Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân tích môi trường vĩ mô của nước pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.82 KB, 10 trang )

I. Môi trường tự nhiên
Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp
(République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và
lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco,
Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp
có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà
Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy
dưới eo biển Manche.
Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, nhưng nước Pháp còn
bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ
Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực (chủ quyền tuyên bố tại Nam Cực
tuân theo Hệ thống Hiệp ước Nam Cực). Các lãnh thổ này có nhiều hình
thức chính phủ khác biệt từ hành tỉnh hải ngoại tới "lãnh địa hải ngoại".
Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác
nhau, từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những
dãy núi phía đông nam (dãy Alps) và tây nam (dãy Pyrénées). Điểm cao
nhất Tây Âu nằm ở dãy Alps thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4.810 mét
(15.781 ft) trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ cao lớn khác như
Massif Central, Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều đá và
rừng cây. Pháp cũng có những hệ thống sông lớn như sông Loire, sông
Rhône, sông Garonnesvà sông Seine.
Với diện tích 674.843 km2, Pháp là nước rộng nhất Tây Âu và là
nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích
551.695 km2 hơi rộng hơn Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và
tiểu bang Texas của Mỹ.
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả
các đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 km 2 chỉ đứng sau Hoa
1



Kỳ (11.351.000 km²) nhưng trước Úc (8.232.000 km²). Vùng đặc quyền
kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế
trên thế giới, trong khi diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45%
tổng bề mặt Trái Đất.
Khí hậu nước Pháp nhìn chung là ôn hòa, chịu ảnh hưởng kết hợp
của khí hậu Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và khí hậu lục địa. Vùng
miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây Dương thổi vào đem mưa đến,
mùa đông lạnh, còn mùa hè thì ôn hòa mát mẻ.Ở sâu trong đất liền khí
hậu chia mùa rõ rệt hơn, mùa hè nóng hơn, còn mùa đông thì lạnh hơn,
những thời kỳ khô hạn và ẩm ướt cũng phân biệt rõ ràng hơn. Vùng miền
Đông nước Pháp và các vùng miền núi phải trải qua những mùa đông
khắc nghiệt và những mùa hè nhiều mưa bão hơn. Vùng ven biển Địa
Trung Hải có khí hậu khô và ấm áp nhờ được dãy núi Alpes bảo vệ cho
khỏi cái giá rét mùa đông. Mùa hè ở đây nóng và khô. Ngoài ra, những
cơn gió phương Bắc lạnh lẽo, gọi là gió Mistral, thỉnh thoảng lại thổi về
miền Nam nước Pháp với vận tốc lên tới hơn 100 km/giờ đủ để gây nên
những thiệt hại trầm trọng cho mùa màng.
Tài nguyên thiên nhiên: than đám quặng sắt, boxit, kẽm, urani,
antimony, arsen, kalicacbonat khô, khoáng chất penspat, plorit, thạch cao,
gỗ, cá, trữ vàng, dầu, cao lanh, niobium, tantalum, đất sét.

II.Môi trường Kinh tế
1. Khái quát.
Với GDP đạt khoảng 2,9 nghìn tỉ USD trong năm 2010. Pháp là
nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Quốc gia này có nguồn lực lớn về
nông nghiệp, có nền tảng công nghiệp lớn và lực lượng lao động tay nghề
cao.

