Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA FRANZ KAFKA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.04 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC

DƯƠNG HỒNG NGỌC

TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA FRANZ KAFKA
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC

DƯƠNG HỒNG NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA FRANZ KAFKA

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thường

Hà Nội - 2018



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô Khoa Triết học đã
tạo mọi điều kiện, chỉ bảo tận tình cho tôi trong bốn năm học vừa qua, giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TS
Nguyễn Thị Thường. Cô đã chỉ dạy cho tôi từ bước tiếp cận đề tài nghiên cứu,
tìm kiếm tài liệu tham khảo cho đến lúc hoàn tất khóa luận.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót do những hạn chế về khả
năng và cách nhìn nhận vấn đề. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
chân thành từ các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để tác
giả có thêm nhận thức sâu rộng, ngày càng hoàn thiện trên con đường học tập
và nghiên cứu của mình.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận
Dương Hồng Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................3
2.1 Những công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh...................................3
2.2 Những công trình nghiên cứu về Franz Kafka............................................8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................10
4. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................10

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................11
6. Đóng góp mới của đề tài.............................................................................11
7. Kết cấu của khóa luận................................................................................11
NỘI DUNG.....................................................................................................12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG
HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA...........12
1.1 Khái lược về triết học hiện sinh................................................................12
1.1.1 Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học hiện sinh.....................12
1.1.2 Quá trình phát triển và phân ngành của triết học hiện sinh...................19
1.1.3. Nội dung, phương pháp của triết học hiện sinh...................................26
1.2 Tác giả Franz Kafka và một số tác phẩm tiêu biểu..................................31
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Franz Kafka...............................................31
1.2.2 Một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka..........................................35
Tiểu kết chương 1............................................................................................38
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG HIỆN SINH QUA NỘI DUNG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANK - KAFKA............................................40
2.1 Bản chất của tồn tại người trong tư tưởng hiện sinh của Franz Kafka......40
2.1.1 Sự phi lí, lo âu của tồn tại người............................................................40
2.1.2 Sự cô độc của tồn tại người....................................................................52
2.1.3 Con người vươn lên................................................................................64
2.2 Giá trị và hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của F.Kafka..........................72
2.2.1 Giá trị của tư tưởng hiện sinh của F.Kafka.............................................72
2.2.2 Hạn chế của tư tưởng hiện sinh của F.Kafka..........................................78
Tiểu kết chương 2............................................................................................81
KẾT LUẬN.....................................................................................................82


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................84



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học hiện sinh ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
một trong những trào lưu triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX. Cùng với sự
phát triển vượt bậc của khoa học, xã hội loại người cũng gia tăng những vấn
đề bất ổn trong đời sống con người như sự lo âu, suy tư của con người. Hay
cảm giác bất ổn, cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa khi con người bị máy
móc thay thế. Lúc này, thách thức đặt ra cho loài người không còn là những
vấn đề về mặt bản thể luận nữa, mà bắt đầu hướng nhiều hơn vào cuộc nhân
sinh, nhân vị, ý nghĩa cuộc sống và tinh thần con người. Đó là lí do vì sao mà
triết học hiện sinh lại phát triển vượt bậc và để lại dấu ấn mạnh mẽ trong thế
kỷ XX.
Nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh trong công trình nghiên cứu về triết
học hiện sinh của mình đã nhận định: “Đầu thể kỷ XX là thời kỳ rời rạc, triết
học như người thiếu máu, nhợt nhạt và yếu ớt cho đến khi được tiêm sinh khí
mạnh mẽ từ 4 triết gia vĩ đại: Boutroux, Bergson, Blondel và Brunschvicg.
Bốn triết gia này có chung một điểm là đề cao vai trò của tinh thần con
người”[20;5].
Triết học hiện sinh nuôi tham vọng giúp cho con người hiện đại có tư
tưởng tích cực hơn, loạt trừ cảm giác cô đơn, lạc lõng, vô vị và hoang mang,
giúp họ tìm được ý nghĩa cuộc sống nhất là trong giai đoạn xã hội suy đồi,
con người ngày càng sống như những chiếc máy: nhạt nhẽo, vô hồn, và bị
tính cộng đồng lấn át. Như một nhà hiện sinh đã từng nhận định: Vào lúc tính
cộng đồng được sinh ra thì tính cá thể đồng thời dần biến mất. Triết học hiện
sinh ra đời như một cái phao cứu sinh với tâm hồn con người trong xã hội
hiện đại, để họ bấu víu, nương tựu và tìm lại giá trị cuộc sống của mình, để
không “sống thừa”, “sống bầy đàn”.
Theo đánh giá của học giả S.Breton thì trong triết học hiện đại ngày nay
chỉ có hai trào lưu đáng kể là triết học Mác - xít và triết học hiện sinh. Tất nhiên,
1



nhận xét như vậy mang tính chất phiến diện, chưa khái quát được hết các trào
triết học khác của thế kỉ XIX - XX. Tuy nhiên, qua đánh giá đó, chúng ta có thể
thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học hiện sinh đối với nền
triết học hiện đại nói riêng và với con người ở xã hội hiện đại nói chung.
Có thể thấy, triết học hiện sinh đã hòa cùng nhịp thở của con người hiện
đại, nên nó nhanh chóng được lan rộng, trở thành phong trào đặc biệt là trong
giới trẻ. Lần đầu tiên người ta thấy triết học trở nên gần gũi như vậy, giản dị
và đi sâu vào đời sống con người. Các triết gia hiện sinh thường là những nhà
văn, thơ, nhà soạn kịch. Họ thể hiện quan điểm của mình thông qua các tác
phẩm văn thơ, kịch nghệ. Trong số đó, không thể không nhắc tới nhà văn đại
tài của thế kỉ XX Franz Kafka với một số tác phẩm đậm chất hiện sinh như
tiểu thuyết Lâu Đài, Vụ án hay truyện ngắn Hóa thân của ông.
Franz Kafka là một nhà văn người Do Thái, có nhiều người xếp ông
vào trường phái biểu hiện, có người lại xếp ông vào trường phái hiện sinh.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải giới hạn ông vào trường phái nào vì nói như
nhà văn Oscar Wilde thì “định nghĩa là giới hạn”, mà chẳng có giới hạn nào
ngăn cản được tư tưởng đại tài, vượt thời đại của F.Kafka.
Thông qua các tác phẩm của mình, F.Kafka thể hiện sự lo âu, suy tư
của mình về thân phận con người, sự cô độc của kiếp người giữa một xã hội
đầy rẫy những phi lí. Văn học của ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa chủ nghĩa
hiện sinh và văn học phi lí. Các tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng vô cùng
mạnh mẽ không chỉ với giới nghiên cứu mà lên khắp các khu vực Âu - Mỹ.
Trong số những người say mê ông mãnh liệt có thể kể đến Albert Camus và
nhà hiện sinh nổi tiếng Jean - Paul Sartre.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: Tư tưởng hiện sinh
trong một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Có thể nói đã có không ít công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh
nói chung và về tác giả Franz Kafka nói riêng. Có thể chia các công trình
2


