Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

So sánh khuyến mại và QUẢNG cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.92 KB, 3 trang )

1. Khái niệm:
- Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
- Quảng cáo thương mại (commerce advertisement) chính là một bộ phận của quảng cáo
nói chung, được Luật Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
của mình.
2. So sánh:
Giống nhau:
- Bản chất: Khuyến mãi và Quảng cáo thương mại đều là hoạt động xúc tiến thương mại.
- Mục đích: là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán, cung ứng dịch vụ và thông qua đó mục
đích lợi nhuận của thương nhân đạt được.
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại và quảng cáo thương mại chỉ có thể là thương
nhân. Thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mãi hay quảng cáo
thương mại , cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại hay quảng cáo thương mại cho thương
nhân khác để kinh doanh.
- Một số nguyên tắc:
+ Trung thực, công khai, minh bạch: Chương trình khuyến mại hay quảng cáo phải được
thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
+ Cạnh tranh lành mạnh: Việc thực hiện khuyến mại hay quảng cáo không được tạo ra sự
so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Khác nhau:
* Nội dung:
- Khuyến mãi: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định, tùy thuộc vào trạng thái
cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí
dành cho khuyến mãi.
- Quảng cáo thương mại: thương nhân sử dụng các sản phẩm và phương tiện quảng cáo
thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình
ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu được truyền tải đến công chúng




* Về cách thức thực hiện:
- Khuyến mãi:, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là:
+ Hàng mẫu: Thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dung
thử không phải trả tiền.
+ Quà tặng: Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa
hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng
hóa dịch vụ của thương nhân khác. Việc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa
thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới
thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
+ Giảm giá: là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mãi với giá
thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian
khuyến mãi mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự
thi
+ Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng: Ví dụ các chương trình mang tính may rủi
mà khách hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn như bốc thăm, cào số trúng thưởng,
vé số dự thưởng,… Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giả trí.
- Quảng cáo thương mại: thông qua các phương tiện như:
+ Truyền hình: là phương tiện tác động đến khách hàng đa dạng và toàn diện nhất, bằng
âm thanh, hình ảnh sống động. Chi phí hình thức này thường là đắt nhất
+ Báo chí: tác động bằng hình ảnh và khẩu hiệu
+ Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo mạng cũng phát
triển nên các công ti thường khai thác phương tiện này. Còn có thể gửi vào các hòm email để
quảng cáo, hay gọi là thư rác
+ Phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng lời
Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm theo thông tin giới thiệu về
công ti và sản phẩm. Chi phí khá rẻ, nhưng tác dụng thấp vì mỗi thư chỉ tác động được đến 1

gia đình


+ Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: sơn hình sản phẩm và tên công ti lên
thành xe, nhất là xe bus để có diện tích thân xe lớn và lượng khách đi xe rất nhiều trong mỗi
ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Nhưng vì sơn lên thành xe thì khó thay đổi liên tục nên
người ta thường dùng xe bus là phương tiện quảng cáo cho những sản phẩm có vòng đời khá
dài hoặc thương hiệu cả công ti chứ không giới thiệu những sản phẩm vòng đời ngắn, hình
ảnh quảng cáo nhanh bị lạc hậu
+ Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn phẩm phát rộng rãi đến
người tiêu dùng
+ Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn. Tờ rơi là hình thức công ti thường
dùng, cho đội ngũ nhân viên đi đến các ngã tư, nơi công cộng phát giấy in giới thiệu về sản
phẩm và địa chỉ cung cấp
+ Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
+ Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền
+ Quảng cáo từ đèn LED: là những đèn lớn treo nơi công cộng đập vào mắt người đi
đường thấy hình ảnh và sản phẩm công ti
+ Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến các khách hàng giới
thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại... mà công ti đang áp dụng.
* Thủ tục cấp giấy phép hoạt động:
- Khuyến mãi: khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động khuyến mãi thì theo quy định thì
phải làm thủ tục hành chính báo cáo lên sở công thương để được chấp thuận, Hồ sơ xin
khuyến mãi gửi lên trước 7 ngày kể từ ngày thực hiện chương trình.
- Quảng cáo thương mại: Khi thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân
quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải làm thủ tục xin cấp giấy
phép thực hiện quảng cáo. Việc đăng kí hoặc cấp phép cho hoạt động quảng cáo do cơ quan
quản lí nhà nước về văn hóa thông tin đảm nhiệm vai trò chính. Theo quy định tại Điều 16
Pháp lệnh quảng cáo, Bộ văn hóa thông tin có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
trên mạng thông tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh, kênh, chương trình trình hình

quảng cáo. Sở văn hóa thông tin có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng,
biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới
nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác.



×