Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KẾT QUẢ PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.18 KB, 63 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
KẾT QUẢ PHONG TRÀO THANH NIÊN
TÌNH NGUYỆN
GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

Hà Nội, tháng 6/2013

1


HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG
Hà Nội, ngày
***
Số:
BC/TWH

tháng năm 20133

BÁO CÁO
Chuyên đề về kết quả triển khai
phong trào thanh niên tình nguyện từ năm 2008 - 2012
------------

Thực hiện công văn số 350/TWĐTN ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Ban
Bí thư Trung ương Đoàn về việc báo cáo chuyên đề về kết quả triển khai phong
trào thanh niên tình nguyện, Trung ương Hội LHTN Việt Nam báo cáo kết quả
triển khai phong trào thanh niên tình nguyện từ năm 2008 - 2012, cụ thể như sau:


1. Kết quả triển khai thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện
Năm 2008 là năm triển khai các chương trình, hoạt động tình nguyện mới
của Trung ương Hội LHTN Việt Nam như: các hoạt động hiến máu tình nguyện,
khám bệnh, phát thuốc và tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân để tiến tới
chào mừng Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ I; cuộc vận động thanh
niên với văn hóa giao thông, chương trình tình nguyện mùa đông, khi tổ quốc
cần,…là những phong trào tình nguyện quan trọng mang tính định hướng hoạt
động cho các cấp bộ Hội. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện phong các trào
thanh niên tình nguyện này đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:
Cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” được Trung ương
Hội LHTN Việt Nam tổ chức hết sức hiệu quả. Các mô hình, đội hình của thanh
niên tham gia đảm bảo an toàn giao thông phát triển rộng rãi, hình ảnh người
thanh niên với chiếc áo xanh tình nguyện trở nên gần gũi thân thương và để lại
ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, có tác dụng tuyên truyền mạnh mẽ đối với các
tầng lớp thanh niên. Các hoạt động của Đoàn - Hội tham gia tuyên truyền và
tham gia giữ gìn, đảm bảo an toàn giao thông đã góp phần trực tiếp vào kết quả
giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông tại các địa phương trong
cả nước. Các cấp bộ Hội tiếp tục xây dựng mô hình “Tuyến đường thanh niên tự
quản”, “Tuyến đường thanh niên tự quản xanh - sạch - đẹp và an toàn giao
thông”, “Ngõ phố thanh niên tự quản - an toàn”, “Vỉa hè thanh niên tự quản”
với các tiêu chí: đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự, văn minh đô
thị, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp trên toàn
tuyến đường, tổ chức phát quang cây cối, tháo dỡ pano quảng cáo ảnh hưởng tới
tầm nhìn, giải tỏa chướng ngại vật che lấp biển báo, rải cát, đất, đá san lấp ổ gà
và dọn dẹp thu gom đinh và chướng ngại vật trên đường... Mô hình “Cổng
trường an toàn”, “Cổng trường trật tự an toàn”, “Cổng trường an toàn xanh sạch - đẹp” tiếp tục được các cấp bộ Hội đầu tư, xây dựng tại các trường học.
Tại mỗi mô hình đều có pano tuyên truyền khẩu hiệu và các tiêu chí về an toàn

2



giao thông trước cổng trường, có các nhóm thanh niên tình nguyện hướng dẫn
giao thông trong đầu buổi và giờ tan học, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh...
Theo báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn, sau 04 năm, các cơ sở Đoàn đã tổ
chức được 38.620 đợt ra quân tuyên truyền, cổ động về an toàn giao thông thu
hút 4.980.743 lượt thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân tham gia. Tổ chức
19.260 hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm thanh thiếu nhi về an toàn giao
thông thu hút 2.896.602 người tham dự; căng, treo trên 600.000 băng rôn, khẩu
hiệu; biên tập, phát hành 2.624.866 tài liệu giới thiệu văn bản luật, đĩa phim
tuyên truyền về an toàn giao thông. Trong đó phim phóng sự “Một ngày ở bệnh
viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh” và phim “Xây dựng văn hóa giao thông
trong thanh niên” do Trung ương Đoàn phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam
xây dựng đã góp phần tích cực trong các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao
thông của nhiều địa phương, đơn vị. Tổ chức được 3.910 lớp tập huấn cho
48.873 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên về kiến thức, kỹ năng tổ
chức các hoạt động truyền thông và tham gia đảm bảo an toàn giao thông trong
thanh thiếu nhi.
Từ năm 2009 đến năm 2013 Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã
phát động và tổ chức Hành trình Nhân ái, Vì sức khỏe cộng đồng trên phạm vi
toàn quốc; chương trình là chuỗi các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho 254.636
người dân, trang bị kiến thức, kỹ năng để mỗi người dân tự chủ động phòng
bệnh; hướng dẫn xử lý môi trường bị ô nhiễm sau thiên tai, lũ lụt…Thông qua
Hành trình đã tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng Thầy thuốc trẻ trong các
hoạt động tại cộng đồng, từ đó tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí và uy tín của tổ
chức Hội đối với thanh niên và xã hội, tiếp tục thực hiện các chương trình, các
cuộc vận động của Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, trong
đó hướng mạnh đến các hoạt động xã hội, cổ vũ tinh thần sống đẹp vì cộng
đồng trong các tầng lớp thanh niên, Thầy thuốc trẻ, sinh viên các trường y, dược
trong toàn quốc. Hàng năm Hội, CLB thầy thuốc trẻ các tỉnh, thành phố, ngành

đã chủ động phối hợp với Sở Y tế, bệnh viện các tuyến vận động các nguồn lực
xã hội, các hãng dược phẩm trong và ngoài nước, các doanh nghiệp ủng hộ,
quyên góp, tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân cho hơn
1 triệu lượt người dân mỗi năm. Tiếp tục phát triển có hiệu quả mô hình phòng
khám tình nguyện của thanh niên; các buồng bệnh thanh niên tự quản tại các
bệnh viện, các trung tâm y tế; khám miễn phí vào các ngày thứ 7, chủ nhật cho
các gia đình chính sách, khó khăn; chương trình chăm sóc sức khỏe cho Mẹ Việt
Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ theo hướng các cấp bộ Hội tổ chức
khám định kỳ, toàn diện cho các Mẹ, gia đình thương binh, liệt sĩ để phát hiện
bệnh sớm, điều trị kịp thời; duy trì “Bát cháo tình thương”, “Nồi cháo tình
thương” tại các bệnh viện.
Hoạt động hiến máu tình nguyện tiếp tục được đẩy mạnh và trở thành một
hoạt động nổi bật, thường xuyên, đã được hầu hết các tỉnh, thành phố thực hiện
tốt. Hình thức và nội dung tổ chức có sự đổi mới, công tác tổ chức được chuẩn
bị theo kế hoạch và khoa học từ khâu tuyên truyền, vận động, lễ phát động

3


ngày, tuần, tháng hiến máu, các hội thảo, tọa đàm về hiến máu tình nguyện, an
toàn trong truyền máu và phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường máu,
HIV/AIDS, thành lập và duy trì các CLB “Ngân hàng máu sống” để kịp thời
cứu sống bệnh nhân., đáp ứng được nhu cầu sử dụng máu trong các bệnh viện.
Từ năm 2009 đến năm 2012, đã có hơn 3.000.000 lượt thanh niên tình nguyện
thuộc các tỉnh, thành phố tham gia hiến máu với hơn 1.200.000 đơn vị máu, hơn
300.000 thanh niên đăng ký tham gia ngân hàng máu sống, hiến máu dự bị. Đây
là những con số ấn tượng thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện, quan tâm,
sẻ chia của lực lượng hội viên, thanh niên cùng xã hội.
Chương trình tình nguyện Mùa Đông được Trung ương Hội LHTN Việt
Nam và các thành viên tập thể của Hội, các đơn vị trực thuộc cùng với Báo

Thanh Niên tổ chức từ năm 2009 đến nay với các hoạt động chính, gồm: Vận
động, quyên góp ủng hộ 25.136 chăn ấm và 58.779 tấn quần áo ấm, đồ dùng
học tập, phương tiện đi lại tặng thanh thiếu nhi và đồng bào khó khăn vùng sâu,
vùng xa; vận động xây tặng Nhà nhân ái; tặng 396 tấn lương thực cho đồng bào
nghèo; tặng 25 tỷ học bổng huy động vật liệu, ngày công làm chuồng trại đảm
bảo giữ ấm cho gia súc, gia cầm; tổ chức các hoạt động khám bệnh, tư vấn sức
khỏe và phát thuốc miễn phí cho nhân dân; tổ chức các hoạt động chuyển giao
khoa học kỹ thuật; điểm trình diễn, hội thảo đầu bờ trong nông nghiệp giúp
đồng bào vùng nông thôn, miền núi... Ngoài việc vận động tặng quà tại địa
phương, Hội LHTN Việt Nam một số địa phương đã vận động tặng quà cho
đồng bào nghèo tại các xã xùng cao, biên giới, hải đảo với nhiều hình thức
phong phú. Chương trình tình nguyện mùa Đông và Xuân tình nguyện được
triển khai trên địa bàn cả nước là một hoạt động có ý nghĩa hết sức thiết thực,
mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Hầu hết các đối tượng được hỗ trợ đều có
hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em, gia đình neo đơn, gia đình chính sách, gia
đình có công với cách mạng. Khi Chương trình được triển khai, đã thu hút được
đông đảo hội viên, thanh niên tham gia với tinh thần tương thân tương ái, sự
chia sẽ của cộng đồng với xã hội. Chương trình đã có sự tham gia của các tổ
chức, các nhà tài trợ, các cá nhân từ đó tạo ra sức lan tỏa được các cấp chính
quyền và nhân dân đánh giá cao. Chương trình đã kêu gọi, kết nối được những
tấm lòng nhân ái đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em yếu thế
cơ hội phát triển trên mọi miền của Tổ quốc. Nhiều nội dung hoạt động của
Chương trình đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra.
2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
trong quá trình chỉ đạo và tổ chức các phong trào tình nguyện
- Công tác truyền thông chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa quan
tâm đến việc tuyên truyền, hướng dẫn hoạt động các mô hình, đội hình của
thanh niên chưa được quan tâm đúng mức, kết quả chưa được rõ nét.
- Gặp nhiều khó khăn trong công tác phối hợp và huy động các nguồn lực
xã hội cho các hoạt động; một số cơ sở Hội chưa thực sự chủ động triển khai;

công tác chỉ đạo còn dàn trải, chưa tạo được điểm nhấn; công tác thông tin báo
cáo ở các cấp còn hạn chế.

