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thiệt hại trong lĩnh vực môi trường còn có thể
xảy ra do các sự cố môi trường do vậy chỉ khi hậu quả của hành vi biểu hiện trên thực
tế, gây hại đến các hệ sinh thái, yếu tố môi trường và các chủ thể khác thì trách nhiệm
BTTH mới phát sinh.
1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Tìm được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây
ra là một trong những mắt xích không thể thiếu của quá trình xác định trách nhiệm
BTTH về môi trường. Tuy nhiên việc xác định mối quan hệ nhân quả trong các trường
hợp gây thiệt hại do ÔNMT thường rất phức tạp. Vì trên thực tế không chỉ có một
nguồn ô nhiễm mà có thể có nhiều nguồn cùng gây ra ô nhiễm hoặc có thể những thiệt
hại xảy ra không chỉ do hành vi gây ô nhiễm của con người mà còn do các nguyên nhân
khác như sự biến đổi bất thường của thiên nhiên, những sự cố thiên nhiên… Trong khi
đó, các chủ thể có những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ÔNMT thường phủ nhận trách
nhiệm bằng cách cho rằng thiệt hại xảy ra là do nhiều nguồn gây ô nhiễm chung hoặc
chất thải mà họ thải ra không có khả năng gây hại nghiêm trọng đến con người và môi
trường.

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

4


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Môi trường là một thể thống nhất, được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau mà
các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau và cùng có
ảnh hưởng tới con người vì vậy nên gây ô nhiễm cho các thành phần môi trường này sẽ
có thể đồng thời làm cho một hoặc một số thành phần môi trường khác bị tổn hại và sẽ
dẫn đến tình trạng gây hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tài sản cũng như sức khỏe,
tính mạng của con người. Có những hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả về
môi trường như xả nước thải không qua xử lí chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh,
với những trường hợp này hành vi và hậu quả tương đối dễ xác định mối quan hệ nhân
quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn
dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các chất phóng xạ, hạt nhân và với các
trường hợp này đòi hỏi phải có các trang thiết bị hiện đại và các chuyên gia về môi

trường tham gia mới có thể xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy
ra. Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó có thể có hành vi vi
phạm pháp luật môi trường, và từ đo gây thiệt hại cũng khó xác định rõ ràng mối quan
hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Từ thực tế trên nên việc xác định mức độ
thiệt hại và quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật phải trải qua quy
trình phức taph, thông qua nhiều bước: xác định mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất
kinh doanh của các chủ thể có trách nhiệm với tình trạng ÔNMT; xác định mối quan hệ
giữa ÔNMT với các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chưc
hoặc những biện pháp áp dụng để cải tạo môi trường
1.4. Vấn đề lỗi trong BTTH do làm ÔNMT
Lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định người phải bồi thường và mức bồi
thường; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm BTTH cho người khác do hành
vi làm ÔNMT chỉ được quy định tại Điều 624. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trương trách
nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT chỉ được lọi trừ trong trường hợp người bị thiệt hại
có lỗi; tức là nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm BTTH luôn luôn đặt ra
với người gây thiệt hại. Điều này bắt nguồn từ quan điểm tôn trọng và bảo vệ triệt để lợi
ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác, mặt khác, quy định này
còn nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân và
nhất là các chủ thể tiềm ẩn khả năng gây ÔNMT cao. Ngoài ra đối với trường hợp
ÔNMT do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như phương tiện giao thông vận tải, chất
phóng xạ thì thậm chí trách nhiệm BTTH của người gây thiệt hại cũng không được loại
trừ ngay cả khi người gây ÔNMT không có lỗi Điều 623. Nói cách khác BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ là loại trách nhiệm loại trừ yếu tố có lỗi. Trên thực tế, trong
thời gian qua các khiếu nại yêu cầu BTTH phát sinh từ các sự cố môi trường do nguồn
nguy hiểm cao độ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là sự cố tràn dầu.
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

5



Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Có thể nói bốn yếu tố là những điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT. bốn yếu tố nay gắn bó với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, vì vậy khi xem
xét điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH thì phải xem xét cả bốn yếu tố; nếu thiếu một
trong bốn yếu tố này sẽ không bao giờ làm phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT.
2. Chủ thể tham gia quan hệ BTTH do làm ô nhiễm môi trường
2.1. Chủ thể có trách nhiệm BTTH
Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong pháp luật bảo vệ môi
trường đó là “người gây ô nhiễm phải trả tiền” tức là các chủ thể gây ô nhiễm môi
trường phải chịu toàn bộ trách nhiệm do hành vi của mình gây ra; chẳng hạn như phải
chấm dứt hành vi làm ô nhiễm môi trường, khắc phục thiệt hại và chi trả tiền bồi thường
thiệt hại. Theo quy định tại Điều 624 BLDS năm 2005:” Cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” và khoản
2 Điều 13 Nghị định 113/2010 cũng quy định:” Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô
nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra,
đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu
BTTHcho cơ quan đã ứng trước kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định
này”. Như vậy theo quy định thì chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm
môi trường chủ yếu gồm hai chủ thể là cá nhân và tổ chức và phải đáp ứng một số điều
kiện theo quy định của pháp luật giống như các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
khác. Một là, các cá nhân phải có đủ năng lực hành vi từ đủ 18 tuổi trở lên vi phạm
nghĩa vụ bảo vệ môi trường gây thiệt hại phải bồi thường. Hai là, tổ chức vi phạm nghĩa
vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra việc xác định tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm phải thực hiện theo
các nguyên tắc đã được pháp luật quy định. Khi xác định môi trường bị ô nhiễm ở một
khu vực địa lý tự nhiên thì phải xác định được các nguồn phát sinh chất thải hoặc các
hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng ảnh hưởng xấu đến

khu vực đó, từ đó sẽ xác định được chủ thể gây thiệt hại tới môi trường cũng như xác
định được chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đồng
thời phải có cơ sở khoa học về sự tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể
phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại tới tình trạng suy giảm chức năng và tính
hữu ích của môi trường, đặc biệt việc xác định tổ chức cá nhân gây ô nhiễm môi trường
phải đảm bảo kịp thời công bằng. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề xác định chủ thể gây ô
nhiễm môi trường để qua đó xác đinh chủ thể phải bồi thường là vô cùng khó khăn bởi
lẽ chủ thể gây ô nhiễm môi trường có thể là một chủ thể cũng có thể là nhiều chủ thể.
Trách nhiệm BTTH khi nhiều người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm bồi thường liên
đới theo quy định tại Điều 616 BLDS năm 2005 nhưng vấn đề xác định ai là chủ thể
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

