M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
GVHD: TH ẦY TR ẦN DUY THANH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
Lê Hồng Yến
Trịnh Thị Ánh
Châu Thị Cẩm Tiên
Trương Thảo Nhi
Lương Thị Xuân Thảo
Trang Thu Thảo
71104406
71100171
71103564
71102433
71103252
71103261
KINH TẾ HỌC
KINH DOANH
M&A VÀ THƯƠNG VỤ
MUA BÁN PHỞ 24
1
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG.......................................................................................1
1.1
Tên đề tài:.............................................................................................................1
1.2
Mục tiêu:...............................................................................................................1
1.3
Mô tả vấn đề:........................................................................................................1
1.4
Phương pháp tiệp cận...........................................................................................2
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN.........................................................................2
2.1
M&A (MERGE AND ACQUISSION).................................................................2
2.1.1
M&A là gì? Hình thức và mục đích của việc mua bán và sát nhập?..............2
2.1.2
Thực trạng M&A Việt Nam............................................................................2
2.1.3
Thuận lợi đi liền nguy cơ của M&A..............................................................4
2.2
THƯƠNG VỤ THÂU TÓM PHỞ 24...................................................................5
2.2.1
Phở 24............................................................................................................5
2.2.2
Highlands coffee............................................................................................8
2.2.3
Juliibee.........................................................................................................10
PHẦN BA: TỔNG KẾT..................................................................................................12
3.1
Kết luận:.............................................................................................................12
3.2
Tài liệu tham khảo:.............................................................................................13
2
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Tên đề tài:
Hoạt động M&A ở Việt Nam và thương vụ thâu tóm Phở 24
1.2 Mục tiêu:
Thứ nhất, cung cấp các thông tin cũng như kiến thức về mua bán và sát nhậm doanh
nghiệp, nêu lên những lợi ích và bất lợi trong hoạt động M&A, ảnh hưởng của hoạt động
này đối với nền kinh tế.
Thứ hai, tìm hiểu về xu hướng và triển vọng của hoạt động M&A qua một số thương vụ
thâu tóm và sát nhập trên thị trường từ đó rút ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất giải
pháp thâu tóm và chống thâu tóm dành cho doanh nghiệp.
Thứ ba, tìm hiểu cụ thể thương vụ mua bán sát nhập một thương hiệu Việt nổi tiếng là
Phở 24 của Highlands Coffee và bên thứ ba là Jollibee để đưa ra một số nhận định, đánh
giá làm rõ cho một hiện tượng kinh tế
1.3 Mô tả vấn đề:
Vấn đề có thể thấy ở đây đó là: tại sao M&A ngày càng phổ biến và có dấu hiệu gia tăng
số thương vụ cũng như giá trị của thương vụ đó. Và tại sao ông chủ Phở 24 lại quyết định
bán “đứa con” thân yêu đã “nuôi dưỡng” hơn 10 năm và những bên liên quan đến thương
vụ này. Phân tích để có cái nhìn hoàn thiện hơn về một hoạt động kinh tế.
1.4 Phương pháp tiệp cận
Thu thập thông tin, kiến thức từ các bài báo, các trang web của các doanh nghiệp, đối
chiếu so sánh các công ty để có các nhìn tổng quát vấn đề và để cung cấp tư liệu cho việc
đưa ra những phân tích nhận định mang tính cá nhân của nhóm.
2
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN
2.1 M&A (MERGE AND ACQUISSION)
2.1.1 M&A là gì? Hình thức và mục đích của việc mua bán và sát nhập?.
Mua bán(Acquisition)
Định
nghĩa
Hình thức
Mục đích
Sát nhập(Merger)
Là mô tả việc mua lại nhà Là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty
xưởng thiết bị, một bộ phận hoặc mà sau đó thành một công ty duy nhất,
thậm chí toàn bộ công ty nào đó. các công ty còn lại chấm dứt sự tồn tại.
-Mua lại có thể thông qua mua Merger of equals – Sáp nhập ngang
bằng: khi các bên tham gia tương
cổ phiếu hoặc tài sản của công đương nhau về quy mô, vị thế cạnh
tranh, lợi nhuận và vốn hóa thị trường.
ty khác.
