Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đưa điệu múa dân gian khmer vào chương trình giáo dục âm nhạc ở trường mẫu giáo hòa lợi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.47 KB, 13 trang )

DANH MỤC BIỂU BẢNG
1. Biểu đồ 1: Nhận thức của giáo viên trường mẫu giáo Hòa Lợi về việc nâng cao
kiến thức, kỹ năng dạy hoạt động âm nhạc.
2. Biểu đồ 2: Vai trò của múa dân gian Khmer trong việc phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc ở trường mẫu giáo Hòa Lợi.
3. Biểu đồ 3: Khó khăn của giáo viên khi tiếp cận các điệu múa dân gian Khmer.
4. Biểu đồ 4: Những khó khăn khi áp dụng múa dân gian Khmer vào chương trình
dạy học.
5. Biểu đồ 5: Các yếu tố cần thiết để dạy tốt múa dân gian Khmer.


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn khóa luận nghiên cứu ........................................ 3
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 5
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 5
2.2. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 5
2.2.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non........................................ 5
2.2.2. Lý luận chung về múa ................................................................................ 6
2.2.2.1. Giới thiệu về múa ................................................................................. 6
2.2.2.2. Phân loại múa ...................................................................................... 7
2.2.2.3. Vai trò của múa .................................................................................... 8
2.2.2.4. Phương pháp dạy trẻ múa – vận động theo nhạc ................................... 9
2.2.3. Múa dân gian Khmer ................................................................................ 11
2.2.3.1. Nguồn gốc của múa dân gian Khmer .................................................. 11
2.2.3.2. Các điệu múa dân gian Khmer ........................................................... 11
2.2.4. Khả năng tiếp cận nghệ thuật múa của trẻ mầm non ................................. 12


2.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .............................................................. 12
2.2.4.2. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ ................................................. 13
2.2.4.3. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa ở trẻ ............................................. 14
2.2.4.4. Một số dạng múa của trẻ mầm non ..................................................... 14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 17
3.1. Thực trạng việc dạy múa dân gian Khmer ở trường mẫu giáo Hòa Lợi ........... 17
3.1.1. Đặc điểm tình hình trường mẫu giáo Hòa Lợi........................................... 17
3.1.2. Thực trạng dạy múa Khmer tại trường mẫu giáo Hòa Lợi......................... 18
3.1.2.1. Lý do chọn dạy điệu múa dân gian Khmer ......................................... 20
3.1.2.2. Vai trò của múa dân gian Khmer ........................................................ 22
3.1.2.3. Múa dân gian Khmer trong các hoạt động hằng ngày của trẻ. ............. 25
3.1.3. Những khó khăn khi đưa vào giảng dạy.................................................... 26
3.1.3.1. Về phía giáo viên ............................................................................... 26
3.1.3.2. Về chương trình dạy học .................................................................... 29


3.2. Biện pháp đưa điệu múa dân gian Khmer vào chương trình giáo dục âm nhạc
ở trường mẫu giáo Hòa Lợi ................................................................................... 31
3.2.1. Các yếu tố cần thiết để đưa điệu múa dân gian Khmer vào chương trình
giáo dục. ............................................................................................................ 31
3.2.2. Biện pháp ................................................................................................. 33
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 49
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 49
4.2. Kiến nghị........................................................................................................ 51
4.2.1. Đối với các cấp quản lý ............................................................................ 51
4.2.2. Đối với nhà trường ................................................................................... 51
4.2.3. Đối với bản thân giáo viên........................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.



CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Mảnh đất Trà Vinh là mảnh đất của tình đất tình người, nơi cả ba dân tộc Kinh Khmer - Hoa cùng nhau đoàn kết sống chan hòa, cùng giữ gìn và phát huy những
nét đặc sắc của dân tộc. Cụ thể: trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người
Kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại. Theo tài liệu
tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9
nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người
Khmer của cả nước. Trong đó, huyện Châu Thành là huyện có đông đảo đồng bào
dân tộc Khmer sinh sống [số 5]. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân
tộc người Khmer có nền văn hóa đặc trưng với tiếng nói, chữ viết, món ăn, hệ thống
chùa nổi tiếng. Đặc biệt là những điệu múa dân gian uyển chuyển, khéo léo với nhịp
điệu nhanh, vui tươi.
Trường Mẫu giáo Hòa Lợi tọa lạc tại ấp Qui Nông A, xã Hòa Lợi, huyện Châu
Thành, tỉnh Trà Vinh, là một xã nghèo của huyện Châu Thành, phần lớn dân số của
xã là người dân tộc Khmer. Tuy nhiên, trường luôn quan tâm đến sự phát triển của
trẻ và đặt chất lượng giáo dục trẻ lên hàng đầu. Bởi vì, giáo dục mầm non được coi
là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Mầm non đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ: đức,
trí, thể, mĩ … Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu giao tiếp với xung quanh. Việc nắm được
những tri thức khoa học giúp trẻ có một nhân cách toàn diện phù hợp với yêu cầu xã
hội đề ra. Hiện nay, với môi trường giáo dục không ngừng đổi mới, năng động vì
vậy yêu cầu của xã hội, phụ huynh đối với người giáo viên mầm non càng cao hơn.
Trường mầm non không chỉ dạy trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản, mà còn giúp
trẻ biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước, đặc biệt là
truyền thống của các dân tộc. Do đó, giáo viên mầm non luôn phải suy nghĩ tìm tòi
những phương pháp dạy học mới, phù hợp và sáng tạo để giáo dục trẻ. Tuy nhiên,
chương trình giáo dục hiện tại còn theo chương trình chung của Bộ giáo dục và đào
tạo, chưa có đặc trưng, đặc thù riêng của địa phương. Trong bối cảnh xã hội không
ngừng đổi mới và hiện đại, ngành giáo dục lại càng nên hướng đến bảo tồn và phát

triển bản sắc dân tộc cho trẻ, để trẻ nhận ra và giữ gìn truyền thống dân tộc mình.
1


Chương trình chung là chương trình để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng lại
chương trình giáo dục phù hợp với địa phương, nếu cứ rập khuôn áp dụng chương
trình chung ấy mà không có sự sáng tạo, cải biến theo đặc trưng của địa phương thì
không thể nào phát triển bản sắc dân tộc cho trẻ được. Hơn nữa, trường có lợi thế
nằm ở vùng có đông đảo dân tộc Khmer sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng
độc đáo, đặc biệt nhất là những điệu múa dân gian khá thu hút. Giáo viên có thể vận
dụng các điệu múa này để đổi mới chương trình giáo dục cũ. Chọn múa dân gian
Khmer, bởi vì múa là một trong những hoạt động bồi dưỡng về thể chất giúp cơ thể
mềm dẻo, linh hoạt mà nó còn giúp tâm hồn biết hướng tới cái đẹp, yêu quý cuộc
sống. Khi thực hiện động tác múa dân gian Khmer trẻ sẽ thêm hiểu biết về văn hóa
của dân tộc mình, hiểu biết thế giới xung quanh; điệu múa còn giúp khơi gợi trí
tưởng tượng sáng tạo của trẻ, cùng nhau sáng tạo ra những động tác mới. Điều này
cho thấy múa dân gian Khmer giúp trẻ phát triển đầy đủ cả năm lĩnh vực đó là thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm. Quan trọng hơn, nếu đưa múa dân
gian Khmer vào dạy học sẽ giúp giáo viên và trẻ tiếp cận với văn hóa dân tộc, từ đó
giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Văn hóa dân tộc Khmer là
văn hóa bản địa, nếu chúng ta vận dụng tốt vào chương trình dạy học và phát huy
rộng rãi sẽ giúp văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Vận dụng nội
dung dạy học mới này tốt sẽ giúp thay đổi các phương pháp và nội dung cũ, tạo sự
đổi mới cho chương trình, giúp thu hút sự hứng thú tìm tòi khám phá ở trẻ và nhất
là tạo được lòng tin cho phụ huynh, lòng tự hào về bản sắc dân tộc Khmer. Vậy,
phải làm sao để trẻ mầm non tiếp cận và vận dụng tốt múa dân gian Khmer? Làm
sao để giáo viên dạy tốt múa dân gian Khmer cho trẻ? Làm sao để phụ huynh hài
lòng và ủng hộ hơn khi con trẻ biết phát huy truyền thống của dân tộc, đang là một
câu hỏi lớn đặt ra cho giáo viên mầm non. Vì vậy, em chọn đề tài “Đưa điệu múa
dân gian Khmer vào chương trình giáo dục âm nhạc ở trường mẫu giáo Hòa Lợi” để

nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình thực tế về hoạt động giáo dục âm nhạc
ở trường mẫu giáo Hòa Lợi. Trên cơ sở đó để đề xuất một số ý kiến, phương pháp
để đưa các điệu múa dân gian Khmer vào chương trình giáo dục âm nhạc ở trường
mẫu giáo Hòa Lợi.
2


Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: Trường mẫu giáo Hòa Lợi.

