Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài tập nhóm tâm lý học tội phạm phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách người phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.14 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................................2

1


MỞ ĐẦU
Trong xã hội ở bất cứ thời điểm phát triển nào đều tồn tại song song những điều
tốt và những cái xấu, cái tiêu cực. Bên cạnh những người luôn làm điều tốt thì vẫn còn
không ít những người làm điều xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cá nhân khác, lợi ích
chung của xã hội. Đó là những người phạm tội. Người phạm tội luôn có sự khiếm khuyết
hay lệch lạch trong nhân cách. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của người phạm tội, đưa họ đến chỗ thực hiện hành vi phạm tội? Trong phạm
vi bài luận của nhóm, chúng em xin phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành nhân cách người phạm tội để tìm ra câu trả lời.
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Nhân cách
Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra về khái niệm nhân cách. Theo quan niệm duy
tâm, nhân cách được hiểu là: “những cái có sẵn do các thế lực siêu nhiên tạo nên (như
Thượng đế, chúa trời,…). Do đó, nhân cách là ổn định là bất biến và không thay đổi.
Còn theo quan niệm di truyền học thì nhân cách được hiểu là: “Tất cả các nét, các mặt
của nhân cách con người được thế hệ trước truyền đạt lại thông qua di truyền, thông qua
gen,…Do đó không thể cải tạo, giáo dục con người; con người phạm tội đã được sinh ra
thì các biện pháp giáo dục đều trở nên vô nghĩa.
Khi chúng ta xem xét con người là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ
thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao lưu thì chúng ta nói
đến nhân cách của họ. Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về nhân cách đó là:
“Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm phẩm chất tâm lý cá nhân quy định giá trị xã hội
và hành vi của họ”1.


1.2.

Nhân cách người phạm tội

Nhân cách ở đây hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm cả những điểm tốt và điểm xấu, do
đó người phạm tội cũng được coi là có nhân cách. Nhân cách người phạm tội là tổ hợp
các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái
độ tiêu cực đối với các lợi ích, các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn
lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội. 2
Đây là một điển hình của nhân cách không hợp chuẩn, nhân cách có sự lệch lạc trong
định hướng giá trị xã hội, với nhận thức, quan điểm sai trái, tình cảm tiêu cực và có hành
1
2

Tâm lý học tập 1 – Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy
Tập bài giảng tâm lý học tội phạm

2


vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Những khiếm
khuyết trong nhân cách người phạm tội có thể là hậu quả của quá trình chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của quá trình tham gia vào các nhóm, các quan hệ xã
hội không lành mạnh nhưng đồng thời cũng là hệ quả tất yếu của sự buông lỏng, không
chịu rèn luyện bản thân của cá nhân.
2. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới hình thành nhân cách người phạm tội.
2.1. Yếu tố bẩm sinh – di truyền
Bẩm sinh – di truyền được hiểu là các đặc điểm về cấu tạo, chức năng giải phẫu sinh
lý của con người, chủ yếu là bộ não, hệ thần kinh và giác quan. Yếu tố bẩm sinh – di
truyền là nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách con người nói chung và người phạm tội nói

riêng. Nó là cơ sở, tiền để góp phần hình thành nhân cách người phạm tội.
Những yếu tố này chỉ tạo tiền đề là cơ sở vật chất để con người ta đi đến việc thực
hiện hành vi phạm tội chứ không quyết định hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội có xảy
ra trên thực tế hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh khách quan
như: điều kiện sống, học tập, lao động,… Chỉ khi gặp điều kiện hoàn cảnh lợi thì hành vi
phạm tội mới được xảy ra. Do đó, ta không nên tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố di
truyền – bẩm sinh trong sự phát triển nhân cách người phạm tội; đồng thời cũng không
được xem nhẹ ảnh hưởng của nhân tố sinh học. Đặc điểm di truyền của cá nhân không
phải là nguyên nhân biệt lập của hành vi phạm tội nhưng có thể quy định sự tương tác
của cá nhân với các yếu tố của xã hội. Chẳng hạn như mối liên hệ giữa nhịp tim chậm
với việc phạm tội. Thường những người có nhịp tim chậm ít sợ hãi hơn, giữ bình tĩnh
giỏi hơn, người có gan phạm tội thường có nhịp tim chậm hơn người bình thường 3. Hay
kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Nathalie Fontaine – nhà tâm lý tội phạm của Đại học
Indiana tại Mỹ cho thấy những trẻ thường xuyên tỏ ra vô cảm trước nỗi đau, sẵn sàng
thực hiện hành vi tàn nhẫn, dễ nổi nóng và không sợ bị trừng phạt có xu hướng trở thành
tội phạm ở giai đoạn trưởng thành.
2.2.

