Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hành chính 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.7 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Đề tài: Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
theo loại việc của Tòa án nhân dân
A. MỞ ĐẦU
Tố tụng hành hành chính với tư cách là môn luật hình thức, quy định trình
tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính. Trong đó, cụ thể hóa những vấn đề như
thẩm quyền giải quyết, cơ quan, chủ thể tham gia, trình tự, thủ tục tiến hành từ
lúc khởi kiện cho đến khi kết thúc bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Trong bài
tiểu luận này, em xin làm rõ một số vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án
hành chính của Tòa án nhân dân. Cụ thể hơn, là tìm hiểu về thẩm quyền xét xử
theo loại việc của Tòa án.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung
1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Theo từ điển Tiếng Việt: Thẩm quyền là khả năng hay phạm vi của chủ
thể đối với một vấn đề nào đó.
Tòa án là cơ quan tư pháp, thực hiện quyền xét xử theo quy định của
Hiến pháp 2013. Theo đó, Hiến pháp trao cho Tòa án quyền tài phán cao nhất.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong các lĩnh vực Hình sự; Dân sự; Hành
chính…
Thẩm quyền xét xử của Tòa án trong Vụ án hành chính là phạm vi thực
hiện quyền lực nhà nước của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hành chính
giữa một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức với một bên là chủ thể được nhân
danh quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể trong quản lí hành chính nhà nước.

1


2. Phân loại thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án
Hiểu theo nghĩa rộng, khi xét về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính


của tòa án là việc xác định trường hợp nào thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết
vụ án hành chính đó và Tòa án có quyền làm những gì để giải quyết vụ án hành
chính.
Theo nghĩa hẹp, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính được chia thành
ba loại thẩm quyền:
Thẩm quyền theo vụ việc (loại việc), quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính 2015 (TTHC 2015).
Thẩm quyền theo cấp xét xử, quy định tại Điều 31, 32 Luật TTHC 2015.
Thẩm quyền theo lãnh thổ, quy định tại Điều 34 Luật TTHC 2015.
Trong bài tiểu luận này, em xin tập trung vào thẩm quyền theo loại việc
của tòa án nhân dân trong việc giải quyết vụ án hành chính.
3. Ý nghĩa
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày
25/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, đã thể chế hóa chủ
trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp “mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ
thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ
quan công quyền trước Tòa án”.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhằm
giải quyết đúng đắn, kịp thời những khiếu kiện, yêu cầu của công dân, cơ quan,
tổ chức trong hoạt động kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước
trong những trường hợp sai phạm, đây được coi như là một cơ chế kiểm soát
2


quyền lực được Hiến định trong Hiến pháp. Ngoài ra, đảm bảo tránh sự chồng
chéo, giải quyết nhanh chóng vụ án.
II. Quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo

loại việc của Tòa án nhân dân
Phù hợp với quan điểm được nêu trong Nghị quyết số 49 –NQ/TW của
Bộ chính trị ngày 02/06/2005 về “Mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối
với các khiếu kiện hành chính”, nhu cầu giải quyết tranh chấp trong quản lí
hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Điều 30 Luật TTHC 2015
quy định vấn đề đối tượng xét xử vụ án hành chính bao gồm:
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết
định, hành vi sau đây: Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm
vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy
định của pháp luật; Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
1. Quyết định hành chính
Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì có thể thấy,
quyết định hành chính để trở thành đối tượng khởi kiện phải là quyết định cá
biệt, tồn tại dưới dạng văn bản, do cơ quan có thẩm quyền trong quản lí hành
chính nhà nước ban hành, áp dụng một lần với một hoặc một số đối tượng mà
việc áp dụng đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp

3


pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ,
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Hành vi hành chính

Theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì hành vi hành
chính trở thành đối tượng khởi kiện khi đảm bảo các yếu tố như: là hành vi hành
động hay không hành động của cơ quan có thẩm quyền trong quản lí hành chính
nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, giống như quyết định hành chính
thì hành vi hành chính bị khởi kiện khi đáp ứng thêm điều kiện đó là hành vi đó
phải làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
3. Các trường hợp loại trừ trong quyết định hành chính, hành vi hành
chính thuộc đối tượng khởi kiện.
Thứ nhất, Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí
mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định
của pháp luật. Theo pháp lệnh 30 năm 2000 của Bộ tư pháp về bảo vệ bí mật
nhà nước thì bí mật nhà nước là những tài liệu, thông tin nhà nước không công
bố trong một số lĩnh vực mà nếu bị lộ sẽ ảnh hưởng đến chính trị xã hội, anh
ninh quốc phòng của quốc gia.
Thứ hai, Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử
lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Các hành vi cản trở hoạt
động tố tụng của Tòa án là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người tham gia tố
tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây khó khăn, trở ngại cho Tòa án khi giải
quyết các vụ việc, ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ
việc. Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng này cần phải được thực
hiện nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án giải quyết vụ việc. Mặt
khác, nếu đây cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì có nghĩa là Tòa
án phải xem xét, phán quyết về quyết định do chính Tòa án ban hành là không
khách quan, không khả thi và không phù hợp với thực tiễn.
4