-Công ty bị mua lại có thể tiếp Hợp nhất: là sự kết hợp của 2 hay
nhiều công ty để tạo thành một công ty
tục tồn tại như một công ty phụ mới và chấm dứt sự tồn tại của các
công ty ban đầu.
thuộc.
Nhằm hướng đến công nghệ, nguồn vốn, thương hiệu, tài sản của công ty
bị mua bán và sáp nhập để làm gia tăng giá trị cho công ty nhận sáp nhập
3
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
hoặc đơn giản là loại bỏ đi một đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
2.1.2 Thực trạng M&A Việt Nam
Ngay từ những ngày cuối năm 2012 đầu năm
2013, thị trường sáp nhập doanh nghiệp
M&A của ta đã đón nhận nhiều thông tin
nóng hổi thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của
dư luận trong đó nổi lên là
Thương vụ Viettinbank bán 20% cổ phần với
mức giá 24.000 đồng/ cổ phiếu cho đối tác
Nhật Bản – bank of Tokyo, Mitsubishi UFJ
tổng giá trị giao dịch lên tới 743 triệu USD, tương đương 15.465 tỷ đồng
Hay những dự đoán ồn ào về việc Tân Hiệp Phát đang được đề nghị mua lại bởi
Cocacola. Và nếu quan điểm mở hàng của dân gian xưa là đúng thì năm 2013 thì trường
M&A của Việt Nam này hứa hẹn sẽ có nhiều móc son ấn tượng
Tuy còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự phát triển của M&A 2013 nhưng ý kiến đa số
vẫn cho rằng năm 2013 sẽ là một năm mà các ngành dược phẩm, logistic, tài chính, tiều
dung, chắc chắn sẽ có nhiều sôi động. ngành bệnh viên, y tế tuy nằm trong tầm ngấm
nhưng do quy định riêng nên sẽ có nhiều khó khăn hơn. Và bất động sản, nóng bỏng với
các dự án trao tay chắn hẳn sẽ làm dậy sóng M&A. Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng
nhiều của các nhà đầu tư mới đến từ Hàn Quốc, Thái Lan và sự đẩy mạnh đầu tư M&A từ
Nhật Bản và Mỹ sẽ là những yếu tố gây bất ngờ thú vị và mang đến cho doanh nghiệp
nhiều cơ hội trong một năm phức tạp như năm 2013
4
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
(Nguồn: IMAA)
2.1.3 Thuận lợi đi liền nguy cơ của M&A
Đến thời điểm này, có lẽ không cần nói nhiều người ta cũng đã thấy hết, hiểu hết giá trị
và sức mạnh mà M&A mang lại cho doanh nghiẹp, đặc biệt là khoản thời gian từ 2008
đến nay. Cũng nhờ M&A mà hàng trăm doanh nghiệp trên bờ vực đã được kéo lên, sống
sót và tồn tại, rất nhiều doanh nghiệp đã có bước phát triển ngoạn mục, vươn lên vững
bước trên thị trường. Thế nhưng ẩn trong các cơ hội thì nguy cơ luôn hiện hữu, nhất là
trong bối cảnh khó khăn luôn rình rập như hiện nay, mức độ rủi ro cũng cao hơn khi
doanh nghiệp của ta đã sức cùng lực kiệt và chỉ nghỉ đến M&A như là biện pháp cuối
cùng và đây cũng là cơ hội ngàn vàng cho các doanh nghiệp muốn thông qua M&A có ý
đồ thâu tóm không thân thiện của mình
Giải pháp tối ưu cho hoạt động M&A ở thị trường trong nước:
Trước hết, doanh nghiệp nên tìm hiểu xem liệu rằng mục tiêu M&A của đối tác và của
mình có tương đồng hay không.
Thứ hai, mình cần xác định rằng mình muốn gì khi tiến tới thương vụ M&A.
