Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.66 KB, 17 trang )

1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
Tên giao dịch: LienViet Post Joint Stock Commercial Bank
Tên viết tắt: LienVietPostBank
Vốn điều lệ: 6.460.000.000.000 đồng
Ngày thành lập: 28/03/2008
Hội sở chính: 109 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thành viên chủ chốt bộ máy lãnh đạo:
- Ông Dương Công Minh (Chủ tịch Hội đồng quản trị)
- Ông Phạm Doãn Sơn (Tổng giám đốc)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền
thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành
lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện
là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại ViệtNam. Các cổ đông
và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng
lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân
hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software
Limited…LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở
phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: Số 135 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3


2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần
Chi nhánh Hà Nôi - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được thành lập vào
ngày 4/6/2008 với cơ cấu và mô hình được xây dựng căn cứ theo Giấy phép số
91/GP- NHNN ngày 28/3/2008 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
quyết định về việc ban hành mô hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh/Sở giao dịch
thuộc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
1.2.1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH:
Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được thành lập với chức
năng mở rộng thị phần của Ngân hàng trên địa bàn cũng như thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình
thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác
Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
Hùn vốn và liên doanh theo quy định của pháp luật
Thực hiện vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của
các tổ chức tín dụng khác
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Kinh doanh ngoại tệ, vàng, thanh toán
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
1.2.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
LienVietPostBank Chi nhánh Hà Nội gồm 5 đơn vị:
Chi nhánh chính – Xã Đàn
PGD Đống Đa – Thái Hà
PGD Trần Đăng Ninh – Trần Đăng Ninh
PGD Liễu Giai – Liễu Giai

PGD Ba Đình – Hàng Bún
Trong đó, Chi nhánh chính tại Xã Đàn được xây dựng theo mô hình sau:
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
(Nguồn: Quyết định về ban hành cơ cấu tổ chức Chi nhánh của Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt)
1.2.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY LÃNH ĐẠO
Giám đốc: Phạm Ngọc Hiếu quản lý chung toàn chi nhánh.
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện toàn bộ các
hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 1 cách hiệu quả, an toàn nhằm
đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu kinh doanh từng thời kì dảm bảo tuân
thủ các quyết định nội bộ, quy định pháp luật.
Phó Giám đốc: Nguyễn Thanh Hà quản lý Phòng Khách hàng và Phòng Quản
lý Tín dụng.
Nhiệm vụ: Hỗ trợ, giúp việc cho giám đốc, quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện toàn bộ các hoạt động, nhiệm vụ của chi nhánh một cách hiệu quả, an toàn
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu kinh doanh từng thời kì đảm bảo
tuân thủ các quy định nội bộ, quy định pháp luật. Quản lý, tổ chức thực hiện có
hiệu quả và đạt các mục tiêu đề ra đối với mảng hoạt động kinh doanh được giao.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
Chi nhánh Hà Nội
Ban Giám đốc Kiểm tra kiểm soát
nội bộ
P. Quản lý tín
dụng
P. Kế toán-
Ngân quỹ

Thẩm định
tài sản
Quản lý tín
dụng
Kế toán - IT
Teller
Ngân quỹ
Phát triển
kinh doanh
Khách hàng
doanh nghiệp
Khách hàng
cá nhân
P.Tổng hợp
Kế hoạch
tổng hợp
Hành chính
nhân sự
P. Khách hàng
Tài trợ
thương mại
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
1.2.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC PHÒNG BAN
a. Phòng Khách hàng thuộc Chi nhánh thực hiện chức năng:
Tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Liên Việt;
Phát triển thị trường trên địa bàn được giao và phát triển cơ sở khách hàng;
Thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
b. Phòng Quản lý tín dụng thuộc Chi nhánh thực hiện chức năng:

Thực hiện nghiệp vụ quản lý tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo,
hỗ trợ tín dụng;
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc xây dựng chính sách quản lý
tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản, hỗ trợ tín dụng.
c. Phòng Kế toán – Ngân quỹ thực hiện chức năng:
Thực hiện quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại Chi nhánh;
Thực hiện công tác tin học, nghiệp vụ IT cho Chi nhánh;
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, công tác
thanh toán huy động và thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ.
d. Phòng Tổng hợp thực hiện chức năng:
Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp và quản lý hành chính – nhân
sự tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Liên Việt;
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh để đề xuất với các cơ quan có thẩm
quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của Phòng.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI – NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI – NGÂN
HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Để có thể thấy được tình hình tài chính của LienVietPostBank Chi nhánh Hà
Nội biến động như thế nào qua các năm 2010 – 2011 – 2012, ta tiến hành phân tích
các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của Chi nhánh trong giai đoạn này.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nội các năm 2010-2011-2012
So sánh năm 2012/2011
%tăng giảm

-12.4
27
103.7
105.7
24.8
-19.2
63.3
65.7
-100
21.4
-28.8
63.3
64.1
21.6
61.1
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội)
Số tăng giảm
-2,783
1,426
1,927,861
98,600
2,336
-178,547
1,848,892
1,855,544
-200
9,125
-15,576
1,848,892
135,648

3,550
139,198
So Sánh năm 2011/2010
%tăng giảm
31.3
-65.6
9.3
0
-18.7
299
41
63.2
-132,154
11.9
40.9
41
7.7
16
Số tăng (giảm)
5,330
-10,070
158,447
0
-2,171
698,047
849,582
1,093,668
-264,308
4,529
15,694

849,582
15,057
16,450
31,507
2012
%
0.4
0.2
79.4
4.0
0.2
15.8
100
98.1
0
1.1
0.8
100
94.6
5.4
100
Số tiền
19,580
6,708
3,786,661
191,871
11,769
752,984
4,769,574
4,679,287

0
51,792
38,494
4,769,574
347,125
20,000
367,125
2011
%
0.8
0.2
63.6
3.2
0.3
31.9
100
96.7
0.01
1.49
1.9
100
92.8
7.2
100
Số tiền
22,363
5,282
1,858,800
93,271
9,433

931,531
2,920,682
2,823,743
200
42,667
54,070
2,920,682
211,477
16,450
227,927
2010
%
0.8
0.7
82.1
4.5
0.6
11.3
100
83.5
12.8
1.8
1.9
100
100
0
100
Số tiền
17,033
15,352

1,700,353
93,271
11,604
233,484
2,071,100
1,730,075
264,508
38,138
38,376
2,071,100
196,420
0
196,420
Chỉ tiêu
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
Tiền gửi tại NHNN
Cho vay khách hàng
Chứng khoán đầu tư
Tài sản cố định
Tài sản có khác
TỔNG TÀI SẢN
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tiền gửi của khách hàng
Phát hành giấy tờ có giá
Các khoản nợ khác
Vốn và các loại quỹ
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Các cam kết đưa ra
TỔNG CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG
A
I
II
III
IV
V
VI
B
I
II
III
IV
C
I
II
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Qua bảng cân đối kế toán rút gọn của Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt tại thời điểm cuối các năm 2010 – 2011 – 2012 ta có thể rút ra một
vài nhận xét về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Chi nhánh như sau:
∗ Về tài sản: Năm 2011 được xem là một năm nhiều khó khăn đối với nền
kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng. Các tổ chức tài chính cạnh
tranh gay gắt trong khuôn khổ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (trần huy động lãi suất, quy định về lãi suất áp dụng với
các khoản tiền gửi dưới 1 tháng và rút trước hạn…). Tuy nhiên, LienVietPostBank
vẫn tự tin vượt qua những khó khăn và xác định “tiến chứ không lùi”. Cuối năm
2011, tổng tài sản của Chi nhánh Hà Nội ước đạt 2,920,682 triệu VND tăng