-

Thời gian: từ ngày 15/3/2018 đến ngày 13/5/2018.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn khóa luận nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
-

Giúp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

-

Đề xuất các biện pháp để nhà trường và giáo viên áp dụng vào chương trình

giáo dục.
-


Các biện pháp đề xuất của khóa luận, có thể áp dụng ra phạm vi rộng hơn

trường mẫu giáo Hòa Lợi.
Ý nghĩa thực tiễn:
-

Giúp giáo viên đổi mới hình thức và nội dung dạy trẻ, phát huy được tính

sáng tạo của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn.
-

Giúp giáo viên biết được các biện pháp dạy múa dân gian Khmer, biết cách

vận dụng và mở rộng phạm vi dạy múa dân gian Khmer trong nhiều hoạt động.
-

Giúp gia tăng sự tập trung, hứng thú của trẻ khi tham gia tiết học, kích thích

sự khám phá, tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện sự tập trung chú ý cho trẻ.
-

Giúp giáo dục nhân cách cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với văn hóa

bản địa, giáo dục trẻ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
-

Giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục và giúp phụ huynh hài lòng

về phương pháp giáo dục con trẻ của trường, cũng như gia tăng lòng tự hào dân tộc.

1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu:
-

Múa dân gian Khmer: có rất nhiều điệu múa dân gian Khmer như rôm vong,

lam lêu, saravan, múa gáo…mỗi điệu múa đều mang nét độc đáo của dân tộc
Khmer. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu và sàn lọc ra những
điệu múa phù hợp với trẻ mầm non để đưa vào dạy học.
-

Phương pháp đưa múa dân gian Khmer vào chương trình giáo dục âm nhạc ở

trường mẫu giáo. Hiện nay, giáo viên thường giáo dục âm nhạc cho trẻ qua dạy các
bài hát quen thuộc, vỗ tay theo nhạc…Tuy nhiên, nếu chỉ theo những lối mòn dạy
âm nhạc như vậy thì mức độ hứng thú của trẻ sẽ rất thấp. Do đó, chúng ta cần tìm
một làn gió mới để giáo dục âm nhạc cho trẻ, phù hợp với văn hóa địa phương, đó
3


chính là múa dân gian Khmer. Nhưng để áp dụng múa dân gian Khmer vào giáo dục
trẻ như thế nào, thì cần phải có phương pháp cụ thể. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên
cứu xem có những phương pháp nào giúp dạy tốt múa Khmer, và cách thức vận
dụng các phương pháp ấy.
Về phương pháp nghiên cứu:
-

Các phương pháp nghiên cứu lí luận: là phương pháp thu thập thông tin

thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư

tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành cho chúng ta những giả
thuyết khoa học. Đây là phương pháp mà nhất định phải sử dụng trong bài nghiên
cứu, nghiên cứu lí luận một cách nghiêm túc, đầy đủ sẽ giúp chúng ta có một nền
tảng lý thuyết đúng đắn về múa dân gian Khmer và chương trình giáo dục hiện
hành, từ đó mới đưa ra được những phương hướng nghiên cứu chính xác, phù hợp
với đề tài.
-

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát: đây là phương thức cơ bản để nhận thức sự

vật. Quan sát ở đây được sử dụng để phát hiện vấn đề nghiên cứu, tìm ra múa
Khmer được vận dụng ở trường mầm non ra sao, chương trình dạy âm nhạc như thế
nào? Quan sát đem lại cho chúng ta những tài liệu cụ thể và có ý nghĩa khoa học rất
lớn.
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: là phương pháp mà chúng ta sử
dụng những câu hỏi và những phiếu khảo sát để điều tra trên địa điểm cụ thể là
trường mẫu giáo Hòa Lợi, để tìm hiểu về đặc điểm, tình hình, cách thức, khó khăn,
thuận lợi của múa dân gian Khmer. Từ đó, thu nhận được những ý kiến, những tài
liệu cần thiết cho đề tài và đề ra giải pháp thực tiễn cho phù hợp.
 Phương pháp xử lý thống kê toán học: đây là phương pháp hệ thống
lại các số liệu, thông tin đã thu thập được về múa dân gian Khmer, sau đó tổng hợp,
tính toán và trình bày số liệu. Từ đó, tóm tắt và trình bày ý nghĩa của những con số
đã phản ánh thực trạng của đề tài; sau đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù
hợp.
 Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp được dùng
để kiểm nghiệm khi chúng tôi đề ra nội dung giáo dục mới đó là múa dân gian
Khmer và đề xuất một số biện pháp để vận dụng múa dân Khmer. Để biết xem hiệu
4