Thứ ba là phải luôn ở thế chủ động ký kết, đàm phán, thực hiện M&A và đặc biệt phải
luôn có kịch bản cho những trường hợp xấu nhất.
5
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Có như vậy, khi gặp những rào cảng trong quá trình đi tìm giải pháp tối ưu của hoạt động
M&A của mình doanh nghiệp mới có thể tháo gỡ, vượt qua và tiến tới một thương vụ
M&A thành công và hiệu quả
2.2 THƯƠNG VỤ THÂU TÓM PHỞ 24
Thương vụ mua bán Phở 24 gần đây khá đình đám trên các trang báo, không phải chỉ bởi
giá trị giao dịch (được dự đoán là 20 triệu USD) mà còn về tính chất của việc mua bán
được các bên lien quan giữ kín, còn ông chủ Phở 24 Lý Quí Trung thì không hề lên tiếng.
Và để làm sáng tỏ vấn đề, nhóm sẽ đi theo hướng
Phở 24
phân tích các bên liên quan bao gồm: Phở 24,
Highlands coffee và jullibee. Sau khi có những
dữ kiện từ việc phân tích trên nhóm sẽ tiến hành
trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao ông Lý Quí Trung lại quyết định bán
Phở 24?
- Tại sao Highlands coffee với hình thức và sản
phẩm kinh doanh khác với Phở 24 lại quyết Highlands
Joliibee
tâm mua nhưng sau đó lại bán 50% cổ phần
coffee
cho Jullibee?
- Và tại sao Jullibee lại mua lại phở 24?
2.2.1 Phở 24
Chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc
tập đoàn Nam An Group, tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước
Kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu.
Tên Phở 24 có nghĩa là 24 thứ gia vị; giá của một tô phở là 24.000 vnd; 24 giờ
trong một ngày với hy vọng các cửa hàng Phở 24 sẽ không bao giờ đóng cửa
trên toàn thế giới; cần 24h để có được nồi nước dùng thơm ngon.
Được ví như một MC Donald’s của phở bò Việt Nam
Cửa hàng đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại đường Nguyễn Thiệp,
đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh
địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn. Năm 2005,
Phở 24 có mặt tại thủ đô Jakarta, Indonesia, với hình thức nhượng quyền
franchise để mở đầu cho công cuộc “quốc tế hoá” thương hiệu. Năm 2006,
VinaCapital đầu tư 3 triệu USD (tương đương 30% cổ phần) vào Phở 24. Đến
tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 60 cửa hàng trong nước, tại thành phố
6
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương và 17 cửa
hàng nước ngoài tại Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn
Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Úc) và Hồng Kông. Qua đây cho
thấy, tốc độ phát triển của Phở 24 còn nhanh hơn tốc độ phát triển của thương
hiệu đồ ăn nhượng quyền đắt nhất Việt Nam – KFC.
Vào năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 & 2009. Phở 24 liên tiếp thắng giải
“The Guide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times,
Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng.
Chủng loại sản phẩm đa dạng với: phở tươi, phở gói, bún, lẩu, cơm tấm, món
ăn kèm (chả giò, bì cuốn…), món tráng miệng, nước giải khát.
Phở 24 Tấn công vào thị trường phở hạng sang vì:
Thị trường này không quan tâm nhiều đến giá cả (khách hàng có
thu nhập cao chấp nhận mức giá cao nếu nhu cầu được đáp ứng).
Quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hóa, mức độ an toàn vệ sinh,
phong cách phục vụ.
Chú trọng phục vụ khách nước ngoài, khách du lịch.
Có thể nói chiến lược phát triển của Phở 24 là trở thành fastfood hàng đầu của
Việt Nam vì thế đối thủ cạnh tranh không chỉ là các thương hiệu phở trong
nước mà đối thủ cạnh tranh của Phở 24 còn là: BBQ chicken, Lotteria, KFC,
MC Donald’s…
7
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Nói thêm về hình thức nhượng quyền thương hiệu franchise:
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.
5 yếu tố quan trọng trong việc nhượng quyền thương hiệu: bản sắc thương hiệu; vị trí
đặt quán; quản lí con người; nỗ lực tiếp thị và chiến lược dài hạn.
