Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo tiểu luận Kinh tế học kinh doanh-Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 15 trang )

KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

KINH TẾ HỌC KINH DOANH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA BẾN TRE
***
Nhóm
1. Võ Hoàng Kha

71101543

2. Võ Văn Hiếu

71101134

3. Trần Văn Sáng

71102892

4. Trần Đình Nhật

71102408

5. Bùi Duy Khánh

71101573

6. Nguyễn Đặng Thiên Phú


71102577

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24/4/2013

1|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

Nội dung chính:
Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu cần đạt
Mô tả vấn đề
Tổng quan về ngành dừa thế giới
Tình hình dừa ở Việt Nam
Kết luận vấn đề
Phương pháp tiếp cận
Phân tích chuỗi giá trị
Giới thiệu mô hình chuỗi giá trị M.Porter
Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát
Các dòng sản phẩm từ dừa
Kênh phân phối chủ yếu
Các chuỗi giá trị dừa Bến Tre
i. Nông dân trồng dừa
ii. Hộ thu gom và mua bán dừa tươi
iii. Hộ thu gom dừa khô cho chế biến công nghiệp
iv. Cơ sở sơ chế dừa trái

v. Doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy
vi. Cơ sở chế biến kẹo dừa
vii. Cơ sở chế biến xơ, chỉ, mụn dừa
viii. Cơ sở và doanh nghiệp chế biến than gáo dừa và than hoạt tính
ix. Cơ sở chế biến thạch dừa
6. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị dừa
i. Liên kết dọc
ii. Liên kết ngang
VI. Kiến nghị và bình luận
VII. Nhận xét
VIII. Tài liệu tham khảo
I.

II.
III.
1.
2.
3.
IV.
V.
1.
2.
3.
4.
5.

2|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH


I.

QLCN-K11

Tên đề tài: BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA BẾN TRE
Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta cũng đã biết, dừa là một loại cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao. Ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở Bến Tre, là loại cây chủ lực của
vùng này. Vậy, giá trị mà cây dừa mang lại cho tỉnh Bến Tre là như thế nào và hiệu
quả kinh tế ra sao, khả năng cạnh tranh của cây dừa Việt Nam với các nước khác? Để
làm rõ vấn đề này nên nhóm đã chọn đề tài này.
II.

Mục tiêu

Khi thực hiện đề tài này nhóm muốn đạt được hai mục tiêu chính. Thứ nhất, là hiểu
được mô hình chuỗi giá trị của cây dừa Bến Tre, sự vận hành chuỗi giá trị hiện nay,
cũng như quan hệ kinh tế giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Thứ hai, biết
được các sản phẩm đa dạng từ cây dừa cũng như hiệu quả mà nó đem lại cho người
dân ở đây và đóng góp kinh tế của cây dừa vào nền kinh tế Bến Tre.
III.

Mô tả vấn đề
1. Tổng quan về ngành dừa thế giới

Theo số liệu của FAO (2011), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất canh tác dừa. Cây
dừa phân bố rộng khắp ở khu vực
nhiệt đới và cận xích đạo, trải dài

từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu
và tập trung nhiều ở khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương.
Cây dừa phân bố nhiều ở Đông
Nam Á, các quốc gia có diện tích
dừa đáng kể ở đây là Philippines,
Indonesia, Thái Lan, Malaysia và
Việt Nam.
Xét về sản lượng, khu vực Đông
Nam Á có năng suất cao hơn
trung bình chung thế giới, đóng
góp 66% sản lượng so với 60,89%
diện tích. Ba quốc gia có diện tích
dừa lớn nhất là Philippines,
Indonesia và Ấn Độ tạo ra đến
76,8% tổng sản lượng dừa thế
giới.
3|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

Như vậy, có thể khẳng định vai trò hết sức quan trọng của các vùng Đông Nam Á,
Nam Á đối với việc duy trì và phát triển bền vững của ngành dừa thế giới. Đây là
những vùng dừa tập trung với quy mô canh tác lớn, với truyền thống canh tác và chế
biến các sản phẩm dừa từ rất lâu đời. Các quốc gia chiếm ưu thế lớn trong sản xuất,
chế biến và cung cấp các sản phẩm. Vùng này cũng là thị trường tiêu thụ dừa lớn nhất
thế giới.