quả thực tế của chúng như thế nào, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm là
dự một tiết dạy do giáo viên trường dạy và thực hiện một tiết dạy có áp dụng múa
dân gian Khmer, để so sánh kết quả.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các vấn đề về âm nhạc dân
gian Khmer và múa truyền thống Khmer, về văn hóa của dân tộc Khmer. Đã phần
nào thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học. Những điệu múa độc đáo của dân tộc Khmer đã là nguồn cảm hứng cho
Nghệ sĩ nhân dân Lê Ngọc Anh (năm 2012) đã nghiên cứu về “Nghệ thuật múa
truyền thống Khmer Nam Bộ”; đã cho chúng ta thấy được sự thu hút của những
động tác múa Khmer, giúp tìm hiểu về nguồn gốc và sự đa dạng của các điệu múa
dân tộc Khmer; nhất là giúp chúng ta nhìn nhận được tầm quan trọng của văn hóa
Khmer Nam Bộ. Luận văn của cô Nguyễn Thị Kim Biên (năm 2017) đã nghiên cứu
về “Đưa âm nhạc dân gian Khmer vào chương trình dạy nhạc cho sinh viên sư
phạm mầm non tại Đại học Trà Vinh”; đã góp phần khẳng định hơn việc dạy âm
nhạc dân gian Khmer trong giáo dục là vô cùng cần thiết; thấy được nguồn âm nhạc
cùng những điệu múa dân gian Khmer vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Nhất là giúp chúng ta thấy được Trà Vinh là nơi phù hợp và cần thiết để dạy về âm
nhạc dân gian Khmer, vì đây là nơi có đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống
lâu đời. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu để đưa âm nhạc cũng
như các điệu múa dân gian Khmer vào dạy cho trẻ, vì nhận thấy trẻ mầm non là đối
tượng rất phù hợp để dạy trẻ múa dân gian Khmer và giáo dục trẻ về bản sắc văn
hóa dân tộc. Đề tài “Đưa điệu múa dân gian Khmer vào chương trình giáo dục âm
nhạc ở trường mẫu giáo Hòa Lợi” sẽ làm rõ hơn, đề xuất các biện pháp và phát
triển tính kế thừa của các đề tài trước.
2.2. Các khái niệm liên quan
2.2.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non
“Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho

trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu
thương con người.”[6]. Thông qua nội dung của bài hát, trẻ sẽ nhận ra thế giới xung
quanh có rất nhiều điều mới lạ, trẻ thêm yêu hơn những chú vịt con qua bài “Đàn vịt
5


con”, trẻ biết trân trọng những bông hoa xinh đẹp và biết ơn những người trồng hoa
như bài “Ra chơi vườn hoa”… Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện
nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,
củng cố kiến thức qua học tập, vui chơi. Tiếp xúc với âm nhạc nhất là với múa,
những động tác múa sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể;
hơn nữa khi múa, trí tưởng tượng của trẻ sẽ phát triển vô cùng, nhờ những động tác
như: hái đào, động tác đi xúng xính… Nhờ có múa mà trẻ được phát triển cả về thể
chất lẫn trí tuệ một cách thu hút, hứng thú chứ không phải gò bó, khô khan.
“Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động
theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân
cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và
thể lực”[6]. Để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và trí, thể, mỹ thì múa dân gian
Khmer là một biện pháp hữu hiệu nhất, thông qua âm nhạc và động tác uyển chuyển
của múa Khmer sẽ giúp trẻ phát triển trí, thể, mỹ và quan trọng nhất là giúp trẻ tiếp
cận được với văn hóa dân tộc và giữ gìn chúng. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho
trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên cần
tìm tòi và vận dụng những nội dung giáo dục mới như múa dân gian Khmer, để giáo
dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2.2. Lý luận chung về múa
2.2.2.1. Giới thiệu về múa
“Múa là một môn nghệ thuật phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người
thông qua ngôn ngữ là động tác, điệu bộ, hình dáng chuyển động được hòa quyện
trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc. Nghệ thuật múa luôn kết hợp chặt chẽ với âm
nhạc, tạo hình và văn học”. [1, tr.19]