Loại hình franchise của Phở 24 là nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, mô
hình này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện
mức độ hợp tác và cam kết cao nhất của 2 bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến
dài hạn (20-30 năm)
Điều kiện của bên nhận quyền phở 24 là:
+ Đam mê với thương hiệu phở 24
+ Cam kết về việc phát triển thương hiệu
+ Có kiến thức tốt về địa phương, có khả năng tìm được địa điểm tốt
+ Hiểu biết về kinh doanh lương thực phẩm, đủ nguồn lực tài chính
+ Có lý lịch về kinh doanh và quản lý ấn tượng
Bên được nhượng quyền phải trả cho chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 một khoản chi phí
ban đầu và khoản chi phí hàng tháng:
Phí ban đầu: phí này dành cho việc gia nhập và huấn luyện tại chuỗi cửa hàng đã thành lập
của Phở 24. Phí này được trả hết 1 lần ngay sau khi thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được
kí kết.
Phí hàng tháng: chi phí sử dụng nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác từ phía chủ thương
hiệu Phở 24 trong khoảng thời gian 5 năm.
Sự thành công của các thương hiệu Việt Nam khi nhượng quyền là rất ít và Phở 24 là một
trong những mô hình franchise thành công đầu tiên ở Việt Nam.
Vậy, tại sao ông Lý Quý Trung lại quyết định bán đi thương hiệu Phở
24?
Kịch bản kinh tế thứ nhất:
yếu tố đặc sắc trong sản phẩm và dịch vụ của Phở 24 không còn rõ nét: phở
sạch, phục vụ chuyên nghiệp, chỗ ngồi tiện nghi, kết nối wifi tại nhà hàng chỉ
8
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
mang lại những thành công ban đầu→ không bền vững và dễ bắt chước→ xuất
hiện những bản sao như Phở 5 Sao, Phở KCC.
Hiệu quả hoạt động của chuỗi Phở 24 không nhưng mong đợi và có dấu hiệu đi
xuống. Bị người tiêu dùng chê đắt (tăng từ 24.000 đồng/tô năm 2003 lên 39.000
đồng/tô năm 2012), chất lượng dịch vụ sa sút, không đảm bảo được chất lượng đồng
nhất trong chuỗi. Phở là món ăn đặc biệt mang yếu tố địa phương hóa rất rõ nét, cho
nên việc cố gắng tạo ra một mùi vị chung trong tô phở mà cả người Hà Nội lẫn Sài
Gòn cùng chấp nhận là rất khó. Phở 24 gặp một số khó khăn trong việc quản lý chuỗi
tiệm phở, vì họ không có kinh nghiệm quản lý chuỗi.
việc cam kết cho người mua nhượng quyền của Phở 24 vẫn tồn tại nhiều vấn
đề: số tiền người mua phải bỏ ra để nhận nhượng quyền khoảng 80.000 USD
(theo Forbes), và một cửa hàng nhượng quyền phải chi khoản phí từ 20.000 đến
25.000 USD, sau đó là từ 2-3% tổng doanh thu hàng năm. song Phở 24 lại chưa có
chính sách hỗ trợ tài chính.
khả năng quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ: sự không đồng nhất về
chất lượng của nước dùng hay bánh phở khi đến ăn ở những nhà hàng khác
nhau.
Kịch bản kinh tế thứ 2:
Như chúng ta đã biết, Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành
nhiều thương hiệu, những chuỗi nhà hàng nổi tiếng khác như là An Viên, Maxim’s
Nam An, Thanh Niên, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café,…
Và việc lùi bước của người được mệnh danh là “vua nhượng quyền” Lý
Quý Trung có thể là một bước đi khôn ngoan. Một kế sách “lùi hai bước,
tiến ba bước”.