6


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

phải chịu trách nhiệm BTTH khi thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đang làm vấn
đề khó khăn nhất tại các khu công nghiệp khi các chủ thể là các doanh nghiệp cùng xả
thải ra hê thống xử lí nước thải tập trung, mỗi doanh nghiệp xả một phần nước thải và
cộng dồn lại khiến mức độ ô nhiễm trầm trọng bởi vậy với trường hợp này khó có thể
yêu cầu tất cả các chủ thể cùng BTTH được.
2.2. Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại
Đây là các chủ thể bị thiệt hại, phải gánh chịu những hậu quả do chính hành vi
làm ô nhiễm môi trường của chủ thể khác và họ có thể là bất kì ai. Theo Điều 131
LBVMT năm 2005 thì: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường bao gồm hai thiệt hại đó là:
thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại do xâm phạm
tính mạng sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường gây nên. Tương ứng với mỗi loại thiệt hại này là một chủ thể có quyền
yêu càu bồi thường thiệt hại khác nhau:

+ Đối với thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì việc xác
định ai là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại cần dựa trên quy định của Hiến
pháp năm 1992 về các nguồn tài nguyên thiên nhiên: nếu Nhà nước mà đại diện là cơ
quan Nhà nước trực tiếp quản lí, là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong
trường hợp hợp thành phần môi trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quản
lí sử dụng; trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao quản lí sử dụng
cho tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng thì tổ chức, cá nhân đó
là đối tượng có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường. Phương án này là
hợp lí vì đối tượng bị tác động trực tiếp và lớn nhất do sự suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường là đối tượng trực tiếp quản lí sử dụng thành phần môi trường đó. Tuy
nhiên hiện nay vấn đề này vẫn chưa được pháp luật quy định rõ ràng hoặc đề cập trên
khía cạnh dân sự mà chủ yếu được xử lí trên khía cạnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc
chế tài hình sự.
+ Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do hậu quả của việc ô nhiễm môi
trường gây ra thì chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là những cá nhân, tổ
chức cụ thể bị thiệt hại. Việc xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này được xác định theo các quy định của pháp luật về dân sự. Theo
quy định tại các Điều 608, Điều 609, Điều 610 của BLDS năm 2005 thì: Với những
thiệt hại về tài sản thì chủ thể có quyền yêu cầu BTTH chính là người có quyền sở hữu
với khối tài sản bị thiệt hại, còn đối với thiệt hại về sức khỏe tính mạng thì chủ thể có
quyền yêu cầu BTTH là người bị tổn hại sức khỏe (hoặc người thân của người chết)
Việc xác định chủ thể có quyền yêu cầu BTTH cũng như chủ thể có nghĩa vụ phải
thực hiện trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

7


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2


điều kiện để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên từ đó xác định cơ chế đền bù thiệt
hại phù hợp với thực tiễn. Theo quy định tại Điều 133 LBVMT 2005, việc giải quyết
BTTH về môi trường có thể thực hiện thông qua một trong ba phương thức: thỏa thuận
giữa các bên; yêu cầu Trọng tài giải quyết; khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, để bảo vệ
quyền lợi của mình một cách đầy đủ nhất, lựa chọn phương thức hợp lí để bảo vệ quyền
lợi, các chủ thể phải chứng minh được các thiệt hại mà họ gánh chịu là hậu quả của việc
ÔNMT; đây cũng là nghĩa vụ bắt buộc không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà trong
lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng nói chung. LBVMT năm 2005 không quy định vấn đề
này nhưng theo Nghị định 113/2012/NĐ- CP ngày 3/12/2010 của Chính phủ quy định
về việc xác định thiệt hại đối với môi trường thì Bộ Tài nguyên môi trường và Ủy ban
nhân dân các cấp có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu chứng minh theo quy định
của pháp luật. Quy định này tạo sự chủ động cho Nhà nước và người bị thiệt hại trong
quá trình kiện yêu cầu BTTH đồng thời thông báo kịp thời những thiệt hại, tìm cách
khắc phục. Tuy nhiên bản thân quy định cũng bộc lộ những bất cập khi mà nghĩa vụ
chứng minh của các cơ quan Nhà nước chưa được thi hành tích cực và chủ động còn về
phía người dân thì không có điều kiện và tiềm lực tài chính để tự chứng minh thiệt hại
do ÔNMT tác động tới bản thân và gia đình. Cùng với đó, khi thực hiện nghĩa vụ chứng
minh để thực hiện quyền yêu cầu khởi kiện, người khởi kiện cũng phải gửi đầy đủ các
giấy tờ, chứng từ, tài liệu kèm theo để việc chứng minh đạt được hiệu quả cao.
3. Cách xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Do thiệt hại do ÔNMT bao gồm hai loại thiệt hại như trên nên mỗi thiệt hại có
cách xác định khác nhau:
+Đối với thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được quy định
cụ thể các căn cứ xác định thiệt hại Điều 131 LBVMT. Một là, căn cứ vào mức độ chức
năng, tính hữu ích của môi trường thì thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường sẽ được chia làm 3 mức độ tương ứng với đó là 3 mức độ ô nhiễm môi
trường: ÔNMT, ÔNMT nghiêm trọng,ÔNMT đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định mức
độ ÔNMT được thực hiện trên cơ sở vượt mức tiêu chuẩn chất lượng môi trường của
các chất gây ÔNMT có trong thành phần môi trường đó, được quy định tại Điều 92
LBVMT. Hai là: Việc xác định thiệt hại do sự suy giảm chức năng tính hữu ích của môi

trường sẽ căn cứ phạm vi giới hạn và vùng môi trường bị suy giảm chức năng, gồm các
vùng lõi, vùng đệm và các vùng khác theo khoản 2 Điều 131 LBVMT năm 2005. Ba là:
căn cứ vào thành phần môi trường bị suy giảm theo khoản 3, Điều 131 LBVMT 2005 từ
đó có những cách tính toán thiệt hại cụ thể đã được quy định tại Điều 11 Nghị định
113/NĐ- CP/2010 và khoản 4 Điều 131 LBVMT 2005. Có thể thấy trong rất nhiều
trường hợp việc tính toán cụ thể thiệt hại do ÔNMT gây ra là vô cùng khó khăn nên
trong những trường hợp này chỉ có thể ước lượng các thiệt hại gây ra mà thôi.
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