2



Pháp là một thành viên trong nhóm G-8 (và lãnh đạo của nhóm G-20),
Liên minh Châu Âu, Tổ chức Thương mại thế giới và OECD, với vị thế là
một trong các nền kinh tế hàng đầu của thế giới. đồng thời, là một nước
có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều cả công nghiệp
lẫn nông nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, Pháp có khoảng gần 2,5 triệu doanh
nghiệp tư nhân (đã đăng ký). Tuy đây là một nền kinh tế thị trường tự do
phát triển nhưng nhà nước vẫn giữ ảnh hưởng lớn trên những lĩnh vực cơ
sở hạ tầng quan trọng. Nhà nước sở hữu đa số vốn trong các ngành đường
sắt (SNCF), điện (EDF), hàng không (Air France) và các công ty viễn
thông (France Telecom). Từ đầu thập kỷ 90, nhà nước Pháp đã dần dần
nới lỏng kiểm soát bằng việc nâng dần tỷ lệ vốn sở hữu tư nhân trong các
doanh nghiệp quan trọng cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng
và công nghiệp quốc phòng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu thế
giới sau Mỹ, Anh và Trung Quốc, thu hút hơn 66 tỷ euros (2008) vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 2 Châu Âu, sau Anh, trước Ai-len, Đức,
Ba-Lan và Hung-ga-ri. Đầu tư của Châu Á vào Pháp còn hạn chế nhưng
tăng nhanh. Pháp đứng thứ 3 trên thế giới về đầu tư ra nước ngoài với
hơn 136 tỷ euros (2008), chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, tập trung chủ yếu tại
châu Âu.
2.Tăng trưởng kinh tế.
INSEE (Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia) dự báo
tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2011 sẽ đạt 2,1% nhưng đã hạ xuống
còn 1,75%, sau khi kinh tế nước này bị suy giảm mạnh vì chịu tác động
của khủng hoảng nợ châu Âu. Nhưng so với năm 2010, mức độ tăng
trưởng kinh tế của Pháp đã tăng được 0.35%

3


 Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty
có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao.
3.Lạm phát.
Tình trạng lạm phát ở Pháp đang có xu hướng tăng cao. Ước tính
năm 2010 lạm phát tăng 1,7%.

 Như vậy, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu
dùng cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm.
Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào thị trường này.
4, Mức lãi suất
Lãi suất bình thường là 1,5% và cao nhất là 3%, hoặc có loại lãi suất 5%
trong vòng 3 tháng rồi lại trở lại mức lãi suất bình thường là 1.5%.



Với mức lãi suất thấp như vậy, sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội để

vay vốn đầu tư, mở rộng doanh nghiệp...
5. Tỷ giá hối đoái



EUR
VND
27.415
USD

13.228
KRW
147.689
JPY
11.029.99
CNY
83.092
Tỉ giá hối đoái của đồng euro cao hơn so với các nước khác gây khó

khăn cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này. Cụ thể như
khó khăn về vốn, khó khăn liên quan tới hoạt động xuất – nhập khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp vào thị trường...
Một số chỉ tiêu kinh tế của Pháp
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 254,4%
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD

4


GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD

III. Môi trường chính trị- luật pháp
1. Chính trị
Pháp là nước theo thể chế cộng hòa, với một nền kinh tế, chính trị
ổn định
Đảm bảo môi trường đầu tư để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pháp, xem đầu tư nước ngoài như là
một cách để tạo ra việc làm và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Chính phủ Pháp thiết lập những công cụ để nắm rõ hơn nhu cầu

của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như để cung cấp thông tin ban đầu
cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Bản đồ xuất khẩu của
Pháp được chi tiết hóa theo từng vùng, từng địa phương và các ngành
nghề, sản phẩm, được công bố tại website www.exporter.gouv.fr và liên
tục cập nhật dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp
Pháp.
Mặc dù cải cách đáng kể và thực hiện tư hữu hóa trong 15 năm qua, chính
phủ tiếp tục tiếp tục kiểm soát phần lớn các hoạt động kinh tế: chi tiêu
chính phủ chiếm 55,6% GDP trong năm 2009, một trong những nước có
mức chi tiêu cao nhất của khối G-7. Chính phủ tiếp tục sở hữu cổ phần
trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ngân hàng, sản xuất và phân phối năng
lượng, xe ô tô, vận tải và viễn thông.
Trong năm 2008, trong một động thái thúc đẩy khả năng cạnh tranh của
Pháp, Hạ viện được Quốc hội Pháp thông qua bốn dự án luật để hiện đại
hóa nền kinh tế và cải thiện thị trường lao động. Tháng 10 năm 2007,
dưới sự thúc đẩy của tổng thống Nicolas Sarkozy, làm việc thêm giờ quá
35 giờ/tuần được miễn thuế thu nhập và thuế tiền lương, trong một động
thái nhằm khuyến khích làm việc và tăng thời gian làm việc.
5