Yếu tố hoàn cảnh, môi trường sống

Môi trường sống là môi trường bên ngoài, hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội
xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người.
Yếu tố hoàn cảnh sống có những ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành nhân
cách người phạm tội. Bầu không khí gia đình không hòa thuận, nếp sống thiếu văn hóa,
giáo dục sai lầm, hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, khó khăn,…là nhân tố xã hội trực tiếp
làm nảy sinh các phẩm chất tâm lý tiêu cực trong nhân cách người phạm tội. Ngay trong
bản thân người phạm tội có sự lệch lạc về nhu cầu, hứng thú ; kết hợp với sự không
thuận lợi của yếu tố môi trường, hoàn cảnh sống thì dễ đẩy họ đến lựa chọn thực hiện
hành vi phạm tội để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú thấp hèn, đề cao vật chất ấy của mình.
/>3


3


Ví du vụ Nguyễn Văn Tùng giết người cướp của tại cửa hàng thời trang ở phố Tôn Đức
Thắng, Hà Nội ngày 26/10/2013. Qua điều tra, biết được bố mẹ bỏ nhau từ khi Tùng 2
tuổi. Tùng về ở với mẹ (làm nghề quét rác) trong một túp lều nhỏ ở chân cầu Long Biên.
Cuộc sống của 2 mẹ con quá thiếu thốn, đói kém, đến mức mẹ Tùng phải đưa Tùng vào
ở tạm trại trẻ mồ côi. Năm 8 tuổi, Tùng được đón về với mẹ, nhưng suốt ngày thiếu ăn,
Tùng không biết chữ. Sau này, Tùng ở như vợ chồng với một cô gái hơn mình 4 tuổi, có
2 mụn con, kinh tế càng bấp bênh, Tùng nảy sinh ý định trộm cắp, cướp. Ngày 26/10
Tùng đã vào một cửa hàng thời trang trên phố Tôn Đức Thắng để khống chế một nhân
viên bán hàng thuê( Trang) để cướp tài sản, hậu quả làm chị Trang chết, Tùng cướp được
01 xe máy, đi cầm lấy tiền để lo cuộc sống gia đình. Vậy là do hoàn cảnh quá túng quẫn
nên Tùng đã quá coi trọng nhu cầu vật chất đến mù quáng, bất chấp hậu quả là bản án tù
tội đã thực hiện hành vi cướp tài sản, giết người. 4
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của tàn dư chế độ cũ cùng với sự tác động nhiều mặt của các
thế lực thù địch bên ngoài cũng làm phát sinh những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở một số
người như: bất mãn, hoài nghi chế độ, chán ghét xã hội... Đó là nguyên nhân đưa đến
những hành vi phạm tội như các tội chống đối nhà nước, gián điệp,...Ví du vụ án Lê Thị
Công Nhân, do hoài nghi chế độ mà Lê Thị Công Nhân đã tham gia phong trào đòi đa
nguyên, đa đảng, viết tham luận tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo
vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân
quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc
lập cho công nhân Việt Nam. Đối tượng này đã bị kết án về tội âm mưu lật đổ chính
quyền5.
Cùng với đó là những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội
cũng ảnh hưởng đến nhân cách của người phạm tội. Trong bối cảnh hội nhập nhanh
chóng mà hệ thống pháp luật chưa kịp hoàn thiện, để lộ nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho
những hành vi phạm tội được thực hiện mà nhiều khi không bị xử lý nghiêm. Do đó

pháp luật chưa đủ sức răn đe, đã làm mất đi những phẩm chất tích cực, hình thành đặc
điểm tâm lý tiêu cực của cá nhân như: thiếu ý thức trách nhiệm với xã hội, cộng đồng,
không có tinh thần đấu tranh với cái xấu, hạn chế khả năng tu dưỡng, rèn luyện bản
thân, thúc đẩy việc phạm tội.
2.3.