2. Tình hình dừa ở Việt Nam

Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 200.000ha cây dừa tập trung ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long (chiếm hơn 78,6%) và duyên hải Nam Trung bộ.
Từ năm 2005 đến nay, diện tích cây dừa ở nhiều địa phương tăng lên khá nhiều do giá
thu mua dừa tăng lên và nhiều sản phẩm được chế biến từ dừa đã mang lại giá trị kinh
tế cao như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính…
Riêng tỉnh Bến Tre có khoảng 50.000ha dừa với sản lượng trên 300 triệu trái dừa/năm
và cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm. Năm 2008, Bến Tre đã xuất khẩu
khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ dừa và thu về khoảng 70 triệu USD.
Theo số liệu của Cục Thống kê Bến Tre, năm 2011 Bến Tre có 55.870 ha dừa, trong
đó diện tích cho thu hoạch 44.098 ha. Dự báo, trong các năm sắp tới, diện tích dừa cho
thu hoạch của Bến Tre sẽ tăng nhanh, khi tỉnh còn hơn 10 ngàn ha dừa chưa cho thu
hoạch. Bến Tre đóng góp 35,8% diện tích dừa so với cả nước.

4|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

Mặc dù, Việt Nam nằm trong khu vực trồng dừa nhiều bậc nhất nhưng lại chiếm vị trí
khá khiêm tốn trên bản đồ.
3. Kết luận
Theo đánh giá của Hiệp hội
dừa Việt Nam, phần lớn thu
nhập của các hộ nông dân
trồng dừa của còn thấp do
sản phẩm còn đơn điệu, có

giá trị gia tăng thấp, thiếu
đầu tư phát triển, ít sản
phẩm mới, thiếu đầu tư phát
triển thị trường trong nước
và ngoài nước, thiếu hụt
nguyên liệu dừa cho chế
biến công nghiệp...
Vì vậy, Việt Nam chỉ có thể chấp nhận giá trên thị trường các sản phẩm dừa, chứ
không thể định giá trên thị trường. Như vậy, biến thiên giá các sản phẩm dừa trên thị
trường thế giới tác động rất lớn đến giá dừa trái nguyên liệu và các sản phẩm chế biến
trong nước và nội tỉnh Bến Tre. Đây là một thiệt thòi lớn cho ngành dừa và cần phải
nhanh chóng khác phục.
Do đó làm sao để nâng cao chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh của cây dừa Bến Tre
nói riêng - Việt Nam nói chung đang được các nhà chuyên môn nghiên cứu và tìm ra
hướng giải quyết. Đã có nhiều dự án đã và đang thực hiện ở Bến Tre nhằm liên kết
chặt chẽ các chuỗi giá trị dừa với nhau. Từ đó tính quy mô phát triển ngành và chế
biến hợp lý, cân đối sản lượng dừa trái dành cho xuất khẩu. Xây dựng Trung tâm
nghiên cứu chuyên sâu về trồng và chế biến sản phẩm dừa, tìm kiếm các thị trường
mới tiềm năng hơn, có quy mô lớn hơn và ổn định hơn.
IV.

Phương pháp tiếp cận

Để hoàn thành đề tài nhóm đã thực hiện chuyến đi thực tế về Bến Tre. Tại đây, nhóm
đã tiếp xúc với cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được cung cấp
nhiều thông tin rất bổ ích. Đồng thời, nhóm cũng đã tiếp cận được một vài hộ dân
trồng dừa ở đây và cũng được cung cấp nhiều thông tin liên quan đến quy trình trồng
dừa, các tiêu chuẩn kĩ thuật, hình thức tiêu thụ..
V.


Phân tích chuỗi giá trị

5|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

1. Giới thiệu mô hình chuỗi giá trị M.Porter
Chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗi các các hoạt động tham
gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này.
Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ tự song
song. Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh (business unit) của một ngành
cụ thể. Chuỗi giá trị được đề xuất bởi Michael Porter
2. Sơ đồ chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị dừa Bến Tre hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có
chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm từ người trồng, thương lái và các cơ sở chế biến
sản phẩm dừa. Ngoài ra, còn có các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng
hóa đầu vào, khoa học công nghệ, thông tin thị trường và tổ chức sản xuất .
Ngành dừa bao gồm rất nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm chính và
phụ. Chuỗi giá trị dừa Bến Tre xuất phát từ nhà cung cấp vật tư cho việc trồng dừa
như các đại lý cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …Người trồng dừa chủ yếu
là hộ nông dân với quy mô nhỏ, với hai loại sản phẩm chính là trái dừa tươi và khô.
Hệ thống thương lái tại địa phương có mạng lưới phát triển rộng khắp, bảo đảm chức
năng thu mua dừa trái từ nông dân và cung ứng lại cho các cơ sở sơ chế. Các cơ sở sơ
chế có chức năng phân lập các sản phẩm chủ yếu từ trái dừa như vỏ, trái khô lột vỏ,
gáo dừa, cơm dừa và nước dừa. Các cơ sở và doanh nghiệp chế biến dựa trên nguồn
nguyên liệu thô, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường trong nước
và xuất khẩu.