849,582 triệu VND (41%) so với cùng kỳ năm 2010; tới thời điểm cuối năm 2012
con số này đã tăng tới 63.3% đạt 4,769,574 triệu VND. Trong cơ cấu tài sản của
Chi nhánh, bộ phận các tài sản được hình thành từ các khoản cho vay khách hàng
chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 60 - 80% cơ cấu tài sản của Chi nhánh, với xu hướng
tăng trưởng ổn định qua các năm. Cuối năm 2011, giá trị các khoản cho vay là
1,858,800 triệu VND tăng 9.3% so với cùng kỳ 2010 và tới cuối năm 2012 thì giá
trị loại tài sản này tăng đột biến 103.7% so với năm 2011; đạt 3,786,661 triệu
VND. Có thể thấy rằng trong năm 2012, Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động tín
dụng, tăng cường công tác giải ngân cho khách hàng.
Một số bộ phận tài sản khác của Chi nhánh lại có sự biến động thất thường:
thời điểm cuối năm 2011 so sánh với cuối năm 2010, tài sản với tính thanh khoản
cao gồm tiền mặt, vàng, đá quý tăng 5,330 triệu VND (31.3%); tiền gửi NHNN
giảm tới 10,070 triệu VND (65.6%). Tới cuối năm 2012 thì giá trị hạng mục tài sản
có tính thanh khoản cao ( tiền mặt, đá quý và tiền gửi NHNN) có chiều hướng giảm
sút: từ 27,645 triệu VND cuối năm 2011 xuống còn 26,288 triệu VND cuối năm
2012, điều này có thể gây ra một số rủi ro về tính thanh khoản cho Chi nhánh nếu
như nhu cầu thanh khoản tăng lên bất thường.
Các loại tài sản khác như Chứng khoán đầu tư, tài sản cố định và tài sản có
khác hầu hết đều có sự gia tăng về mặt giá trị trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh nhưng đây đều là
những bộ phận có vai trò quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh. Xét trong bối
cảnh kinh tế “buồn” và tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng ngày càng gia tăng như năm
2012, thì cơ cấu tài sản của Chi nhánh có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Khi các
khoản cho vay khách hàng gia tăng, ban lãnh đạo Chi nhánh cần quan tâm hơn tới
vấn đề rủi ro tín dụng, cẩn thận hơn trong việc đánh giá các dự án vay vốn và đảm
bảo lượng tiền dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước đúng theo quy định.

∗ Về nguồn vốn: Cũng giống như đa số các Ngân hàng khác, trong cơ cấu
nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của khách hàng chiếm
phần lớn từ 80 – 98%, cụ thể tại thời điểm cuối các năm 2010 – 2011 - 2012 lần
lượt là 1,730,075 triệu VND; 2,823,743 triệu VND (tăng 63.2% so với năm 2010)
và 4,679,287 triệu VND (tăng 65.7% so với năm 2011). Trong bối cảnh thị trường
tài chính ngân hàng gặp nhiều biến động tiêu cực, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt
trong hoạt động huy động vốn thì việc nguồn tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh
có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm là dấu hiệu tốt. Kết quả này đạt được là
nhờ vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng và phù
hợp với nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tuân thủ quy định của Pháp luật, tiếp tục
áp dụng các chính sách huy động vốn ưu đãi dành cho khách hàng để tạo đà tăng
trưởng huy động vốn và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng của Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nội.
Các nguồn vốn khác như phát hành giấy tờ có giá và các khoản nợ khác chiếm
tỷ trọng không cao. Giá trị các khoản nợ khác của Chi nhánh có chiều hướng gia
tăng; từ 38,138 triệu VND cuối năm 2010 tăng 4,529 triệu VND lên 42,667 triệu
VND vào cuối năm 2011 và lên tới 51,792 triệu VND cuối năm 2012. Khoản nợ
gia tăng có thể giúp Chi nhánh tăng thêm vốn để kinh doanh, sử dụng như 1 đòn
bẩy tài chính nhưng đồng thời cũng làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của Chi nhánh, do
vậy Ban lãnh đạo cần quản lý tốt nguồn vốn này để phòng tránh các rủi ro có thể
xảy ra.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Một thành phần hết sức quan trọng khác trong cơ cấu nguồn vốn của Chi
nhánh là vốn và các loại quỹ mặc dù bộ phận này có tỷ trọng không cao, chỉ từ 1 –
2%. Giá trị vốn và quỹ tăng 40.9% trong giai đoạn 2010 – 2011 (38,376 triệu VND
- 54,070 triệu VND) tuy nhiên lại giảm 28.8% trong giai đoạn 2011 – 2012 (54,070
triệu VND - 38,494 triệu VND). Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn khá dồi