8


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

+ Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá
nhân tổ chức do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì
căn cứ xác định thiệt hại được áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung với
ba căn cứ: các thiệt hại thực tế về tài sản, sức khỏe của người bị hại; chi phí hợp lí phát
sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người
bị hại; các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản.
Mỗi loại thiệt hại này lại thường sử dụng các phương pháp xác định thiệt hại khác
nhau. Đối với thiệt hại về tài sản phương pháp xác định thiệt hại chủ yếu là phương
pháp so sánh đối chứng còn đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe được tính toán trên
cơ sở số liệu của các cơ quan y tế và chi phí người dân phải trả để chữa bệnh cũng như
bù đắp những tổn thất do bị giảm sút về sức khỏe do ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên có thể
thấy thiệt hại về ÔNMT gây ra đối với sức khỏe con người còn ảnh hưởng lâu dài về
thời gian trong khi đó các quy định của pháp luật hiện nay mới chỉ có những quy định
về BTTH với những thiệt hại trước mắt, điều này làm ảnh ưởng nghiêm trọng tới lợi ích
của người dân khi họ phải âm thầm gánh chịu những thiệt hại lâu dài
4. Phương thức bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 13 NĐ 113/NĐ- CP/2010 cùng với việc
dựa trên thực tế các vụ BTTH do làm ô nhiễm môi trường gây ra thì phương thức BTTH
do làm ÔNMT chủ yếu thông qua các hình thức sau: Bồi thường bằng tiền một lần; hỗ
trợ hàng tháng với một khoản tiền thỏa thuận trước; di dời hộ gia đình, cá nhân trong
khu vực bị ô nhiễm đến nơi khác; xây dựng một số công trình công cộng, phúc lợi xã
hội bồi thường bằng tiền đối với toàn bộ thiệt hại… Có thể thấy phương thức trả tiền
một lần là phương thức chủ yếu được các bên áp dụng, việc trả tiền có thể trả cùng một
lần hoặc thành từng đợt do các bên thỏa thuận. Việc chi trả bằng tiền một lần đối với
toàn bộ thiệt hại sẽ góp phần nhanh chóng khắc phục sớm, kịp thời các thiệt hại do
ÔNMT gây ra qua đó hạn chế được các thiệt hại do ÔNMT gây ra bởi đây là loại thiệt
hại nghiêm trọng, có tính lây lan nhanh chóng đặc biệt như sự cố tràn dầu. Tuy nhiên
với phương thức BTTH này cũng gây nhiều bất cập bởi chúng ta đã biết thiệt hại do
ÔNMT gây ra thường là những thiệt hại lâu dài và khó xác định nhưng phương thức
BTTH bằng tiền một lần chỉ chi trả cho những thiệt hại trước mắt làm ảnh hưởng tới
quyền lợi của những người chịu thiệt hại. Với từng trường hợp cụ thể, các cơ quan có
thẩm quyền gợi ý phương pháp BTTH để các bên áp dụng là: Một là, bồi thường toàn
bộ thiệt hại thực tế, áp dụng trong trường hợp phạm vi môi trường hẹp, thiệt hại xảy ra
với ít người, giá trị thiệt hại không quá lớn. Hai là, BTTH trên cơ sở xác định tỷ lệ giữa
tổng giá trị được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại trên thực tế: áp dụng trong trường
hợp tổng thiệt hại được tính trên cơ sở thiệt hại từng cá nhân, tổ chức cộng lại và người
thực hiện hành vi làm ÔNMT do lỗi vô ý, thiệt hại gây ra quá khả năng tài chính của họ.
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

9


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Ba là, BTTH trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại, trường hợp có sự chênh lệch đáng kể
vể mức độ thiệt hại giữa những loại thiệt hại thì phân loại thiệt hại thành nhiều cấp độ

khác nhau. Bốn là, BTTH trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân, áp dụng trong
trường hợp không có sự chênh lệch giữa các mức thiệt hại. Năm là, BTTH bằng việc
đầu tư vốn xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư: áp dụng
trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều người và khó xác
định mức độ thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể
5. Phương thức giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường, vấn đề thời hiệu khởi kiện trong BTTH do làm ÔNMT
Điều 133 Luật BVMT quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp về
BTTH do ÔNMT bao gồm ba phương thức: tự thỏa thuận giữa các bên (thương lượng),
hòa giải; yêu cầu Trọng tài giải quyết; khởi kiện tại Tòa án; tùy theo điều kiện cụ thể
từng vụ việc tranh chấp. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp quan trọng vì
tính chất đơn giản và hiệu quả, thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện bởi những
người liên quan trong mỗi vụ tranh chấp thường quá đông. Có thể nhận thấy một số khó
khăn trong thương lượng giải quyết tranh chấp môi trường khi có sự tham gia của cơ
quan công quyền với tư cách là đại diện lợi ích công và tư. Tuy nhiên do tranh chấp môi
trường còn có cả hai lợi ích công và lợi ích tư. Tuy nhiên do tranh chấp môi trường còn
có lợi ích công và lợi ích tư phải được bảo vệ nên sự áp đặt cưỡng chế không thể diễn ra
trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, những nguyên tắc giải quyết tranh chấp tư
vẫn phải được áp dụng nhưng cần có sự thay đổi linh hoạt hơn.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp xảy ra
hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả song
vẫn muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình. Trong phương thức hòa giải,
sự lựa chọn của các bên đương sự được thể hiện ở cả hai nội dung: lựa chọn người trung
gian làm hòa giải để giàn xếp mâu thuẫn và lựa chọn các phương án, giải pháp điều hòa
lợi ích xung đột. Hòa giải tranh chấp là quyền của các đương sự và pháp luật khuyến
khích hòa giải. Trong hòa giải tranh chấp môi trường, trung gian hòa giải thường được
tổ chức thành các nhóm và thông qua mô hình này các vấn đề liên quan đòi hỏi kiến
thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực mới được xem xét một cách khách quan toàn
diện đồng thời góp phần làm cân bằng “vị thế” của các bên đương sự luôn ở trong trạng
thái bất cân bằng. Tại Việt Nam thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BTTH

do ONMT giải quyết theo quy định của BLTTDS năm 2004. Việc xác định thẩm quyền
của Tòa án dựa trên các tiêu chí đối tượng tranh chấp, theo lãnh thổ chỉ phù hợp với
những tranh chấp đơn giản, trong phạm vi hẹp, giá trị tranh chấp không lớn. Trong khi
đó BTTH tranh chấp phát sinh do hành vi làm ONMT thường là các tranh chấp phức
tạp, nảy sinh giữa các nhóm người thuộc nhiều địa phương khác nhau, gây thiệt hại
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