Yếu tố giao tiếp

Như chúng ta đã biết giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người
với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình
thông tin, hiểu biết, rung cảm,...Những thiếu sót trong giao tiếp (ít tiếp xúc, ít kinh
nghiệm trong xử lý các tình huống trong cuộc sống) phá vỡ những quan hệ giao tiếp xã
hội tốt đẹp củng cố thêm những phẩm chất tâm lý tiêu cực như chủ nghĩa cá nhân, bất
/>5
/>4
4


mãn với xã hội, đưa con người đến chỗ phủ nhận các chuẩn mực xã hội, làm tích cực
hóa hành vi phạm tội6. Những người không có được những liên hệ xã hội cần thiết,
không hòa đồng được với mọi người, với cuộc sống thì rất dễ tự cô lập mình để thực
hiện những hành vi phạm tội theo hướng chống đối xã hội. Nếu như không có giao tiếp
con người sẽ không thể lĩnh hội được những phẩm chất, những nguyên tắc đạo đức trong
cuộc sống (tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính trung thực,…) làm cho con người đó
không có hiểu biết, không có kiến thức xã hội sẽ dẫn đến nguy cơ phạm tội là rất cao.
Nếu trong gia đình con cái không nhận được những lời hỏi thăm, khuyên răn, dạy
dỗ, chỉ bảo về đạo đức, cách ứng xử với cuộc sống từ phía cha mẹ thì con cái sẽ không
thể có đủ kinh nghiệm, vốn sống, đủ những phẩm chất mà xã hội yêu cầu để hình thành
được nhân cách tốt. Nếu con cái lại thường xuyên được bố mẹ dùng thứ ngôn ngữ thô lỗ,
lạnh lùng, thiếu quan tâm để giao tiếp hàng ngày (mắng nhiếc, chửi bới) thì sẽ hình

thành nên thói quen thô lỗ, cục cằn, từ đó nhân cách xấu sẽ dần hình thành; dễ dẫn đến
việc thực hiện những hành vi phạm tội. Ví dụ ở vụ án
2.4.

Yếu tố giáo dục

Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có
mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi đến mỗi cá nhân. Giáo
dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, vạch ra phương
hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy quá trình hình thành và
phát triển theo hướng đó. Do đó, ở những môi trường giáo dục khác nhau, con người lại
có những chiều hướng phát triển nhân cách khác nhau. Như vậy, giáo dục có sự tác động
không hề nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách người phạm tội. Song cá nhân
có phát triển theo hướng đó hay không và phát triển đến mức độ nào thì còn phụ thuộc
vào hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Con người có thể tự hình thành và biến đổi
nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình, có
nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh; tự biết kiềm chế mình, biết hướng nhu
cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã
hội. Bởi vậy mà ở cùng một môi trường giáo dục mà có những người lại thành công
trong cuộc sống, có những người thì lại lâm vào con đường tội lỗi, phạm pháp.
Cũng như thế, giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu, do tác động
tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Nếu không có sự giáo dục chu đáo và sự hướng dẫn, định hướng đúng
đắn, thêm vào khả năng không biết tự ý thức tự giáo dục mình tránh xa các tác động xấu
thì con người sẽ có những nhu cầu, hứng thú lệch lạc, từ đó đi đến chỗ thực hiện hành vi
trái pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích vật chất (cướp, trộm cắp,..), nhu cầu sinh lý
(hiếp dâm, cưỡng dâm,...) của mình; thỏa mãn những hứng thú bệnh hoạn của mình (giết
người,...).
6


Tập bài giảng Tâm lý học tội phạm, trang 28.
5


2.5.