nghiên cứu đó thành 2 nhóm chính. Một nhóm là các công trình nghiên cứu
về triết học hiện sinh, nhóm còn lại là những công trình nghiên cứu về nhà
văn Franz Kafka.
2.1

Những công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh
Có thể nói đã có không ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về triết học

hiện sinh, coi triết học hiện sinh như một trào lưu đặc biệt quan trọng của triết
học hiện đại.
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu với tên gọi Triết học hiện
sinh (2005) của Trần Thái Đỉnh, trong đó tác giả đã giới thiệu những khái
niệm cơ bản cũng như lập trường riêng biệt của triết học hiện sinh so với các
nền triết học khác. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra những đề tài chính, những nội
dung và phạm trù chủ yếu của triết học hiện sinh. Trần Thái Đỉnh chia triết
học hiện sinh thành hai ngành là hiện sinh là hiện sinh hữu thần và hiện sinh
vô thần. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của mình ông đã giới thiệu
khái lược các đại diện tiêu biểu nhất của triết học hiện sinh cùng những đánh
giá sâu sắc, súc tích về những tư tưởng triết học của họ.
Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Minh Hợp cũng chủ biên cuốn sách cùng nhan
đề Triết học hiện sinh (2010). Công trình đề cập tới những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa hiện sinh như cơ sở hình thành và một số đặc điểm chung của chủ
nghĩa hiện sinh. Đồng thời, các tác giả bàn về góc độ văn hóa của chủ nghĩa
hiện sinh, cuốn sách chỉ ra bản thể luận văn hóa chính là cơ sở phương pháp
luận để nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh. Thêm vào đó, công trình của nhà

nghiên cứu Đỗ Minh Hợp còn đưa ra những nhận định về chủ nghĩa hiện sinh
khi nhìn từ góc độ nhân học văn hóa. Ngoài ra, công trình còn đề cập đến một
số bậc tiền bối cũng như các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa này. Công trình
đã bao quát được hệ thống khái niệm triết học hiện sinh với con người là đề
tài trung tâm.
Ngoài ra, trong những cuốn sách chuyên khảo, những cuốn giáo trình
về lịch sử triết học cũng dành những dung lượng đáng kể cho vấn đề này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Vui trong cuốn Lịch sử triết học (1997)
đã dành khá nhiều trang trong cuốn sách của mình để bàn về triết học hiện
3


sinh với tư cách là một trào lưu thuộc dòng triết học phi Mác xít hiện đại ở
phương Tây. Tác giả đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa
hiện sinh trong việc xác lập cơ sở tư tưởng cho nhiều trào lưu cực tả. Đồng
thời, nhà nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
và những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh và tầm ảnh hưởng của nó đến
nền triết học phương Tây hiện đại.
Đặc biệt, trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại
cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX (2008) do Học giả Nguyễn Thanh làm
chủ biên đã dành dung lượng khá lớn để luận bàn về triết học hiện sinh với tư
cách là một trào lưu triết học không thể thiếu ở các nước phương Tây giai
đoạn hiện đại. Nhóm tác giả đưa ra những khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh
và một số đặc điểm chung của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình của
mình, tác giả lấy bản thể luận văn hóa làm cơ sở phương pháp luận để nghiên
cứu chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời, nhóm tác giả còn cung cấp cho chúng ta
cái nhìn mới mẻ về chủ nghĩa hiện sinh từ góc độ văn hóa. Thêm vào đó, công
trình còn khái quát hóa những tư tưởng của các triết gia đặt nền móng cho
triết học hiện sinh và một số đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh.
Nhóm các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy trong

công trình nghiên cứu Lịch sử triết học phương Tây hiện đại (2005) cũng
dành một dung lượng thỏa đáng để trình bày về triết học hiện sinh như một
trào lưu triết học nổi bật trong nền triết học phương Tây hiện đại. Các tác giả
nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh ở phạm vi các nước Châu Âu và tập trung
nghiên cứu kĩ về chủ nghĩa hiện sinh tại Mỹ. Nhóm tác giả đã khái quát được
những nội dung chính, những đề tài được các triết gia hiện sinh quan tâm
nhiều nhất. Đồng thời, công trình đã trình bày khái lược về hệ thống phạm trù
triết học lấy con người làm trung tâm. Các tác giả còn làm rõ vai trò của triết
học hiện sinh đối với ý thức hệ cũng như nền văn hóa của các nước Châu Âu
nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Không chỉ là một đề tài sôi nổi ở thế kỉ XX, Triết học hiện sinh cho đến
nay vẫn là đề tài được quan tâm và bàn luận rất nhiều trong các buổi hội thảo
4


về triết học. Có các cuộc hội thảo chuyên biệt về triết học hiện sinh, bên cạnh
đó triết học hiện sinh còn được đề cập đến như một tư tưởng quan trọng trong
các buổi hội thảo về triết học phương Tây hiện đại.
Vừa qua, tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ
đề thuyết hiện sinh là một nhân bản thuyết ( 2018) Trong buổi hội thảo, đã có
rất nhiều bài viết, bài tham luận của các học giả, các nhà nghiên cứu triết học
với nội dung các phê phán về thuyết hiện sinh, quan điểm của nhà văn Sartre
về thuyết hiện sinh hay những vấn đề đạo đức học.
Trong buổi hội thảo về vấn đề con người, nhân văn trong triết học
phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay (2009) đã đề
cập đến triết học hiện sinh với vai trò là trào lưu triết học về vấn đề con người
của thế kỉ XX. Đặc sắc nhất trong buổi hội thảo là bài viết Chủ nghĩa hiện
sinh là một chủ nghĩa chống trí tuệ, chống duy lý. Bên cạnh đó, trong hội thảo
có các bài viết bàn về chủ nghĩa hiện sinh như với những vấn đề như: Nghiên
cứu tồn tại người, đề cao thân xác, hiện hữu, nhận thức bằng thân xác, tư duy