4


3. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới
- Tập trung công tác truyền thông về ý nghĩa của phong trào thanh niên
tình nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự quan tâm,
ủng hộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông” đã được chính phủ phê duyệt; đẩy
mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông” trong đó
tập trung vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hoá khi tham gia giao
thông, gồm: Tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; không phóng
nhanh, vượt ẩu, chủ động nhường đường; thân thiện với người đồng hành;
không điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia; hạn chế sử dụng còi nơi
đông người. Nghiên cứu biên tập các tài liệu tuyên truyền về hậu quả của tai
nạn giao thông bằng các hình thức trực quan, tổ chức các hoạt động thăm hỏi,
chia sẻ với gia đình nạn nhân tai nạn giao thông, tổ chức các đội thanh niên tình
nguyện tham gia điều khiển, phân luồng giao thông vào dịp lễ hội hay các kỳ
tuyển sinh.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình “Tình nguyện mùa Đông và
xuân tình nguyện” với các nội dung: Tiếp sức cho trẻ em đến trường, giúp đỡ
đồng bào tránh rét, chuyển giao khoa học kỹ thuật để bảo quản nông sản, vật
nuôi trong mùa đông, tập huấn ứng phó với rét đậm, rét hại, cứu trợ lũ lụt ở
miền trung.
- Tuyên truyền vận động thanh niên hiến máu tình nguyện. Chủ động phối
hợp với Hội Chữ thập đỏ, các Trung tâm đơn vị y tế xác định nhu cầu, chỉ tiêu
để xây dựng kế hoạch vận động hiến máu trong năm, xây dựng các đội thanh

niên ứng trực tình nguyện hiến máu, thành lập ngân hàng máu sống, các mô
hình vận động hiến máu và điều tiết các hoạt động hiến máu hiệu quả.
- Nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức, tăng cường công tác chỉ đạo,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết và kịp thời biểu dương các điển hình tiêu biểu.
4. Đề xuất, kiến nghị
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có cơ chế điều phối chung đối với
các hoạt động tình nguyện của CLB, tổ, đội, nhóm chính thức và tự phát trong
quá trình tổ chức thực hiện các phong trào tình nguyện trên địa bàn toàn quốc.
- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ
chức tình nguyện có thành tích xuất sắc trong nhiều năm liền.
- Có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với thanh niên không may bị tai nạn
trong quá trình tham gia các phong trào tình nguyện.
THƯỜNG TRỰC ĐOÀN CHỦ TỊCH
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG HỘI LHTN VIỆT NAM

5


HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
***

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2013

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Kết quả triển khai thực hiện phong trào sinh viên tình nguyện;
những mô hình, giải pháp tiêu biểu từ năm 2008 – 2012 và định hướng nội
dung hoạt động phong trào tình nguyện trong sinh viên trong thời gian tới

Phong trào “Sinh viên tình nguyện” trong thời gian qua đã có bước
phát triển mới đa dạng về hình thức, sâu rộng về nội dung hoạt động. Sức lan
toả và sự ảnh hưởng của phong trào đối với xã hội ngày càng được khẳng định.
Phong trào không chỉ thu hút sinh viên tham gia mà còn thu hút được các các
tầng lớp xã hội hội khác cùng tham gia phong trào. Phong trào sinh viên tình
nguyện ngày càng trở lên quan trọng và đóng vai trò là nền tảng về số lượng,
chất lượng và sự dịch chuyển mang tính định hướng cho phong trào thanh niên
tình nguyện trong cả nước. Các hoạt động “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”,
“Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”, “Hiến máu tình nguyện”… trở thành
một trong những hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch hoạt động của các
cơ sở Đoàn, Hội. Đây chính là môi trường tự giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo
đức, bản lĩnh đối với bản thân sinh viên, đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo
trong mọi hoạt động của sinh viên, tiếp tục khẳng định khát vọng cống hiến của
các bạn trẻ: sống vì mọi người, vì cộng đồng, vì sự tiến bộ xã hội và sự phát
triển của đất nước, góp phần khẳng định vị thế, vai trò của tuổi trẻ nói chung và
tổ chức Đoàn, Hội đối với cộng đồng xã hội.
Các hoạt động tình nguyện của sinh viên tiếp tục viết thêm những trang
sử mới vào truyền thống đoàn kết, hiếu học, tương thân, thương ái giúp đỡ lẫn
nhau của sinh viên Việt Nam. Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, xã hội các
hoạt động tình nguyện trong sinh viên còn có đóng góp to lớn trên các mặt kinh
tế, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng. Từ phong trào đã và đang xuất hiện
nhiều tấm gương sinh viên tình nguyện xuất sắc, nhiều mô hình hay, hoạt động
hiệu quả trên mọi lĩnh vực, từ tập hợp đoàn kết thiếu niên nhi đồng, tổ chức các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, ôn tập văn hoá hè đến tổ chức
các hoạt động xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; từ tổ
chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đến tổ chức các đội
hình chuyên theo ngành, lĩnh vực học tập, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại
địa phương. Hiệu quả mang lại từ phong trào đã góp phần giải quyết những vấn
đề bức xúc của cộng đồng, của trường, của địa phương, đơn vị; sinh viên có
điều kiện áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn của cuộc

sống; được củng cố, bồi dưỡng và phát triển lý tưởng, ước mơ, hoài bão của
mình; được thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội;
được rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có thêm những kinh nghiệm

6


sống, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và quan điểm sống tích cực
cho sinh viên; góp phần củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn dân
cư và tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Thông qua phong trào sinh viên tình nguyện đã
góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến nhân dân; đồng thời bằng các hoạt động cụ thể, sinh viên đã góp phần
thực hiện công tác dân vận của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng.
I. KẾT QUẢ PHONG TRÀO SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN (NHIỆM
KỲ 2008 - 2012)
1. Kết quả đạt được

Phát huy truyền thống phong trào tình nguyện trong nhiệm kỳ vừa qua
tiếp tục có những bước phát triển mới, trong đó sự chuyển biến rõ nét nhất là
phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy chuyên môn, được thực hiện
thường xuyên, bài bản và hoạt động tình nguyện có sự điều phối chặt chẽ về lực
lượng, nội dung tại trường, địa phương và khu vực, từ đó góp phần xây dựng
nhà trường, tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước.
Các hoạt động tình nguyện tại chỗ được các cấp bộ Hội quan tâm chỉ đạo
và tổ chức thực hiện bằng những công việc cụ thể gắn với nhiệm vụ học tập, rèn
luyện của sinh viên, đã và đang có xu hướng chuyển dần sang hoạt động tình
nguyện thường xuyên, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
phòng chống tệ nạn xã hội tại trường, tại khu vực trường học và địa bàn học

sinh, sinh viên cư trú. Các cấp bộ Hội phối hợp tuyên truyền và tổ chức cho sinh
viên tham gia các hoạt động bảo vệ và xây dựng môi trường học tập, sinh sống
xanh – sạch – đẹp, thông qua các Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật
xanh; tổ chức các cuộc thi “Văn minh giảng đường, ký túc xá”, “Nhà trọ kiểu
mẫu”, “Ký túc xá tự quản”.
Chương trình tiếp sức mùa thi được mở rộng về quy mô và nội dung hoạt
động, triển khai sâu rộng trên các địa bàn có tổ chức tuyển sinh. Chương trình
ngày càng hướng đến chuyên nghiệp, hỗ trợ ngày càng đông thí sinh và người
nhà thí sinh. Đây là một trong những chương trình của Hội Sinh viên được xã
hội đánh giá cao về ý nghĩa cũng như tính thiết thực đối với xã hội, góp phần
vào việc thực hiện thành công các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm.
Chương trình “Tiếp sức đến trường” được triển khai tốt ở các trường thông qua
việc thành lập các đội hình sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn thủ tục
nhập học, tư vấn, tìm kiếm nhà trọ hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất nhập trường;
trao học bổng, quà hỗ trợ sinh viên. Trong nhiệm kỳ vừa qua, có hai điểm nổi
bật của chương trình: thứ nhất: nhiều mô hình hỗ trợ hiệu quả xuất phát từ nhu
cầu thực tiễn của thí sinh được các cấp bộ Hội triển khai: bữa ăn miễn phí, đội
xe ôm giá rẻ, miễn phí; mô hình tập hợp và điều phối địa chỉ nhà trọ giá rẻ,
miễn phí; mô hình hỗ trợ trọn gói dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
(hỗ trợ toàn bộ việc đi lại từ địa phương đến địa điểm thi; địa điểm ăn nghỉ
trong thời gian thi và trao học bổng khi đỗ đại học) của Trung tâm Hỗ trợ và