Yếu tố hoạt động

Dưới góc độ tâm lý học, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con
người trong thế giới; là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới. Hoạt
động của con người là hoạt động có mục đích, hoạt động có tính chất xã hội, tính tập
thể, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt
động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những
phẩm chất tâm lý nhất định. Hoạt động phạm tội cũng vậy, là loại hoạt động phức tạp,
khó khăn và yêu cầu kỹ năng, kỹ xảo cao, muốn phạm tội thành công, bản thân kẻ phạm
tội đã phải đáp ứng được một số kỹ năng, kỹ xảo cùng như những yêu cầu tâm lý nhất
định sự bình tĩnh, sự lạnh lùng, sự lì lợm,…để vượt qua được nỗi lo lắng hay dằn vặt khi
thực hiện hành vi phạm tội. Qua quá trình thực hiện các chuỗi hoạt động như vậy, nhân
cách của người phạm tội được hình thành.
Những hoạt động hàng ngày mà thiếu lành mạnh cũng có thể vô hình chung tác
động đến con người, đưa người ta trở thành người phạm tội mà không hay biết. Ví dụ
thói quen chơi những trò chơi mạo hiểm, bạo lực, xem những bộ phim bạo lực kinh dị,
ban đầu đó chỉ là để thỏa mãn thị hiếu, không ai nghĩ rằng mình có thể bị trở thành tội
phạm từ những bộ phim, những thói quen đó. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều người vì
ham mê những thứ bạo lực đó đã dẫn đến những việc hiện thực hóa những gì mình xem
trong phim ra ngoài đời thực và đã đưa họ trở thành tội phạm. Có thể kể đến James
Holmes, kẻ sát nhân của vụ xả súng đẫm máu tối 20/7/2012 ở rạp chiếu phim Century
16 (bang Colorado, Mỹ) khi bị bắt đã tự xưng mình là "Joker"- nhân vật phản diện tàn ác
của loạt phim Batman nổi tiếng. Có thể thấy chính thói quen xem nhiều phim ảnh bạo
lực đã ám ảnh vào tâm lý con người, làm họ dễ nảy sinh những hành động máu lạnh, côn

đồ, mất kiểm soát7.
3. Liên hệ thực tế.
Khoảng 8 giờ ngày 11-8-2006, Bùi Đức Lợi cầm khẩu súng thể thao tự chế,
cuộn dây thừng nhỏ lên đồi Máy Bay, huyện Vân Đồn chặt cây giống về trồng. Ở lưng
chừng đồi nghe có tiếng chặt củi và bóng người, hắn nảy sinh ý định cướp tài sản nên
lần theo tiếng động đến gần. Nép sau một gốc cây quan sát, thấy chị Nguyễn Thị Duân
(1969) cùng hai con là Nguyễn Thị Mai (1993) và Nguyễn Văn Lâm (1995) đang chặt
củi, để thực hiện ý định đen tối, Lợi lấy khăn bịt mặt, chỉ để hở hai mắt, súng đạn sẵn
sàng. Lợi từ trong lùm cây nhảy bổ ra chặn đường, gí súng uy hiếp: “Chạy tao bắn” rồi
lấy sợi dây thừng buộc trâu đã chuẩn bị sẵn ra trói Lâm và Mai. Lợi bắn chỉ thiên để thị
uy và chĩa súng vào người chị yêu cầu nộp 1 triệu đồng chuộc con. Chị Duân bảo không
có tiền, bị Lợi kéo thốc lại trói tay cùng với hai con và bắt họ đi trước, hắn cầm một đầu
dây thừng, tay lăm lăm khẩu súng đi sau.
/>6
7


Tới khu vực giếng Cô Tiên, Lợi dừng lại quấn dây quanh người hai cháu nhỏ rồi
trói chặt vào gốc cây, cởi trói cho chị Duân và tiếp tục dùng súng uy hiếp đòi tiền. Do
không có nên Lợi bắt chị xuống đồi và định hiếp dâm nhưng chị Duân không đồng ý.
Lợi lục lấy được 30.000 đồng trong áo chị. Chị Duân vùng vẫy, chống cự liền bị Lợi lấy
dao rựa trong bó củi chém nhiều nhát rồi đạp chị xuống vực. Do mắc vào một cành cây
nên chị tỉnh lại; Lợi lại trượt xuống chém tiếp và đạp chị xuống vực sâu.
Về phần Lâm, khi được Lợi cởi trói để bắt quay về lấy tiền, cháu xông vào giật
khăn bịt mặt của Lợi rồi bỏ chạy, bị hắn đuổi theo dùng rựa chém chết tại chỗ. Sau đó,
Lợi lại vác xác Lâm vất xuống vực và quay lại cởi trói cho Mai. Thấy nạn nhân sợ hãi
vùng chạy, Lợi đuổi theo dùng sống dao đập vào lưng và gáy làm cháu gục xuống. Khi
đó, hắn nổi tà dâm và trong lúc đang giở trò thì Mai tắt thở nên Lợi vội vã vác xác cháu
ném xuống một khe suối cạn thuộc thung lũng Cô Tiên. Xong việc hắn vứt con dao tang
vật ở bìa rừng rồi bỏ về nhà đốt hết tiền và bộ quần áo vấy máu trên người.