dào từ khách hàng, quy mô lớn qua đó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu
được lợi nhuận cao. Nguồn vốn huy động không những giúp cho Chi nhánh bù đắp
được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua
huy động vốn, Chi nhánh còn có thể nắm bắt được năng lực tài chính của khách
hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Qua đó, Ngân hàng có căn cứ để xác định
mức vốn đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp
thời tệ tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng.
Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Vốn và các loại quỹ chiếm tỷ trọng
nhỏ, nhưng giá trị khá lớn (38,376 triệu VND – 54,070 triệu VND) có thể đáp ứng
được nhu cầu tín dụng cấp bách và sử dụng để cho vay trung và dài hạn nhưng
không được vượt quá một tỷ lệ nhất định vì điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả
năng thanh toán của Chi nhánh.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh khá hợp lý và giúp Chi nhánh
hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế giai đoạn 2010 - 2012.
2.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN
LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Để có thể thấy rõ tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động của
LienVietPostBank Chi nhánh Hà Nội biến động như thế nào qua các năm 2010 –
2011 – 2012, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của
Chi nhánh trong giai đoạn này.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nội các năm 2010-2011-2012
Đơn vị: triệu VND
So sánh năm 2012/2011
%tăng giảm
28.9
-33.5

7.6
60.9
52.3
2.6
482.6
-29.6
0
-29.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội)
Số tăng giảm
25,372
-2,885
77
-1,681
19,404
1,479
17,407
-15,929
0
-15,929
So Sánh năm 2011/2010
%tăng giảm
38.6
30.7
119.3
-1,569.1
45.7
27.6
-46.3
40.5

0
40.5
Số tăng (giảm)
24,435
2,025
549
-2,950
11,623
12,435
-3,107
15,542
0
15,542
2012
Số tiền
113,092
5,728
1,086
-4,443
56,488
58,975
21,014
37,960
0
37,960
2011
Số tiền
87,720
8,613
1,009

-2,762
37,084
57,496
3,607
53,889
0
53,889
2010
Số tiền
63,285
6,588
460
188
25,461
45,061
6,714
38,347
0
38,347
Chỉ tiêu
Thu nhập lãi thuần
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác
Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng RRTD
Chi phí dự phòng RRTD
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
STT
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
Qua bảng kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh
Hà Nội tại thời điểm cuối các năm 2010 – 2011 - 2012, ta có thể thấy một vài điều
về tình hình kinh doanh của Chi nhánh như sau:
Nhìn chung kết quả kinh doanh cuối các năm, Chi nhánh đều có lãi và không
phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhờ đó Chi nhánh tiết kiệm được một khoản
chi phí đáng kể. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế có sự thay đổi không đồng đều,
thất thường. Tổng lợi nhuận trước thuế cuối năm 2010 là 38,347 triệu VND, tới
cuối năm 2011 đã tăng 40.5% lên tới 53,889 triệu VND; nhưng xét tới thời điểm
cuối năm 2012 lại chỉ đạt 37,960 triệu VND giảm 29.6% so với cùng kỳ 2011.
Năm 2011 là một năm đầy thử thách và khó khăn với ngành ngân hàng nói
chung, LienVietPostBank nói riêng, vậy mà thực tế LienVietPostBank Chi nhánh
Hà Nội vẫn tăng trưởng dương và có được lợi nhuận ấn tượng mặc dù việc kinh
doanh Chi nhánh bị lỗ 2,762 triệu VND từ 1 số hoạt động khác. Sở dĩ như vậy là
nhờ có giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng
tốt; từ 45,061 triệu VND lên 57,496 triệu VND, cùng với việc giảm bớt chi phí dự