Những động tác múa đều được cách điệu dựa trên những hình ảnh sinh hoạt
hằng ngày, ví dụ như: động tác hái hoa, hái đào... những động tác thể hiện đặc trưng
của dân tộc như: múa xòe của dân tộc Thái, vòng khăn của dân tộc
H’mông…Những động tác múa này khi được kết hợp với âm nhạc thì trở nên uyển
chuyển, hài hòa từ phần nghe đến phần nhìn, thể hiện được nội dung và ý nghĩa của
tiết mục múa.
Như thế, múa có mối quan hệ rất chặt chẽ với âm nhạc, vì: “Âm nhạc là một bộ
phận cấu thành của nghệ thuật múa. Các động tác, tư thế múa phải tuân theo các
6


quy luật của âm nhạc. Tính chất đường nét giai điệu âm nhạc thế nào thì đường nét
của múa cũng phải như thế. Động tác múa và âm nhạc phải đồng nhất với nhau.
Múa giúp con người thấy được âm nhạc qua thị giác, nói cách khác, múa là sự cụ
thể hóa, hình ảnh hóa hình tượng âm nhạc. Múa và vận động theo nhạc không thể
tách rời khỏi âm nhạc” [1, tr.19-20].
Múa là một cách khác thể hiện hay truyền tải nội dung của bài hát. Âm nhạc và
múa không thể tách rời nhau mà cùng bổ trợ cho nhau để phát triển. Một bài hát
hay, sâu sắc về nội dung thì đòi hỏi phải có những điệu múa đẹp để lột tả được nội
dung của bài hát đến người xem. Âm nhạc làm sản sinh ra những điệu múa và
ngược lại múa là con thuyền đưa nội dung tình cảm của bài hát đi vào lòng người.
Ví dụ như bài hát “Giúp mẹ” của dân tộc Khmer sẽ càng đặc sắc hơn nếu người
thưởng thức vừa xem những điệu múa uyển chuyển đang thể hiện lại những hành
động phụ giúp mẹ đáng yêu của em bé, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Khmer;
nhờ vậy người nghe người xem mới có thể hiểu rõ ý nghĩa của bài hát và nét văn
hóa riêng của dân tộc Khmer. Ngoài ra, tùy từng dòng nhạc, từng giai điệu tiết tấu
mà chúng ta có thể xây dựng những điệu múa riêng cho từng tác phẩm. Một bản
nhạc cũng giống như một dòng sông và những điệu múa chính là những con thuyền
chuyển mình trên dòng sông ấy, làm cho người thưởng thức vừa được nghe âm
thanh du dương của bài hát như tiếng sóng biển vừa được ngắm nhìn những con

thuyền căng buồm ra khơi. Có như thế thì sự hoàn hảo của nghệ thuật múa và tác
phẩm âm nhạc mới đạt tới đỉnh cao. Múa giúp âm nhạc đi vào lòng người và giúp
chúng ta ghi nhớ ca khúc đó thật lâu và ngược lại âm nhạc giúp cho những điệu múa
ấy tỏa sáng. Cả hai cùng hỗ trợ và tác động qua lại với nhau giúp cho con người
thấy được giá trị thật sự của nghệ thuật.
2.2.2.2. Phân loại múa
Nghệ thuật múa trong xã hội có hai loại chính:
Loại múa thứ nhất chính là múa sinh hoạt: “Múa sinh hoạt: là loại múa phát
triển rộng rãi trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân như múa trong
ngày lễ hội, múa vui chơi của thanh thiếu niên, nhi đồng, múa trong nhà trẻ, trường
mẫu giáo. Bao giờ, ở đâu hay trong hoàn cảnh nào múa sinh hoạt cũng đều phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong nhân dân, mang tính vui chơi giải trí. Múa sinh
hoạt là nguồn bồi đắp cho múa sân khấu”[3, tr.13]
7