Bùi Đức Lợi – thủ phạm trong vụ cướp của – hiếp dâm – giết người trên là con
trai duy nhất trong gia đình có “nhiều vấn đề”. Bố Lợi là người nghiện rượu, thường
xuyên “dạy dỗ” hai mẹ con bằng... nắm đấm, mẹ là người lao động nghèo, quanh năm
đầu tắt mặt tối, chỉ biết lo kiếm tiền. Sống trong môi trường thiếu sự quan tâm, yêu
thương của gia đình, Lợi trở nên chai lỳ, vô cảm trước nỗi đau của gia đình. Lợi thường
nhốt mình trong phòng để xem phim xã hội đen, sex... Hết lớp 12, Lợi bỏ học ở nhà;
hằng ngày hắn đều lên rừng săn bắt chim chóc về để tập bắn cho hả giận. Không được
quan tâm, giáo dục đầy đủ, Lợi không nhận thức được những sở thích, hứng thú của
mình là bệnh hoạn, là lệch lạc. Chính vì những hoạt động thiếu lành mạnh, những nhu
cầu và hứng thú bệnh hoạn của mình mà càng ngày Lợi càng lầm lỳ ít nói (biểu hiện của
người có khí chất bình thản, lạnh lùng) và có khuynh hướng bạo lực. 8 Không đi học,
không lao động nên hầu như Lợi rất ít giao tiếp xã hội, những thói quen thiếu lành mạnh
của Lợi không được ai rèn giũa, sửa chữa, chỉnh đốn, không có ai khuyên răn phải sống
thế nào cho tốt nên hắn cứ trượt dài mãi.
Ý muốn hiếp dâm 2 nạn nhân nữ ở trên là do ảnh hưởng từ thói quen thường
xuyên xem phim sex của Lợi. Hành vi giết người dã man, không ghê tay, bình tĩnh về
nhà xóa dấu vết của Lợi cũng là do ảnh hưởng từ việc xem và chơi những trò chơi bạo
lực trên mạng cộng với khí chất bình thản, lạnh lùng trong con người Lợi; khí chất đó ít
nhiều cũng xuất phát từ việc bị chai lỳ vô cảm khi sống trong môi trường thiếu sự yêu
thương, chăm lo, giáo dục. Sự ham muốn nhu cầu vật chất một cách thái quá mà Lợi đã
đang tâm cướp cả số tiền 30.000 đồng ít ỏi trong túi áo nạn nhân trước khi sát hại họ. Vụ
án đau lòng này cho thấy nhân cách của hung thủ gây án đã được hình thành do nhiều
yếu tố, cả những yếu tố nội tại bên trong chính con người Lợi (khí chất bình thản, lạnh
lùng) và đồng thời cũng do các yếu tố bên ngoài như phân tích trên. Đây có thể xem là
bài học cho những gia đình chỉ mải mê làm ăn mà bỏ bê, không chăm lo đến con cái,
8

/>7



không quan tâm xem con mình làm gì, chơi gì, chơi với ai, thích gì, muốn gì. Cái giá
phải trả là chưa bao giờ hết đắt.
KẾT LUẬN
Thông qua sự phân tích ở trên, chúng ta đã hiểu được vai trò của các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách người phạm tội. Hiểu được vai trò của
từng yếu tố đó giúp chúng ta khắc phục được tình trạng tội phạm gia tăng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học tập 1 – Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy
2. Tập bài giảng tâm lý học tội phạm
3.

/>8


4.

/>
5.

/>
6.

/>
7. />%C3%A2n

9




×