7


Phát triển sinh viên Việt Nam. Thứ hai là việc mở rộng địa bàn triển khai
chương trình: từ 7 tỉnh, thành phố ban đầu đã tăng lên 12 tỉnh, thành phố và
năm 2013 chương trình đã chính thức triển khai trên toàn quốc.
Hoạt động hiến máu tình nguyện đã thu hút được hội viên, sinh viên tham
gia tích cực, hiệu quả. Nhiều trường thành lập các đội sinh viên tình nguyện

tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu; phát triển các
câu lạc bộ, các đội, nhóm sinh viên tình nguyện hiến máu tình nguyện; tổ chức
Ngày hội sinh viên hiến máu tình nguyện; Ngân hàng máu sống. Có thể nói,
sinh viên đang là hạt nhân chính trong hoạt động hiến máu tình nguyện về số
lượng, về chất lượng và về sự đổi mới không ngừng, phát triển đã dạng của các
đội hình hiến máu tình nguyện.
Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường được triển khai tốt tại các
trường với nhiều cách làm hiệu quả, thu hút sự hưởng ứng tham gia của sinh
viên. Các cấp bộ Hội tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò, trách
nhiệm của sinh viên trong bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
tài nguyên, bảo vệ môi trường; xây dựng công trình, phần việc, sinh viên tham
gia bảo vệ môi trường tại lớp học, khuôn viên trường; ra quân giữ gìn vệ sinh
môi trường tại khu vực ký túc xá, khu nhà trọ, các khu vực trọng điểm ô nhiễm
môi trường tại địa phương. Một số cơ sở Hội đã có sự kết nối, tập hợp các câu
lạc bộ, nhóm hoạt động tình nguyện tự phát tham gia hoạt động tập trung của
Hội, như: Giờ trái đất, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch Sinh viên tình
nguyện Hè.
Các hoạt động tình nguyện phát huy tri thức của sinh viên giải quyết các
vấn đề khó khăn của cộng đồng ngày càng tổ chức nền nếp và quy mô hơn.
Chiến dịch Sinh viên tình nguyện hè hàng năm được 100% Hội Sinh viên các
tỉnh, thành, các trường tổ chức, phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động.
Số lượng đội sinh viên tình nguyện theo chuyên môn, chuyên ngành tăng theo
các năm, hỗ trợ tích cực cho nhu cầu của địa phương về y tế, sư phạm, kinh tế,
nông lâm, pháp luật, cầu đường… Nhiều đơn vị đã tổ chức ký kết liên tịch hỗ
trợ các phường, xã nghèo tại địa phương; hỗ trợ xây dựng công trình, khu phố
văn hóa… Mô hình sinh viên tình nguyện hoạt động thường xuyên, tại chỗ được
duy trì, hoạt động hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, như: giúp đỡ gia
đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia giữ gìn trật tự an
toàn giao thông; tích cực tham gia những vấn đề đột xuất của cộng đồng về
phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các sự kiện văn hóa thể thao của đất nước, địa

phương… Các hoạt động tình nguyện quốc tế tiếp tục duy trì và mở rộng, nổi
bật là hoạt động tình nguyện tại Lào của Hội Sinh viên thành phố Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Đại học Huế, trường Đại học Lạc Hồng và trường Cao đẳng Sư phạm
Quảng Trị.
2. Những thành công của phong trào Sinh viên tình nguyện
- Phong trào Sinh viên tình nguyện là phương pháp thu hút, tập hợp sinh
viên có hiệu quả, phù hợp trong điều kiện hiện nay. Sinh viên đến với các hoạt
động tình nguyện một cách tự giác, thể hiện qua số lượng sinh viên tham gia các

8


hoạt động tình nguyện năm sau cao hơn năm trước, địa bàn được mở rộng đến
tất cả các tỉnh, thành trong cả nước và sang cả nước bạn. Hoạt động tình nguyện
của sinh viên được chuẩn bị bài bản, có sự điều phối khoa học, hợp lý ứng với
từng phạm vi, lĩnh vực, qua đó phát huy được năng lực của từng đội hình,
chuyên môn của từng trường gắn với địa bàn thực hiện.
- Qua phong trào Sinh viên tình nguyện góp phần khẳng định tính xung
kích của Hội Sinh viên Việt Nam và sinh viên Việt Nam trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở để củng cố, phát triển tổ chức Hội và nâng cao
chất lượng hội viên.
- Phong trào Sinh viên tình nguyện đã thực sự trở thành môi trường tự
giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo đức, bản lĩnh đối với bản thân sinh viên và là
môi trường giáo dục có hiệu quả cao góp phần xây dựng một lớp sinh viên biết
sống và làm việc vì sự phát triển của cộng đồng, của đất nước. Thông qua các
hoạt động tình nguyện, nhiều sinh viên đã trưởng thành về nhận thức và hành
động.
- Thông qua các hoạt động tình nguyện và chiến dịch Sinh viên tình
nguyện Hè đã góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến nhân dân; đồng thời bằng các hoạt động cụ thể, sinh viên

đã góp phần thực hiện công tác dân vận của Đảng, củng cố niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Phong trào Sinh viên tình nguyện mang lại hiệu quả xã hội tương đối
cao, các hoạt động đã phát huy được trí tuệ, chuyên môn của sinh viên góp phần
giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng và giúp đỡ những đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn, vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… góp phần cải thiện
bộ mặt đời sống xã hội. Qua những hoạt động tình nguyện, sinh viên đã để lại
những dấu ấn đẹp trong xã hội, củng cố niềm tin của Đảng và nhân dân đối với
thế hệ trẻ.
- Hiệu quả kinh tế của phong trào tình nguyện tuy chưa nhiều nhưng
bước đầu đã góp phần giải quyết một số vấn đề cụ thể của từng địa phương, đơn
vị; đặc biệt phát huy khá tốt chuyên môn của sinh viên trong các chiến dịch hè
tình nguyện, hàm lượng chất xám của sinh viên trong từng công trình, phần việc
cụ thể được nâng cao qua mỗi mùa chiến dịch thông qua các đội hình chuyên.
3. Khó khăn, hạn chế của phong trào sinh viên tình nguyện
- Trong giai đoạn vừa qua, đã xuất hiện và phát triển mô hình hoạt động
tình nguyện tự phát trong sinh viên. Các hình thức thu hút, tập hợp và quản lý
hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội chưa cao, từ đó dẫn đến việc định hướng, đảm
bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn của các câu lạc bộ, đội, nhóm chưa đáp ứng
được yêu cầu.
- Nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc xác định các nội dung hoạt động
tình nguyện thường xuyên cho sinh viên; thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ
với địa phương nơi sinh viên đến hoạt động tình nguyện. Ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế dẫn đến việc vận động nguồn lực cho các hoạt động tình nguyện

9


gặp khó khăn. Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm của
mình trong hoạt động tình nguyện nên chưa tích cực tham gia hoặc hiệu quả

tham gia chưa cao.
4. Một số bài học kinh nghiệm từ phong trào sinh viên tình nguyện
- Luôn tin tưởng, kỳ vọng ở sinh viên và cổ vũ mạnh mẽ, kịp thời, hiệu
triệu sinh viên. Mong muốn được làm việc và khát vọng cống hiến luôn tiềm ẩn
trong mỗi sinh viên, vấn đề là tìm ra cách thức phù hợp tác động trong điều kiện
mới để sinh viên phát huy bản chất vốn có, sẵn sàng hiến dâng sức lực, trí tuệ
cho đất nước.
- Các cấp bộ Đoàn, Hội phải chủ động chuẩn bị tốt kế hoạch, tổ chức thực
hiện khoa học, chặt chẽ, lựa chọn nội dung phải đảm bảo tính hiệu quả, tính
thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng và đúng năng lực chuyên môn của sinh viên.
- Tạo sự quan tâm của toàn xã hội, sự ủng hộ của của các cơ quan từ
Trung ương đến cơ sở, đó là sức mạnh tổng hợp để giúp sinh viên hoạt động có
hiệu quả nhất. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, có hiệu quả
góp phần cổ vũ, động viên, khích lệ phong trào; nhân rộng, nhân nhanh các mô
hình hay, cách làm tốt.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN
TÌNH NGUYỆN NHIỆM KỲ 2013 – 2018.
Trong giai thời gian tới, với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội
phong trào tình nguyện sẽ không còn là hoạt động đặc thù của sinh viên, của
Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên mà nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và
ngoài nước sẽ tham gia tổ chức các hoạt động tình nguyện. Sự quan tâm, đầu tư
của xã hội đối với các hoạt động tình nguyện sẽ phát triển gắn liền với đòi hỏi
về hiệu quả của các hoạt động tình nguyện phải nâng lên. Với lợi thế về chuyên
môn, các đội hình chuyên sẽ trở thành lực lượng tham gia hiệu quả và nhận
được nhiều sự đầu tư, trong đó, sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển các đội hình. Điều đó đòi hỏi tổ chức Hội cần tập chung chỉ đạo làm
sao để phong trào tình nguyện phát huy tiềm năng của sinh viên xung kích, tình
nguyện của sinh viên chung sức cùng cộng đồng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
đẩy mạnh nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động tình

nguyện của sinh viên phải chuyển hướng mạnh mẽ theo phương châm thường
xuyên, chuyên nghiệp và chuyên môn; trong đó chú trọng một số nội dung cơ
bản sau:
Tuyên truyền và tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ và
xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp; chú trọng môi trường cảnh quan của
nhà trường, Ký túc xá, khu nhà trọ. Thường xuyên tổ chức Liên hoan, gặp gỡ
các chủ nhân nhà trọ Văn hoá, các cuộc thi “Phòng ở kiểu mẫu”, “Ký túc xá tự
quản” …
Nâng cao chất lượng hoạt động Chiến dịch Sinh viên tình nguyện Hè;
Chương trình Tư vấn mùa thi, Chương trình tiếp sức mùa thi, Tiếp sức đến

