Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề KSCL môn ngữ văn tỉnh phú thọ 2019 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.63 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt là
A. tự sự.
B. biểu cảm.
C. miêu tả.
D. nghị luận
Câu 2. Văn bản nào không phải là tác phẩm văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mĩ mà em đã
học trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9?
A. Làng (Kim Lân)
B. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
C. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
D. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Câu 3. Nhan đề Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có ý nghĩa gì ?
A. Ghi chép tản mạn những câu chuyện dã sử của nước ta từ xưa đến nay.
B. Ghi chép tản mạn những truyện có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ vẫn được lưu truyền.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 4. Câu văn nào thể hiện khái quát nhất nội dung văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn
Đình Thi)?
A. Văn nghệ phản ánh hiện thực đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
B. Văn nghệ có khả năng thay đổi, cảm hóa kì diệu đối với tâm hồn con người.
C. Văn nghệ là sự kết tinh của tâm hồn nghệ sĩ, có khả năng cảm hóa kì diệu đối với tâm hồn
con người.
D. Văn nghệ thể hiện cuộc sống riêng của chính họ.
Câu 5. Thành phần biệt lập nào được sử dụng trong câu văn “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở
Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”(Trích Chuyện người con gái Nam


Xương - Nguyễn Dữ)?
A. Tình thái
B. Cảm thán
C. Gọi - đáp
D. Phụ chú
Câu 6. Bài thơ Ánh trăng được nhà thơ Nguyễn Duy viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau “…là phép lập luận trình
bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.”
A. Giải thích
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Tổng hợp
Câu 8. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) là
A. giọng điệu hồn nhiên, hình ảnh thiên nhiên sống động; cách diễn đạt tinh tế; từ ngữ chính
xác, gợi cảm.
B. giọng thủ thỉ tâm tình, cách nói giản dị, mộc mạc mà giàu ý nghĩa biểu tượng.
C. giọng điệu tha thiết, trong sáng, gần với dân ca; hình ảnh so sánh, ẩn dụ độc đáo.
D. giọng điệu thơ trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ
bình dị và cô đúc.
1


Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

A. Ẩn dụ
B. Liệt kê
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 10. Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, vì sao tác giả Vũ Khoan cho rằng
trong các hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
nhất?
A. Vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội, lịch sử.
B. Vì con người Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới.
C. Vì con người có truyền thống đoàn kết, đùm bọc nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất
nước có giặc ngoại xâm.
D. Vì con người nhanh chóng tiếp cận với nền văn hóa tri thức.
Câu 11. Nghĩa của từ “miệng” trong câu thơ:
Khen cho những miệng dông dài
Bướm ong lại đặt những lời nọ kia (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Chỉ một bộ phận trên gương mặt con người B. Chỉ con người
C. Chỉ lời nói của con người
D. Chỉ phần trên của chén, có hình dáng mở
Câu 12. Ý nghĩa sâu sắc nhất của chi tiết “chiếc lược ngà” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng) là:
A. Chiếc lược là kỉ vật về cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu.
B. Chiếc lược gắn với mong ước của đứa con.
C. Chiếc lược thể hiện sự sâu sắc của tình cha.
D. Chiếc lược là bằng chứng về sự bất tử của tình cha con.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) suy nghĩ về vai trò của ý thức tự
học đối với tuổi trẻ.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Một mùa xuân nho nhỏ

Ta làm một cành hoa
Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca
Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến.
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, Tr 56, NXB Giáo dục, 1987).

................. HẾT .................
Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh...............
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm

2



×