Nói thêm, chiến lược rút khỏi thị trường khi không còn hoạt động tốt nửa
hay có những “đại gia” có năng lực và ngã một cái giá tốt cho thương hiệu
của mình đều rất đáng xem xét. Việc bán đi thương hiệu Phở 24 có thể là
một tiền đề để phát triển những ý tưởng kinh doanh hay phương hướng đầu
tư trong tương lai của ông. Điển hình là dự án Culture (đi tìm và hỗ trợ cho
các ý tưởng kinh doanh trẻ) của ông vừ giành chiến thắng trong cuộc thi
“hành trình không ngừng bước tới” của hang Johnie Walker.
2.2.2 Highlands coffee
Highlands Coffee là một thương hiệu của Công ty Cổ phần Việt Thái Quốc Tế (VTI).
9
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Mục tiêu của Công ty là dẫn đầu ngành hàng
bán lẻ cao cấp tại Việt Nam.
Highlands Coffee phục vụ đầy đủ từ những
loại cà phê nổi tiếng của thế giới cho đến
món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam.
Vấn đề đồng nhất chất lượng toàn hệ thống
rất được xem trọng và họ kiên quyết không
nhượng quyền..
Highlands Coffee chọn phân khúc doanh
nhân để phục vụ giống với Starbuck hay café
Trung Nguyên.
Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền
đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện
đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị
là một thương hiệu cà phê sang trọng, sành
điệu.
Thực đơn thức uống của Highlands Coffee rất đa dạng và phong phú, ngoài ra còn có rất
nhiều loại kem để cho bạn chọn lựa.
Giá café trung bình của Highland coffee từ 30.000 - 75.000 đồng có phần cạnh tranh hơn
so với Giá một ly cà phê Starbucks đang bán tại Việt Nam, từ 60.000 - 90.000 đồng.
Highlands Coffee đã trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn thứ hai Việt Nam với 54 chi
nhánh. Đồng thời ấn tượng thương hiệu được ghi dấu khá chắc chắn. Thừa thắng xông
lên, VTI tiếp tục đưa những thương hiệu nổi tiếng về Việt Nam như Hard Rock Café,
Emporio Armani Caffé hay Nike.
Trả lời câu hỏi: Tại sao Highland coffee lại mua Phở 24 dù hình thức kinh doanh
chuỗi khác nhau? và sau khi mua lại bán cho Julibee phân nửa cổ phần?
Kịch bản kinh tế thứ nhất:
Việc Highland coffee mua lại Phở 24 sau đó bán lại phân nửa cổ phần cho Jullibee có thể
đơn thuần vì động cơ tài chánh, việc mua bán đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận. Có thể
việc mua toàn bộ Phở 24 sau đó sáp nhập vào Highlands rồi mới bán tiếp 50% cổ phần
của Highlands tại Việt Nam cho Jollibee là chiến lược của Highlands nhằm gia tăng giá
trị cho thương hiệu này trong việc định giá (mua xong phở 24 thì Highlands mới bán
50% cổ phần ở VN (có thông tin là 49%) cho Jollibee). Giá trị của thương vụ (thực hiện
qua công ty con của JolliBee là JolliBee Worldwide) là 25 triệu USD và Và nếu đúng như
vậy thì việc Phở 24 và Highlands Coffeee khác nhau về hình thức kinh doanh chuỗi
không còn quan trọng nửa.
Kịch bản kinh tế thứ hai:
Để mở rộng/đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nên Highland coffee muốn mua lại Phở
24. Highlands đưa thương hiệu phở 24 vào danh mục menu của mình hay cũng chính là
bước chuẩn bị để “chào đón” đối thủ “bự con” starbuck vừa vào Việt Nam gần đây. Chưa
rõ doanh số toàn bộ chuỗi Phở 24 sẽ ra sao, nhưng riêng số tô phở tiêu thụ hàng ngày
chắc chắn tăng thêm đáng kể nhờ số lượng outlet tăng thêm của Highlands và những thay
đổi rõ rệt. Đầu tiên là xu hướng giảm giá, bình thường một tô phở ở đây có giá 50.000
10
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
đồng nay chỉ còn 39.000 đồng. Bên cạnh đó là chương trình kích cầu mang tên “Phở 24 Ăn lúc nào cũng ngon” kéo dài 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6-2012.
