Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 12 trang )

A.
B.
I.
1.
2.
a)
b)
c)
II.

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Khái quát chung về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Khái niệm và đặc điểm của người đại diện cho đương sự.
Phân loại người đại diện.
Người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện do Tòa án chỉ định.
Người đại diện theo ủy quyền
Quy định hiện hành của pháp luật về người đai diện của đương sự trong tố tụng

dân sự.
1. Căn cứ làm phát sinh đại diện và những trường hợp không được làm đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự.
a) Căn cứ làm phát sinh đai diện trong tố tụng dân sự.
b) Những trường hợp không được làm đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
3. Chấm dứt và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự.
a) Trường hợp người đại diện theo pháp luật.
b) Trường hợp người đại diện theo ủy quyền.
III. Một số hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự về người đại diện của đương sự


trong tố tụng dân sự.
1. Một số hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự về người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự.
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc đại diện cho đương sự trong tố
tụng dân sự.
C. KẾT LUẬN

A. LỜI MỞ ĐẦU
Để bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các đương sự thường tự mình thực
hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người
khác có thể tham gia tố tụng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người tham gia tố tụng dân sự trong

1


trường hợp này là người đại diện của đương sự. Vậy, pháp luật Việt Nam có những quy
định gì về vấn đề người đại diện? Thực tiễn áp dụng các quy định đó có những khó khăn,
hạn chế gì không?
Xuất phát từ ý nghĩa của việc đại diện và những hạn chế trong các quy định của
pháp luật về vấn đề này mà nhóm em xin lựa chọn đề tài: “người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện cho đương sự.
a) Khái niệm
Trong luật tố tụng dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các đương
sự thường tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ, tuy nhiên, trong một số
trường hợp người khác có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của
đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người tham gia tố tụng này

được gọi là người đại diện của đương sư.
Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm người đại
diện của đương sự, tuy nhiên ta có thể hiểu như sau: “người đại diện của đương sự là
người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án”.
b) Đặc điểm.
Người đại diện cho đương sự có những đặc điểm sau:
- Một, người đại diện được hình thành trên cơ sở đại diện. Đại diện trong tố tụng
dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật.
- Hai, về chủ thể: thông thường người đại diện của đương sự phải là các cá nhân.
Bởi các cá nhân mới tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương
sự trong tố tụng được. Tuy nhiên pháp luật tố tụng dân sự quy định có trường hợp ngoại
lệ như trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác cũng là người đại diện cho đương sự. Đó là trường hợp Công đoàn cơ sở có
quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể người lao động do Bộ luật lao động quy định.
- Ba, về năng lực hành vi tố tụng dân sự, để thực hiện việc đại diện, người đại
diện của đương sự phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực tố tụng dân
sự được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ tố tụng dân sự.

2


-

Bốn, về mục đích việc đại diện của người đại diện cho đương sự trong tố tung

dân sự được thể hiện thông qua hành vi nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện những
quyền và nghĩa vụ mà đáng lẽ đương sự tự mình thực hiện.

2. Phân loại.
Xuất phát từ tính đa dạng của các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người đại
diện của đương sự trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Người đại diện của đương sự
bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền, người đại diện do
Tòa án chỉ định.
a) Người đại diện theo pháp luật.
Người đai diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 141 BLDS thì người đại diện theo pháp luật gồm:
“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

7. Những người khác theo quy định của pháp luật.”
Tuy nhiên, để đảm bảo việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những
người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật, đó là: người không có năng
lực hành vi tố tụng; người cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại
diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện; là người đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự
cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền
và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
b) Người đại diện do Tòa án chỉ định.
Là người đai diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự
theo sự chỉ định của Tòa án. Việc Tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án.
Tòa án chỉ tiến hành chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương
sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc thuộc
một trong các trường hợp quy định tai khoản 1 Điều 75 BLTTDS. Những người thuộc
diện không được làm người đại diện cho đương sự thì Tòa án không chỉ định tất cả nhằm
bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của đương sự. Người đai diện do Tòa án chỉ định tham
gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đương sự. Phạm vi
tham gia tố tụng của người đại diện do Tòa án chỉ định không bị hạn chế trong các loại

việc.