6|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

Chuỗi sản
phẩm
Chính
Chính
Chính & phụ

Nguyên liệu đầu
vào
Vật tư nông nghiệp
Dừa trái tươi/khô
Dừa trái khô

Chính

Cơm dừa tươi

Doanh nghiệp sản
xuất kẹo
Doanh nghiệp chế
biến thực phẩm
Doanh nghiệp chế
biến hóa mỹ phẩm

& dược phẩm
Cơ sở chế biến
thạch dừa thô
Cơ sở chế biến
thạch dừa thành
phẩm
Doanh nghiệp chế
biến thực phẩm

Chính

Cơm dừa tươi

Chính/ tiềm
năng
Tiềm năng

Cơm dừa tươi
Dầu dừa, thạch dừa

Xà phòng, nước tẩy rửa,
thực phẩm chức năng…

Phụ

Nước dừa

Thạch dừa thô

Phụ


Thạch dừa thô

Thạch & nước giải khát

Phụ/Tiềm
năng

Nước dừa

Cở sở sản xuất than
gáo dừa
Doanh nghiệp chế
biến than hoạt tính
Cơ sở thủ công mỹ
nghệ
Doanh nghiệp nông
nghiệp
Doanh nghiệp công
nghiệp

Phụ

Gáo dừa khô

Nước dừa, dấm dừa,
rượu dừa, nước màu thực
phẩm
Than gáo dừa..


Phụ/Tiềm
năng
Phụ/Tiềm
năng
Phụ

Than gáo dừa

Than hoạt tính

Gáo dừa, gổ dừa, lá
dừa, bông dừa
Xơ dừa, mụn dừa

Các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ
Phân bón hữu cơ & vi
sinh
Lưới sinh học, ván ép…

Tác nhân
Hộ trồng dừa
Hộ thu gom
Đại lý thua mua &
sơ chế dừa
Doanh nghiệp chế
biến cơm dừa sấy

Phụ/tiềm năng Xơ dừa, mụn dừa


Sản phẩm cuối cùng
Dừa trái tươi/khô
Dừa trái tươi/khô
Cơm dừa, xơ dừa, gáo
dừa, nước dừa
Cơm dừa sấy khô, dầu
dừa tinh luyện, dầu dừa
thực phẩm, dầu dừa
nhiên liệu sinh học
Kẹo các loại, bánh tráng
sữa dừa, cốm dừa
Sữa dừa, bột sữa dừa

3. Các dòng sản phẩm từ dừa
Chuỗi giá trị dừa Bến Tre có bốn dòng sản phẩm chủ yếu được chế biến từ trái dừa.
Trái dừa nguyên liệu sau khi được hái, thu gom và vận chuyển thông qua hệ thống
thương lái địa phương đến các cơ sở sơ chế. Tại đây, trái dừa được bóc tách thành các
thành phần khác nhau là vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa.
 Dòng sản phẩm thứ nhất được chế biến từ nguyên liệu vỏ dừa khô. Vỏ dừa khô
được các cơ sở sơ chế cho ra hai loại sản phẩm chính là xơ dừa và mụn dừa.
7|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

 Dòng sản phẩm thứ hai được chế biến từ gáo dừa. Gáo dừa được thương lái thu
gom và bán cho các cơ sở sản xuất than gáo dừa. Than gáo dừa là nguyên liệu
thô để sản xuất than hoạt tính, tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

