Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hộ gia đình và tổ hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.87 KB, 11 trang )

Hộ gia đình và tổ hợp tác

Nội dung chính
Phần 1: Hộ gia đình
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Khái niệm.
Mục đích.
Đặc điểm.
Cơ chế đại diện.
Cơ chế tài sản.
Cơ chế trách nhiệm.

Phần 2 : Tổ hợp tác.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Khái niệm.
Cách thức đăng kí tổ hợp tác.
Thành viên.
Cơ chế đại diện.
Cơ chế tài sản.


Cơ chế trách nhiệm.

1


Hộ gia đình và tổ hợp tác

Phần 1: HỘ GIA ĐÌNH (Điều 106-110 BLDS 2005)
1. Khái niệm.
BLDS 2005 không có điều luật nào định nghĩa về hộ gia đình mà chỉ đưa ra các điều kiện để một hộ
gia đình được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Theo điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005, “ hộ
gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật qui định là
chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, trên thực tế có rất nhiều kiểu gia đình, ví dụ: gia đình có 2
vợ - chồng, gia đình nhiều thế hệ, gia đình chỉ có 1 người sống độc thân, gia đình có 1 bố hoặc mẹ sống
cùng con,... Tuy nhiên, không phải kiểu gia đình nào cũng được coi là chủ thể của luật dân sự. Quy định
như vậy thì chưa rõ khái niệm hộ gia đình là gì, chưa chặt chẽ và không phát huy hết được vai trò của hộ
gia đình trong việc phát triển các giao lưu dân sự, chưa đủ căn cứ cụ thể để giải quyết khi có tranh chấp
xảy ra liên quan đến quyền sử dụng đất.
2. Mục đích.
Hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật qui định.
Hộ gia đình chỉ có thể tham gia vào quan hệ dân sự trong các lĩnh vực được liệt kê. Điều đó không
những làm kém đi tính hấp dẫn của loại hình chủ thể này đối với các thành phần kinh tế khác trong xã
hội, mà còn không phản ánh được đầy đủ hoạt động kinh tế của các hộ gia đình. Trên thực tế, một hộ gia
đình không chỉ tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp…, mà còn tham gia
vào các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kể cả các
quan hệ pháp luật phái sinh từ các hoạt động đó. Ví dụ: mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, thuê
mướn mặt bằng, sử dụng các dịch vụ kinh tế xã hội, vay vốn ngân hàng để sản xuất, ký hợp đồng ủy thác

xuất khẩu hàng hóa làm ra, thuê nhân công… Sự hạn chế năng lực làm cho tư cách pháp lý của hộ gia
đình so với các chủ thể độc lập khác trở nên bất bình đẳng, họ không được quyền lựa chọn các quan hệ
pháp luật dân sự để tham gia. Do đó, không khuyến khích được các cá nhân lập ra nhiều hộ gia đình hoặc
2


Hộ gia đình và tổ hợp tác
tự thừa nhận mình là hộ gia đình, bởi như vậy cũng có nghĩa là họ tự “trói chân” mình, tự đặt mình vào
một quy chế chủ thể bất lợi.
3. Đặc điểm.
- Không phải tất cả mọi hộ gia đình đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, chỉ những hộ gia
đình có đủ các điều kiện sau mới trở thành chủ thể:
+ Thứ nhất, các thành viên phải có tài sản chung.
Theo điều 108 BLDS năm 2005, tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên
hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận
là tài sản chung của hộ.
+ Thứ hai, hoạt động kinh tế chung trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định và trong quan hệ liên quan đến đất ở
được Nhà nước giao chung cho hộ.
Chỉ trong những quan hệ dân sự trên mà hộ gia đình sử dụng tài sản chung để hoạt động sản xuất kinh
doanh chung thì hộ gia đình mới là chủ thể, còn trong các quan hệ dân sự khác, các thành viên tham gia
với tư cách là các cá nhân của gia đình. Như vậy, hộ gia đình là một chủ thể hạn chế của luật dân sự Việt
Nam.
Các điều kiện trên đây cũng là các dấu hiệu để phân biệt hộ gia đình là chủ thể là chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự với hộ gia đình không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Theo giáo trình luật dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội: theo những đặc điểm này, hộ
gia đình có thể được hình thành bằng một nhóm người nếu thỏa mãn hai tiêu chí: có tài sản chung và làm
kinh tế chung trong các lĩnh vực được liệt kê. Nếu như vậy, bất kỳ những ai có chung tài sản và làm kinh
tế chung trong các lĩnh vực mà luật quy định cũng đều có thể được coi là hộ gia đình, cho dù giữa họ