thân xác là tư duy vô thức, tâm thần và tâm linh, đề cao tình yêu, tính chủ thể
tự do, tự do trong cô đơn, buồn chán, lo âu nên phải nhập cuộc để giải thoát
mới có tự do. Buổi hội thảo có nêu ra ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đến
đời sống của giới trẻ một thời theo tâm lý bi quan trước xã hội công nghiệp tư
bản chủ nghĩa.
Trên các tạp chí, diễn đàn triết học, triết học hiện sinh luôn là một đề tài
nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả từ trước đến nay.
Tác giả Trần Thị Điểu trong bài viết Chủ nghĩa duy lí và triết học hiện
sinh với những bài học về lối sống trong điều kiện văn minh hiện đại (2009)
in trên tạp chí Lí luận chính trị trang 84-88 số 7 đã chỉ ra sự ảnh hưởng của
chủ nghĩa duy lí và triết học hiện sinh đến lối sống của con người hiện đại. Từ
đó nêu lên những bài học, những đúc kết có được từ tư tưởng hiện sinh phù
hợp với cuộc sống ngày nay.
Học giả nổi tiếng nghiên cứu về triết học phương Tây Nguyễn Tiến
Dũng từng có bài viết về Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong
5


triết học phươngTây hiện đại (1999) in trên tạp chí triết học ngay số ra đầu
tiên. Trong bài viết tác giả đã nhìn nhận triết học dưới góc độ văn hóa, nêu lên
những nội dung bàn về văn hóa và con người trong các trào lưu triết học
phương Tây hiện đại trong đó có triết học hiện sinh.
Nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Huyền đã có một bài đăng trên tạp chí nghiên
cứu châu âu trang 53 số 57 với nhan đề Đặc điểm và phương pháp tiếp cận
triết học phương Tây hiện đại (2006). Trong bài viết của mình, nhà nghiên
cứu đã làm rõ những đặc điểm chung của các trào lưu triết học phương tây
Hiện đại như triết học hiện sinh, triết học thực dụng. Đồng thời, tác giả còn
làm rõ những phương pháp mà các trào lưu triết học phương Tây hiện đại sử
dụng để thâm nhập vào quần chúng nhân dân như sử dụng văn học, nghệ
thuật.

Trong bài viết về Chủ nghĩa Hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954
-1975 (trên bình diện lý thuyết) được in trên tạp chỉ Phê bình văn học số ra
ngày 02/06/2012, tác giả Huỳnh Như Phương đã đưa ra đánh giá rất tinh tế:
Chủ nghĩa nhân vị được đón nhận ở đời sống văn hóa miền Nam Việt Nam
một cách lạnh nhạt và gần như bị xóa sổ sau cuộc đảo chính tháng 11/1963,
ngược lại chủ nghĩa hiện sinh lại được đón nhận nồng nhiệt, lôi cuốn được sự
quan tâm của giới trí thức Việt Nam dù nó đến muộn hơn tới hai thập kỷ so
với chủ nghĩa nhân vị. Hàng loạt các nhà xuất bản, tạp chí lúc bấy giờ như
Đại học, Sáng Tạo, Văn, Bách khoa đều cho in những bài viết về trào lưu văn
học, triết học của những tác giả phương tây nổi bật như A.Camus, F.Kafka.
Không chỉ có những học giả nổi tiếng, triết học hiện sinh còn thu hút
rất nhiều những nhà nghiên cứu trẻ. Có rất nhiều những luận văn thạc sĩ, luận
án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài này.
Tác giả Bùi Thị Tỉnh đã chọn Triết học hiện sinh về giới của Simone
De Beauvoir (2007) làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của
mình. Trong công trình của mình, tác giả đã khái lược những nội dung cơ bản
về quá trình hình thành và phát triển của triết học hiện sinh như: tiền đề kinh
tế, chính trị - xã hội, văn hóa hay tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa
6


hiện sinh. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những tư tưởng của triết
học hiện sinh về giới tính qua sự phê phán của bà Beauvoir với những quan
niệm về giới trong lịch sử. Có thể thấy, tác giả đã cung cấp một góc nhìn hoàn
toàn mới mẻ, đào sâu nghiên cứu một mảng đề tài khá nóng hổi trong xã hội
hiện đại dưới lăng kính của triết học hiện sinh.
Luận văn thạc sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Như Huê có đề tài
quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh (2007). Trong công trình
của mình, tác giả đã trình bày về bối cảnh và nguồn gốc hình thành quan niệm
đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả đã làm rõ những bối cảnh và

nguồn gốc xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh, đồng thời nêu lên
nguồn gốc tư tưởng cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh và những giá trị đạo
đức mà nó mang lại.
Sự tiếp nhận cũng như đánh giá về triết học hiện sinh nói chung và các
tác phẩm của Franz Kafka nói riêng diễn ra khá thuận lợi ở Việt Nam do nước
ta có một đội ngũ các nhà phê bình văn học, phê bình triết học, dịch giả rất
quan tâm tới trào lưu hiện sinh tiêu biểu như Phạm Minh Lăng, Đỗ Minh
Hợp, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm, Nguyễn Văn Dân, Phạm Hào Hải. Trong
số đó phải kể tới một dịch giả có công rất lớn trong việc đưa các tác phẩm của
Kafka tới gần hơn với bạn đọc trẻ Việt Nam: dịch giả Lê Chu Cầu - người đã
trực tiếp dịch các tác phẩm như Lâu Đài hay Hóa thân từ tiếng Đức sang
tiếng Việt Nam.
Mỗi công trình lại có một điểm nhìn và đóng góp riêng biệt. Song nhìn
chung, các công trình đã khái quát những nội dung cơ bản, lịch sử hình thành
và phát triển cũng như những chủ đề chính trong triết học hiện sinh. Tuy
nhiên các công trình còn có hạn chế là mới chỉ ra các phương pháp tiếp cận
của triết học hiện sinh chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp ấy,
đặc biệt là tìm hiểu các nhà tư tưởng, nhà văn hiện sinh như A.Camus hay
F.Kafka.