phòng rủi ro tín dụng (năm 2011 giảm 46.3% so với năm 2010). Trong đó, lợi
nhuận gia tăng chủ yếu là nhờ thu nhập lãi thuần tăng tới 38.6%, từ 63,285 triệu
VND lên 87,720 triệu VND; đồng thời Chi nhánh cũng đã kinh doanh có lãi từ các
hoạt động dịch vụ (năm 2011 đạt 8,613 triệu VND), kinh doanh ngoại hối (năm
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
2011 đạt 1,009 triệu VND). Các khoản lãi này đã bù đắp được khoản lỗ và chi trả
các khoản chi phí cho Chi nhánh.
Mặc dù thu nhập lãi thuần vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2012, lên tới
113,092 triệu VND tại thời điểm cuối năm, nhưng lợi nhuận trước thuế của Chi
nhánh lại tụt dốc xuống còn 37,960 triệu VND; thấp hơn hẳn so với cùng kỳ các
năm 2011 và 2010 trong khi lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh thu được cao hơn so với năm 2011. Điều này có thể giải thích qua việc Chi
nhánh gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gấp 4 lần từ 3,607 triệu VND
cuối năm 2011 lên 21,014 triệu VND năm 2012. Động thái này của Ban lãnh đạo
Chi nhánh có thể làm giảm sút lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh nhưng lại góp
phần nâng cao độ an toàn hoạt động, giảm bớt rủi ro tín dụng trong quá trình kinh
doanh của Chi nhánh. Đặc biệt là trong bối cảnh không khả quan của nền tài chính
ngân hàng năm 2012, khi mà mọi ngân hàng đều cẩn trọng hơn trong công tác tín
dụng nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Không thể không nhận thấy rằng tình hình kinh tế có ảnh hưởng lớn tới kết
quả kinh doanh của Chi nhánh. Thu nhập lãi thuần tuy có tăng nhưng chỉ tăng
28.9% so với năm 2011, trong khi cuối năm 2011 giá trị này tăng tới 38.6% so với
năm 2010. Đi kèm là lãi từ hoạt động dịch vụ giảm tới 33.5% xuống còn 5,728
triệu VND; khoản lỗ của Chi nhánh tăng tới 60.9%, lên 4,443 triệu VND năm
2012; chi phí hoạt động tăng 52.3% so với năm 2011, lên tới 56,488 triệu VND.
Việc chi phí hoạt động và các khoản lỗ gia tăng đã làm giảm sút nghiêm trọng lợi
nhuần thuần của Chi nhánh.