không có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng… Ví dụ, hai người bạn thân có chung một chiếc
máy cày để làm đất trong nông nghiệp cũng có thể được coi là hộ gia đình, nhưng thực tế pháp luật lại
không thừa nhận đây là hộ gia đình mà chỉ coi đây là sở hữu chung của các cá nhân.
Chính vì vậy, cần nhấn mạnh là không phải tất cả nhóm người nào sở hữu tài sản chung và làm
kinh tế chung trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định cũng đều có thể được coi là hộ gia đình. Chỉ khi
những nhóm người này có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân thì mới trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự.
-

Thành viên: Pháp luật chỉ qui định các thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung để hoạt
động kinh tế chung mà không qui định về điều kiện thành viên của hộ gia đình và các mối liên
quan cần thiết để tạo lập nên hộ gia đình đó. Nhưng xuất phát từ pháp luật về hôn nhân và gia
đình, những qui định của BLDS và phong tục tập quán thì thành viên hộ gia đình là những người
trong gia đình có các quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân.
4.

Cơ chế đại diện (chủ hộ).
3


Hộ gia đình và tổ hợp tác
Quy định trong điều 107-BLDS 2005:
Việc giao dịch với hộ gia đình không thể tiến hành cùng một lúc với tất cả các thành viên. Hộ gia đình
hoạt động với tư cách là chủ thể trong quan hệ dân sự thông qua đại diện của hộ gia đình mà pháp luật gọi
là chủ hộ (người đại diện hợp pháp của hộ gia đình). Chủ hộ là người đại diện cho hộ trong các giao dịch
dân sự vì lợi ích chung của hộ (chuyển quyền sử dụng đất, mua bán vật tư sản phẩm…). Cha, mẹ hoặc
một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ là người có vai trò quan trọng trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ, nhân danh cho tất cả các thành viên để xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ.
Khi tham gia vào giao dịch dân sự, chủ hộ đại diện cho hộ gia đình không cần có sự đồng ý của các

thành viên nếu mục đích của giao dịch phục vụ lợi ích chung của cả hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho
thành viên khác đã thành niên làm đại diện cho hộ gia đình trong các quan hệ dân sự, việc ủy quyền phải
theo các nguyên tắc chung về ủy quyền. Người được ủy quyền là thành viên của hộ gia đình phải có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập vì lợi ích chung
của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình.
Số lượng thành viên trong hộ không giới hạn nhưng tối thiểu phải có ít nhất 2 cá nhân trở lên bởi nếu
chỉ có 1 thành viên thì lại là chủ thể với tư cách cá nhân đơn thuần trong các quan hệ dân sự và các khái
niệm đại diện sẽ không còn tồn tại.
5.

Cơ chế tài sản.



Quy định trong điều 108-BLDS 2005: tài sản chung của hộ gia đình.



Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên. Khối tài sản
chung phải là một thể thống nhất được tạo dựng bởi các thành viên.

Tài sản chung của hộ gia đình gồm:
-

Quyền sử dụng đất.

-

Quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình.


-

Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa
kế chung.

-

Các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

Quy định trong điều 109-BLDS 2005: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình.


Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa
thuận.



Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được
các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số
thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
4


Hộ gia đình và tổ hợp tác
Tài sản chung của hộ gia đình khác với tài sản chung của vợ chồng. Đây là tài sản do tất cả các thành
viên gia đình tạo lập trong quá trình tiến hành hoạt động kinh tế chung.
6.

Cơ chế trách nhiệm.


Quy định trong điều 110 BLDS 2005
-

Cũng như các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự, hộ gia đình phải chịu trách
nhiệm dân sự trong các quan hệ dân sự mà họ tham gia. Người đại diện cho hộ gia đình xác lập,
thực hiện các giao dịch làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cả hộ đồng thời cũng làm phát sinh
trách nhiệm cho cả hộ với tư cách chủ thể.