7


2.2

Những công trình nghiên cứu về Franz Kafka
Franz Kafka là một hiện tượng văn học đặc biệt của thế kỷ XX, một

hiện tượng được đánh giá là “không giống ai và không ai có thể giống”.
Trong công trình nghiên cứu về Văn học phi lí - một loại hình phản

kháng đặc biệt của chủ nghĩa hiện đại (2015) tác giả Nguyễn Văn Dân đã
đánh giá Franz Kafka là một hiện tượng của văn học phi lí. Tác giả nhận định
văn học phi lý thực sự ra đời từ văn học của Franz Kafka. Căn nguyên xã hội
của văn học phi lý tính là kết quả của chủ nghĩa phi lý tính triết học. Như vậy,
ta thấy rằng khái niệm phi lí hiện đại được thể hiện qua triết học hiện sinh và
người mở đường không ai khác chính là Franz Kafka - nhà văn tiên phong
trên mặt trận chống phi lí là nhà văn gốc Do Thái . Có những nhà văn mà sự
tác động của họ diễn ra một cách ngỡ ngàng, những người thế hệ sau không
thể theo kịp, nhà văn đại tài Franz Kafka - chính là một hiện tượng như vậy.
Cái dũng cảm của F.Kafka là dám khai thác một đề tài rất hiện sinh, một đề tài
mà trước ông chưa có ai dám “đụng tới” đó là “cái phi lí của cuộc đời” [7;9].
Ở F.Kafka, cái phi lí không phải là một đối tượng nhận thức khách quan, nó là
một hiện tượng xã hội và thậm chí còn chi phối số phận con người trong xã
hội hiện đại và cả xã hội hậu công nghiệp.
Trong công trình Nhân vật trong tác phẩm Franz Kafka (năm 2012) của
Nguyễn Thị Thắng đã nghiên cứu về đặc trưng các loại hình nhân vật, các
kiểu nhân vật của Franz Kafka. Đồng thời cho thấy đóng góp của F.Kafka đối
với dòng văn học phi lí hiện đại. Tác giả đã nghiên cứu dưới góc độ phân tâm
học, xã hội học và chính trị và văn học. Người ta đã thấy ở ông không chỉ sức
lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới nghệ thuật, mà còn thấy được một tinh thần
hiện sinh đậm đặc, tinh thần hiện sinh từ đời sống đến các sáng tác của ông.
Tác giả khẳng định : “Một hiện tượng như F.Kafka không thể xếp vào một
trường phái cụ thể nào” [53;43]. F.Kafka và những sáng tác của ông mang đầy
tính độc đáo, cá nhân : “Không lặp lại ai và không ai có thể lặp lại” [53;43].
Tiểu luận Lời rất thánh của Hölderlin (1946) của Maurice Blanchot
đăng trên tạp chí chuyên nghành Critique số 7 năm 1946 cho thấy : Với người
8


Pháp, họ yêu mến tư tưởng của F.Kafka tới mức cho rằng thế kỷ XX là thế kỷ

của F.Kafka. Không chỉ nhìn thấy cái tài tình của F.Kafka mà sâu thẳm trong
các sáng tác của ông, Blanchot thấy được sự “thiếu vắng” luôn hiện hữu, sự
“thiếu vắng” thể hiện trong các trang bản thảo, các trang bản thảo của F.Kafka
luôn cho người đọc cảm giác chông chênh, sự suy tư trong suy nghĩ về thân
phận con người. Sự thiếu vắng trong tác phẩm của F.Kafka được tác giả đánh
giá đã đạt tới mức độ bản thể. Qua đó thấy được một nỗi “Cô đơn cơ bản” của
chính tác giả và những tư tưởng, những triết lí sống mà ông muốn truyền tải.
Sự cô đơn cũng là một chủ đề chính trong triết học hiện sinh.
Trong công trình nghiên cứu vấn đề tiếp nhận sáng tác của Franz
Kafka tại Việt Nam (2006) tác giả Thái Thị Hoài An nhận thấy trong tác phẩm
của Franz Kafka nổi bật lên những vấn đề về thân phận của con người trần
thế, những nỗi đau đớn thấu khổ, bệnh tật chết chóc, sự xa lạ với những kẻ
khác của con người hiện đại. Đây cũng là những vấn đề nổi cộm được triết
học hiện sinh nhắc tới. Có thể thấy, văn học miền Nam Việt Nam đã bắt đầu
tiếp nhận tư tưởng của F.Kafka thông qua các tác phẩm của ông, những quan
niệm triết học mới mẻ được đưa tới cho độc giả miền nam Việt Nam bằng
những phương pháp phù hợp với hiện tượng phức tạp - Franz Kafka.
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đa số
các công trình đó đều nghiên cứu trên góc độ văn học, nghệ thuật. Tư tưởng
của Franz Kafka thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nền văn chương phi
lý và triết học hiện sinh. Tuy nhiên nghiên cứu về các tác phẩm tiêu biểu của
Franz Kafka trên cơ sở triết học, để rút ra được những tư tưởng hiện sinh
trong đó thì chưa có công trình nào. Bởi vậy nghiên cứu Tư tưởng hiện sinh
trong một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka tôi hi vọng sẽ lấp đầy
khoảng trống đó.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng hiện sinh trong một số tác
phẩm của Franz Kafka.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở một số tác phẩm tiêu biểu
như "Hóa thân" (Die Verwandlung) do Đức Tài dịch, NXB hội nhà văn năm