2.3. DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN
VIỆT
Kể từ ngày 11/3/2010 sau khi chào sàn lần đầu tiên, cổ phiếu của Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC với mã
LVBank. Hiện nay, Ngân hàng vẫn đang tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng mạng
lưới, tìm thêm cổ đông chiến lược để củng cố năng lực, hoàn thiện các thủ tục niêm
yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Trong thời gian đầu chào sàn, giá cổ phiếu LVBank
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
giữ ở mức 7000 đồng/cp tuy nhiên sau 1 thời gian tiếp cận thị trường và nhà đầu tư,
giá cổ phiếu LVBank có 1 số biến động. Năm 2011 được biết tới như 1 năm đầy
sóng gió của nền kinh tế cũng như của thị trường chứng khoán; cổ phiếu LVBank
tuy bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được vị thế của mình nhờ sự ổn định cũng như
tình hình kinh doanh có lãi của Ngân hàng bưu điện Liên Việt nên vẫn giữ được uy
tín đối với các nhà đầu tư. Năm 2011, Liên Việt Post Bank báo lãi 1,100 tỷ, tổng tài
sản hơn 56,000 tỷ đồng.
Sang năm 2012, thị trường OTC không bị “đóng băng” hoàn toàn mà một số
cổ phiếu còn được được giao dịch khá mạnh, hoặc được nhà đầu tư chú ý; có chăng
là sự kém sôi động hơn do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và sự hạn chế
của dòng tiền đối với chứng khoán. Nhưng vẫn có những dòng tiền dài hạn âm
thầm chảy vào thị trường này, tìm kiếm những cổ phiếu tốt hoặc sắp lên sàn để “rót
vốn”. Có thể coi đây là một số Blue chips trên OTC – thị trường mà dòng tiền đang
ngầm chảy dưới tảng băng chung. Trong số đó thì cổ phiếu được giao dịch sôi động
nhất là LVBank. Biến động giá cổ phiếu LVBank trong năm 2012 được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Giá cổ phiếu LVBank giai đoạn 29/2/2012 – 14/10/2012
(Nguồn: />viet)
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3

13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Từ đầu năm 2012 đến nay, giá của cổ phiếu Liên Việt đã tăng từ mức giá
khoảng 8,000đồng/cp và hiện đang được giao dịch quanh mức 10,000 đồng/cp có
khi lên tới 10,500đồng/cp. Tính tới nay, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã phát
hành 646,000,000 cổ phiếu.
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Sau thời gian ngắn thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Hà Nội - Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt cùng với việc phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính, kinh
doanh của Chi nhánh, em nhận thấy tại đây còn tồn tại một số vấn đề như sau:
∗ Vấn đề 1: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt chưa được phát triển một cách triệt để. Các ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay chủ yếu lấy hoạt động tín dụng cho vay là chủ đạo và ngày
càng triển khai nhiều hình thức cho vay mở rộng mạng lưới, tập trung tại các thành
phố lớn và khu công nghiệp; mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng từng
bước đổi thay và ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngân hàng, nhằm làm cho hoạt
động của mình ngày càng đa dạng hoá về các loại hình kinh doanh dịch vụ, tăng
cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách hàng và thu được lợi nhuận cao nhất.
Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công
ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện
nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Sự phát triển của
kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân, do vậy nhu cầu chi tiêu
cũng ngày càng tăng, không những sử dụng khoản tài chính của mình mà họ còn có
nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu dùng. Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong
những giải pháp giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, khi nhu cầu cuộc sống ngày càng
được nâng cao thì cuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng giữa các công ty tài chính và
các ngân hàng sẽ nóng lên.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, các tài sản được hình thành từ các khoản cho vay
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, tới 60 - 80% cơ cấu tài sản của Lienvietpostbank

Chi nhánh Hà Nội. Với bối cảnh kinh tế hiện nay, khi nợ xấu là mối đe dọa, các
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
ngân hàng đều hạn chế và hết sức cẩn trọng khi cho vay doanh nghiệp thì cho vay
tiêu dùng cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng như với Chi nhánh. Thu nhập từ cho vay tiêu dùng ngày
càng tăng lên, càng trở thành khoản mục mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Do
vậy Chi nhánh cần phải chú trọng hơn nữa đến cho vay tiêu dùng. Có thể nói đây là
mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh trong thời gian tới. Tuy nhiên để có thể đảm bảo
khoản thu nhập từ cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng từ
hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.
∗ Vấn đề 2: Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh chưa
thực sự hiệu quả và gặp nhiều khó khăn. Trong cơ cấu nguồn vốn của
Lienvietpostbank Hà Nội thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm
tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu (80 – 90%) là nguồn vốn kinh doanh hết sức quan
trọng đối với Chi nhánh, là cơ sở để Chi nhánh tiến hành các hoạt động cho vay,
đầu tư, dự trữ… mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Để có được nguồn vốn này, Chi
nhánh cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi
tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trọng hoạt động này. Tuy nhiên việc
huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như:
chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt
động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu
điện…
Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá
trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt,
mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết.
∗ Vấn đề 3: Chi Nhánh cần phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hiện
nay, các NHTM ở Việt Nam đều hướng tới phát triển Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