 Dòng sản phẩm thứ ba được chế biến từ cơm dừa. Cơm dừa sau khi được tách
từ trái dừa khô, được gọt vỏ lụa, làm sạch rồi vận chuyển đến các nhà máy chế
biến. Tại đây, cơm dừa được sản xuất thành nhiều sản phẩm khác nhau, chủ
yếu là cơm dừa nạo sấy, dầu dừa, sữa dừa, bột sữa dừa, kẹo dừa…
 Dòng sản phẩm thứ tư là thạch dừa thô và thạch dừa thực phẩm, được chế biến
từ nguồn nguyên liệu nước dừa (từ trái dừa khô). Thạch dừa chủ yếu tiêu thụ ở
thị trường trong nước.
Ngoài ra, các sản phẩm phụ khác của cây dừa như vỏ, gáo, thân gỗ dừa… cũng được
sử dụng để chế tác ra hàng thủ công mỹ nghệ. Thân dừa được người dân địa phương
sử dụng làm gỗ, ván phục vụ cho việc xây dựng.
Hiện nay, các dòng sản phẩm chế biến và xuất khẩu chủ lực của ngành dừa Bến Tre là
cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, thạch dừa sơ chế, mụn dừa, xơ dừa, than gáo dừa, than
hoạt tính... Có giá trị xuất khẩu từ trung bình đến cao, tuy nhiên đa phần là xuất khẩu
thô nên giá trị còn thấp.

Cây dừa

Thân dừa

Vỏ dừa

Trái dừa

Gáo dừa

Xơ dừa

Than gáo
dừa


Khác

Cơm dừa

Nước dừa

Thủ công
mỹ nghệ

Nước uống

Thạch dừa

Cơm dừa
sấy

Thạch dừa
thô

Kẹo dừa

Sữa dừa

Mụn dừa
Thủ công
mỹ nghệ

Than hoạt
tính


Thạch dừa
thành phẩm

Dầu dừa
Sản phẩm
khác

4. Kênh phân phối chủ yếu
Có hai kênh tiêu thụ các sản phẩm dừa chủ yếu ở Bến Tre, là kênh xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước. Kênh xuất khẩu tiêu thụ phần lớn các sản phẩm dừa của Bến Tre, dưới

8|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

hình thức nguyên liệu thô hoặc sản phẩm đã chế biến. Kênh tiêu thụ trong nước chủ
yếu dành cho các sản phẩm trái dừa tươi (làm nước giải khát, thực phẩm…)
5. Các chuỗi giá trị chi tiết
i. Nông dân trồng dừa
Đặt trong quan hệ kinh tế được thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, nông dân trồng dừa
Bến Tre liên đới đến hai nhóm tác nhân chủ yếu là yếu tố cung cấp đầu vào cho sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nông dân trồng dừa ở Bến Tre có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, được hỗ trợ kỹ
thuật trồng và chăm sóc dừa. Thu nhập từ cây dừa cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của
hộ nông dân trồng dừa. Mặc dù quy mô canh tác dừa của hộ nông dân không lớn
nhưng đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

ii.

Hộ thu gom và mua bán dừa tươi

Sản phẩm dừa tươi nguyên trái, khi đi ra khỏi tỉnh Bến Tre đi theo kênh phổ biến:
Nông dân  Thương lái cấp 1 Thương lái cấp 2  Đại lý ngoài tỉnh.

Thương lái thu gom dừa tươi là một nhóm tác nhân quan trọng trong chuỗi giá trị dừa
ở Bến Tre. Họ cũng chính là các hộ trồng dừa, cư trú tại địa bàn, nắm bắt rất rõ thông
tin về vùng sản xuất, thời điểm thu hoạch… Tác nhân này có chức quan trọng, kết nối
giữa người trồng dừa và thị trường.
9|Page


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

iii.

QLCN-K11

Hộ thu gom dừa khô cho chế biến công nghiệp

Sơ đồ chuỗi giá trị dừa khô của thương lái ở Bến Tre khá đơn giản, họ thu gom dừa
khô nguyên trái từ các hộ nông dân, sau đó giao lại cho các lái thu gom lớn hơn, hoặc
cơ sở chế biến.

Thương lái thu gom dừa khô cho chế biến công nghiệp cũng là một nhóm tác nhân
quan trọng trong chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre. Tác nhân này có chức năng kết nối
người trồng dừa và cơ sở chế biến sản phẩm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành
chế biến các sản phẩm dừa hoặc xuất khẩu trái dừa nguyên liệu.

iv.

Cơ sở sơ chế dừa trái

Trong chuỗi giá trị dừa Bến Tre, các cơ sở sơ chế dừa là tác nhân nắm vai trò khá
quan trọng để đảm bảo thị trường và chuỗi giá trị dừa hoạt động liên tục và hiệu quả.

v.

10 | P a g e

Doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

Doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy có vai trò đầu tàu, dẫn dắt sự phát triển của
ngành dừa Bến Tre.