9


2017, tác phẩm "Vụ án" (Der Prozess) do Lê Chu Cầu dịch, NXB văn học
năm 2015, và tác phẩm "Lâu đài" (Das Schloss) do Lê Chu Cầu dịch, NXB
văn học năm 2016, có đối chiếu và so sánh với một số bản dịch khác.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm tiêu biểu của Franz
Kafka, để chỉ ra những khía cạnh triết học đặc biệt là triết học hiện sinh trong
các tác phẩm đó. Tác giả tập trung nghiên cứu những phạm trù, những tư
tưởng hiện sinh nổi bật trong các tác phẩm như sự cô độc, phi lý, lo âu, vươn
lên của con người hiện đại. Từ đó thấy được những điểm tích cực và hạn chế
của tư tưởng hiện sinh trong các tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka.
Nhiệm vụ: Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện một
số nhiệm vụ sau đây:
Làm rõ được những điều kiện hình thành, nội dung cơ bản cũng như
các phương pháp của triết học hiện sinh.
Chỉ ra được những biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong một số tác
phẩm tiêu biểu của Franz Kafka.
Rút ra được những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng hiện sinh
trong các tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka. Từ đó vận dụng nó vào cuộc
sống, điều chỉnh tư tưởng và lối sống đối với giới trẻ hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng. Bên cạnh
đó, đề tài còn kết hợp thêm một số phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp so sánh và đối chiếu

6. Đóng góp mới của đề tài
Đóng góp về mặt lí luận: Với hướng khai thác và phương pháp nghiên
cứu trên đề tài góp phần tìm hiểu, làm rõ những tư tưởng, biểu hiện của triết
học hiện sinh qua một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka.
10


Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở
thành tài liệu tham khảo cho những công trình liên quan sau này.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm có 2 chương và 4 tiết.

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG
HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
1.1 Khái lược về triết học hiện sinh
1.1.1 Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học hiện sinh
1.1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Triết học hiện sinh ra đời ở Đức sau chiến tranh thế giới thứ I và nở rộ
sau thế chiến lần thứ hai ở Pháp. Vì thế mà triêt học hiện sinh biểu hiện bối
cảnh châu Âu, cuộc sống của người dân châu Âu trong thời chiến. Bối cảnh
xã hội phương Tây hiện đại có nhiều biến động, diễn ra các cuộc chiến tranh
xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản và âm mưu thôn tính lẫn nhau đã
dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đánh giá chính hai cuộc chiến
tranh là nguồn gốc sinh ra triết học hiện sinh. Tác giả Nguyễn Thị Thường

trong bài viết: “Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của triết học
hiện sinh” in trong cuốn “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX”
(2007) cũng cho rằng: Triết học hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân chính,
nguyên nhân đầu tiên là do sự chạy đua về lợi nhuận của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa đưa con người vào tình trạng tha hóa, mất đi địa vị đích
thực của mình. Nguyên do thứ hai là do sự tuyệt đối hóa, đề cao vai trò của
khoa học, kĩ thuật ở phương tây và bỏ rơi con người, làm cho con người cảm
thấy lạc lõng, bị xem nhẹ mặt tâm hồn. Triết học hiện sinh ra đời, đề cao tinh
thần con người và sự độc đáo nhân vị, là sự phản kháng lại với chủ nghĩa duy
lý phương tây lúc bấy giờ.
Quả đúng như vậy, chiến tranh khốc liệt và phi nghĩa giữa các nước
châu Âu không chỉ đẩy người dân vào sự đói khổ, cùng cực về mặt thể xác mà
còn đẩy họ đến một thảm họa khác mang tên tinh thần: “Dân chúng châu Âu,
đặc biệt là tầng lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vô danh,
những tấm thẻ vô hồn trong bộ máy chiến tranh khổng lồ” [25;119]. Trong bối
cảnh rối ren đó, con người cảm thấy hoang mang, lạc lõng, bơ vơ, cô độc và
12


không có điểm tựa: “Con người sống trong lo âu, chán nản và thấy cuộc đời
thật vô nghĩa, phi lí. Và theo họ, đấy chính là những cơ sở, nguồn gốc trực
tiếp, căn bản để hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện sinh” [25;119].
Lúc này, triết học hiện sinh xuất hiện như một liều thuốc tinh thần hiệu quả
đối với con người, một điểm tựa giữa một xã hội chống chếnh, không nơi nương
tựa, nơi những tha nhân sống không cần và không biết tới nhân vị của mình.
1.1.1.2 Điều kiện văn hóa - tinh thần
Châu Âu bị bao trùm bởi nền văn hóa chuyên chế, bóp nghẹt tinh thần
cá nhân. Suốt gần hai mươi thế kỷ qua, con người đã bị giam hãm bởi những
quy định, nguyên tắc tuyệt đối, những thứ kìm hãm sự phát triển của con
người. Con người độc lập, con người đầy rẫy sự đột biến, sáng tạo vốn đã bị

ngủ sâu thì nay bừng tỉnh với câu hỏi: Sự hiện sinh của mình là đích thực hay
không đích thực?
Chính câu hỏi mang tính thức tỉnh này làm dấy lên phong trào hiện sinh
mạnh mẽ. Hàng loạt những triết thuyết hiện sinh ra đời như một cứu cánh cho
bầu trời u ám, ảm đạm của triết học phương tây nói riêng và triết học nhân
loại nói chung.
Theo cách nói của Oterga I Gasset là không có gì dễ dàng hơn điều
khiển con người không nhân cách - những con người đại chúng. Người đại
chúng có thái độ thờ ơ, chỉ biết tiếp nhận những yêu ghét mà người khác
mang lại. Nietzche đã từng nói: “Người ta chỉ yêu cuộc sống khi người ta biết
ghét nó”[20;206]. Lúc này triết học hiện sinh ra đời, như một “cú lay” thức
tỉnh con người ra khỏi cái “Đại chúng” để trở thành những “siêu nhân”,
những “nhân vị độc đáo”.
1.1.1.3 Tiền đề lí luận
Các nhà nghiên cứu triết học châu Âu đều công nhận ông tổ của triết
học hiện sinh là Soren Kierkegaard người Đan Mạch. Tuy nhiên, tư tưởng
hiện sinh được tìm thấy trong một số quan điểm của Socrate và Auguistin, tức
là có trước cả thời đại của Kierkegaard, có thể coi họ là những “bậc tiền bối”
của chủ nghĩa hiện sinh. Nói vậy không có nghĩa rằng họ là những nhà hiện
13


sinh mà “chỉ muốn nói rằng họ cũng có nhiều suy tư về vấn đề thân phận con
người thường được đặt ra ở nhiều thời đại” [12;129].
Nếu các nhà triết học cổ đại chỉ tập trung nghiên cứu thế giới tự nhiên
thì Socrate lại nghĩ khác. Ông nổi tiếng với câu nói đầy chất hiện sinh: “Hãy
tự biết lấy chính mình” [5;92]. Ông sớm nhận thấy sự thiếu sót, phiến diện và
không toàn diện của các học thuyết triết học thời bấy giờ và kêu gọi triết học
phải quay về tìm hiểu con người coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Song, sau này
hai học trò lỗi lạc của ông là Platon và Aristotle lại không hoàn toàn nghe theo