Kịch bản kinh tế thứ ba:
việc bán lại 49% cổ phần cho Jullibee cũng có thể do hiện nay thương hiệu đang cần vốn
để phát triển minh chứng là VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với
lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016 khi đạt thõa thuận với Jullibee. Và nguồn vốn
ấy có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sau này, để mở rộng hình thức kinh doanh
hay cũng có thể chỉ để cạnh tranh với Starbuck.
2.2.3 Juliibee
Jollibee là thương hiệu nổi tiếng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Phillipines do Tony
Tan Caktiong sáng lập
Sau hai mươi năm phát triển, Jollibee trở thành một trong những thương hiệu được biết
đến nhiều nhất ở Philippines và thu về lợi nhuận khổng lồ nhờ các cửa hàng kinh doanh
nhượng quyền (franchise).
Đối tượng phuc vụ: Không chỉ nhắm
đến giới trẻ, Jollibee đưa ra khái niệm
“Ngôi nhà rộng mở”, để mở rộng đối
tượng khách hàng ra tất cả các thành
viên trong gia đình.
Bí quyết thành công: Tập trung vào ba
tiêu chí đơn giản, giá rẻ và ngon miệng.
Các món ăn Jollibee đơn giản, không
phải là thứ xa xỉ nhưng phải được nấu
thật ngon, thu hút thực khách có thu
nhập trung bình có đến ăn thường xuyên
Lợi thế cạnh tranh: Đối tượng hướng đến chủ yếu là các em nhỏ kéo theo 1 số lượng lớn
khách hàng la ba mẹ người thân trong gia đình. Giá cả hợp lý va có phần rẻ hơn so vớ i
KFC, Lotteria.... Thức uống đa dạng mới lạ.
Joliibee thâu tóm Higndlands coffee như thế nào?
Jolibee đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ
phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu và để
đổi lại số cổ phần trong VTI, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD
với lãi suất chỉ 5%. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để
đầu tư cho tương lai.Đây là một thương vụ được Jollibee đánh giá cao, bởi vì ngay trước
khi đặt bút ký với VTI, họ đã quyết định bán chuỗi cà phê Ti-Amo của Hàn Quốc mới sở
hữu được hơn một năm. Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands
Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam,
Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước). jollibee cho biết, bên cạnh việc
tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands
Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia
tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận
đạt chất lượng hàng đầu.
11
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Tầm nhìn
và
tham
vọng của
Jollibee tại
cả
thị
trường Việt
Nam lẫn
Philippines
buộc
họ
phải mua cổ phần hai thương hiệu Việt lớn, nếu muốn đứng vững trước sức cạnh tranh
khốc liệt từ các đối thủ mạnh về thức ăn nhanh như KFC, Subway, Lotteria.
Việc mua lại Phở 24 chỉ là bước đầu của lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24
của Jollibee,để tham gia lâu dài ở Việt Nam họ cũng đã cân nhắc rất kỹ và dường như vụ
mua Phở 24 thông qua Highlands Coffee của Jollibee là để khai thác thương hiệu này cho
toàn bộ chuỗi bán lẻ của tập đoàn này ở Philippines, cũng như khai thác trên các thị
trường khác trên thế giới.
Tại sao Jollibee chỉ mua 50% cổ phần của highlands coffee?
Kịch bản kinh tế tứ nhất:
Để trả lời câu hỏi này có lẽ chúng ta nen đặt vấn đề ngược lại tại sao jollibee phải mua
100% điều đó có cần thiết không khi hai bên hoạt động ở hai lĩnh vực tương đối có sự
khác nhau một bên chuyên về thức ăn nhanh một bên chủ yếu là coffee.
Một cửa hàng nhanh có nên hết mình đầu tư một số tiền lớn vào coffee khi nó chỉ là sản
phẩm đi kèm, và cái cần ở một cửa hàng thức an không phải la chuyên về một loai thức
uống mà phải đa dạng, mới lạ . Và mục tiêu chính của Jollibee ở đây là mượn tthương
hiệu để mở rộng thị trường khuye6ch1 trương tên tuổi làm gia tăng giá trị gia tăng
thương hiệu, khẳng định chổ đứng để có thể vững vàng trong cuộc chạy đua với KFC,
Lotteria.