Tác nhân này sử dụng một phần đáng kể nguồn nguyên liệu dừa của tỉnh cũng như từ
các tỉnh lân cận, qua chế biến và xuất khẩu, tạo ra nguồn thu rất lớn cho địa phương
và rất nhiều việc làm cho lao động. Là tác nhân quan trọng quyết định giá trên thị
trường.
vi.

Cơ sở chế biến kẹo dừa

Kẹo dừa là một sản phẩm truyền thống đặc thù của Bến Tre đã được nhiều thế hệ lưu

truyền và hiện vẫn đóng góp cho thu nhập gia đình, mang lại nét văn hóa và làm
phong phú thêm các sản phẩm du lịch, đồng thời mang lại giá trị gia tăng đáng kể cho
cây dừa Bến Tre.
vii.

Cơ sở chế biến xơ, chỉ, mụn dừa

Trước đây vỏ xơ dừa, mụn dừa thường là phế phẩm không được sử dụng đến và thải
ra ngoài môi trường làm ô nhiễm trầm trọng. Khi các phế phẩm này được tận dùng
làm xơ dừa, mụn dừa đóng khối xuất khẩu đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chế biến xơ, chỉ, mụn dừa tận dụng hết các thành phần của vỏ xơ dừa, làm tăng giá trị
cho trái dừa.

11 | P a g e


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

viii.

QLCN-K11

Cơ sở và doanh nghiệp chế biến than gáo dừa và than hoạt tính

Kênh sản xuất than gáo dừa, than hoạt tính có tính chất quan trọng trong đa dạng hóa
sản phẩm và tận dụng nguyên liệu phụ từ trái dừa cho chế biến. Vì vậy, các cơ sở này
có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ dừa, tận dụng
nguồn nguyên liệu địa phương.
ix.


Cơ sở chế biến thạch dừa

Các cơ sở sản xuất thạch thô và chế biến thạch thành phẩm có vai trò quan trọng là tận
dụng sản phảm phụ, tạo ra thêm giá trị gia tăng cho ngành dừa Bến Tre. Hiện nay trên
thị trường đang nghiên cứu một số sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao được sản xuất
từ thạch dừa. Nếu những nghiên cứu này thành công chắc chắn sẽ mang lại giá trị cao
hơn nữa cho trái dừa Bến Tre.
Kênh sản xuất và chế biến thạch dừa góp phần rất lớn trong việc đa dạng hóa sản
phẩm, đem lại sự phong phú cho các mặt hàng chế biến từ ngành dừa.
6. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị dừa
i. Liên kết dọc
Các tác nhân liên kết với nhau mang tính đứt đoạn ở từng công đoạn trồng, chế biến
và tiêu thụ. Các tác nhân của chuỗi chỉ có quan hệ trực tiếp với tác nhân cung cấp các
yếu tố đầu vào và tác nhân thu mua sản phẩm đầu ra.

12 | P a g e


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

 Liên kết giữa nông dân và thương lái thu gom là dạng liên kết khá lỏng lẻo.
Hình thức quan hệ tại thời điểm vẫn phổ biến, nhất là khi giá dừa nguyên liệu
tăng cao làm cho nông dân có vị thế thị trường tốt hơn. Trong giai đoạn cạnh
tranh nguyên liệu dừa hiện nay, nông dân có vai trò quyết định trong mối liên
kết này.
 Liên kết giữa thương lái thu gom cấp 1 và thương lái thu gom cấp 2 chủ yếu
dưới dạng quan hệ mạng lưới, hình thành trên quan hệ kinh doanh nhiều năm.
Quan hệ này được củng cố bằng cách chia sẽ lợi ích tài chính hợp lý cho