lời kêu gọi của thầy mình. Họ cũng nghiên cứu về con người nhưng với tư
cách là một thành phần của thế giới tự nhiên, một đối tượng khách quan như
bao đối tượng khác. Quan điểm này đã bị các nhà hiện sinh phê phán mạnh
mẽ: “Các nhà hiện sinh cho rằng tồn tại của con người là một sự tồn tại đặc
biệt, không giống như sự tồn tại của mọi sự vật khách quan khác. Và họ gọi
tồn tại của con người là “tồn tại hiện sinh” [25;93].
Có thể thấy, triết học hiện sinh có nền móng từ triết học cổ đại, là sự
tiếp nối của các triết gia luôn đau đáu tìm hiểu vấn đề con người như Socrate.
Socrate ( 469 - 399) - nhà triết học cổ đại đầu tiên đã có những suy tư rất
hiện sinh. Hệ thống triết học của Socrate chủ yếu bàn về các vấn đề đạo đức,
ông cho rằng “biết” là “đạo đức” và lấy câu nói lừng danh khắc trên đền
Delphes “Hãy tự biết lấy mình” [5;92] làm nội dung trong các học thuyết triết
học của mình. Những tư tưởng của Socrate được cho là đi ngược lại với tư
tưởng của các nhà triết học thời bấy giờ, trong khi các nhà triết học cổ đại
đang loay hoay tìm kiếm những câu trả lời cho vấn đền bản thể thì Socrate lại
kêu gọi thống thiết triết học hãy tập trung vào vấn đề con người. Các nhà
nghiên cứu phương Tây hết lời tán dương Socrate, cho ông là người “thực sự
quan tâm đến con người” [25;92] trong bối cảnh con người không phải nội
dung được quan tâm nhiều nhất và đặt nền tảng cho triết học nhân bản cũng
như triết học hiện sinh.
Không chỉ có Socrate, các nhà nghiên cứu phương Tây còn thấy được
nền móng của triết học hiện sinh khi nghiên cứu những triết thuyết của triết
14


gia thần học Auguistin ( 354 - 430). Ông đã trình bày những nội dung như: “ý
nghĩa đời sống con người, cuộc đời con người nơi trần thế, đời sống tâm linh
của con người và nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc sống con người,
chẳng hạn như vấn đề thời gian” [25;96]. Đặc biệt khi suy nghĩa về vấn đề
thời gian, Auguistin đã đem tới những tư tưởng mới mẻ, vượt khỏi những suy

luận lí trí thông thường của con người lúc bấy giờ. Ông cho rằng giá trị của
mỗi con người không nằm ở thời gian sống rong ruổi, trôi nổi và vô nghĩa mà
nằm ở những giây phút hiện tại hoàn hảo của mình: những giây phút ấy là
những giây phút họ được gặp Thiên Chúa, được làm việc thiện. Có thể thấy,
những tư tưởng triết học của Auguistin có những đặc điểm rất khác so với
triết học truyền thống, một tư tưởng vượt thời đại, sâu sắc và đầy tính nhân
văn. Đây cũng chính là tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành và phát
triển triết học hiện sinh sau này.
Tư tưởng của thánh Augustin là cơ sở nền tảng quan trọng cho triết học
hiện sinh đặc biệt là dòng hiện sinh hữu thần, hiện sinh ki tô giáo. Ông còn
bàn đến cả những vấn đề sâu kín, trừu tượng về con người ví dụ như vấn đề
lương tâm: “Lương tâm của con người có thể vượt mọi phép tắc, luật định của
cuộc sống để đưa đến những quyết định tối hậu đối với những hành động của
con người trong cuộc đời” [25;96]. Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng hiện
sinh có cả trong kinh Cựu Ước và Tân Ước, trong cuộc đời của thánh Job hay
cuộc đời của Chúa. Tuy nhiên, phải đến thánh Augustin thì tư tưởng hiện sinh
mới trở nên rõ rệt. Cuộc đời của Augustin cũng trải qua vô số thác ghềnh trước
khi đến với sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa. Chính sự “cứu rỗi” cũng được xem là
một trong những hạt nhân quan trọng trong triết học hiện sinh công giáo.
Tư tưởng hiện sinh của ông trước hết được thể hiện qua lời phán quyết :
Ở trong người Chúa, cái đã được tạo dựng đó là sự sống. Tư tưởng này của
ông rất giống với tư tưởng của Socrate, muốn hiểu được cuộc sống trước hết
phải hiểu được con người, không bàn tới những vấn đề tự nhiên hay vũ trụ.
Thánh Augustin là nhà thần học khi cho rằng con người là do thiên Chúa tạo
15


ra theo ý tưởng của mình, vì vậy mà một con người xa rời thiên chúa sẽ không
thể hiểu được chính mình và không thể hiểu được ngài. Thánh Augutin cũng
trình bày ý tưởng đó của mình trong tập “Thú nhận” (Confession). Trong tập