10


trường; Hiến máu tình nguyện; Xuân tình nguyện, tình nguyện mùa đông; hoạt
động an sinh xã hội; chủ động kết nối hoạt động tình nguyện riêng lẻ, tự phát.
Phát huy sinh viên xung kích tình nguyện tham gia giải quyết các vấn đề
khó khăn, bức xúc của cộng đồng: an toàn giao thông, ứng phó với biến đổi khí
hậu, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, phòng chống tiêu cực trong
giáo dục, xây dựng xã hội văn minh… Tổ chức các đội hình sinh viên tình
nguyện theo chuyên môn, chuyên ngành tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như y tế, giáo
dục, nông lâm, ngư, pháp luật; tiếp tục phát triển mô hình sinh viên tình nguyện
thường xuyên, tại chỗ tại nhà trường, trên địa bàn dân cư.
Cổ vũ, động viên và tiếp tục đề xuất với Nhà nước tổ chức các Đội trí thức
trẻ là sinh viên sau khi tốt nghiệp tình nguyện đi phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi. Phát động phong trào Sinh viên
tình nguyện về công tác ở nông thôn, miền núi khi tốt nghiệp ra trường.

11



ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
***

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Kết quả triển khai phong trào thanh niên tình nguyện
giai đoạn 2008 - 2012
Thực hiện Công văn số 350/TWĐTN ngày 21/3/2013 của Ban Bí thư
Trung ương Đoàn về việc đề nghị báo cáo chuyên đề kết quả triển khai phong
trào thanh niên tình nguyện gia đoạn 2008 - 2012, Ban Thường vụ Thành đoàn
Hà Nội báo cáo về kết quả triển khai phong trào tình nguyện, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THANH
NIÊN TÌNH NGUYỆN TỪ NĂM 2008 – 2012
Trong những năm qua phong trào thanh niên tình nguyện đã không
ngừng phát triển, thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, học
sinh sinh viên Thủ đô nói riêng và đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên cả
nước nói chung với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, hình thức phong phú,
đa dạng, được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Phong trào thanh niên
tình nguyện Thủ đô giai đoạn 2008 – 2012 đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, đem lại hiệu ứng xã hội tích cực ở nhiều mặt, cụ thể:
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống, đạo đức,
lối sống, ý thức công dân cho đoàn viên thanh thiếu nhi được triển khai sâu
rộng và hiệu quả: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về truyền thống lịch sử,
văn hóa của Thủ đô ngàn năm tuổi gắn với nội dung “Xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh”, phong trào “Tôi yêu Hà Nội”, Tổ chức các hoạt động văn

hóa, văn nghệ tuyên truyền, kỷ niệm những ngày lễ lớn của Thủ đô và đât nước.
Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên được các cơ sở
Đoàn đẩy mạnh và có nhiều nét đổi mới khởi sắc, nắm bắt tình hình tư tưởng
đoàn viên, thanh niên, sinh viên, thường xuyên và kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp
ủy đảng, chính quyền.
2. Xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển Thủ đô và đất nước
2.1. Hoạt động tình nguyện tại chỗ
- Hoạt động tình nguyện tại chỗ được Đoàn Thanh niên Thành phố và các
cơ sở Đoàn đặc biệt quan tâm, trong giai đoạn 2008 – 2012, 100% các cơ sở đoàn
đều tham gia hoạt động tình nguyện tại chỗ với các nội dung: vệ sinh môi trường,
bóc xóa biển quảng cáo rao vặt trái phép; an toàn giao thông, tổ chức sinh hoạt hè
cho các em thiếu nhi trên địa bàn dân cư…. Tổ chức thành lập 3646 đội thanh
niên tình nguyện tuyên truyền về văn hóa lịch sử Thăng Long – Hà Nội, tổ chức
hơn 4000 hoạt động tình nguyện tại các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn
hóa trên địa bàn Thủ đô, tổ chức hơn 9000 buổi vệ sinh môi trường chống biến

12


đổi khí hậu, hơn 4300 buổi ra quân đảm bảo an toàn giao thông, tổ chức hơn
7000 buổi sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn dân cư...
- Trong những năm qua Thành đoàn Hà Nội đã thành lập các đội hình
tình nguyện chuyên, hoạt động thường xuyên và hiệu quả như: thành lập 50 đội
Tình nguyện xanh, 100 đội Giao thông xanh, xây dựng mô hình “Thanh niên
xung kích bảo vệ môi trường, dòng sông quê hương”.
2.2. Công tác tổ chức hoạt động tình nguyện tại 577 xã, phường, thị trấn
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Với quan điểm 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
có đội SVTN của các trường đại học, cao đẳng và học viện về tham gia hoạt
động tình nguyện cùng thanh niên và nhân dân địa phương trong mùa hè. Hàng

năm, Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo đoàn thanh niên các trường đại học, cao
đẳng và học viện trực thuộc thành lập hàng 100 đội SVTN với gần 4000 sinh
viên tình nguyện về địa bàn dân cư hoạt động.
2.3. Hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, vì cuộc sống cộng đồng
Các hoạt động được tổ chức thường xuyên tại các trung tâm, làng trẻ mồ
côi, người khuyết tật... nhưng được tập trung cao điểm vào dịp kỷ niệm ngày
truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7), Ngày Thương binh liệt
sỹ (27/7)
- Giai đoạn 2008 -2012 Thành đoàn Hà Nội tập trung phối hợp với Hội
Thầy thuốc trẻ Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khám, chữa bệnh, phát thuốc
cho hơn 40.0000 nhân dân, thương - bệnh binh, thanh niên xung phong, gia
đình chính sách, gia đình có công với cách mạng ...
- Các cơ sở đoàn toàn Thành phố đã chủ động liên hệ với những địa
phương còn khó khăn, tổ chức khuyên góp, xây dựng mới được 235 ngôi nhà,
sửa chữa nhiều nhà tình nghĩa, nhà nhân ái trị giá gần 30 tỷ đông; phát động
trong đoàn viên thanh niên đóng góp xây dựng dựng sân chơi cho thiếu nhi các
huyện ngoại thành Hà Nội.
- Các cơ sở Đoàn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 4.200 bà mẹ Việt
Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng,
gia đình chính sách; tổ chức tu sửa được 165 nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm.
Các đội SVTN các trường đại học, cao đẳng và học viện duy trì hoạt động tại
các trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh với nhiều hoạt động ý nghĩa như:
chăm sóc, giúp các thương bệnh binh nặng trong sinh hoạt hàng ngày, khám
bệnh phát thuốc và tặng quà cho nhân dân các địa phương nơi các đội tình
nguyện hoạt động.
- Với tinh thần “Tuổi trẻ cùng xã nghèo vượt khó”, Thành đoàn Hà Nội
và các cơ sở đoàn đã thành lập hơn 500 đội hình tình nguyện “Ấm lòng nương
bản” với sự tham gia của hơn 4000 tình nguyện viên về hoạt động tình nguyện,
giúp đỡ bà con, nhân dân những tỉnh thành trên khắc cả nước còn gặp nhiều khó
khăn.