thương lái thu gom cấp 1. Người quyết định giá là thương lái thu gom cấp 2.
Liên kết chủ yếu diễn ra dưới hình thức thỏa thuận giá cả và phương thức giao
nhận hàng, không hình thành cơ chế hợp đồng chính thức.
 Liên kết giữa thương lái thu gom cấp 2 và cơ sở sơ chế có cả hình thức quan hệ
tại thời điểm, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức mạng lưới. Mặc dù vậy, thỏa
thuận giá và phương thức giao nhận là chính, không áp dụng cơ chế hợp đồng
chính thức.
 Liên kết giữa các cơ sở sơ chế và cơ sở - doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo
sấy chủ yếu dưới dạng quan hệ mạng lưới và mức độ liên kết chặt chẽ. Phương
thức mua bán chủ yếu là thỏa thuận, cam kết miệng, không áp dụng cơ chế hợp
đồng kinh tế.
 Tương tự như vậy là quan hệ giữa cơ sở xay than và doanh nghiệp chế biến
than hoạt tính. Sự cạnh tranh thu mua của thương nhân Trung Quốc đối với
than xay đã đẩy giá lên cao và tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường đầu ra cho
cơ sở xay than thiêu kết so với nhiều năm trước đây, khi mà các doanh nghiệp
chế biến than hoạt tính nắm giữa vị thế độc quyền mua.
 Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến xơ dừa và mụn dừa có quy mô lớn vẫn có vai
trò quyết định giá trên thị trường, trong khi các cơ sở chế biến nhỏ lệ thuộc vào
giá thị trường và người cung cấp nguyên liệu. Liên kết chủ yếu vẫn là hình thức
mạng lưới.
 Liên kết giữa các cơ sở chế biến thạch thô và cơ sở sơ chế cung cấp nước dừa
nguyên liệu cũng chủ yếu theo quan hệ mạng lưới. Tuy nhiên vẫn diễn ra quan
hệ thời điểm, khi giá biến động tăng, cơ sở sơ chế lựa chọn nơi bán nước dừa
nguyên liệu.
ii. Liên kết ngang
Chuỗi dừa Bến Tre vẫn chưa hình thành rõ nét giữa các tác nhân cùng nhóm. Trên
thực tế, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất mạnh, trong khi quan hệ hợp tác vẫn chưa hình
thành được trong cùng nhóm. Hiện chưa hình thành liên kết ngang để thống nhất giá
hoặc bảo đảm chất lượng nguyên liệu. Trong khi đó, nếu tình trạng thiếu nguyên liệu
13 | P a g e



KINH TẾ HỌC KINH DOANH

QLCN-K11

xảy ra, các tác nhân lại có xu hướng phá vỡ các thỏa thuận không chính thức về địa
bàn thu mua, giá cả và chất lượng sản phẩm.
Kết luận: nhìn chung, mối liên kết trong chuỗi giá trị dừa Bến Tre lỏng lẻo, có tính kết
nối nhưng không chắc chắn. Liên kết dọc đúng nghĩa chưa hình thành, do đó, chuỗi
giá trị dừa khó bảo đảm được về chất lượng sản phẩm và ổn định giá, cũng như sản
lượng. Đều này tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành dừa Bến Tre, nhất
là đối với thị trường xuất khẩu.
VI.

Kiến nghị và bình luận

Ngành dừa có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và cần được
coi như là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bến Tre. Về kinh tế, ngành dừa ước tính hàng năm mang lại hơn bốn ngàn tỷ
đồng giá trị gia tăng. Về xã hôi, tạo ra hơn sáu mươi ngàn việc làm.
Tỉnh Bến Tre có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây dừa có
năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ổn định và
bền vững cho ngành dừa.
Chuỗi giá trị dừa Bến Tre có năng lực cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn
lực sản xuất như đất đai, lao động nội tỉnh. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn
tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa
các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được
phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô là những hạn chế
quan trọng nhất.

Để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững ngành dừa Bến Tre trong tương lai nhằm
mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội hơn nữa, tỉnh Bến Tre cần hoạch định các giải
pháp chính sách cụ thể hóa các chiến lược phát triển được nghiên cứu đề xuất.
VII. Nhận xét về đề tài
Do lượng thông tin về chuỗi giá trị dừa khá lớn nên nhóm không thể trình bày hết theo
yêu cầu bài báo cáo. Trong bài báo cáo chủ yếu giới thiệu các chuỗi giá trị của dừa
Bến Tre và mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một chuỗi, liên kết giữa các
chuỗi khác nhau. Qua đề tài này nhóm cũng đã hiểu rõ về mô hình chuỗi giá trị, cũng
như lợi ích kinh tế mà cây dừa mang lại. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các chuỗi giá trị
chưa chặt chẽ và khả năng cạnh tranh của cây dừa nước ta còn thấp, đây là điều cần
phải khắc phục để nâng cao giá trị dừa Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung.

14 | P a g e


KINH TẾ HỌC KINH DOANH

VIII.

QLCN-K11

Tài liệu tham khảo

Báo cáo nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre – ĐH Kinh tế Tp.HCM (tháng 11/2011)
Dự án DBRP Bến Tre < />Hiệp hội dừa Bến Tre < />Sở Khoa học và công nghệ Bến Tre < />Tổng cục thống kê Bến Tre < >
:
Hết/.

15 | P a g e




×