10


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

nghiêm trọng tới môi trường, sức khỏe, tính mạng của người dân thì cách phân chia này
có vẻ không phù hợp. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến
trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam đây lại là phương thức khá mới. Câu hỏi đặt ra là
trọng tài nào sẽ giải quyết BTTH về môi trường khi mà quy định hiện tại về trọng tài
thương mại khó có thể áp dụng do quan hệ đòi BTTH trong lĩnh vực môi trường không
phải là quan hệ thương mại. Do chưa có quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp
nên phương thức này vẫn chưa được áp dụng trên thực tế.
Về phương thức khởi kiện ra Tòa án, có thể nhận thấy trước tiên là những bất cập
trong quy trình nộp đơn khiếu kiện và nguy cơ người dân mất quyền khởi kiện ra Tòa
án. Cụ thể, do không có những hướng dẫn chi tiết về quy trình và thẩm quyền tiếp nhận
đơn khiếu kiện nên các hộ dân bị thiệt hại do ô nhiễm gửi đơn khiếu kiện đến rất nhiều
nơi khác nhau như: Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường;
các hội, tổ chức đoàn thể…, thậm chí bản thân doanh nghiệp gây ô nhiễm. Khi không
nhận được phản hồi từ một trong số các đơn vị này hoặc việc khiếu kiện không được
giải quyết thỏa đáng thì người dân sẽ lựa chọn phương án tụ tập đông người để gây sức
ép, phản đối doanh nghiệp. Đơn cử đối với vụ việc Nhà máy xử lý nước thải tập trung
của Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm và nhiều sự vụ tương tự, đơn khiếu kiện của
người dân đã không được Ủy ban nhân dân xã trực tiếp tiếp nhận mà được chuyển lòng

vòng qua nhiều đầu mối, hệ quả là đơn thư của một số hộ bị thất lạc hoặc không được
chuyển đi kịp thời. Điều này tiềm ẩn nguy cơ quyền khởi kiện ra Tòa của người dân sẽ
không thể thực hiện do hết thời hiệu khởi kiện.Tại Điều 160 BLDS 2005 quy định
không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đối với trường hợp “Yêu cầu hoàn trả
tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, Điều 607 BLDS 2005 quy
định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”. Từ đó có thể
thấy, đối với các vụ việc yêu cầu BTTH do làm ÔNMT sẽ không áp dụng thời hiệu khởi
kiện đối với yêu cầu đòi BTTH về các thành phần môi trường, thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe; còn trong trường hợp yêu cầu BTTH về tài sản thì thời hiệu khởi kiện là hai
năm kể từ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Quy định này có lợi cho người
bị hại, có giá trị thực tiễn trong lĩnh vực môi trường do hậu quả thiệt hại môi trường là
hậu quả tiềm ẩn và lâu dài. Nhưng mặt khác quy định này cũng bất lợi cho hoạt động
giải quyết tranh chấp, bởi lẽ thiệt hại do ÔNMT gây nên vào các thời điểm khác nhau là
không giống nhau. Các chất gây ô nhiễm có thể biến đổi theo hướng mức độ thiệt hại
không còn như ban đầu dẫn đến các chứng cứ, số liệu không khách quan và chính xác
nên việc xác định thiệt hại sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó quy định về thời hiệu khởi
kiện là hai năm đối với thiệt hại về tài sản dường như là quá ngắn: khi còn gặp nhiều
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

11


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại về tài sản do ÔNMT gây ra thì việc người dân
phát hiện thiệt hại kịp thời trong khoảng thời gian thời hiệu là rất khó. Thực tế thường
xảy ra tình trạng người dân nộp đơn khiếu kiện khi đã hết thời hiệu. Bên cạnh đó, nếu
việc phân biệt thiệt hại suy giảm giá trị sinh học và thiệt hại tài sản của cư dân sinh sống

quanh khu vực bị thiệt hại cũng không rõ ràng như phân tích thì việc áp dụng hai loại
thời hiệu khởi kiện này cũng dễ bị nhầm lẫn, không đúng, gây khó khăn cho tất cả các
bên tham gia vào quan hệ này.
III. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
1. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây ở Việt Nam
1.1.Đánh giá chung về thực trạng áp dụng pháp luật qua một số vụ việc cụ thể về
BTTH do làm ÔNMT
Xét về lý thuyết thì quyền của người dân trong lĩnh vực môi trường là nghĩa vụ
tương ứng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật về môi trường ở
Việt Nam cho thấy các quyền căn bản này đã không được tôn trọng và bảo vệ. Tình
trạng vi phạm và coi thường pháp luật về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, đặc
biệt là tại các khu công nghiệp đã trở nên báo động. Từ năm 2010 đến nay, lực lượng
Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần
25.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, đã khởi tố trên 350 vụ án với gần 400 đối
tượng, xử phạt vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng.[9]
Có thể nói, việc gây ô nhiễm của các doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới
hàng loạt những vụ khiếu kiện, xung đột môi trường trong thời gian qua. Điển hình là
vụ vi phạm của Công ty Vedan tại lưu vực sông Thị Vải gây ô nhiễm, thiệt hại lớn cho
các hộ dân tại 3 tỉnh, thành: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh (9/2008);
vụ xả thải không qua xử lý của Nhà máy xử lý nước thải tập trung Sonadezi Long
Thành tại Đồng Nai dẫn tới việc người dân kéo tới hồ chứa nước thải tập trung của nhà
máy, dùng búa đập vỡ nắp cống, dùng đất đá lấp mương xả thải (8/2011); vụ xả thải có
hóa chất độc hại như Chrome 6, mangan, sắt… với hàm lượng vượt quy định ra sông
Ghẽ của Công ty Tung Kuang đặt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (4/2011) cũng
khiến người dân khu vực lân cận vô cùng bức xúc.
Ngoài những sự vụ tiêu biểu nêu trên còn có rất nhiều vụ việc doanh nghiệp gây ô
nhiễm dẫn tới xung đột căng thẳng với người dân như vụ hàng trăm người dân vây kín,
ngăn cản xe chở đầu vỏ tôm vào Công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc Thành – Việt