Trong khi đó, tháng 7 năm 2009, quốc hội Pháp chấp thuận một dự
luật gây tranh cãi về việc cho phép nhiều doanh nghiệp hoạt động vào
ngày chủ nhật.
Chính phủ Pháp khuyến khích hình thành các doanh nghiệp mới. Liên kết
với Phòng thương mại Paris và các phòng thương mại khác trên cả nước,
chính phủ Pháp cung cấp dịch vụ tư vấn rộng rãi và hỗ trợ trong việc
thành lập văn phòng mới tại Pháp. Chi tiết “làm thế nào” luôn được
hướng dẫn có sẵn ở các phòng thương mại khác nhau
Chính phủ ở cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động

thuận lợi và tuyển dụng lao động địa phương cũng như cho phép người có
năng lực trình độ có thể được định cư tại Pháp trong vòng 10 năm cùng
gia đình. Ngoài ra, trên 50% các khoản thuế của doanh nghiệp được
hưởng miễn giảm.
- Nước Pháp không có quy định riêng về thủ tục hải quan cũng
như thuế, mà áp dụng theo quy định chung của cộng đồng châu Âu.
- Chính sách thuế của Pháp đưa ra ưu đãi cho các nước thành viên
EU các nước đang phát triển và các nước thành viên của Hiệp hội Tự do
Thương mại Châu Âu (EFTA).



Các doanh nghiệp thuộc EU sẽ có lợi thế trong việc xuất – nhập khẩu

hàng hóa của mình sang Pháp với chi phí thấp hơn so với các doanh
nghiệp không thuộc EU.
- Chính sách thuế và thuế suất
Các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang Pháp phải chịu
nhiều loại thuế từ Chính phủ Pháp như:
+Thuế nhập khẩu: Các sản phẩm nhập khẩu từ các nước
ngoài EU vào Pháp phải chịu thuế nhập khẩu. Tuỳ theo loại hàng hoá,
mức thuế áp dụng từ 3% – 9%.
+Thuế giá trị gia tăng:

6


* Mức tiêu chuẩn là 19,6%
* Mức được giảm là 5,5% áp dụng cho hầu hết hàng
nông sản, lương thực, các công trình nghệ thuật và một số loại dược

phẩm.
+ Thuế hàng hoá và dịch vụ (TVA): TVA áp dụng cho các
hoạt động liên quan đến việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ bao gồm cả
việc nhập khẩu và được trả bởi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chỉ có
nhiệm vụ thu phần thuế bán hàng và trừ đi phần thuế họ đã trả khi mua và
đầu tư từ khoản tiền họ thu được. Mức thuế được qui định bởi từng nước
thành viên của EU.
+ Thuế thu nhập công ty: Thuế thu nhập công ty phải được
thanh toán nếu một công ty có văn phòng (chi nhánh hoặc công ty con) ở
Pháp. Tuy nhiên, việc xác định lợi nhuận theo phạm vi lãnh thổ phụ thuộc
vào hợp đồng giữa công ty mẹ và chi nhánh hoặc công ty con. Lợi nhuận
có được ở Pháp là khoản thu nhập chịu thuế và tất cả các chi phí phát sinh
cho hoạt động của công ty này tại Pháp có thể được khấu trừ bao gồm:
* Khấu hao tài sản
* Nhà máy và thiết bị
* Việc để lại các tài sản vô hình như phần mềm, giấy
đăng ký, sáng chế và chi phí nghiên cứu và phát triển (trừ trường hợp có
thiện ý).
- Nước Pháp còn có quy định: nếu doanh nghiệp sử dụng các đơn
vị vận tải được chứng nhận uy tín của cộng đồng châu Âu, sẽ được giảm
thủ tục thông quan, giảm thủ tục kiểm tra về an toàn của sản phẩm.