(DVNH) khiến cho sự cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh và khốc liệt
tại Việt Nam. Đồng thời ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh
vực này. Do đó ban lãnh đạo của khối NHTMCP Việt Nam đều xác định mục tiêu
hoạt động tới năm 2015 là trở thành ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng doanh
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển sang ngân hàng đô thị đa năng. Sau năm
2015, thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài sẽ
khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào thị trường Việt Nam.
Cũng trong năm 2011, Lienvietpostbank thay đổi Chiển lược kinh doanh, từ
“Đầu tư và dịch vụ, kết hợp bán buôn, bán lẻ và kinh doanh đa năng” sang “Bán lẻ
- Dịch vụ - Kinh doanh đa năng”, trở thành “Ngân Hàng của mọi người”.
Lienvietpostbank đang tự làm mới mình, đưa thương hiệu Lienvietpostbank gần gũi
thân thiện hơn với mọi người dân VIệt Nam. Là một bộ phận của Ngân hàng
Lienvietpostbank, Chi nhánh Hà Nội cần đặt ra mục tiêu mở rộng và phát triển
DVNH bán lẻ. Cuối năm 2012 lãi từ kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh chỉ đạt
5,728 triệu VND giảm sút so với cùng kỳ 2 năm 2010 và 2011 là 6,588 triệu VND
và 8,613 triệu VND. Điều này cho thấy Chi nhánh cần phải có những biện pháp gia
tăng hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ hơn nữa.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI
Sau khi đã phân tích một số tình hình hoạt động kinh doanh chính của Chi
nhánh Hà Nội – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng như từ những vấn đề đặt ra đã
nêu ở trên, em xin đề xuất một số hướng đề tài như sau:
∗ Hướng 1:
Với bối cảnh kinh tế hiện nay, khi nợ xấu là mối đe dọa, các ngân hàng đều
hạn chế và hết sức cẩn trọng khi cho vay doanh nghiệp thì cho vay tiêu dùng cá
nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cũng như với Chi nhánh. Thu nhập từ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên,

càng trở thành khoản mục mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Do vậy Chi
nhánh cần phải chú trọng hơn nữa đến cho vay tiêu dùng. Có thể nói đây là mục
tiêu hàng đầu của Chi nhánh trong thời gian tới. Tuy nhiên để có thể đảm bảo
khoản thu nhập từ cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng từ
hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Từ nguyên nhân đó mà em xin đề xuất
hướng đề tài thứ nhất đó là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá
nhân tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội”
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại.
Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán.
∗ Hướng 2:
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy
động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn
càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do vậy,
công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các Chi nhánh Hà Nội –
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại
trong kinh doanh của ngân hàng. Với tính cấp thiết như vậy em xin đề xuất hướng
đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt –
Chi nhánh Hà Nội”.
Thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại.
Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán.
∗ Hướng 3:
Thực hiện tốt khâu cung ứng dịch vụ góp phần làm tăng thu nhập cho Chi
nhánh vì xu hướng phát triển trong hoạt động của NHTM hiện đại là mở rộng các
hoạt động dịch vụ, đồng thời vẫn duy trì các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống,
thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động, Chi nhánh có thể vừa tăng thu nhập vừa
có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi Ngân hàng trong lĩnh vực cung ứng

các sản phẩm tài chính. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần phải có những biện pháp
gia tăng hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ hơn nữa. Đây cũng là lý do em xin đề
xuất hướng đề tài thứ ba: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội”.
Thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại.
Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Trần Thị Thu
Trang
Sinh viên: Nguyễn Thái Hà Lớp: K45H3

×