3


c) Người đại diện theo ủy quyền.
Là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương
sự theo sự ủy quyền của đương sự. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không
trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng thì
người được ủy quyền cũng là người đại diện theo ủy quyền. Ở loại đại diện này đương sự
được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng, do vậy, người đại diện theo ủy quyền
chỉ được tham gia tố tụng khi có sự ủy quyền của đương sự.
Đối với những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự
và những người là cán bộ, công chức trong ngành tòa án, kiểm sát, công an mà pháp luật
quy định thì đương sự không được ủy quyền cho họ tham gia tố tụng.
Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa
vụ của mình. Tuy nhiên, đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt
động của người đại diện, việc ủy quyền phải được tiến hành dưới dạng văn bản.
II. Quy định hiện hành của pháp luật về người đai diện của đương sự trong tố
tụng dân sự.
1. Căn cứ làm phát sinh đại diện và những trường hợp không được làm đại
diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
a) Căn cứ làm phát sinh đai diện trong tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 139 BLDS và khoản 1 Điều 173 BLTTDS thì người
đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo
ủy quyền. Bên cạnh đó, Điều 76 BLTTDS quy định về việc chỉ định người đại diện theo
quyết định của Tòa án. Những quy định trên cho ta thấy, căn cứ làm phát sinh quan hệ đại
diện là do quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) hay
quyết định của đương sự. Cụ thể:
 Trong đại diện theo pháp luật: người đại diện theo quy định của pháp luật tham

gia tố tụng để bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của đương sự bởi đương sự được đại diện
theo pháp luật tố tụng dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự, chưa đủ năng
lực hành vi dân sư hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong những trường hợp này,
pháp luật sẽ quy định ai là người đại diện cho đương sự.
- Trong trường hợp pháp luật không có quy định hoặc có quy định nhưng người
đại diện theo pháp luật lại rơi vào trường hợp bị cấm đại diện thì Tòa án có thể chỉ định
một người đại diện theo pháp luật cho đương sự. Trong đại diện theo sự chỉ định của Tòa
án, tuy đương sự cũng là người bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng khác
với đương sự trong đại diện theo pháp luật, đương sự được chỉ định người đại diện theo
4


quyết định của Tòa án là người không có người đại diện (người đai diện theo pháp luật
của họ đã chết hoặc không đủ điều kiện làm người đại diện) hoặc đã có người đại diện
theo pháp luật nhưng người đại diện của họ lại thuộc một trong các trường hợp phải thay
đổi người đại diện tại khoản 1 Điều 75 BLTTDS năm 2004.
 Trong đại diện theo ủy quyền, đương sự có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân
sự có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia tố tụng dân sự nhưng
do có nhiều nguyên nhân mà họ không tham gia tố tụng được, họ có thể thỏa thuận ủy
quyền cho người khác đại diện cho mình. Việc ủy quyền của đương sự trong trường hợp
này được thực hiện thông qua thỏa thuận được ghi nhận trong văn bản ủy quyền, văn bản
này thường được gọi là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.Trong đó xác định phạm
vi, thời hạn, việc…mà đương sự ủy quyền cho người đại diện của họ. Văn bản là căn cứ
pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy
quyền khi tham gia tố tụng dân sự. Việc xác lập văn bản ủy quyền và giải quyết các tranh
chấp phát sinh phải tuân theo quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
b) Những trường hợp không được làm đại diện của đương sự trong tố tung
dân sự.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải là người có năng lực hành vi
tố tụng dân sự đầy đủ. Theo quy định của pháp luật thì người có năng lực hành vi tố tụng