Những tiêu chuẩn phức tạp và thủ tục thanh kiểm tra quá mất thì giờ

của Pháp đôi khi cũng gây phiền hà cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Những yêu cầu thanh kiểm tra (luôn được thực hiện ở Pháp) và các tiêu
chuẩn đôi khi vượt quá mức yêu cầu bình thường cho việc đảm bảo tính


7


nghiêm túc và an toàn. Phần lớn hàng điện tử, thiết bị viễn thông, và mặt
hàng yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh phải chịu nhiều phiền toái nhất.
Các quy định về thị trường lao động và quan hệ lao động nhằm
khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi
xă hội kiểm soát được. Thông qua các nguồn phúc lợi đảm bảo đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu sống tối thiểu cho các thành viên trong xă hội và họ
không phải chi trả cho những phúc lợi đó
Theo luật của Pháp, lĩnh vực kinh tế tư nhân có quyền được bồi thường
thiệt hại nếu tài sản của họ bị tước đoạt, và số tiền bồi thường phải được
trả thỏa đáng và kịp thời.
Chính phủ Pháp duy trì độc quyền pháp lý trong các lĩnh vực: dịch
vụ bưu chính (La Poste duy trì độc quyền đối với những lá thư có dung
lượng dưới 50 grams), ngành giao thông vận tải đường sắt quốc gia
(SNCF), xe buýt và các dịch vụ tàu điện ngầm tại Paris (RATP), sản xuất
và phân phối thuốc lá



các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều cản trở khi thâm

nhập vào Pháp ở các lĩnh vực này.
2. Luật Pháp
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia
tăng: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng
chế, …

 Tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành. Với

sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là
một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu
dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm,
quảng cáo trung thực và có văn hóa.
Chính phủ Pháp dẫn đầu Châu Âu về luật bảo vệ bản quyền kỹ
thuật số được cập nhật vào năm 2006 về “Sáng tạo và Internet” và có hiệu

8


lực vào đầu năm 2010. Một cơ chế thực thi pháp luật mới được gọi là
“phản ứng tăng dần” đã được thành lập để chống lại nạn vi phạm bản
quyền trực tuyến
Hệ thống thuế quan thống nhất, gọi tắt là TARIC (Tarif Intégré de
la Communauté), được thành lập với mục đích các quy định khác nhau
áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể được nhập khẩu vào khu vực hải quan
của EU hoặc một số trường hợp, được xuất khẩu từ khu vực này. Để xác
định giấy phép yêu cầu đối với một sản phẩm cụ thể, kiểm tra TARIC.
Pháp có truyền thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ và đã
phát triển bảo vệ sở hữu trí tuệ ở mức cao. Theo hệ thống Pháp, bằng
sáng chế và thương hiệu được dùng để bảo vệ sở hữu công nghiệp, trong
khi sở hữu văn học/nghệ thuật được bảo vệ bằng bản quyền.
Chính phủ Pháp đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần
đây trong việc cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận hệ thống
pháp quy của mình. Các Bộ trưởng của chính phủ, các công ty, tổ chức
người tiêu dùng và các hiệp hội thương mại có quyền yêu cầu Cục Quản
lý Cạnh tranh để điều tra các hành động không cạnh tranh. Mối quan tâm
nhất của các công ty nước ngoài được thiết lập tiêu chuẩn.Các tiêu chuẩn
được nghiêm túc kiểm tra và phê duyệt các thủ tục đôi khi phải được thực
hiện trước khi hàng hóa có thể bán tại Pháp

Hệ thống pháp luật của Pháp khá đồ sộ, phức tạp và chặt chẽ vì
vậy, các doanh nghiệp thi tham gia vào thị trường Pháp cần hết sức tuân
thủ và thực hiện đúng theo những gì pháp luật đã qui định để tránh những
thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Người mua hàng Pháp thường thích mua hàng qua trung gian,
kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng thực sự không phổ biến
1 trong 3 hình thức trung gian cơ bản theo pháp luật của Pháp:
- Nhà phân phối
9


- Đại lý
- Đại diện chính thức


Bùi.

23:26'

22/11/2011

http:

//www.tapchicongs

an.org.vn/Home/PrintSt ory.aspx?distribution=13743&print=true
/>
/phap.htm

#detail2011022803031 0508

/> /> /> /> /> /> />Theo DVT/Bloomberg.Thứ năm, 25/08/2011 11:14
/> />www.forexticket.vn/vi/currency/converter-VND-EUR
/>Sở ngoại vụ Hà Giang ( theo BNG ) Thứ ba, 04/11/2008,
07:59 />
10



×