Kịch bản kinh tế thứ hai:
Jollibee chỉ mua phân nửa là do thiếu vốn nhưng có vẻ giả thuyết này có vẻ không thuyết
phục. Jollibee có thừa lý do khi không đầu tư một số tiền lớn vào lĩnh vực không chuyên
và cũng không quan trọng thiết yếu đối với lĩnh vực hoạt động của mình, thay vào đó họ
có thể sử dụng số tiền đó để mở rộng nâng cao chất lượng cửa hàng
Kịch bản kinh tế thứ ba:
Suy nghĩ ngược lại. Không phải Joliibee không muốn mua mà chính là Highlands coffee
không muốn bán. Và liệu Highlands coffee một thương hiệu đã có một vi trí tạm goi la
vững chảy trên thi trường có đồng ý bán nếu jollibee muốn mua.
Kịch bản kinh tế thứ tư: đây có thể không chỉ là một hoạt động mua bán bình thường.
Mà đó là một kế hoạch hơp tác của 2 bên để Highlands để huy động vốn cho những đầu
tư vào các thị trường mục tiêu khác, mở rộng hoạt động điều này có thể được chứng minh
qua việc goài chi ra 25 triệu mua cổ phần Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm
35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%
12
M&A và thương vụ mua bán Phở 24
Nhóm
Tại sao Jollibee lại không mua trực
tiếp phở 24 mà lại mua gián tiếp?
Kịch bản kinh tế thứ
nhất:
Theo nguyên tắc làm một được hai thì lúc
nào cũng hấp dẫn hơn là làm hai được hai.
Cũng theo nguyên tắc đó bằng việc gián
tiếp Jollibee đã có thể được 2 thương hiệu
dù bề nổi họ chỉ thâu tóm một và có lẽ đây
là một chiến lược, một kế hoạch đã được
thỏa thuân trước với Highlands coffee vi theo những gì phân tích ở trên ta cũng có lý do
để tin rằng Highlands mua Phở 24 chi la hoạt động tài chính mua rồi bán lại với giá cao.
Kịch bản kinh tế thứ hai:
Có một giả thuyết khác là Highlands coffee thâu tóm Phở 24 trước và sau đó Jollibee
mua lai highland va vô tình có được Phở 24 và không có nghiệp vu mua bán gián tiếp gì
ở đây nhưng với những phân tích ở trên thì giả thuyết này có phần thiếu thuyết phục.
Và nếu jollibee trực tiếp mua Phở 24. Cả hai đều hoạt động trong lĩnh vực thức ăn và
cùng áp dụng mô hình franchise toàn diện, Phở 24 lại có thể gọi là một trong những
thương hiệu hàng đầu, tiên phong và đại diện thành công ở mô hình franchise, nếu để bi
thâu tóm dễ dàng toàn bộ cổ phần liệu có ảnh hưởng đến thương hiệu của tập đoàn An
Nam và dư luân sẽ đánh giá như thế nào về năng lực của doanh nhân Việt Nam nói chung
và của ông Lý Quý Trung nói riêng.
3
PHẦN BA: TỔNG KẾT
3.1 Kết luận:
Khi chưa hiểu rõ được những sự việc bên trong thương vụ mua bán Phở 24, chúng ta
thường sẽ có những cảm giác không được dễ chịu khi một thương hiệu nổi tiếng thuần
việt lại rơi vào tay của các “đại gia” nước ngoài. Sauk hi phân tích được vấn đề và cáo cái
nhìn tổng quan hơn chúng ta sẽ thấy, dù chủ Phở 24 có là ai thì “Phở” vẫn là của người
Việt Nam, vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, và việc Highlands và Jollibee mua lại Phở 24 sẽ
góp phần quản bá hình ảnh Việt Nam qua sự phát triển của chuỗi Phở 24 sau này.
3.2 Tài liệu tham khảo:
13