Thứ ba, Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của
cơ quan, tổ chức. Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì đây là

những quyết định thuộc nội bộ cơ quan tổ chức (khen thưởng, kỉ luật, chuyển
công tác…). Việc không quy định đây là đối tượng khởi kiện là vì Tòa án không
có khả năng phán quyết một vấn đề thuộc nội bộ cơ quan là hợp pháp hay
không hợp pháp. Mà đây là hoạt động thuộc về cơ quan quản lí hành chính nhà
nước chuyên môn. Việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án đối với khiếu kiện
hành chính về quyết định hành chính và hành vi hành chính mang tính nội bộ
của cơ quan, tổ chức sẽ dẫn tới sự can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý, điều
hành và không bảo đảm tính ổn định, tính có trật tự trong công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức.
4. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật này thì quyết định kỷ luật buộc
thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp
dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý
của mình. Có thể thấy, trong các hình thức kỉ luật cán bộ công chức thì hình
thức kỉ luật buộc thôi việc trở thành đối tượng khởi kiện vụ án hành chính mà
không phải là vấn đề thuộc nội bộ cơ quan bởi vì đây là hình thức kỉ luật nặng
nề, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tâm lí của người bị áp dụng nên để
Tòa án giải quyết sẽ đảm bảo sự công bằng, khách quan, đảm bảo lợi ích hợp
pháp của cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, luật quy định phải là công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục
trưởng và tương đương trở xuống vì với những chức danh từ tổng cục trưởng
trở lên (thứ trưởng, bô trưởng) sẽ bị áp dụng hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm
chứ không áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc.

5


5. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh

Vụ việc cạnh tranh được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh 2012.
Theo đó, thẩm quyền xử lí vụ việc cạnh tranh thuộc về Hội đồng xử lí việc cạnh
tranh hoặc thủ trưởng cơ quan quản lí cạnh tranh. Trong trường hợp, đương sự
không đồng ý với quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh sẽ yêu cầu giải quyết
khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng bộ công thương. Nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện quyết định
giải quyết khiếu nại đó lên Tòa án. Ở đây, luật tách đối tượng giải quyết khiếu
nại này ra thành đối tượng khởi kiện đặc biệt vì chỉ có quyết định giải quyết
khiếu nại mới là đối tượng khởi kiện. Sỡ dĩ, Luật không quy định về việc khởi
kiện trực tiếp quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh lên tòa án vì đây là vụ
việc mang tính chất thương mại, tòa án không đủ chuyên môn để giải quyết. Tòa
án chỉ có khả năng xem xét quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lí
hành chính trong trường hợp này.
6. Khiếu kiện danh sách cử tri
Đối với danh sách cử tri là đối tượng khởi kiện bao gồm danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Quốc hội, và trưng cầu dân ý. Đây là đối
tượng khởi kiện mang tính đặc biệt được đưa vào để đảm bảo quyền chính trị
của công dân (quyền bầu cử). Theo quy định, đối với trường hợp này thời hạn tố
tụng ngắn hơn so với các đối tượng khác vì đảm bảo cho hoạt động bầu cử được
diễn ra đúng thời điểm.

6


III. Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành
chính theo loại việc của Tòa án nhân dân
1. Một số điểm mới trong quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 về
thảm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc của Tòa án
Điều 30 Luật TTHC 2015 ngoài việc tiếp tục kế thừa các quy định của
Luật TTHC 2010 về những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án,

thì còn có những sửa đổi, bổ sung sau:
Thứ nhất, Nếu trước kia không có định nghĩa quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong luật tố tụng mà thay vào đó chỉ đơn thuần mang tính
chất liệt kê thì đến Luật TTHC 2015 đã có sự thay đổi. Tại Điều 3 Luật TTHC
2015 đã giải thích rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính. Đây là một sự thay đổi mang lại ý nghĩa lớn trong
việc xác định phạm vi khởi kiện theo hướng mở, không bị gò bó hay khuôn khổ
cứng nhắc. Liên quan đến vấn đề này, kèm theo đó là việc giải thích một số
vướng mắc trong việc điều chỉnh. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản
giải thích về việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
được xếp vào loại nào nếu như bị kiện?. Theo đó, giấy tờ này được coi là quyết
định hành chính. Điều này, giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất
trên phạm vi cả nước, tránh sự mâu thuẫn và không tương đồng giữa các vùng.
Thứ hai, Luật mới sử dụng phương pháp loại trừ đã hoàn thiện hơn về kĩ
thuật lập pháp, quy định rõ ràng các trường hợp loại trừ, đối với “Quyết định
hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật” đã bỏ cụm từ
“ theo danh mục do Chính phủ quy định” như Luật TTHC 2010 đã khắc phục
hạn chế việc thẩm quyền của Tòa án có thể bị giới hạn bởi quyết định của cơ
quan hành pháp. Bổ sung trường hợp bị loại trừ “Quyết định, hành vi của Tòa
án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt

7


động tố tụng”. Việc bổ sung này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đã được đề cập ở
phần trên.
Thứ ba, Nhằm mở rộng đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là “danh
sách cử tri trưng cầu ý dân” cho phù hợp với quy định của Luật Trưng cầu ý dân
năm 2015, khoản 4 Điều 30 Luật TTHC 2015 đã bỏ cụm từ “bầu cử đại biểu

Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” ở khoản 2 Điều
28 Luật TTHC 2010 và sửa đổi lại là “Khiếu kiện danh sách cử tri”.
2. Bàn luận một số vấn đề liên quan, kiến nghị pháp luật
Thứ nhất, Tại khoản 3, 4 Điều 3 Luật TTHC 2015 khi quy định về hành
vi hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Quy định “hành vi hành
chính là hành vi…” chưa thực sự rõ ràng, hơn nữa có nhiều hành vi là của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật nhưng không phải là hành vi hành chính. Chính vì thế cần có hướng
giải thích và quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 chỉ
quy định hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính, vậy còn hành vi của các cơ quan tổ chức khác trong
việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nếu trái pháp luật thì có được khởi
kiện không?. Đây là vấn đề cần được bàn luận và có kết luận cuối cùng, tránh
việc lúng túng trong thực tế nếu trường hợp này xảy ra.
Thứ hai, Đối với “Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm
vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy
định của pháp luật”, dù đã có những chỉnh lí phù hợp tuy nhiên pháp luật cũng
cần quy định rõ danh mục các loại quyết định và hành vi này. Bên cạnh đó, việc
giải thích quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ tại
Khoản 6 điều 3 Luật TTHC 2015 cần được cụ thể hóa hơn nữa trong các văn
bản hướng dẫn để người dân có thể hiểu rõ và dễ dàng thực hiện.
Thứ ba, Đối với các quyết định kỉ luật buộc thôi việc công chức giữ chức
vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống, cho phép khởi kiện vì nó là
8


quyết định nội bộ, ảnh hưởng đến quyền lao động của công dân được Hiến pháp
ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Nhưng vấn đề đặt ra là còn có đối tượng viên
chức được điều chỉnh theo Luật viên chức, theo quy định như hiện nay nếu viên
chức bị buộc thôi việc trái pháp luật sẽ không được khởi kiện theo thủ tục tố

tụng nào. Theo tinh thần tại Điều 4 Nghị định 75 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại thì việc khiếu nại, giải quyết khiếu
nại quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công
lập, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Tức là, viên chức có quyền
khiếu nại đối với quyết định này, trường hợp không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, trên thực tế có những tòa án
đã trả lại đơn khởi kiện của viên chức. Dẫn tới việc không thống nhất tron việc
áp dụng pháp luật. Như vậy, thiết nghĩ đối với các quyết định hành chính, hành
vi hành chính mang tính nội bộ nhưng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cũng cần cân nhắc, xem xét cho cá nhân, tổ
chức đó có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Trên đây là một số bàn luận và kiến nghị của cá nhân đối với thẩm quyền
xét xử vụ án hành chính của Tòa án theo loại việc.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền xét
xử vụ án hành chính của Tòa án theo loại việc giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về vấn đề này. Từ đó, làm cơ sở lí luận cho việc áp dụng pháp luật
trong thực tế, thực hiện tốt nhiệm vụ và công tác nghề nghiệp sau này, đảm đảo
tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng sai sót trong việc giải
quyết các yêu cầu, khiếu kiện của công dân. Trong thời gian tới, cần có những
thay đổi, bổ sung những quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, đặc biệt
là chú trọng đến hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định còn
chưa rõ, chưa được hiểu một cách thống nhất.

9


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................1

I. Một số vấn đề lý luận chung...........................................................................1
1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án...................................................................1
2. Phân loại thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án...................1
3. Ý nghĩa........................................................................................................2
II. Quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại
việc của Tòa án nhân dân...................................................................................3
1. Quyết định hành chính...............................................................................3
2. Hành vi hành chính.....................................................................................4
3. Các trường hợp loại trừ trong quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc đối tượng khởi kiện...............................................................................4
4. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống..................................................5
5. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh........................................................................................................5
6. Khiếu kiện danh sách cử tri.........................................................................6
III. Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
theo loại việc của Tòa án nhân dân....................................................................6
1. Một số điểm mới trong quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 về
thảm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc của Tòa án.....................6
2. Bàn luận một số vấn đề liên quan, kiến nghị pháp luật..............................7
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................9

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.


Luật tố tụng hành chính 2015
Luật tố tụng hành chính 2010
Luật khiếu nại 2011
Nghị định 75/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật

5.
6.

khiếu nại
/>Văn bản số 02/GĐ-TANDTC - Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành
chính, tố tụng dân sự.

11



×