dân sự đầy đủ là người tử đủ 18 tuổi trở lên không bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng
hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Những trường hợp không được làm người đại diện cho
đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại các Điều 75 BLTTDS năm 2004. Theo
Điều 75 BLTTDS thì những người sau đây không được làm người đại diện (kể cả đại
diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền), bao gồm:
- Thứ nhất, nếu họ cùng là đương sự trong cùng một vụ án với người đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người dược
đại diện hoặc nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một
đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi
ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
- Thứ hai, trong trường hợp họ là cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm
sát, công an thì cũng không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp
họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là
người đại diện theo pháp luật. Pháp luật quy định như vậy vif họ là những cán bộ, công
chức nhà nước trong hệ thống tư pháp, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện
5


cho đương sự thì họ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng,,,gây tác động đến công tác xét xử và đưa ra phán quyết của Tòa án.
- Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 75 BLTTDS thì đối với việc ly hôn, đượng sự
không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, nghĩa là những
người đại diện theo ủy quyền không thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng trong vụ ly
hôn mà phải do chinhs đương sự tự mình tham gia.
2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Điều 74 BLTTDS quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện như sau: “1.
Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng
dân sự của đương sự mà mình đại diện. 2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung của văn bản ủy
quyền”. Tuy nhiên, do đương sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan và mỗi loại đương sự đều có quyền và nghĩa vụ tố tụng riêng của
mình, do đó, tùy thuộc vào sự tham gia tố tụng trong từng trường hợp cụ thể mà người
đại diện của đương sự lại có các quyền và nghĩa vụ nhất định.
 Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn. Người đại diện
theo pháp luật của nguyên đơn có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của
nguyên đơn khi tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 59 BLTTDS sửa đổi bổ sung
năm 2011 thì :
Nguyên đơn có các quyền và nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58
BLTTDS, đó là:
. trích điều 58
Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi nội dung yêu cầu khởi
kiện. Khi người đai diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền chủ động đưa ra yêu
cầu với cơ quan xét xử thì kéo theo đó, họ cũng sẽ đương nhiên có những quyền sửa đổi,
bổ sung hay rút yêu cầu. Tuy nhiên, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của phía
nguyên đơn chỉ được chấp thuận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm,
chỉ được thay đổi, bổ sung yêu cầu không được vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu
(khoản 1 Điều 218 BLTTDS). Quy định này xuất phát từ nguyên tắc bị đơn có quyền biết
trước những yêu cầu của phía nguyên đơn để chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ, lý lẽ
phản bác lại những yêu cầu đó.
 Thứ hai, đối với người đại diện theo pháp luật của bị đơn.
Người đại diện theo pháp luật của bị đơn ngoài các quyền và nghĩa vụ tại Điều 58
BLTTDS thì còn có thêm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 60 BLTTDS đó là:
6


-

Được tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. Điều 174 BLTTDS thì trong thời

hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị

đơn, cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua đến việc giải quyết vụ án, do đó,
người đại diện theo pháp luật của bị đơn cũng sẽ được nhận thông báo của tòa án về việc
khởi kiện.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của
nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Người đại diện theo pháp
luật của bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu thuộc một trong
các trường hợp được quy định tại Điều 176 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011:
+ yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn.
+ yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
+ giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu
được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và
nhanh hơn.
 Thứ ba, đối với người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bảo gồm 2 loại: người có quyền, nghĩa
vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
tố tụng không độc lập. Tương ứng sẽ có người đại diện theo pháp luật của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người đại diện theo pháp luật
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập.
- Người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham
gia tố tụng không độc lập có thể tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn.
Nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì sẽ có các quyền và
nghĩa vụ của nguyên đơn; nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có
quyền và nghĩa vụ của bên bị đơn. (Điều 61 BLTTDS)”.
- Trong trường hợp không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị
đơn thì họ sẽ có quyền yêu cầu độc lập khi: việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ

án được chính xác và nhanh hơn (Điều 177 BLTTDS).