13


- Phong trào Hiến máu tình nguyện đã được các cấp bộ Đoàn - Hội thực
hiện có hiệu quả, Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn - Hội đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các buổi hiến màu tình
nguyện trong đoàn viên, thanh niên và nhân dân Thủ đô. Kết quả thu được trong
giai đoạn 2008 - 2012 đã tổ chức tuyên truyền hàng triệu người, thu được trên
350.000 đơn vị máu.
3. Hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi
3.1. Chương trình “Tiếp sức mùa thi”
- Trong giai đoạn 2008 – 2012, Chương trình Tiếp sức mùa thi đã diễn ra
sôi nổi, khí thế và thành công rực rỡ, thu hút sự tham gia tích cực của 530 đội
hình tình nguyện. Đã có gần 10.000 đoàn viên thanh niên, gần 1000 chiến sỹ
công an trẻ tham gia hoạt động tại các bến xe, nhà ga, hàng năm tổ chức thành
lập 16 đội hình chuyên và hơn 8.000 tình nguyện viên hoạt động taị các địa
điểm thi; thành lập 40 đội “Giao thông xanh” với gần 1000 đoàn viên thanh
niên, sinh viên tham gia trực chốt tại 100 nút giao thông, cổng trường hay xảy
ra ùn tắc; giúp đỡ, tư vấn trực tiếp cho hơn 450.000 lượt thí sinh và người nhà
thí sinh về thông tin nhà trọ, đi lại, các thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng giai đoạn 2008 - 2012; đội thanh niên tình nguyện tìm kiếm được gần
30.000 chỗ trọ miễn phí và hơn 100.000 chỗ trọ giá rẻ. Phát gần 800.000 bản
đồ thành phố Hà Nội, 75.000 cuốn cẩm nang, 65.500 tờ rơi chỉ dẫn chi tiết tới
các địa điểm thi; Ngoài các đội hình tình nguyện tại các bến xe, nhà ga, Thành
đoàn Hà Nội tổ chức thành lập Đội tình nguyện ‘‘Áo xanh chở ước mơ hồng’’
với gần 2000 đoàn viên thanh niên các quận, huyện tham gia đã tiến hành chở
13.258 lượt xe miễn phí và giá rẻ cho thí sinh và người nhà thí sinh.
- Đặc biệt trong Chiến dịch Tiếp sức mùa thi năm 2012 có 2 mô hình mới
được triển khai và đạt hiệu quả cao:

+ Mô hình “Cùng bạn đi thi”: với việc tổ chức đón tiếp, bố trí nơi ăn ở
và hỗ trợ các thí sinh trong 2 đợt thi. Đây là năm đầu tiên được triển khai, bước
đầu là sự phối hợp giữa Thành đoàn Hà Nội và Tỉnh đoàn Lạng Sơn đã cho
thấy hiệu quả rất tích cực, góp phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ thí sinh và
người nhà thí sinh của tỉnh Lạng Sơn tham gia kỳ thi đại học, cao đẳng. Mô
hình này sẽ được triển khai rộng rãi tới nhiều tỉnh, thành đoàn trong cả nước
vào những năm tới.
+ Đoàn Thanh niên Công an Thành phố triển khai mô hình “Mỗi xe
buýt một chiến sỹ công an”. Đây là mô hình mới với đội hình khoảng 100 chiến
sỹ công an trên các tuyến xe buýt trọng điểm, nhằm giữ gìn trật tự an toàn cho
thí sinh và người nhà khi tham gia giao thông trên mỗi tuyến xe.
3.2. Hoạt động hỗ trợ thanh niên
- Các hoạt động hỗ trợ thanh niên trong giai đoạn 2008 – 2012 luôn được
Thành đoàn Hà Nội quan tâm, tạo điều kiện, tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ,
đồng hành với thanh niên như: tổ chức thành công “Ngày hội việc làm thanh
niên Thủ đô năm”. Ngày hội việc làm với các hoạt động tuyển dụng lao động,

14


tuyển sinh học nghề. Chỉ đạo các quận, huyện, thị đoàn thành lập “Quỹ hỗ trợ
thanh niên lập nghiệp” giúp đỡ các đồng chí cán bộ, ĐVTN, bộ đội xuất ngũ có
điều kiện khó khăn.
- Việc tăng cường các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thanh niên công
nhân trong các KCN – KCX cũng đã được Thành đoàn Hà Nội quan tâm, tổ
chức các hoạt động tư vấn sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho
thanh niên lao động trong các KCN-KCX. Thành đoàn Hà Nội cũng đã chỉ đạo
các quận, huyện đoàn có KCN - KCX tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ;
tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên công nhân trên địa bàn, tổ chức các đội
tình nguyện hồng tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo và tư vấn sức khỏe

sinh sản trong thanh niên công nhân các KCN - KCX.
3.3. Các hoạt động chăm sóc thiếu niên, nhi đồng
Giai đoạn 2008 – 2012, Thành đoàn Hà Nội tiếp tục triển khai hiệu quả
cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” thông qua đội hình “Khăn hồng tình
nguyện” được tổ chức trải đều khắp trên các địa bàn phường, xã, khu dân cư của
Hà Nội và một số tỉnh, thành với các hình thức hoạt động như: chăm sóc thiếu
niên, nhi đồng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức sinh hoạt hè;
thăm hỏi, giúp đỡ con em các gia đình thương binh, liệt sỹ đã thu hút hàng vạn
lượt thiếu niên nhi đồng tham gia; tặng 5.850 suất quà trị giá hơn 3 tỷ đồng
cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em là con em gia đình thương
binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, trang trí, tu bổ nhiều phòng học cho các em
thiếu niên nhi đồng, tổ chức các hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có hoàn cảnh
khó khăn nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, hưởng ứng tháng hành động “Vì đàn
em thân yêu”, một trong những tháng hoạt động trọng tâm trong Chiến dịch.
4. Tổ chức các hoạt động tình nguyện quốc tế
Hoạt động tình nguyện quốc tế là một trong những hoạt động được Đoàn
Thanh niên Thành phố quan tâm sâc sắc, tạo mối quan hệ giữa 2 Thủ đô Hà Nội
– Viêng Chăn, Lào. Giai đoạn 2008 - 2012, Đoàn Thanh niên Thành phố đã cử
hơn 200 đồng chí là cán bộ Thành đoàn - Hội LHTN thành phố, cơ sở đoàn;
phóng viên; các y, bác sỹ của các bệnh viện trên địa bàn thành phố là hội viên
Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội và các tình nguyện viên là sinh viên của Lào đang
học tập tại Việt Nam, tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 4258 bà con
nhân dân. Đặc biệt, thông qua hoạt động khám bệnh, các y, bác sỹ đã kịp thời
phát hiện cho nhiều trường hợp đang có bệnh mà không biết đồng thời tư vấn
cách chăm sóc và điều trị cho người dân. Ngoài các hoạt động khám bệnh, phát
thuốc, Đoàn tình nguyện đã tổ chức các nội dung như: tuyên truyền và hướng
dẫn nhân dân vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích;
chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho nhân dân; thăm hỏi
tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; dạy tiếng
Việt, dạy dân vũ quốc tế; giao lưu văn hóa, thể thao; chia sẻ kinh nghiệm hoạt

động với các cơ sở đoàn.

15


4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Hoạt động thanh niên niên tình nguyện gia đoạn 2008 - 2012 tiếp tục trở
thành phong trào cách mạng lớn của đoàn viên, thanh niên Thủ đô, phát triển
toàn diện trên nhiều lĩnh vực, hướng tới nhiều đối tượng, được thực hiện rộng
khắp, theo hướng thường xuyên, liên tục, hiệu quả, trở thành một hoạt động
ngày càng có tính tự giác, biểu hiện bản chất tình nguyện tốt đẹp của Thanh
niên Thủ đô; thu hút được sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của đoàn viên thanh
niên Thủ đô với nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động tình nguyện
đã tập trung hơn vào nội dung hỗ trợ thanh niên, đoàn viên bên cạnh các hoạt
động vì cộng đồng. Đã có nhiều công trình, phần việc cụ thể, rõ nét, đóng góp
trực tiếp vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, Thành
phố và đất nước. Nhiều mô hình mới, sáng tạo đã được triển khai hiệu quả góp
phần nâng cao uy tín, vị thế của tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố nói riêng
và tổ chức Đoàn nói chung.
Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động tình nguyện còn có một số hạn
chế cần khắc phục, đó là: việc huy động các nguồn lực xã hội hóa phục vụ cho
hoạt động còn gặp nhiều khó khăn; một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh
niên chưa ý thức được việc tham gia các hoạt động tình nguyện nên còn thờ ơ
với các hoạt động; cơ chế, chính sách cho đội ngũ tình nguyện viên chưa được
đáp ứng.
II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
1. Khó khăn, hạn chế
- Việc triển khai các hoạt động tình nguyện có lúc, có nơi còn hạn chế,
lúng túng, chưa quan tâm đến hiệu quả; sự phối hợp hoạt động tình nguyện giữa

thanh niên tình nguyện và địa phương một số nới thiếu chặt chẽ.
- Các tình nguyện viên chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động
tình nguyện đầy đủ.
- Một số hoạt động chưa đi vào chiều sâu, đôi khi còn nặng tính hình thức
- Ở một số nơi, chưa có sự quan tâm sâu sát của cấp ủy đảng, chính
quyền nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các hoạt động tình nguyện.
- Công tác xã hội hóa trong hoạt động tình nguyện còn gặp nhiều khó
khăn, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động tình nguyện tuy đã tăng
cường hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động tình nguyên.
- Cơ chế, chính sách đối với tình nguyện viên còn chưa có, dẫn đến ảnh
hưởng tâm lý cho các bạn tình nguyện viên đi xa.
2. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
2.1 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan

16


- Sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, tạo điều kiện của chính quyền, phối
hợp và chung tay của các lực lượng xã hội trong các hoạt động tình nguyện
chưa được chú trọng
- Ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, quá trình mở cửa và hội nhập
cũng với những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội đã tác động không nhỏ
tới hoạt động tình nguyện
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tham mưu của Đoàn ở nhiều đơn vị chưa chủ động, kịp thời.
- Lực lượng đoàn viên, thanh niên còn thờ ơ cới các hoạt động tình
nguyện do công tác tuyên truyền ý nghĩa của hoạt động tình nguyện chưa cao.
2.2 Bài học kinh nghiêm
Một là, mọi hoạt động tình nguyện phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu

cầu thực tiễn của xã hội. Phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích tình nguyện của
thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên khẳng định, rèn luyện và phát triển.
Hai là, công tác chỉ đạo hoạt động tình nguyện phải sáng tạo, nhạy bén,
bám sát vào nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố, đồng thời tranh
thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Ba là, tích cực khai thác các nguồn lực xã hội phục vụ cho hoạt động
thanh niên tình nguyện.
Bốn là, hoạt động tình nguyện cần có sự đầu tư về chiều sâu, hướng về cơ
sở, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề bức xúc của Thủ đô và đất
nước.
Năm là, cần trang bị những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ tình nguyên
viên tham gia các hoạt động tình nguyện.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
- Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền ý nghĩa hoạt động tình nguyện
- Tổ chức các hoạt động tình nguyện mang tính chiều sâu, gắn với hoạt
động chuyên môn, phát huy tính sáng tạo và trí tuệ của đoàn viên thanh niên,
học sinh sinh viên
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Cần nắm bắt nhu cầu, xu hướng tình nguyện của thanh niên, sinh viên
và nhu cầu tiếp nhận hoạt động tình nguyện tại các địa phương, đơn vị để xây
dựng kế hoạch, điều phối và chỉ đạo tình nguyện cho hợp lý.
- Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện gắn với chuyên môn
- Tăng cường hoạt động sinh viên tình nguyện quốc tế, coi đây là một cầu
nối hữu nghị quan trọng giữa Việt Nam và các nước, giữa tuổi trẻ Việt Nam và
bạn bè quốc tế.