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

12


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Trung, Cà Mau (9/2008); hơn 200 người dân xã La Ngà tập trung ngoài trụ sở Công ty
TNHH AB Mauri tại Đồng Nai phản đối tình trạng gây ô nhiễm do xả thải (6/2009)…;
và gần đây nhất là vụ xả thải gây ô nhiễm của Nhà máy sản xuất proniken thuộc Công
ty TNHH MTV Trường Khánh dẫn tới việc các hộ dân của huyện Kinh Môn lập “chiến
lũy” bao vây nhà máy (6/2013).[7]
Đặc biệt tại Thanh Hóa, vụ “đầu độc” môi trường của Công ty CP Nicotex Thanh
Thái tại Thanh Hoá bị phát giác đã và đang trở thành “tâm điểm” chú ý của dư luận cả
nước. Việc làm gây ô nhiễm môi trường, coi thường tính mạng, sức khoẻ người dân của
đơn vị này diễn ra đã nhiều năm, nhưng chỉ bị phát hiện bởi người dân với sự tiếp sức
của báo chí. Đáng lo ngại hơn, dù vụ việc bước đầu đã được xử lý, nhưng hậu quả
nghiêm trọng sẽ còn để lại lâu dài... Trước hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng này, ngày 30/8, Công an tỉnh Thanh Hoá đã có văn bản đình chỉ tạm thời
hoạt động của Cty CP Nicotex Thanh Thái để điều tra làm rõ vụ việc. Tiếp đó, trên cơ
sở báo cáo ban đầu của ngành chức năng, ngày 6/9, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Công
văn hoả tốc số 7073/UBND-NN, chỉ đạo Công an tỉnh khẩn trương điều tra, kết luận về
sai phạm trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Cty
Nicotex Thanh Thái và có hình thức xử lý nghiêm. Đồng thời yêu cầu các ngành chức
năng, chính quyền địa phương phối hợp với nhân dân xác định rõ địa điểm, thời gian,
khối lượng chôn lấp chất thải độc hại, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm. Mặt khác yêu
cầu Cty Nicotex Thanh Thái khai báo rõ địa điểm, số hóa chất đã chôn lấp… Do tính
chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 10/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
đã có Công văn yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hoá nhanh chóng điều tra, xử lý theo thẩm
quyền vụ việc Cty Nocotex Thanh Thái chôn thuốc BVTV độc hại, gây bức xúc trong

dư luận nhân dân và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/9/2013. Trước những chứng cứ
không thể chối cãi, để “giảm tội”, Cty Nicotex Thanh Thái đã liên tục có những việc
làm mang tính “đối phó” nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. Trở lại giai đoạn ban đầu của
vụ việc, nhiều tấn chất thải độc hại được chôn lấp trong khuôn viên Cty cũng chỉ được
phát hiện nhờ sự “tự phát” tìm kiếm, đào bới của người dân. Trên cơ sở báo cáo
của ngành chức năng, xét mức độ vi phạm nghiêm trọng của Cty Nicotex Thanh Thái,
ngày 18/9/2013, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh
Hoá đã ký Quyết định số 3253/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính Cty Nicotex
Thanh Thái về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với các hình thức gồm:
phạt tiền (421,150 triệu đồng, thời hạn nộp phạt 10 ngày kể từ khi nhận được Quyết
định); buộc Cty tạm đình chỉ kinh doanh và khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt nêu
rõ: Cty Nicotex Thanh Thái bị xử phạt do 10 hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, có
những hành vi nghiêm trọng như: Không có báo cáo đánh giá tác động về những điều
chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường; vận hành các công trình xử
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

13


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

lý môi trường đã bị thay đổi so với các biện pháp bảo vệ đã được phê duyệt; thực hiện
không đầy đủ các nội dung trong báo cáo, đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt; thải mùi khó chịu vào môi trường; không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho
cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó
với sự cố môi trường do chất thải nguy hại gây ra; không phân loại chất thải nguy hiểm,
để lẫn chất thải nguy hại với chất thải khác; không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về vận
chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho
hàng … [8]
Trên đây chỉ là một số vụ việc điển hình ở một số địa phương trong cả nước trong

thời gian qua, còn rất nhiều vụ việc đã và đang diễn ra trên địa bàn cả nước, gây thiệt
hại nghiêm trọng tới tài sản, tính mạng sức khỏe của người dân, ô nhiễm nghiêm trọng
môi trường và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Có thể thấy thông thường các vụ việc
thường tập trung khiếu kiện những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại mà không tính đến những phân tích suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường tại Điều 130 LBVMT, “tâm điểm” là vụ án Cty
Nicotex Thanh Thái việc xử phạt cũng mới chỉ hướng tới những thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại mà chưa thể tính
toán bù đắp những tổn hại lâu dài do sự suy thoái môi trường. Đối với loại thiệt hại này
thường gắn với các chủ thể thiệt hại là Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư nhưng thực tế
chưa có trường hợp nào khiếu kiện đòi BTTH cho loại thiệt hại này. Bên cạnh đó, có thể
thấy thỏa thuận và hòa giải giữa các bên và có sự chứng kiến của bên thứ ba là cách giải
quyết phổ biến trong các vụ kiện hiện nay do trong quy định của LBVMT chưa đưa ra
các biện pháp giải quyết như trong Điều 133 LBVMT năm 2005; tuy nhiên các vụ việc
hiện nay vẫn chủ yếu theo hướng thương lượng bởi quy định trong LBVMT 2005 về ba
biện pháp giải quyết thiệt hại chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên có thể thấy với bản
tính dĩ hòa vi quý của người Việt thì việc đề cao hòa giải trong giải quyết tranh chấp
môi trường là một giải pháp có hiệu quả, phù hợp với truyền thống dân tộc và thực tế là
cũng có tới 80- 90% vụ việc đã được giải quyết thành công nhờ biện pháp này. Do vậy,
cần nghiên cứu chuyển giao nhiệm vụ này cho một thiết chế trung gian hòa giải độc lập
đi kèm với những hướng dẫn cụ thể về thành phần, thủ tục và hiệu lực của việc hòa giải.
Song song với đó một thực tế đáng nhìn nhận đó là trong hầu hết các trường hợp, tổ
chức, cá nhân gây thiệt hại mới chỉ “hỗ trợ” cho người bị thiệt hại mà chưa thực hiện
nguyên tắc “người gây thiệt hại phải bồi thường” và “thiệt hại” phải bồi thường toàn
bộ” của pháp luật dân sự. Yêu cầu BTTH mới chỉ dừng lại yêu cầu BTTH về tính mạng
và sức khỏe của người bị thiệt hại mà chưa có yêu cầu bồi thường đối với môi trường tự
nhiên.
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

14



Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

1.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về BTTH do làm ÔNMT
Hiện nay, trong quá trình áp dụng pháp luật về TNDS do làm ÔNMT với tư cách
là một dạng của TNDS ngoài hợp đồng với những hành vi vi phạm trên thực tế còn gặp
phải không ít khó khăn, vướng mắc:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường khá đồ sộ, nhưng lại quy
định chung chung, thiếu rõ ràng, nên khó có thể xác định được hành vi nào là hành vi
thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Nếu tại Điều 624 BLDS năm 2004
quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ÔNMT gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ÔNMT không có
lỗi”, trong khi đó điểm d, khoản 3, Điều 93 LBVMT 2005 quy định:”Bồi thường thiệt
hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan”. Với cách
dẫn chiếu như vậy thì rất khó trong việc xác định trách nhiệm BTTH; nghị định
113/2010 được ban hành và quy định khá chi tiết việc xác định thiệt hại đối với môi
trường nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là: tại Điều 1 của Nghị định này chỉ quy
định các vấn đề liên quan đến việc ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh
thái tự nhiên, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Điều này đã bộc lộ một khiếm khuyết lớn khi bỏ qua các thành phần quan trọng khác
của môi trường tự nhiên mà ngay trong khoản 2, Điều 3 LBVMT 2005 quy định đó là
không khí, ánh sáng, âm thanh trong khi hiện nay ở nước ta ÔNMT ở nước ta tập trung
chủ yếu ở ba loại ô nhiễm đó là ô nhiễm đất, nước, không khí tại các đô thị lớn đặc biệt
là ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn vượt chuẩn cho phép nhiều lần thì tại Nghị định
113/2010/NĐ- CP chỉ quy định về xác định thiệt hại đối với thiệt hại trong các trường
hợp ÔNMT nước, đất, hệ sinh thái tự nhiên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương mà không có
quy định nào về việc xác định thiệt hại trong trường hợp bị ÔNMT không khí
Thứ hai, những khó khăn, vướng mắc khi xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm

BTTH do hành vi làm ÔNMT chính là ở điểm TNDS chỉ được đặt ra đối với chủ thể vi
phạm nghĩa vụ dân sự nhưng trên thực tế có các chủ thể đang trong quá trình xây dựng
dự án như dự án xây dựng bãi xử lí chất thải thì dân cư xung quanh yêu cầu BTTH do
việc xây dựng sẽ gây ÔNMT. Hoặc trong trường hợp tại các khu chế xuất, các khu công
nghiệp tập trung, các làng nghề có nhiều gia đình, nhiều công ty có hành vi xả chất thả;
vấn đề là từng gia đình, từng công ty thì chất thải xả ra không quá tiêu chuẩn nhưng tất
cả thì lại vượt chuẩn cho phép hoặc ban ngày các chủ thể này không tiến hành xả chất
thải mà ban đêm mới thực hiện hành vi xả thải trộm bởi vậy với các trường hợp này xác
định trách nhiệm BTTH liên đới hay riêng rẽ và thủ phạm thực hiện hành vi là vô cùng
khó khăn
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

15


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

Thứ ba, những khó khăn vướng mắc trong việc xác định bốn yếu tố để làm cơ sở
cho việc yêu cầu người vi phạm phải chịu trách nhiệm BTTH. Khó khăn lớn nhất là xác
định lỗi của chủ thể vi phạm đặc biệt với các hành vi vi phạm có sự tham gia của nhiều
chủ thể. Hậu quả hành vi gây thiệt hại đòi hỏi cần có thời gian dài mới có thể tính toán
chính xác đồng thời cũng không có một chuẩn mực chính xác để tính toán mức độ thiệt
hại do hành vi gây ÔNMT. Hơn nữa với các thiệt hại liên quan đến sức khỏe con người
đòi hỏi phải có những giám định phức tạp với các chi phí lớn trong khi Nhà nước lại
chưa có một quy định nào điều chỉnh việc giám định do hành vi ÔNMT gây ra. Bên
cạnh đó có thể thấy hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra tác động
tới nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội và ảnh hưởng lâu dài nên trách nhiệm BTTH
nhiều khi không tương xứng với hậu quả xảy ra trên thực tế. Song song với bất cập này
chính là việc pháp luật mới chỉ quy định về các thiệt hại trước mắt mà chưa hề có các
quy định về thiệt hại lâu dài, để làm được điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ

trong việc tính toán thiệt hại giữa các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các nhà
làm luật
Thứ tư, nếu áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là hai năm kể
từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm (điểm a,
khoản 3, Điều 159 BLTTDS 2004) là không hợp lí vì trên thực tế trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường thì ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không hoàn toàn trùng
khớp với ngày phát sinh thiệt hại như thiệt hại với ô nhiễm chất phóng xạ. Nghiên cứu
các quy định về thời hiệu kiện về môi trường ở các nước Châu Âu cho thấy, pháp luật
thường quy định một thời hiệu kiện tương đối dài để bảo vệ quyền lợi của bên bị tổn
hại. Đơn cử như Điều L.152-1 Luật Môi trường của Pháp quy định thời hiệu 30 năm đối
với “nghĩa vụ tài chính liên quan tới những thiệt hại gây ra đối với môi trường bởi các
thiết bị, công trình và các hoạt động điều chỉnh bởi luật này…”. Thời hạn này được áp
đặt nhằm tuân thủ các quy định tại Chỉ thị 2004/35/CE của Nghị viện Châu Âu. Bên
cạnh đó cả hai quy định tại Điều 160 và Điều 607 BLDS năm 2005 đều chưa xác định
rõ loại “thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe” do bị ảnh hưởng của ÔNMT được xếp
vào loại “không áp dụng thời hiệu khởi kiện” hay “áp dụng thời hiệu khởi kiện là hai
năm”. Đây là một khó khăn rất lớn cho cơ quan có thẩm quyền khi chấp nhận đơn yêu
cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức. Cùng với đó, sự không phân biệt một cách rõ ràng
giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên với những thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức hoạt động tại khu vực ô nhiễm cũng khiến vấn đề xác định
thời hiệu khởi kiện như nhau với nhua với hai loại thiệt hại là vấn đề bất cập. Ngoài ra
hiện nay pháp luật thiếu cơ chế ghi nhận kết quả thỏa thuận về bồi thường giữa đại diện
các hộ dân và doanh nghiệp gây ô nhiễm thông qua con đường tư pháp (Tòa án) nên
không có cơ sở cho việc cưỡng chế thi hành thỏa thuận trong trường hợp một bên không
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