7


3. Chấm dứt và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự.
a) Trường hợp người đại diện theo pháp luật.
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện mà căn cứ chấm dứt đại diện lại khác
nhau. Theo quy định tại Điều 77 BLTTDS thì “người đại diện theo pháp luật trong tố
tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của BLDS”.
Thứ nhất, đối với đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân, quan hệ đại
diện sẽ chấm dứt được quy định tại Điều 147 BLDS, bao gồm:
+ người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi
phục.
+ Người được đại diện hoặc người đại diện chết: khi một người chết sẽ làm chấm
dứt tư cách chỉ thể mọi quan hệ pháp luật của họ, trong đó có quan hệ đại diện.
+ Người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Thứ hai, đối với đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân, quan hệ đại
diện sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt, được quy định tại khoản 1 Điều 148 BLDS.
Pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân hợp nhất, sát nhập, chỉa, tách, giải thể và bị tuyên bố
phá sản theo quy định của pháp luật phá sản. Khi đó, quan hệ đại diện theo pháp luật của
pháp nhân đương nhiên sẽ không còn.
Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật trong TTDS sẽ dẫn đến hậu quả đó là: trong
trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc
đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia hoặc ủy quyền cho
người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục của BLTTDS (Điều 78 BLTTDS).
b) Trường hợp đại diện theo ủy quyền.

Cũng giống như đại diện theo pháp luật, căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền
cũng tuân theo quy định của BLDS 2005 (Điều 77 BLTTDS).
 Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 147 BLDS, đại diện theo ủy quyền đối
với đương sự là cá nhân, quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi:
- Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc
ủy quyền;
- Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
 Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLDS, đại diện theo ủy quyền đối
với đương sự là pháp nhân, quan hệ đại diện chấm dứt khi:
8


-

Thời hạn ủy quyền hoặc công việc được ủy quyền hoàn thành;
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người

được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
- Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Do xuất phát từ đặc điểm đại diện theo ủy quyền là người đại diện thay mặt cho
đương sự tham gia tố tụng vì lợi ích của đương sự, đem lại hậu quả pháp lý cho đương sự
nên pháp luật còn quy định khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, người đại diện phải
thanh toán các nghĩa vụ tài sẩn với đương sự hoặc người thừa kế của đương sự.
Sau khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, đương sự hoặc người thừa kế của đương
sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng
theo thủ tục do BLTTDS 2004 quy định. (khoản 2 Điều 78 BLTTDS).
III. Một Một số hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự về người đại diện của

đương sự trong tố tụng dân sự.
1. Một số hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự về người đại diện của đương
sự trong tố tụng dân sự.
- Một, việc chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự. Để đảm bảo quyền lợi
của đương sự khi họ không tự mình tham gia tố tụng mà không có người đại diện của họ
tham gia thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện. Tuy nhiên Điều 76 BLTTDS chỉ quy định
khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết vụ việc mà nhận thấy: “nếu có đương sự là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo
pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của bộ
luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án.”. như vậy,
đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, người vắng mặt không có tin tức mà
không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luât thì họ thuộc một trong các
trường hợp tại khoản 1 Điều 75 BLTTDS thì Tòa án có được chỉ định người đại diện cho
họ hay không? Vấn đề này BLTTDS chưa quy định rõ, nên dẫn đến nhiều cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
- Thứ hai, về việc chấm dứt đại diện của đương sự:
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của đương sự chấm dứt
theo quy định tại Điều 78 LTTDS. Và một trong những căn cứ chấm dứt đại diện đó là
“người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi đã được khôi phục”, trong thực
tế, đã có rất nhiều vụ án khi mới đưa ra xét xử thì đương sự chưa thành niên hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, do đó Tòa án đương nhiên phải triệu tập cha mẹ làm người đại

9


diện theo pháp luật; nhưng do quá trình xét xử kéo dài nên một số trường hợp đương sự
đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự, vì vậy, người đại diện đương
nhiên chấm dứt. Song trên thực tê thì Tòa án vẫn tiếp tục triệu tập cha mẹ với tư cách là
người đại diện theo pháp luật của đương sự.
- Thứ ba, về việc xác định tính hợp pháp về hình thức của đơn khởi kiện do người

đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện. Khoản 3 điều 164 BLTTDS quy định “người
khởi kiện là cá nhân phải kí tê hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, đóng dấu vào phần cuối đơn”. Trong
khi đó, Điều 161 BLTTDS lai quy định “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người
khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền dể yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình”. Vậy đặt ra vấn đề, khi áp dụng cả hai điều luật này thì “người đại diện hợp pháp”
sẽ được hiểu như thế nào? Người đại diện hợp pháp ở đây là người đại diện theo pháp
luật hay người đại diện theo ủy quyền? trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền
làm đơn khởi kiện thì liệu có hợp pháp hay không?
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc đại diện cho đương sự trong
tố tụng dân sự.
- Thứ nhất, ,tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
BLTTDS có vai trò rất quan trọng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. tuy nhiên , trong quá trình áp dụng thì nó đã
xuất hiện, bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định, gây khó khăn cho quá trình áp
dụng pháp luật, trong đó có các quy định về người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự. vì vậy, đề việc đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự hiệu quả hơn, thì cần
phải sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn về các vấn đề sau:
Một là:Tòa án nhân dân tối cao cần sớm có hướng dẫn cụ thể về điều 164 BLTTDS,
trong đó có việc xác định tính hợp pháp về hình thức của đơn khởi kiện trong hai trường
hợp.
+ người khởi kiện là cá nhân phải điểm chỉ vào đơn, nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện
thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kí tên, đóng dấu vào phần cuối đơn.
+ người đại diện ủy quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải kí tên vào
phần cuối đơn. Kèm theo đơn khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền phải xuất trình
được hợp đồng ủy quyền hợp pháp với phạm vi ủy quyền được xác định rõ rang, bao gồm
cả ủy quyền đứng đơn khởi kiện.

10



Hai là: để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần sửa đổi,bổ sung
Điều 76 BLTTDS về chỉ định người đại diện trong TTDS như sau: “trong khi tiến hành tố
tụng dân sự, nếu có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc là người vắng mặt không có tin tức mà không có người đại diện hoặc
nguwofi đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 75 Bộ luật này thì Tòa án cần phải chỉ định người đại diện để tham gia tố
tụng tại tòa án”. Hơn nữa, cũng phải quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục chỉ định
người đại diện của đương sự.
- Thứ hai: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Tòa án.
Công tác tổ chức và chất lượng cán bộ của Tòa án vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc
phục tình trạng này trước hết cần phải có cơ chế tuyển chọn, bổ sung cán bộ ngành tòa án
cũng như đầy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các
cán bộ ngành tòa án thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn hay thông qua
các cuộc tọa đàm,, hội thảo về các vấn đề chuyên môn, những khó khăn, vướng mắc
trong công tác xét xử. Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ Tòa án thì cần phải không ngừng tăng cường công tác quản lý, giáo dục về tư
trưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Tòa án.
- Thứ ba, đầy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật,
Để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, việc thông tin, cập nhật kịp
thời các văn bản pháp luật, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, mở rộng
các hình thức tư cấn pháp lý cho các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay là hết
sức cần thiết. trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần đa dạng các hình thức để
phù hợp với từng đối tượng ở các khu vực khác nhau như thành thị, nông thôn, vùng dân
tộc ít người… Ngoài ra, cần tuyên truyền, phổ biến về ys nghĩa của việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ, vai trò của người đại diện của đương sự cũng như nâng cao ý thức của
người đại diện về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
C. KẾT LUẬN

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn, một mặt
việc tham gia tố tụng của họ có tác dụng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sư, mặt khác, việc tham gia tố tụng của họ còn có tác dụng nhất định trong việc
làm rõ sự thật về vụ việc dân sự. chính vì vậy mà hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về
người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự có vai trò quan trọng trong việc nâng

11


cao việc đại diện cho các bên đương sự cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự trong tố tụng dân sự.

12



×