-

Trước tiên, trách nhiệm của hộ gia đình được thực hiện bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản
chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách
nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Theo qui định tại điều 109 BLDS thì có thể suy đoán
các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

Vai trò của hộ gia đình trong thực tiễn:
Hiện nay, hộ gia đình đã chiếm một vị thế lớn hơn rất nhiều trong đời sống xã hội, trở thành chủ thể
tham gia hầu hết các loại giao dịch, hợp đồng khác nhau và điều này cũng đã được những nhà làm luật
pháp điển hoá một phần nào. Một vấn đề nữa cần thiết phải đề cập đến chính là việc phân biệt giữa tư
cách cá nhân với tư cách thành viên hộ gia đình của một "tự nhiên nhân" nào đó. Khoản 2, Điều 110, Bộ
luật Dân sự ngày 14/6/2005 khẳng định "Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ;
nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm
liên đới bằng tài sản riêng của mình". Rõ ràng, ngoài tài chung của cả hộ gia đình, từng cá nhân thành
viên của hộ vẫn có quyền sở hữu tài sản riêng. Như vậy, một cá nhân hoàn toàn có thể giao kết giao dịch
dân sự nhân danh bản thân nhưng cũng có thể giao kết với tư cách là thành viên của hộ gia đình. Và tất
nhiên, khi giao kết với tư cách nào, cá nhân đó phải thoả mãn những điều kiện theo luật định. Ví dụ, khi
giao kết hợp đồng với tư cách là thành viên hộ gia đình, anh ta chỉ cần đủ mười lăm tuổi trở lên (xem
Điều 109, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005) nhưng khi giao kết với tư cách cá nhân, anh ta buộc phải trên
mười tám tuổi (xem Điều 18, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005), trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều
20, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005. Chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này khi các thành viên

trong cùng một hộ gia đình giao kết hợp đồng, giao dịch với nhau, ví dụ như khi các thành viên cùng thoả
thuận phân chia tài sản chung của hộ gia đình. Sẽ có hai quan điểm áp dụng pháp luật không giống nhau
trong tình huống nêu trên. Quan điểm thứ nhất cho rằng lúc này chỉ cần toàn bộ thành viên từ đủ mười
lăm tuổi trở lên trong hộ gia đình tham gia ký kết là đủ (xem Điều 109, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005)
trong khi quan điểm thứ hai lại không nhất trí như vậy. Theo quan điểm thứ hai cho rằng do văn bản phân
chia tài sản của hộ gia đình được giao kết giữa những thành viên trong hộ nên sẽ không tuân thủ theo quy
định tại Điều 109, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 nêu trên mà công chứng viên phải áp dụng các quy
định đối với cá nhân (xem Điều 18, Điều 19, Điều 20, Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005). Nếu trong hộ gia
đình có người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự thì
công chứng viên phải áp dụng các quy định về đại diện hay giám hộ.

5


Hộ gia đình và tổ hợp tác
Phần 2: TỔ HỢP TÁC (Điều 111-120 BLDS 2005)
1. Khái niệm.
Theo điều 111 BLDS, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy
ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức
để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các
quan hệ pháp luật dân sự.
Tổ hợp tác là hình thức tổ chức của xã hội dân sự, người dân thành lập tổ giải quyết các nhu cầu sản
xuất, đời sống theo hướng thoả thuận dân sự, là đầu mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các
chương trình dự án cộng đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực hiện
công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, dân cư, làng bản văn hoá, …
Việc ghi nhận tư cách chủ thể của tổ hợp tác trong BLDS là phản ánh sự tồn tại khách quan của một
trong những hình thức kinh tế tập thể phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, bảo đảm
điều kiện pháp lí cho sự tồn tại và phát triển của loại hình kinh tế tập thể này.
Tổ hợp tác với tư cách chủ thể của Luật Dân sự không còn là những cá nhân hoạt động riêng biệt, độc
lập mà có sự liên kết về tổ chức, tài sản, điều hành, cũng liên đới chịu trách nhiệm về tài sản và cùng

hưởng lợi nhưng chưa thể là pháp nhân vì tổ chức lỏng lẻo, đơn giản, quy mô nhỏ và tính ổn định chưa
cao, không hội tụ các dấu hiệu đặc trung của một pháp nhân.
2. Cách thức đăng kí tổ hợp tác.
Không phải bất cứ sự liên kết nào cũng có thể hình thành THT mà chỉ những liên kết do ít nhất 3 cá
nhân dựa trên cơ sở hợp đồng được kí kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, có chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn.
Trình tự thành lập tổ hợp tác:
Bước 1: Cần những người có tâm huyết, có nhận thức về kinh tế hợp tác và có uy tín và khả năng vận
động trong cộng đồng, tối thiểu là 3 người. Tổ viên là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự.
Bước 2: Xây dựng hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:
-

Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

-

Họ tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;

-

Mức đóng góp tài sản (nếu có), phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;

-

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng và tổ viên;
6



Hộ gia đình và tổ hợp tác
-

Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác;

-

Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;

-

Các thỏa thuận khác của tổ viên.

Hợp đồng sau khi xây dựng xong, tổ trưởng Tổ Hợp tác mang đến UBND cấp xã, phường, thị trấn
(UBND cấp xã) chứng thực hợp đồng. Sau khi hợp đồng được chứng thực, Ban điều hành tổ tiến hành
điều hành tổ theo nội dung hợp đồng đã thống nhất.
Theo qui định này, không phải bất cứ sự liên kết nào cũng có thể hình thành tổ hợp tác mà chỉ có
những liên kết do ít nhất ba cá nhân trở lên dựa trên hợp đồng được cơ sở hợp đồng được kí kết trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thông qua việc
chứng thực, ủy ban nhân dân cấp cơ sở kiểm tra tính hợp pháp của mục đích hoạt động, sự tự nguyện của
các thành viên và các yếu tố khác (tài sản, mức góp vốn, cách thức phân chia hoa lợi, lợi tức…)
Bước 3: Đại diện của tổ hợp tác là Tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ hợp tác bầu tổ trưởng, tổ phó
(nếu tổ có nhiều tổ viên và thấy cần có tổ phó), Thư ký tổ để thực hiện công việc ghi chép (thường chọn
người am hiểu về kế toán, sổ sách...) họp và bàn phương thức hoạt động.
Như vậy, tư cách chủ thể của tổ hợp tác phát sinh từ khi UBND xã, phường, thị trấn chứng thực hợp
đồng hợp tác. Nếu các cá nhân có liên kết với nhau để tham gia hoạt động chung về sản xuất kinh doanh
nhưng không có hợp đồng hợp tác hoặc có hợp đồng hợp tác mà không có chứng thực của UBND cơ sở
thì họ tham gia quan hệ dân sự với tư cách là các cá nhân, chứ không phải là tổ hợp tác.
3. Thành viên.
a) Điều kiện trở thành thành viên, gia nhập và ra khỏi.



Điều kiện kết nạp tổ viên:

-

Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành
các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là
thành viên của nhiều tổ hợp tác

-

Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.

Pháp luật chỉ qui định tư cách tổ viên là người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự mà
không qui định bất cứ sự hạn chế nào khác về tư cách tổ viên. Bởi vậy, tổ hợp tác có thể được hình thành
từ các tổ viên có nơi cư trú khác nhau, mức đóng góp từ tài sản khác nhau và sự phân chia hoa lợi, lợi tức
khác nhau. Tổ hợp tác có thể kết nạp thêm thành viên mới khi được đa số thành viên đồng ý, nếu không
có thỏa thuận khác được ghi trong hợp đồng hợp tác ban đầu đã chứng thực.
Trong trường hợp các thành viên tổ hợp tác có nơi cư trú khác nhau thì ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi các hoạt động chính là của tổ hợp tác diễn ra là nơi có thẩm quyền chứng thực hợp đồng hợp
tác và mặc nhiên được coi là nơi đăng kí hoạt động của tổ hợp tác.
7


Hộ gia đình và tổ hợp tác
Số lượng thành viên tổ hợp tác có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác nhưng tối
thiểu phải có 3 cá nhân tham gia, việc thay đổi thành viên tổ hợp tác thông qua việc kết nạp tổ viên mới
và ra khỏi tổ hợp tác.