17



- Xây dựng cơ chế đưa hoạt động tình nguyện trở thành một tiêu chí quan
trọng trong việc đánh giá rèn luyện của thanh niên, sinh viên tại các nhà trường
và địa phương.
- Có sự chỉ đạo và quản lý kịp thời đối với các hoạt động tình nguyện
theo nhu cầu của từng cá nhân, nhóm nhỏ sinh viên đang trở thành xu hướng
hiện nay.
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng tháng cho sinh viên, thanh niên tình
nguyện.
- Quy định cụ thể về chính sách với sinh viên, thanh niên tình nguyện
đau, ốm, thương tích… trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đối với những
trường hợp có công đặc biệt, thậm chí hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cũng cần
có cơ chế và chính sách đối với sinh viên và gia đình.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn tình nguyện, tập huấn về các kỹ
năng tham gia hoạt động tình nguyện, kỹ năng tổ chức và hoạt động tập thể,
thậm chí cả những kỹ năng sinh tồn trong môi trường hoạt động tình nguyện.
- Tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa các nguồn lực, trang bị các
dụng cụ hỗ trợ sinh viên, thanh niên tình nguyện trong qua trình làm nhiệm vụ
như: áo, mũ, nước uống …
- Đặc biệt chúng ta cần khen thưởng, động viên kịp thời đối với sinh viên,
thanh niên tình nguyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tốt nhất là cần có quy
chế khen thưởng đối với sinh viên, thanh niên tình nguyện.
BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI

18


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP.HỒ CHÍ MINH
***


TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2013

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Kết quả hoạt động tình nguyện của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2008 – 2012
Giai đoạn 2008 – 2012, phong trào thanh niên tình nguyện tiếp tục được
đẩy mạnh và phát triển. Các hoạt động tình nguyện trong thời gian qua được tổ
chức thường xuyên, liên tục, rộng khắp các đối tượng; đáp ứng yêu cầu của địa
phương, đơn vị, nhu cầu xã hội, phát huy khả năng chuyên môn của thanh niên
tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
Nội dung hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm từ
các hoạt động công tác xã hội thường xuyên đến các hoạt động tình nguyện vì
cộng đồng theo chiến dịch, chương trình với quy mô lớn, tập trung. Trên cơ sở
đó, Ban Thường vụ Thành Đoàn báo cáo kết quả phong trào thanh niên tình
nguyện của thanh niên Thành phố giai đoạn 2008 – 2012, cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO - TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là các chiến dịch được Ban Thường
vụ Thành Đoàn, Hội LHTN, Hội Sinh viên thành phố xác lập trong chương
trình công tác hàng năm; xác định chủ trương thực hiện các hoạt động tình
nguyện theo hướng phát huy mạnh mẽ những thành tựu của phong trào thanh
niên tình nguyện các năm qua, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh phong trào
tình nguyện thật sự đi vào chiều sâu, hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng. Thành
Đoàn – Hội LHTN – Hội Sinh viên Thành phố sớm ban hành kế hoạch, hướng
dẫn thực hiện các nội dung trọng tâm trước các đợt hoạt động, ban hành kế
hoạch tổ chức từng chương trình, từng chiến dịch tình nguyện, kế hoạch tổ chức
các hoạt động tình nguyện hè tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
Campuchia, kế hoạch liên tịch với các sở, ngành thành phố… Kế hoạch các
hoạt động, các chiến dịch tình nguyện của thanh niên Thành phố được xây dựng
chi tiết theo tuyến nội dung, theo đợt hoạt động, có xác lập các ngày hoạt động
cao điểm, chỉ tiêu, công trình cụ thể.

- Nội dung hoạt động tình nguyện thường xuyên cũng như theo chiến
dịch trung hạn, dài hạn được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực trạng, nhu cầu
thực tế tại từng địa bàn. Đặc biệt, trong các chiến dịch tình nguyện hè, Ban Chỉ
huy chiến dịch đã chủ động tiếp nhận đăng ký của các đơn vị trường học, công
nhân lao động; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, phối hợp và tiến hành làm việc, khảo
sát thực tế với các địa phương, đơn vị để thống nhất các nội dung thực hiện của
từng chiến dịch trên từng địa bàn với tinh thần trách nhiệm cao.
- Lực lượng tham gia hoạt động tình nguyện được chú trọng. Trong mỗi
nội dung đều có xác lập đối tượng và vận động lực lượng thanh niên tham gia

19


đảm bảo hiệu quả cho hoạt động. Trước khi diễn ra các chương trình, chiến dịch
tình nguyện, Ban Chỉ huy cấp Thành có chú ý tổ chức tập huấn, quán triệt cho
đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội chủ chốt, đội nhóm trưởng. Công tác tập hợp và xây
dựng lực lượng được Đoàn – Hội các cấp chủ trương thực hiện thường xuyên,
đi liền với tổ chức phong trào.
- Công tác liên tịch, phối hợp với các ban, ngành, các đơn vị doanh
nghiệp được triển khai ngay từ đầu năm để đảm bảo nguồn lực tổ chức các hoạt
động tình nguyện của thanh niên Thành phố.
- Công tác tuyên truyền, cổ động cho các hoạt động tình nguyện của
thanh niên Thành phố được chú trọng;
- Đối với các chiến dịch, thành lập Ban Chỉ huy các chiến dịch, xác lập
cơ chế chỉ huy điều hành, chỉ đạo thống nhất trong tổ chức và thực hiện các
chiến dịch; phân công cán bộ và thành viên Ban Chỉ huy chiến dịch cấp Thành
phụ trách từng Quận – Huyện trên địa bàn Thành phố, phụ trách cụm mặt trận
tỉnh và các nội dung, công trình trọng điểm của chiến dịch, thường xuyên đeo
bám để hỗ trợ, kiểm tra và theo dõi hoạt động của từng địa bàn theo hướng tiếp
tục phát huy tính chủ động của cơ sở nhưng vẫn đảm bảo tính chỉ huy thống

nhất của Ban Chỉ huy cấp Thành.
II. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
CỦA THANH NIÊN TP. HỒ CHÍ MINH:
1. Loại hình tổ chức hoạt động tình nguyện:
- Hoạt động tình nguyện thường xuyên: gồm các hoạt động công tác xã
hội nói chung, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tình nguyện vì an sinh xã
hội chăm lo cho các đối tượng yếu thế cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật,
người nghèo, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…), hoạt động
hiến máu tình nguyện, các hoạt động tình nguyện vì môi trường (Ngày Chủ nhật
xanh, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày cùng hành động vì môi trường, các hoạt
động vệ sinh môi trường thường xuyên tại phường, xã, thị trấn…)
- Hoạt động tình nguyện được tổ chức theo các chiến dịch. Hiện nay,
Thành Đoàn – Hội LHTN – Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố tổ chức hàng
năm các chương trình, chiến dịch lớn sau cho thanh niên Thành phố:
+ Chương trình “Tiếp sức mùa thi” (tháng 5 đến tháng 7 hàng năm);
+ Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ dành cho đối tượng là học sinh
và giáo viên các trường THPT (tháng 6, 7 hàng năm);
+ Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh dành cho đoàn viên, thanh
niên khu vực lực lượng vũ trang (tháng 6, 7 hàng năm);
+ Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng của thanh niên công nhân (tháng
7, 8 hàng năm);
+ Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh dành cho SV, HS các trường Đại
học-Cao đẳng-TCCN, thanh niên địa bàn dân cư (tháng 7, 8 hàng năm);