tự thuật này ông kể về cuộc đời của mình, kể về chính kinh nghiệm sống của
mình, kể về sự phóng túng, hoan lạc, một cuộc sống vừa hoan lạc, vừa bi đát,
cười ra nước mắt trước kia đã dẫn mình tới lầm đường lạc lối ra sao và được
chúa “cứu rỗi”. Tư tưởng của ông được nhà hiện sinh Kierkegaard kế thừa khi
xây dựng học thuyết về ba giai đoạn của cuộc sống. Triết học hiện sinh cũng
mang đặc điểm tương tự với các triết thuyết của Augustin, các triết gia hiện
sinh đề cao trải nghiệm của bản thân mỗi con người hơn là những qui luật đời
sống.
Triết học của Auguistin có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các triết gia hiện
sinh, là ngọn đuốc khơi mở trong tư tưởng của rất nhiều nhà hiện sinh đời đầu
như Kierkegard, Heidegger hay Marcel, Jaspers. Có rất nhiều nhà hiện sinh đã
suy tôn thánh Auguistin là “ông tổ của mình” [25;97]. Chính Jaspers đã lên
tiếng khẳng định vai trò quan trọng của triết học Auguistin và cho rằng: “Khai
thác triết học của thánh Auguistin, đó là những nguồn suối phong phú chưa hề
bị tát cạn” [25;97]. Jaspers khẳng định triết học của Auguistin vẫn còn là đề
tài khai thác của các triết gia hiện đại đặc biệt là các triết gia hiện sinh. Một
trong những “bậc tiền bối” của triết học hiện sinh là triết gia người Pháp
B.Pascal (1623 - 1662). Ông được mệnh danh là “cụ tổ của chủ nghĩa hiện
sinh Pháp” [12;129].
Ở giai đoạn hiện đại, đồng hành cùng việc tìm hiểu những vấn đề bản
thể, trả lời cho câu hỏi thế giới bắt đầu từ đâu? Các nhà khoa học, các nhà
triết học cũng bắt đầu hướng đến những vấn đề nhận thức luận, những vấn đề
về khả năng nhận thức của con người. Chính quá trình phát triển các lý thuyết
về mặt nhận thức luận và khuynh hướng phi duy lý trong triết học cũng là một
trong những nguồn gốc, cơ sở để thúc đẩy sự ra đời và phát triển triết học hiện

16


sinh. Hơn thế nữa: “Đề tài về tính phi duy lí của tồn tại thể hiện rất rõ nét

trong chủ nghĩa hiện sinh” [28;86].
Các nhà triết học theo khuynh hướng phi duy lý có xu hướng hạ thấp,
không quá coi trọng, thậm chí có thái độ hoài nghi khả năng của khoa học. Họ
đi sâu vào tìm hiểu những khả năng khác, đặc biệt của tư duy phản duy lý như
tư duy cảm tính, tư duy duy cảm hay tư duy kinh nghiệm. Đỉnh cao của
khuynh hướng phi duy lý có lẽ phải kể đến Kant, ông thể hiện những quan
điểm đề cao tri thức khoa học xuất phát từ tư duy duy lý. Ông cho rằng khoa
học thực nghiệm đúng là rất tuyệt vời, rất có giá trị thực tiễn tuy nhiên lý trí
của con người cũng có giới hạn, lí trí con người không thể nhận thức hết được
toàn bộ vũ trụ mà còn phải có những hình thức khác. Kant là người đầu tiên:
“Đặt ra vấn đề tính chủ quan, vấn đều xây dựng bản thể luận với tư cách sự
phản tư về về cái khởi thủy trong ý thức” [28;272].
Xét về mặt bản thể luận, triết học hiện sinh lại quay về với con đường
chung của triết học phương Tây, đó là đi tìm xem cái gì là bản thể luận?
“Thực ra đi quanh co, vòng vèo với nhiều con đường khác nhau, họ vẫn trở về
con đường muôn thủa của triết học truyền thống phương Tây” [25;98]. Họ
đều lí giải tồn tại, khác ở chỗ phạm vi nghiên cứu của các nhà hiện sinh thu
hẹp lại ở lĩnh vực con người mà thôi.
Không chỉ bàn tới bản thể luận, nhận thức luận cũng là một trong
những vấn đề quan trọng nhất của triết học và được các triết gia từ cổ đại đến
hiện đại nghiên cứu. Bên cạnh những tiền đề nói trên, quá trình phát triển
những triết thuyết về lí luận nhận thức của con người có xu hướng chống hay
hạ thấp vai trò của chủ nghĩa duy lý cũng là sự gợi mở, thúc đẩy sự ra đời của
triết học hiện sinh. Nói cách khác, chính những suy nghĩ trăn trở, đau đáu về
khả năng nhận thức của con người cũng là tiền đề dẫn tới sự ra đời của triết
học hiện sinh.
Ngoài Kant, còn rất nhiều nhà tư tưởng khác đề cao vai trò của những
hình thức nhận thức khác, hạ thấp vai trò của tư duy duy lý. Tiêu biểu như
17



Henri Bergason (1859 - 1941) khi ông đưa ra thuyết trực giác của mình. Trực
giác ở đây không phải thứ cảm giác thuần về chủ quan, trực giác là một
phương pháp nhận thức vượt hẳn ra ngoài lý trí. Ông gọi tư duy duy lý là chủ
nghĩa giáo điều khoa học, nó khiến các nhà triết học duy vật trở nên cứng
nhắc và mù quáng tin vào một thứ trí tuệ vạn năng có thể hiểu được hết mọi
thứ. Bergason không hạ thấp vai trò của trí tuệ, ông chỉ nêu ra những hạn chế
của trí tuệ: “Không có trí tuệ trực giác vẫn dừng ở bản năng”[25;105]. Ông
nêu cao khả năng nhận thức bằng trực giác, hướng con người tới sự nhận thức
sâu hơn, độc đáo, thú vị hơn: “Trực giác chính là đã đặt mình ở trên để hòa
nhập sự sáng sủa của trí tuệ với sự thuần phác của bản năng rồi vượt qua cả
hai” [25;105]. Tư duy của Bergason đã ảnh hưởng đến các nhà triết học hiện
sinh, họ coi đó như một sự minh chứng sắc nét, cụ thể con đường mà họ đang
đi, vì vậy thuyết trực giác của Bergason được đón nhận và trở thành một trong
những tiền đề lý luận ra đời triết học hiện sinh.
Cuối cùng phải kể đến hiện tượng học của Hussel - một trong những
tiền đề lí luận quan trọng bậc nhất cho sự hình thành và phát triển triết học
hiện sinh: “Cội nguồn gần gũi hơn về mặt thời gian của chủ nghĩa hiện sinh là
hiện tượng học” [28;86] của Hussel. Ông đặc biệt phê phán triết học duy
nhiên - cho rằng vũ trụ có khách thể tính tuyệt đối, tức là ai nhìn cũng thấy
thế mãi. Điều này hoàn toàn trái ngược với “hiện tượng học” của Hussel, ông
cho rằng không có vũ trụ tuyệt đối và không có hiện tượng tuyệt đối. Vũ trụ
chỉ là đối tượng của tôi hay của anh. Hiện tượng học của ông đã tránh được cả
hai xu hướng duy lý và duy nghiệm: “Ông gọi hiện tượng học là căn nguyên
chủ nghĩa vì nó có chủ đích tìm hiểu cho đến nguồn ngọn tri thức của con
người dưới tất cả mọi hình thức, từ hình thức thường nghiệm đến hình thức
khoa học”[20;156]. Ông cho rằng vũ trụ không phải thứ tuyệt đối và lí trí con
người không phải lúc nào cũng nhận thức được. Phải luôn có sự linh hoạt
trong mỗi cá nhân, sự vật này, hiện tượng này có thể tôi nhìn nhận khác so với
anh. Hiện tượng học của Hussel đi vào miêu tả đối tượng để dẫn tới quá trình