Điều kiện gia nhập tổ hợp tác:

-

Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam kết thực hiện hợp
đồng hợp tác của tổ;

-

Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

Thành viên mới phải chấp thuận các điều kiện đã ghi trong hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên, nếu tất cả
các tổ viên cũ đều chấp nhận yêu cầu về thay đổi nội dung hợp đồng do tổ viên mới đưa ra thì hợp đồng
hợp tác mới phải dược chứng thực lại.


Điều kiện ra khỏi tổ hợp tác.

-

Tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác.

b) Quyền và nghĩa vụ.


Quyền của tổ viên - Tổ viên có các quyền sau đây:

-


Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không
phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên;

-

Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;

-

Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác;

-

Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;

-

Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với quy định của pháp luật.



Nghĩa vụ của tổ viên - Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

-

Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích
chung của tổ hợp tác;

-


Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra;

-

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy
định của pháp luật.



Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác:

8


Hộ gia đình và tổ hợp tác
-

Tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp
tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của tổ hợp tác, trừ tài sản không
chia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh
hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia. Tổ viên ra khỏi
tổ hợp tác sẽ nhận phần tiền tương ứng với phần giá trị tài sản đó;

-

Khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thỏa
thuận và chịu trách nhiệm liên đới theo phần đóng góp đối với nghĩa vụ chung của tổ.

4. Cơ chế đại diện.

Tổ hợp tác hoạt động thông qua đại diện của tổ. Đại diện của tổ là tổ trưởng do tổ bầu ra. Tổ trưởng
phải do phiên họp của tất cả các tổ viên và phải được các tổ viên đồng ý. Việc thay lại tổ trưởng cũng có
thể diễn ra trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác dưới hình thức bầu lại tổ trưởng. Tuy vậy, trong
BLDS cũng không quy định hoạt động bên trong của tổ hợp tác như cách thức bầu đại diện, thành phần tổ
viên tham dự và số phiếu cần thiết,… Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho thành viên ban điều hành
hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhất định của tổ theo quy định của pháp luật về uỷ quyền. Người
đại diện THT, nhân danh tổ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phù hợp với hoạt động của tổ, trong
phạm vi các công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả
tổ.
Theo các quy tắc chung về chủ thể, cũng như về đại diện theo pháp luật thì tổ trưởng là người đại
diện cho tổ, họ có quyền thực hiện các giao dịch mà không cần sự đồng ý của đa số các thành viên, miễn
là các giao dịch đó phù hợp với công việc của tổ, vì lợi ích của tổ. Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản của
THT phải được toàn thể tổ viên đồng ý nếu là tư liệu sản xuất và đa số đồng ý nếu là tài sản khác.
Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ
hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác.
Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện của tổ hợp tác xác lập thì hậu quả của giao
dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự.
Các giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì
hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự.
5. Cơ chế tài sản.
Tài sản của tổ hợp tác là điều kiện vật chất để tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh đã đăng kí hoạt động và chịu trách nhiệm dân sự. Tài sản của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở
các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản chung của cả tổ. Các tổ viên quản lí
và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thỏa thuận, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất
của THT phải được toàn thể tổ viên đồng ý, đối với các loại tài sản khác cần đa số thành viên đồng ý
(Điều 114 BLDS 2005).
Các tổ viên có quyền tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực
hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp
9



Hộ gia đình và tổ hợp tác
tác theo thỏa thuận. Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo
đảm lợi ích chung của tổ hợp tác, bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.
Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
-

Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;

-

Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;

-

Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;

-

Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó
phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại
tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác.
Tài sản của tổ hợp tác được hình thành từ việc đóng góp của các tổ viên (mức đóng góp, cách thức đóng
góp được ghi trong hợp đồng hợp tác).
Ngoài ra các tổ viên có thể thỏa thuận trích 1 phần hoa lợi, lợi tức của tổ làm tài sản chung. Việc quản
lí, sử dụng tài sản chung của tổ do các tổ viên thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
6. Cơ chế trách nhiệm.
Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện

xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. Như vậy, theo quy định này, giao dịch dân sự do người đại diện
của tổ hợp tác xác lập phải đáp ứng hai điều kiện là giao dịch đó phải thực hiện vì mục đích chung của tổ
và giao dịch đó được thực hiện theo quyết định của đa số tổ viên, thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của tổ hợp tác, nếu không có đủ các điều kiện này thì làm phát sinh trách nhiệm cá nhân của người đã xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Với tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự, tổ hợp tác có các quyền và nghĩa vụ dân sự đồng thời phải
chịu trách nhiệm do không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ. Hành vi của người đại diện tạo ra
các quyền và nghĩa vụ cho tổ hợp tác thì cũng có thể tạo ra nghĩa vụ cho tổ hợp tác nếu các hành vi đó
thực hiện nhân danh tổ hợp tác.
Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện
nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài
sản riêng của mình.
Như vậy, trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác là trách nhiệm vô hạn (Điều 117 BLDS 2005). Việc thực
hiện nghĩa vụ của những tổ viên phải tuân thủ theo cách thức thực hiện nghĩa vụ liên đới được qui định tại
điều 298 BLDS. Sự liên đới có phân chia thành phần tương ứng với phần vốn mà tổ viên đã đóng góp vào
tài sản chung của tổ nhưng sự phân chia này không làm mất tính liên đới của nghĩa vụ. Trong trường hợp
một tổ viên không thực hiện nghĩa vụ, người có quyền có thể yêu cầu các tổ viên khác phải thực hiện.
10


Hộ gia đình và tổ hợp tác
Nếu một tổ viên đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, họ chỉ có quyền yêu cầu các tổ viên khác thực hiện nghĩa
vụ theo phần đối với họ.
Vai trò của tổ hợp tác trong thực tiễn:
-

Tổ hợp tác và các nhóm liên kết kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn là những hình thức phổ
biến trong thành phần kinh tế tập thể. Nó phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp
với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự sở hữu khác nhau. Đây là
sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh

trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể càng có yêu
cầu phải liên kết hợp tác với nhau, nếu không khó có thể tồn tại và phát triển. Các tổ hợp tác, các
nhóm liên kết, các nhóm sở thích đóng vai trò rất quan trọng vào việc giải quyết giữa sản xuất
nhỏ, manh mún với sản xuất hàng hoá lớn, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa – hiện đại
hóa; là cơ sở nền tảng để hình thành các HTX, liên hiệp HTX, các doanh nghiệp, các hiệp hội
trong nông nghiệp, nông thôn. Ngay trong lòng các Hợp tác xã kiểu mới thì các tổ hợp tác cũng
tồn tại và là những “ vệ tinh” quan trọng làm cho sự sinh sống của HTX ngày càng lớn mạnh
(như mô hình của Tu Vũ, Phú Thọ hoặc Định Tường, Thanh Hoá).

-

Do tính chất tự nguyện, tự chủ, tự quản, tổ hợp tác, nhóm liên kết, nhóm sở thích không phụ
thuộc quá nhiều vào các qui định như luật HTX, điều lệ HTX, không cần các quyết định về tư
cách pháp nhân, nên hoạt động của các tổ hợp tác cũng rất linh hoạt và mềm dẻo theo quy ước
của những người tham gia mà không trái với luật pháp nên hiệu quả rất cao. Khi có yêu cầu cần
liên kết sản xuất, thì họ hợp tác với nhau, khi yêu cầu của các thành viên không còn tiếng nói
chung, họ có thể tự giải tán mà không cần các quyết định của cấp trên.

-

Tổ hợp tác mang tính tự nguyện, cùng đóng góp nên tính tự chủ rất cao. Họ không cần phải ra đời
hệ thống ban bệ phức tạp mà vẫn đảm bảo công việc với tính công bằng, trung thực, không bị thất
thoát tài sản theo kiểu “cha chung không ai khóc”, không tham nhũng, không lợi dụng chức
quyền...

Tổ hợp tác, nhóm sở thích và HTX là những hình thức phổ biến của thành phần kinh tế tập thể đã
phát triển rất lâu trong lòng các nước phát triển. Và ngày nay, tại các nước phát triển và đang phát triển,
cùng với các loại hình HTX, tổ hợp tác đã phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao,
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Tổ hợp tác với sự thông thoáng về cơ chế và tổ
chức, với sự phong phú đa dạng về ngành nghề, sẽ trở thành phương thức mưu sinh bền vững nhất cho

những người nông dân, không những ở vùng đồng bằng, mà còn ở cả vùng núi, vùng biển, những nơi
được coi là có nền kinh tế thấp và trình độ sản xuất lạc hậu nhất.

11



×