20


+ Chiến dịch Xuân tình nguyện dành cho sinh viên, học sinh trung học
phổ thông (tháng 01, 02 hàng năm).
- Chương trình “Trí thức trẻ tình nguyện” dành cho các trí thức, nhà khoa

học trẻ.
2. Về thời gian, địa bàn, lực lượng:
- Về thời gian: Hoạt động tình nguyện của thanh niên Thành phố được tổ
chức xuyên suốt trong năm. Trong đó, tập trung vào các đợt cao điểm như:
Tháng Thanh niên, hè, Tết nguyên đán.
Nổi bật trong các hoạt động tình nguyện của thanh niên thành phố là các
hoạt động tình nguyện trong hè, kéo dài hơn 2,5 tháng bắt đầu bằng chương
trình “Tiếp sức mùa thi”, tiếp theo đó là các chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng
Đỏ (tháng 6, 7), Hành Quân Xanh (tháng 6, 7), Kỳ nghỉ Hồng (tháng 7, 8),
Chiến dịch tình nguyện Mùa hè Xanh (tháng 7, 8). Chiến dịch Xuân tình
nguyện được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
- Về địa bàn, các hoạt động tình nguyện được triển khai thực hiện tại
322/322 phường, xã của 24 quận – huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; đối với
Chiến dịch Mùa hè Xanh và Kỳ nghỉ hồng, địa bàn thực hiện được mở rộng đến
các địa phương khó khăn của các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, miền Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ; đặc biệt là duy trì tổ chức các hoạt động tại nước bạn
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.
- Về lực lượng, các hoạt động tình nguyện thu hút và mời gọi tất cả các
đối tượng thanh niên tham gia, từ học sinh trung học phổ thông, giáo viên
(chiến dịch Hoa phượng đỏ), sinh viên khối các trường Đại học – Cao đẳng –
TCCN (Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện), thanh niên
công nhân (Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ Hồng), thanh niên lực lượng vũ
trang (Chiến dịch tình nguyện Hành Quân xanh). Bên cạnh đó, các hoạt động
tình nguyện của thanh niên Thành phố đã tập hợp được đối tượng trí thức trẻ,
kết nối được nhiều lực lượng tình nguyện mở, các đội nhóm tình nguyện tự
phát, các doanh nghiệp và lực lượng tình nguyện viên quốc tế cùng tham gia.
- Về phương thức xây dựng đội hình: các đội hình thanh niên tình
nguyện được xây dựng từ cấp cơ sở, hoạt động trên nhiều mảng, có cơ chế và
nội dung hoạt động cụ thể; nhiều đội hình tình nguyện là nòng cốt trong tổ chức
các hoạt động tình nguyện tại địa phương, đơn vị. Trong các chiến dịch tình

nguyện, ngoài các đội hình thường trực, Ban Chỉ huy chiến dịch các cấp cũng
quan tâm thành lập các đội hình chuyên thực hiện nhiều nội dung gắn với
chuyên môn của chiến sĩ và đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu địa bàn.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho gia đình thương binh –
liệt sĩ, mẹ VNAH, ba má phong trào:
Công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những công tác trọng tâm trong
hoạt động tình nguyện của thanh niên thành phố. Với các hình thức hoạt động

21


như: hành trình về nguồn – đến các địa chỉ đỏ, hành trình về với các vùng căn
cứ cách mạng; nhận phụng dưỡng, thăm và tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, các gia đình chính sách và các cụ già neo đơn, tặng học bổng cho
con em gia đình thương binh, liệt sĩ; xây tặng nhà tình nghĩa… Bên cạnh đó,
các cơ sở Đoàn – Hội tổ chức các đội hình y bác sĩ trẻ tình nguyện, đội hình
chuyên khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho các hộ dân thuộc diện gia đình
chính sách khó khăn, gia đình có công với cách mạng tại các vùng căn cứ cách
mạng của Thành Đoàn, các địa bàn tổ chức chiến dịch tình nguyện1.
Nhân các đợt lễ lớn và chiến dịch tình nguyện hè, các đơn vị cũng tổ
chức cho thanh niên tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như dọn dẹp, chỉnh trang
mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ; thu nến và tổ chức “Thắp nến tri ân” tại các nghĩa
trang liệt sĩ; tổ chức đêm văn nghệ truyền thống kỷ niệm Ngày thương binh liệt
sĩ 27/7… các hoạt động trên đã thu hút hàng triệu lượt thanh niên thiếu nhi tham
gia mỗi năm, góp phần trong thực hiện công tác giáo dục truyền thống, đạo đức
lối sống cho thanh thiếu nhi thành phố.
2. Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội:
- Hoạt động tình nguyện chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Các hoạt động chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức rất

đa dạng và xuyên suốt, tạo được hiệu ứng xã hội thu hút nhiều đối tượng thanh
niên và người dân thành phố quan tâm, tham gia. Cơ sở Đoàn – Hội các cấp tổ
chức các chuyến công tác xã hội đến các mái ấm, nhà mở, cơ sở bảo trợ xã hội,
bệnh viện… thăm, tặng quà và tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nghèo,
mồ côi, bệnh nhi; tổ chức đa dạng các sân chơi lành mạnh gắn với công tác chăm
lo cho thiếu nhi tại địa phương trong các dịp Tết thiếu nhi 01/6, Tết Trung thu,
Tết Nguyên đán. Hoạt động chăm lo cho trẻ em về sức khỏe cũng được đặc biệt
quan tâm thông qua hoạt động khám chữa bệnh miễn phí, tư vấn dinh dưỡng và
tâm sinh lý cho các em. Đoàn – Hội các cấp cũng chú trọng tổ chức các hoạt
động tiếp sức trẻ em nghèo đến trường thông qua các hình thức trao tặng học
bổng, nhận bảo trợ, tặng sách giáo khoa, dụng cụ học tập, xe đạp…2
Trong khuôn khổ các chiến dịch tình nguyện hè, các chiến sĩ tình nguyện
đã tổ chức sân chơi hè, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi; đầu tư
xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi tại các huyện ngoại thành, con em thanh
niên công nhân tại các Khu chế xuất – Khu công nghiệp. Nhiều mô hình thiết
thực, hiệu quả từ cấp thành đến cơ sở nhằm chăm lo cho mầm non của đất nước
như: chương trình “Học kỳ hồng” dành cho con em công nhân có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn trong khuôn khổ chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng, chương
trình “Tổ ấm ngày xuân”, “Ngày hội hoa hồng nhỏ”, “Ngày hội vì đàn em”,
cuộc vận động “Cùng trẻ em đến trường”, mô hình “Em nuôi của Đoàn”…
1

Những năm qua, thanh niên thành phố đã nhận phụng dưỡng 4.183 lượt mẹ VNAH; thăm và tặng quà cho
32.792 lượt mẹ VNAH, gia đình thương binh, liệt sĩ, ba má phong trào…; xây dựng 149 nhà tình nghĩa; tổ chức
17.656 hành trình về nguồn, về địa chỉ đỏ…; tổ chức 9 đợt thắp nến tri ân cấp Thành, với 257.500 nến.
2
Tổ chức 1.273 lớp học tình thương cho 22.996 em; tổ chức chăm lo cho 2.711.900 em thông qua nhiều hình
thức với tổng kinh phí 126,114 tỷ đồng; xây dựng 102 sân chơi thiếu nhi.

22



- Hoạt động tình nguyện đồng hành và chăm lo cho thanh niên có
hoàn cảnh khó khăn (kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, việc làm)
Các hoạt động tình nguyện chăm lo, đồng hành với thanh niên có hoàn
cảnh khó khăn, thanh niên công nhân, thanh niên tạm trú được quan tâm và đầu
tư nhiều giải pháp trên các mặt về kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, việc làm...
thông qua các giải pháp như: vận động nguồn lực trao tặng học bổng, xây tặng
nhà tình bạn; tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; tổ
chức Ngày hội việc làm, tư vấn vay vốn cho thanh niên, ra mắt được các tổ hợp
tác kinh tế thanh niên, xây dựng các mô hình giải quyết việc làm cho thanh
niên...; tổ chức các đội hình tình nguyện phổ cập kiến thức, các lớp học miễn
phí hoặc cơ chế hỗ trợ học phí cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh
niên công nhân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo
sân chơi giao lưu cho thanh niên3.
Hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn
được quan tâm tổ chức một cách thiết thực, gắn với những nhu cầu thực tế của
đời sống thanh niên công nhân như: xây dựng các khu lưu trú, khu nhà trọ văn
hóa; triển khai các chương trình “Đồng hành cùng thanh niên công nhân khu
lưu trú, nhà trọ văn hóa”, chương trình tình nguyện “Mái ấm hồng”, chương
trình “Tiếp sức người lao động”, chương trình “Nguồn sáng văn minh, an toàn,
tiết kiệm”, chương trình “Cung cấp định mức nước đúng giá cho người ở trọ”,
chương trình “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn; “Trái tim hồng - Tình nguyện vì
sức khỏe cộng đồng”, chương trình “Chuyến xe thanh niên”, “Phiên chợ thanh
niên”…với các hoạt động như: giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao;
khám, chữa bệnh và tư vấn sức khỏe, tâm lý miễn phí; tặng quà, bán hàng bình
ổn thị trường; vận động chủ nhà trọ không tăng giá thuê nhà và đăng ký định
mức điện, nước cho thanh niên công nhân; hỗ trợ cho thanh niên công nhân học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề...4
Tuyến hoạt động tình nguyện, đồng hành và chăm lo cho thanh niên có

hoàn cảnh khó khăn được thực hiện khá đồng bộ, xuyên suốt, mang lại hiệu quả
thực tế và tạo hiệu ứng xã hội rộng rãi. Các hoạt động trên đã khai thác và phát
huy khá tốt các thiết chế văn hóa, các đơn vị sự nghiệp của tổ chức Đoàn – Hội
các cấp; được sự đồng thuận và hỗ trợ nhiều mặt của chính quyền địa phương
và huy động được nguồn lực xã hội to lớn để chăm lo cho thanh niên có hoàn
cảnh khó khăn, thanh niên công nhân.
- Hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng:
3