18


nhận thức. Hiện tượng học Hussel trở thành điều kiện để triết học hiện sinh
phát triển mạnh mẽ, cái để các nhà hiện sinh khẳng định con người có trước
bản chất. Đây cũng chính là phương pháp mà các nhà hiện sinh cho là đúng
đắn nhất, phù hợp nhất để nhìn nhận đối tượng, nhất là đối tượng hiện sinh.
Hiện sinh với họ là kinh nghiệm sống do chính con người tạo ra cả về mặt
không gian và thời gian, sống hiện sinh là sống có ý nghĩa và biết ý nghĩa
cuộc sống của mình, từ đó khẳng định bản ngã, sự tồn tại riêng của mình.
Đây được coi là phương pháp để các nhà hiện sinh miêu tả tính chủ
quan của con người, nhận thức con người, nhận thức thế giới.
1.1.2 Quá trình phát triển và phân ngành của triết học hiện sinh
Triết học hiện sinh có mầm mống tư tưởng từ thời cổ đại. Tuy nhiên,
phải đến giai đoạn hiện đại, triết học hiện sinh mới thực sự trở thành một trào
lưu triết học, phải đến Kierkegaard. Cũng bởi vì vậy mà triết gia người Đan
Mạch này được suy tôn là ông tổ của triết học hiện sinh chứ không phải các
đại biểu đi trước.
Triết học hiện sinh còn được gọi là triết học của những kỳ chiến bại, nó
xuất hiện lần đầu tiên tại Đức, mãi sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc mới nở rộ, như một cành hoa tư tưởng mọc lên giữa xã hội đổ nát tinh
thần của thời kì bại chiến. Chính Kierkegaard đã nhận thức được những vấn
đề ở thời đại của mình, triết học của ông được ví như một bản tuyên án tử
hình đối với triết học duy niệm. Triết học hiện sinh đã khởi niệm nơi những
suy tưởng thuần chất tôn giáo của ông, ngay chính trong cuộc đời đầy rẫy suy
tư, cuộc đính hôn giang dở và mối tình bỏ ngỏ, day dứt tới cuối đời của
Kierkegaard vì sự không hiệp nhất được với vị hôn thê. Điểm này có nét
tương đồng với những lần hủy hôn của nhà văn Franz Kafka. Tiến sĩ Trần
Thái Đỉnh nhận định: Ở thời điểm đó chỉ có “Triết gia mới thấy trước những
đổ nát tinh thần còn quần chúng chỉ nhận thức được những đổ nát đó qua

những sụp đổ vật chất mà thôi”[20;94].
Cha của Kierkegaard là một người độc đoán, và do lộng ngôn “chửi
trời” mà dẫn tới cái chết yểu của anh chị ông. Vì vậy kierkegaard lớn lên thấm
19


nhuần sự âu lo của thân phụ. Cuộc đời ông cứ ngoan ngoãn và trầm ngâm suy
nghĩ cho tới khi đến với triết học.
Ông viết ra ba giai đoạn hiện sinh và sống một đời minh chứng cho học
thuyết của mình. Giai đoạn đầu ông gọi là hiếu mỹ: ông đã sống một đời sống
sinh viên trụy lạc, phóng túng, tiêu xài và nợ nần. Để rồi sau đó cảm thấy ân
hận, giam mình trong những suy tư. Cho đến khi ông gặp người phụ nữ của
đời mình. Kierkegaard gọi giai đoạn thứ hai này là giai đoạn đạo hạnh. Giai
đoạn của những suy tư, trăn trở. Tiêu biểu như sau cuộc đính hôn với người
yêu, ông suy nghĩ: “Nàng có khước từ ta không? Ta cho rằng có lẽ nàng
khước từ ta thì hơn”[20;89]. Chỉ sau đó một tuần, ông từ hôn: “Tình yêu của
nàng quá lớn, nàng yêu một người con trai hơn cả Thiên Chúa” [20;90] và một
mình bước sang giai đoạn thứ ba của cuộc đời hiện sinh: giai đoạn tôn giáo.
Kierkegaard cũng chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phái hiện sinh hữu thần.
Bàn về sự phân ngành của triết học hiện sinh, thực chất các triết gia
hiện sinh được phân chia thành hai ngành lớn là hiện sinh hữu thần và hiện
sinh vô thần. Tuy nhiên, ở thế kỉ XX dường như ngành triết học vô thần được
biết tới nhiều hơn cả, các đại diện tiêu biểu của phái vô thần như Sartre,
Heidegger được biết đến rộng rãi nên có rất nhiều người tưởng rằng triết học
vô thần là tất cả nền triết học hiện sinh. Ở giai đoạn trước, những hiểu biết về
sự phân ngành hay các triết thuyết hiện sinh ở nước ta còn rất mập mờ: “Báo
chí và văn thơ hiện sinh đâu đã phải là triết học hiện sinh của Sartre? Mà
Sartre đâu đã phải là thành phần chủ chốt của triết học hiện sinh? Bởi vậy lên
án triết học hiện sinh như người ta đã làm là vơ đũa cả nắm” [20;6]. Ngày
nay, từ những công trình nghiên cứu về hiện sinh của các tác giả lớn như Trần

Thái Đỉnh, Đỗ Minh Hợp, Phạm Minh Lăng, chúng ta đã có cái nhìn toàn
cảnh hơn về cả hai trường phái của triết học hiện sinh là hiện sinh vô thần và
hiện sinh hữu thần. Sự phân chia này phụ thuộc vào việc họ lập luận về Thiên
Chúa khác nhau.
Các nhà hiện sinh dù chia ra làm nhiều nhánh khác nhau nhưng nhìn
chung đều tuân theo tôn chỉ số một là đề tài về sự tự do nhân vị của con
20


×