16


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2


thi hành thỏa thuận cam kết và còn bỏ trống chưa quy định việc sau khi nhận được tiền
bồi thường do cá nhân, tổ chức gây ÔNMT thì UBND các cấp và cơ quan tài nguyên
môi trường tiến hành chi trả cho người dân theo cơ chế nào? Thực tế cho thấy vụ việc
của Sonadezi Long Thành cho thấy, sau khi đạt được thỏa thuận, ban đầu doanh nghiệp
chưa thực hiện ngay việc chi trả theo cam kết dẫn tới những bức xúc càng lớn trong các
hộ dân. Thậm chí, khi Sonadezi Long Thành đã tiến hành chi trả nhưng vẫn còn hàng
chục hộ dân tiếp tục khiếu kiện hay vụ việc Vedan công ty đã chi trả tiền bồi thường
nhưng thời gian dài mới tới tay người dân do những vướng mắc trong quá trình chi trả
bồi thường; điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh kịp thời tránh để khe hở cho chính
quyền địa phương làm sai, gây nên sự bất bình đẳng
Thứ năm, tại Điều 3 Nghị định 113/NĐ- CP quy định chủ thể được yêu cầu
BTTH là UBND các cấp; nếu bên vi phạm không bồi thường thì có quyền yêu cầu khởi
kiện tại Tòa án. Điều 162 BLTTDS 2004 và hướng dẫn thi hành tại Nghị quyết số
02/2006, ngày 12/05/2006 của HĐTPTANDTC, theo đó cơ quan tài nguyên môi trường
có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu cá nhân, tổ chức có hành vi gây ÔNMT
phải BTTH, khắc phục sự cố môi trường công cộng. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định
cơ quan tài nguyên và môi trường là cơ quan nào: Sở Tài nguyên và Môi trường hay Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Nếu xét về phương diện quản lý nhà nước thì cơ quan có
những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi
trường, bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp chứ không
phải Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, như thế nào là tổ chức có nhiệm vụ, quyền
hạn trong việc bảo vệ môi trường hiện nay cũng chưa được làm rõ. Do vậy, không có cơ
sở pháp lý để xác định các hội như Hội nông dân, Hội bảo tồn sinh vật biển, Hội Khoa
học kỹ thuật bảo vệ thực vật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam… là các
tổ chức có quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách hay
không. Điều này còn có nghĩa là những người dân trực tiếp bị thiệt hại do hành vi gây
ÔNMT phải thông qua UBND thay họ đứng ra giải quyết; điều này tăng chi phí xã hội
do có nhiều vụ kiện, nhiều nguyên đơn thì có nhiều người đại diện. Thực tế UBND các
cấp không có sự vào cuộc đủ mạnh và kiên quyết, họ lại thường đứng về phía các cá

nhân hoặc tổ chức gây thiệt hại, đặc biệt là các doanh nghiệp bởi chính UBND kêu gọi,
thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp nhằm thu hút nguồn lực kinh
tế, tăng thu ngân sách nhà nước ở địa phương

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

17


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

2. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của
pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
2.1. Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật
Thứ nhất, quy định về chủ thể có quyền yêu cầu BTTH trong trường hợp thiệt hại
là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; trong LBVMT quy định về hai
loại thiệt hại thì trong đó thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và cá nhân luôn là thiệt hại gián tiếp, thiệt hại này phát sinh từ thiệt hại do
sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy
định về quyền khởi kiện đòi yêu cầu BTTH đối với môi trường tự nhiên bởi vậy cần có
sự ghi nhận thể chế “đồng nguyên đơn” trong các vụ kiện đòi BTTH suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường để các tổ chức, cá nhân không rơi vào tình trạng “đơn
thương độc mã” trong việc thực hiện quyền khởi kiện đòi BTTH, tạo nên sự gắn kết
giữa quyền khởi kiện của Nhà nước, của các tổ chức đại diện lợi ích công cộng. Quy
định này sẽ giúp góp phần đề cao và ràng buộc hơn trách nhiệm của cơ quan quản lí môi
trường và thực hiện quyền đòi BTTH đối với môi trường tự nhiên, tránh tình trạng các
chủ thể này chỉ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính một cách “qua loa”. Bên cạnh đó,
quy định này cũng giảm bớt gánh nặng cho các nguyên đơn là các cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp trong việc chứng minh mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ÔNMT với thiệt hại về tính mạng, tài sản do ÔNMT

gây ra mà trong thực tế không một tổ chức, cá nhân nào có thể làm được công việc có
tính chuyên môn nghiệp vụ cao. Cùng với đó, giúp tạo được áp lực cần thiết để ngăn
chặn hành vi xâm hại môi trường của các đối tượng gây hại, đồng thời đảm bảo sự công
bằng đối với người gây ÔNMT trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều đối
tượng khác nhau, mỗi đối tượng chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất và mức độ
hành vi do mình gây ra
Thứ hai, bổ sung thêm các quy định về xác định thiệt hại đối với trường hợp
ÔNMT không khí. Có thể lựa chọn cách xác định thiệt hại do ÔNMT không khí khi phát
sinh từ hoạt động công nghiệp dựa trên thực tế sự phát triển khoa học công nghệ của
nước ta trong từng giai đoạn cụ thể, đơn cử một vài phương thức có thể lựa chọn như:
xác định thiệt hại thông qua việc tính toán chi phí giảm thiếu hoặc triệt tiêu nguồn gây ô
nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp; xác định thiệt hại thông qua việc
tính toán chi phí cải tạo, xử lí, phục hồi môi trường đất, nước và hệ sinh thái trở lại
trạng thái ban đầu trước khi chịu tác động của ô nhiễm không khí; xác định thiệt hại
thông qua việc xác định sự suy giảm năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất trung
bình của thu hoạch gây ra bởi hậu quả của ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp;
xác định thiệt hại thông qua tính toán những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn
chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm không khí; xác định thiệt hại thông qua
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

18


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

việc tính toán các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất
của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính
mạng sức khỏe có nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp. Trong quá trình xác minh thiệt hại do ÔNMT không khí ngoài
việc sử dụng các phương pháp khoa học kĩ thuật hiện đại, các chương trình phần mềm

quản lí dữ liệu cần kết hợp đo đạc và tính toán trên thực tế để có kết quả chính xác nhất
Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phương thức đòi thực hiện
trách nhiệm BTTH do làm ONMT, điều này có vai trò rất quan trọng trên thực tế và các
quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đòi BTTH do làm ÔNMT. Trước mắt,
pháp luật cần làm rõ phương thức trọng tài giải quyết vụ việc. Về lâu dài cần nghiên cứu
mô hình tòa án chuyên trách về môi trường, là nơi sẽ giải quyết tất cả các tranh chấp,
xung đột, lợi ích về môi trường, không phân biệt tính chất của quan hệ xung đột, chủ thể
tham gia tranh chấp, thời điểm nảy sinh tranh chấp đồng thời có xu hướng không phân
cấp theo địa giới hành chính mà tùy thuộc tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc
hoặc theo từng khu vực. việc thành lập các tòa môi trường trong hệ thống cơ quan tư
pháp tuy chưa phổ biến nhưng cho thấysự phát triển nhanh chóng về y thức bảo vệ môi
trường của các quốc gia nên trong thời gian tới nước ta cần tích cực mở rộng hợp tác
quốc tế đồng thời nghiên cứu mô hình Tòa án môi trường để áp dụng phù hợp với hoàn
cảnh của Việt Nam để đảm bảo sự hài hòa giữa việc bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền
lợi ích hợp pháp của cộng đồng. Pháp luật cần quy định rõ ràng hơn về thời hiệu khởi
kiện yêu cầu BTTH theo hướng kéo dài so với quy định hiện hành đồng thời cần phân
biệt giữa thời hiệu khởi kiện đòi BTTH về tính mạng, sức khỏe với thời hiệu khởi kiện
về tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Sở dĩ cần có sự phân biệt là do thời
hiệu khởi kiện hai năm chỉ phù hợp với những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi
phạm pháp luật còn đối với các thiệt hại gián tiếp từ sự suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường tự nhiên như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người thường kéo
dài, cần có thời gian mới phát hiện và khởi kiện.
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện quy chế pháp lí về bảo hiểm trách nhiệm BTTH
và gia nhập các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có hoạt động
tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường nhằm bảo đảm việc bồi thường cho người bị thiệt hại khi
có thiệt hại xảy ra đồng thời nó cũng là giải pháp góp phần giảm gánh nặng cho các cơ
sở kinh doanh khi có hành vi vi phạm bởi đã được sự hỗ trợ từ phía các công ty bảo
hiểm. Bên cạnh đó khi xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kì đổi mới
và hội nhập, với mối quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

