Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cá nhân 1 công pháp (9điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.54 KB, 4 trang )

Phạm Thị Kim Ngân

MSSV: 360755

TH2. Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác thương mại giữa các nước
trong khu vực, năm 2010, bốn quốc gia A, B, C và D đã ký kết một hiệp định thương
mại, trong đó thoả thuận sẽ dành cho các hàng nông sản có xuất xứ từ một trong bốn
nước mức thuế suất ưu đãi từ 0 – 5%. Năm 2012, quốc gia A đơn phương tuyên bố
sẽ nâng mức thuế suất đối với hàng nông sản lên 10%. Lý giải cho hành động của
mình, quốc gia A viện dẫn pháp luật quốc gia trong đó quy định khi cần bảo vệ lợi
ích của ngành nông nghiệp quốc gia có thể tạm đình chỉ không thực hiện những cam
kết quốc tế về thương mại có liên quan. Hãy cho biết:
- Lập luận trên của A có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
- Trước sự phản đối của các nước còn lại trong hiệp định, A tuyên bố rút
khỏi hiệp định thương mại đã ký kết. Tuyên bố này của A có phù hợp với
luật quốc tế không? Vì sao?


Phạm Thị Kim Ngân

MSSV: 360755

Bài làm:
Lập luận trên của A không phù hợp với luật quốc tế.
Vì quốc gia A đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Pacta sunt servanda. Theo nguyên
tắc này, Điều ước quốc tế phải được các thành viên thực hiện trên nguyên tắc tận tâm,
thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ của điều ước quốc tế trên toàn bộ lãnh thổ
quốc gia. Đồng thời, quốc gia tham gia kí kết điều ước không được phép viện dẫn pháp
luật trong nước như là một lý do để không thực hiện các điều ước quốc tế mà mình là
thành viên. Với những lý do trên cho thấy lập luận của quốc gia A là không phù hợp với
luật quốc tế ở những điểm sau:


• Thứ nhất, Theo như đề bài đã đưa ra thì bốn quốc gia A, B, C và D đã cùng
1.





nhau ký kết một hiệp định thương mại, trong đó thoả thuận sẽ dành cho các hàng
nông sản có xuất xứ từ một trong bốn nước mức thuế suất ưu đãi từ 0 – 5%. Đây
là điều ước quốc tế được ký kết dựa trên sự thỏa thuận và tự nguyện của các bên
nên có hiệu lực thi hành ngay kể từ khi các quốc gia quốc gia cùng nhau ký kết
vào năm 2010. Vậy, khi đã là thành viên của điều ước thì các quốc gia cần chấp
nhận sự ràng buộc của các điều ước quốc tế đó.
Thứ hai, Theo Điều 26, Công ước Viên 1969 quy định: “Mọi điều ước đã có
hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và được thi hành một cách thiện chí”.
Như vậy, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung
thực và đầy đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình. Tuy nhiên, Hành động
của quốc gia A là trái với Luật quốc tế, bởi vì quốc gia A đã đơn phương tuyên
bố sẽ nâng mức thuế suất đối với hàng nông sản lên 10% rõ ràng thế hiện thái độ
thiếu thiện chí và bất hợp tác đối với các quốc gia còn lại.
Thứ ba, Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy
định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân từ chối thực hiện nghĩa
vụ của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này, quốc gia A đã viện dẫn pháp luật
quốc gia: “khi cần bảo vệ lợi ích của ngành nông nghiệp quốc gia có thể tạm
đình chỉ không thực hiện cam kết quốc tế về thương mại liên quan”, điều này đã
đi ngược lại với Điều 27, Công ước Viên 1969: “Một bên không được phép viện
dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do cho việc


Phạm Thị Kim Ngân


2.

MSSV: 360755

không thi hành một điều ước. Quy tắc này không phương hại đến các quy định
của điều 46”
Trước sự phản đối của các nước còn lại trong hiệp định, A tuyên bố rút khỏi
hiệp định thương mại đã ký kết. Theo ý kiến cá nhân của em thì việc làm này
của A là không phù hợp với Luật quốc tế. Bởi vì:

Thứ nhất, Trong trường hợp này các quốc gia A, B, C, D đã ký kết một hiệp định
thương mại với nội dung là sẽ dành cho các hàng nông sản có xuất xứ từ một trong bốn
nước mức thuế suất ưu đãi từ 0 – 5%. Trong hiệp định này không quy định về việc rút khỏi
hiệp định. Đồng thời quốc gia B, C, D cũng không yêu cầu quốc gia A rút khỏi hiệp định
thương mại mà chỉ phản đối việc A viện dẫn pháp luật quốc gia làm lý do để không thi
hành hiệp định đã ký kết. Như vậy, việc quốc gia A tuyên bố rút khỏi là không phù hợp với
quy định của Luật quốc tế, cụ thể là điều 54, Công ước Viên 1969: “Việc chấm dứt một
điều ước hoặc rút khỏi điều ước của một bên có thể xảy ra trong các trường hợp:
a.

Theo các quy định của điều ước; hoặc

b.

Vào bất cứ lúc nào, do sự thỏa thuận của tất cả các bên, sau khi đã tham khảo ý
kiến của các quốc gia ký kết khác”

Thứ hai, nguyên tắc các điều ước quốc tế khi ký kết thỏa mãn những điều kiện được
đặt ra sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của một điều ước quốc tế có thể chịu sự

tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến hậu quả chấm dứt vĩnh
viễn hoặc tạm thời đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế trong các trường hợp sau: Về yếu
tố chủ quan: Do các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế, do điều ước
quốc tế hết thời hạn, do một bên đơn phương tuyên bố rút khỏi trên cơ sở cho phép của
điều ước, do các bên thỏa thuận ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề, do
có hành vi bảo lưu điều ước, Về yếu tố khách quan: Do có sự thay đổi cơ bản của hoàn
cảnh (Rebus-sic-stantibus), sự thay đổi này vào thời điểm ký kết các bên không dự tính
được do sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, do mất đối tượng của điều ước quốc tế,
xuất hiện quy phạm Jus cogens mới có nội dụng trái với điều ước, trong trường hợp này
điều ước quốc tế sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực.


Phạm Thị Kim Ngân

MSSV: 360755

Và theo như những tình tiết của đề bài thì không có trường hợp nào thuộc các yếu tố
nêu trên. Vì vậy, việc quốc gia A rút khỏi hiệp định thương mại đã ký kết là không phù hợp
với Luật quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, nxb. CAND, Hà Nội –
2007.
Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb, Giáo
dục, Hà Nội – 2001.
Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 1969.




×