Thông qua các hoạt động tình nguyện, cơ sở Đoàn – Hội đã vận động nguồn lực trao tặng 121.521 suất học
bổng (tổng trị giá hơn 76 tỷ đồng), xây dựng 1.023 nhà tình bạn (tổng trị giá 20,154 tỷ đồng); tổ chức 736
chương trình “Thắp sáng ước mơ”, 602 ngày hội việc làm; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho 195.265 thanh thiếu
nhi; tổ chức hơn 53.000 hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
4
Tặng hơn 10.000 phần quà, 12.000 suất học bổng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; xây dựng 30 khu lưu
trú văn hóa cho gần 4.000 công nhân; tổ chức khám, phát thuốc chữa bệnh và tư vấn sức khỏe, tâm lý cho hơn
200.000 thanh niên công nhân; các cơ sở Đoàn phối hợp tổ chức 147 chương trình văn nghệ phục vụ hơn
250.000 lượt thanh niên công nhân; tổ chức đám cưới tập thể cho 120 cặp thanh niên công nhân; vận động 3.898
chủ nhà trọ không tăng giá cho thuê và đăng ký định mức điện, nước cho trên 30.000 công nhân; tổ chức gần
100 lớp học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho 100.000 lượt thanh niên công nhân

23


Hoạt động chăm lo sức khỏe cộng đồng được các cấp bộ Đoàn – Hội
quan tâm chỉ đạo và thực hiện khá hiệu quả. Nhiều mô hình hoạt động tình nguyện
hiệu quả đã được nhân rộng như chương trình “Trái tim hồng – Vì một cuộc sống
khỏe hơn”, chương trình “Blouse trắng tình nguyện – Vì sức khỏe nhân dân”, hành
trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác – tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”,
“Hành trình nhân ái”… Đội hình y bác sĩ trẻ tình nguyện của các trường chuyên

ngành Y - Dược, các bệnh viện, Hội Thầy thuốc Trẻ Thành phố đã tổ chức các đợt
khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, thanh niên công nhân,
trẻ em. Các đơn vị cũng chú trọng tổ chức các hoạt động tuyên truyền sức khỏe
cộng đồng cho người dân, đặc biệt ra quân tuyên truyền phòng chống dịch bệnh
tay – chân – miệng, bệnh mùa hè cho người dân; vệ sinh, tẩy trùng đồ chơi tại các
khu vui chơi trong trường học, bệnh viện…5
Phong trào hiến máu tình nguyện được đẩy mạnh, các cấp bộ Đoàn - Hội
tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên và người dân đăng ký tham gia hiến
máu, xây dựng ngân hàng máu sống, thành lập các CLB hiến máu tình nguyện,
CLB máu hiếm; tổ chức ngày hội “Hiến máu tình nguyện” cấp Thành và cơ sở.
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong thanh niên và người dân về hiến
máu tình nguyện và an toàn truyền máu; tiếp tục khơi dậy tinh thần tình nguyện
trong lực lượng đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh6.
- Hoạt động tình nguyện chăm lo cho người nghèo
Hoạt động tình nguyện chăm lo cho người nghèo được cơ sở Đoàn – Hội
chủ động tổ chức, nhiều nội dung có quy mô lớn và mang lại hiệu quả xã hội
cao như: ngày hội “An sinh xã hội” tại các điểm phường, Ngày hội “Trao đổi đồ
cũ - cho bạn và cho người nghèo”, các ngày cùng hành động trong khuôn khổ
chiến dịch tình nguyện, mô hình "Bữa cơm miễn phí", "Phòng khám nhân
đạo"... Gắn liền với các hoạt động trên, các đơn vị tổ chức tặng quà cho các hộ
gia đình nghèo, tổ chức bán hàng bình ổn giá, trao tặng thẻ bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tai nạn cho người nghèo; phát cơm miễn phí tại các bệnh viện 7... Bên cạnh
đó, các cơ sở Đoàn – Hội cũng tích cực tham gia cùng địa phương trong thực
hiện chương trình "Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá"; vận động thanh niên đóng góp
vào quỹ "Vì người nghèo" của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố với tổng
kinh phí ... tỷ đồng
- Hoạt động chăm lo, tiếp sức cho các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh
Đại học – Cao đẳng:
Chương trình “Tiếp sức Mùa thi” luôn nhận được nhiều sự quan tâm, ủng
hộ xã hội; vận động được nhiều nguồn lực từ các cá nhân, đơn vị. Cùng với cấp

Thành, nhiều trường đã chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực cho chương
trình, tổ chức các đội hình từ sớm để triển khai việc tìm chỗ trọ cho thí sinh.
Lực lượng sinh viên tình nguyện tham gia được trang bị kỹ các kỹ năng về tư
5

Các đơn vị đã tổ chức 2.458 lần khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho 567.115 lượt người với kinh phí
ước tính hơn 36,4 tỷ đồng.
6
Trong giai đoạn 2008 – 2012, Thành phố đã tổ chức được vận động được 223.777 đơn vị máu.
7
Các đơn vị đã tổ chức chăm lo cho 54.486 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 33,482 tỷ
đồng.

24


vấn, hướng dẫn, giới thiệu chỗ trọ và các kiến thức về tuyển sinh. Các đội cũng
chủ động thực hiện bản hướng dẫn các tuyến xe buýt đến các trường Đại học,
cao đẳng trên toàn thành phố đã giúp cho công tác hướng dẫn và tư vấn tốt hơn
những năm trước đây. Với các đội hình chuyên môn như đội hình đón thí sinh,
đội hình tư vấn và hướng dẫn, đội hình giới thiệu nhà trọ, đội xe chở thí sinh,
đội quản lý nhà, đội hình hỗ trợ giao thông và điều tiết giao thông tham gia trực
tại các bến xe, nhà ga cùng lực lượng chiến sĩ cấp cơ sở đã góp phần vào thành
công chung của chương trình, mang lại hiệu quả và hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh
từ các tỉnh về TP. Hồ Chí Minh dự thi8.
3. Các hoạt động tình nguyện góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng
nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị:
Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2008 – 2012
của thanh niên thành phố có bước phát triển mạnh; chú trọng công tác tuyên
truyền chống biến đổi khí hậu, trồng cây xanh, cải thiện cảnh quan môi trường

kênh rạch thành phố, hạn chế sử dụng túi ni lông…
Thông qua các hoạt động tình nguyện thường xuyên như: Ngày chủ nhật
xanh cấp Thành phố và cơ sở, Ngày hội tái chế chất thải, các Ngày thứ bảy tình
nguyện, ngày cùng hành động vì thành phố văn minh phát triển, các hoạt động
tình nguyện thường xuyên tại cơ sở và thông qua các chiến dịch tình nguyện hè
đã thu hút hơn 2,4 triệu lượt thanh niên tham gia, góp phần cùng chính quyền
và người dân giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố như giải tỏa điểm đen
về ô nhiễm môi trường, tuyên truyền thực hiện pháp luật về giao thông, tham
gia điều phối giao thông tại các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao
thông; thực hiện công trình cải thiện môi trường sông Sài Gòn, công trình trồng
và chăm sóc 500.000 cây xanh dọc các tuyến kênh bờ hữu sông Sài Gòn góp
phần tạo thêm mảng xanh, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp
cho thành phố... Nhiều sân chơi cho thanh thiếu nhi gắn với tuyên truyền, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường sống được tất cả các cơ sở Đoàn - Hội tổ chức;
các ngày hội ý tưởng về môi trường đã đưa ra được nhiều giải pháp hiệu quả
góp phần bảo vệ môi trường9.
Hoạt động tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị
luôn được thực hiện gắn liền với hoạt động tình nguyện vì môi trường. Nhiều
đội hình thanh niên xung kích được thành lập tại cấp cơ sở, ra quân tuyên
truyền trong nhân dân địa phương, tại nơi ở, nơi làm việc về nêu cao ý thức giữ
gìn vệ sinh chung; hỗ trợ thực hiện giải tỏa lòng lề đường, chợ trái phép...
8

Trong 5 năm qua, 225.370 chiến sĩ Tiếp sức mùa thi của cấp thành, cùng 50.000 lượt chiến sĩ cấp cơ sở của
các trường đã hướng dẫn, tư vấn cho 2.221.440 lượt thí sinh và phụ huynh, giới thiệu 946.104 chỗ trọ giá rẻ,
trong đó 62.224 chỗ trọ miễn phí; phát miễn phí 160.000 vé xe buýt, 910.000 Cẩm nang Tiếp sức mùa thi,
1.040.000 bản đồ thành phố và bản đồ xe buýt; vận động và phát 860.000 suất cơm miễn phí cho sinh viên tình
nguyện và thí sinh.
9


Công trình “Cải thiện cảnh quan môi trường sông Sài Gòn đã được triển khai thực hiện trên 25 tuyến kênh,
rạch với tổng chiều dài 24,19 km, thu gom 2.883 tấn rác thải, lục bình các loại, phát hơn 2 triệu tài liệu truyên
truyền cho hộ dân quanh các tuyến kênh; trồng 415.611 cây xanh. Các cơ sở Đoàn đã tổ chức 20.973 đợt ra
quân Ngày chủ nhật xanh, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày cùng hành động và các hoạt dọn dẹp vệ sinh môi
trường tại địa phương, thu hút gần 2 triệu lượt thanh thiếu niên tham gia.

25


×