trong luật quốc tế, Việt Nam cần có sự tham khảo các công ước quốc tế về môi trường
như Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự do làm ô nhiễm dầu 1992…
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

19


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT
Thứ nhất, nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước về môi
trường. Thời gian vừa qua, nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật gây
ÔNMT nghiêm trọng tuy vậy các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực môi trường tỏ ra khá
chậm chạp, lung túng và đùn đẩy trách nhiệm trong việc yêu cầu “người gây ô nhiễm
phải trả”. Bởi vậy vấn đề nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước về
môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết: trong phạm vi thẩm quyền của mình,
các cơ quan nhà nước cần giải quyết dứt điểm việc xử lí vi phạm đối với các tổ chức,cá
nhân có hành vi làm ÔNMT để tạo tiền lệ tốt cho những vụ việc xảy ra sau này. Đặc biệt
khi có thiệt hại do làm ÔNMT xảy ra cần phải khẩn trương tiến hành các biện pháp thụ
lí nhằm thu thập chứng cứ, tái liệu, đo đạc, xác định mức độ ô nhiễm để hổ trợ cho
người dân khởi kiện chủ thể gây ô nhiễm buộc họ phải bồi thường thiệt hại, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Bên cạnh đó cần phải kiện toàn, phân công
chuyên trách giữa các cấp các ngành trong các cơ quan nhà nước đồng thời nâng cao
năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị cũng như sự chủ động hơn cho
lực lượng cảnh sát môi trường và các cấp chính quyền cơ sở để lực lượng này tiến hành
kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, tránh tình trạng bị động, phát
hiện hành vi gây ô nhiễm khi thiệt hại do ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng. Cùng với đó
các cơ quan quản lí nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyê truyền giáo dục, phổ biến
pháp luật tới đông đảo quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng
Thứ hai, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức đặc biệt với
các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm cao: đối với tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh
có chứa nguồn chất thải gây ô nhiễm cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như các doanh
nghiệp xây dựng hệ thống xử lí chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định, nhất là đối với
các chất thải nguy hại tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm. Mặt khác khi xảy ra tình trạng ô
nhiễm gây thiệt hại cho các chủ thể khác tổ chức cá nhân cần nhanh chóng khắc phục,
xử lí sự cố, tính toán bồi thường thiệt hại trên tinh thần cộng tác tránh tình trạng chây ỳ,
né tránh. Đối với người dân phải ý thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường là bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, phải giám sát các cơ sở sản xuất
trên địa bàn cư trú nếu thấy dấu hiệu vi phạm cần thông báo kịp thời tới các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ở địa phương để có các biện pháp can thiệp tránh để tới khi thiệt
hại trầm trọng mới khiếu kiện
Thứ ba, nâng cao chế tài xử phạt đối với các trường hợp gây ÔNMT: theo Nghị
định 117/2009/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường mức
PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

20


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

xử phạt cao nhất hiện nay mới chỉ là 500 triệu đồng; mức phạt thấp không đủ sức răn đe
đối với các chủ thể cùng với đó, mức phạt lại thấp hơn chi phí xây dựng hệ thống xử lí
nước thải đạt chuẩn nên các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt mà không tuân thủ pháp
luật. Bên cạnh đó chế tài nghiêm khắc nhất trong việc xử phạt vi phạm là chế tài hình sự
tuy vậy hiện nay BLHS của nước ta lại không đặt ra vấn đề chủ thể là pháp nhân, đây
cũng là một khó khăn cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi
phạm song song với trách nhiệm BTTH. Mặt khác các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cần nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản luật quy định chi tiết cụ thể về trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT, đặc biệt các quy định về xác định thiệt hại và quyền khởi kiện
đồng thời kết hợp áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc để tăng sức răn đe.
Thứ tư, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp,
cá nhân thực hiện việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào việc xử lí chất thải tái
ché chất thải bởi thực tế với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi phí xây dựng hệ thống xử
lí chất thải vượt quá khả năng của doanh nghiệp nên thông qua việc cho vay vốn, giảm
thuế, đầu tư trang thiết bị Nhà nước có thể giúp đỡ các doanh nghiệp

KẾT LUẬN
Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
nhưng hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi những hành vi gây ô nhiễm môi
trường. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đang gặp
phải không ít khó khăn trong quá trình thực thi trên thực tế xuất phát từ những lỗ hổng
pháp lí đòi hỏi cần khẩn trương khắc phục và có các biện pháp áp để nâng cao hiệu quả
thực thi trên thực tế. Có như vậy mới đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và đem lại
cuộc sống tốt đẹp cho người dân!
Bài làm của em tới đây là kết thúc!
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

21


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật dân sự 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, năm 2012
2. Giáo trình Luật dân sự 2, TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục, năm 2012

3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Luật bảo vệ môi trường năm 2005
5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011
6. Nghị định 113/2012/NĐ- CP ngày 3/12/2010 của Chính phủ quy định về việc xác
định thiệt hại đối với môi trường
7. />(Khiếu kiện môi trường và những lỗ hổng pháp lý= TS. Trần Anh Tuấn, Trưởng Bộ môn
Luật Tố tụng Dân sự, Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội- Theo DĐĐT,
26/08/2013)
8. />co_id=30679&cn_id=609759
(Nhìn lại vụ “đầu độc" môi trường của Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) –
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
9.
/>tabid=428&CateID=24&ID=128882&Code=FEAD128882
10. “Trách nhiệm dân sự do làm ô nhiễm môi trường”, khóa luận tốt nghiệp, Hoàng Thế
Đức, Hà Nội, năm 2012
11. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”, Hoàng Quốc Việt,
Hà Nội, năm 2012

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

22


Bài tập học kì môn Luật dân sự Việt Nam module 2

MỤC LỤC

PHẠM THỊ PHƯƠNG- N03.TL1- 361926. Nhóm 3

23




×