Như vậy, múa sinh hoạt là loại múa có rất đông người tham gia, tự diễn và tự
thưởng thức, không phân biệt diễn viên và khán giả. Sau giờ lao động, cơ thể mệt
mỏi mọi người nắm tay bước theo tiếng nhạc vui vẻ rộn ràng thì tự nhiên tinh thần
và cơ thể thoải mái và khỏe hẳn. Cùng nhau nhảy múa như vậy còn giúp giao lưu
tình cảm, chan hòa và đoàn kết thân mật với nhau. Múa sinh hoạt cũng là cơ sở của
múa sân khấu vì nó bắt nguồn từ dân gian và lưu truyền từ rất lâu. Hơn nữa, bất cứ
nghệ thuật nào cũng có tính chất kế thừa truyền thống. Do đó, múa sân khấu bao giờ
cũng bắt đầu từ múa sinh hoạt. Múa sinh hoạt đã cung cấp các nội dung hình thức,
diễn viên, đặc điểm và ý tưởng cho múa chuyên nghiệp.
Loại múa thứ hai là múa sân khấu: “Múa sân khấu: là loại múa chuyên nghiệp
của một số ít người biểu diễn cho số đông người xem. Múa sân khấu chia làm nhiều
loại, có loại múa tập thể không có tình tiết, không kịch tính đến những tác phẩm
múa có nhân vật, tình tiết và kịch tính. Múa sân khấu được xây dựng và phát triển
trên cơ sở của múa sinh hoạt”[3, tr.13].

Múa sân khấu là loại múa được đầu tư, trau chuốt và chuyên nghiệp hơn múa
sinh hoạt, vì nó mang tính chất biểu diễn, tính tổng hợp và nâng cao. Dựa vào
những tiết mục trình diễn trên sân khấu, chúng ta thấy được múa sân khấu thể hiện
nội dung phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với múa sinh hoạt. Múa sân khấu
còn được chia ra nhiều thể loại nhỏ như: múa biểu diễn, múa tình tiết, thơ múa, tổ
khúc…mỗi thể loại đều mang nội dung và ý nghĩa khác nhau, nhưng giống nhau ở
chỗ đều là múa chuyên nghiệp của một số người tập luyện, dàn dựng để biểu diễn
cho số đông người xem.
2.2.2.3. Vai trò của múa
Nghệ thuật múa có vai trò rất quan trọng đối với xã hội. Nghệ thuật
múa phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội (tình yêu, chiến tranh, thiên nhiên…).
Các điệu múa đã nói lên tâm tư, tình cảm và cả các phong tục, tập quán cùng các nét
sinh hoạt của các dân tộc. Thông qua các tác phẩm, múa còn phản ánh những vấn đề
lớn của xã hội, những cuộc chiến tranh, đấu tranh giai cấp… Ngoài ra, nghệ thuật
múa còn góp phần tái tạo thiên nhiên, thông qua nội dung của tiết mục múa, con
người biết yêu quý, trân trọng thiên nhiên hơn. Như vậy, tác phẩm múa dù ở thể loại
nào cũng phản ánh tâm tư, tình cảm của con người. Diễn tả những câu chuyện,

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách, giáo trình:
1. Nguyễn Thị Kim Biên (2015), Tài liệu giảng dạy “Âm nhạc và múa”, trường Đại
học Trà Vinh, lưu hành nội bộ
2. Nguyễn Thị Kim Biên (2017), Tài liệu giảng dạy “Phương pháp dạy múa ở
trường mầm non”, trường Đại học Trà Vinh, lưu hành nội bộ.
3. Chương trình giáo dục, giáo án, lưu hành nội bộ.
4. Đặc điểm tình hình trường Mẫu giáo Hòa Lợi, lưu hành nội bộ.
5. Trần Minh Trí (2005), “Múa”, Nxb Đại học Sư Phạm.

6. Viện văn hóa (1988), “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ”, Nxb Tổng
hợp Hậu Giang.
7. Đặc điểm tình hình trường Mẫu giáo Hòa Lợi, lưu hành nội bộ.
* Internet:
8. Wikipedia, (20/3/2018).
9. Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh,
/>(22/3/2018).
10. Lý luận chính trị, (01/4/2018).
11. Báo mới.com, (01/4/2018)
12. Thư viện giáo án điện tử, (30/3/2018)


PHỤ LỤC
Danh sách phụ lục:
Phụ lục 1: Phiểu khảo sát, bảng đánh giá.
Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn.
Phụ lục 3: Đặc điểm tình hình trường mẫu giáo Hòa Lợi.
Phụ lục 4: Chương trình giáo dục, giáo án.
Phụ lục 5: Hình ảnh hoạt động.



×