Gợi ý giải đề môn Văn tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội
Năm học 2009 -2010
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên, được nói ra trong cuộc trò
chuyện của anh với ông hoạ sĩ và cô kỹ sư ?
- Những lời tâm sự đó giúp em hiểu nhân vật anh thanh niên có hoàn cảnh sống và làm
việc rất gian khổ.
+ Anh sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng chỉ có cỏ cây và mây núi ở
Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự
báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh phải sống và làm việc
trong những điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Công việc của anh đòi hỏi phải tỉ mỉ,
chính xác, có tính trách nhiệm cao.
- Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn
rất đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng không một
bóng người, một hoàn cảnh thật đặc biệt. Cái gian khổ nhất là anh phải vượt qua được
sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao.
Câu 2: Trong hoàn cảnh ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên vẫn sống yêu đời và
hoàn thành tốt nhiệm vụ là:
- Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, anh thấy được công việc thầm
lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con
người. " ...“…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.
Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
-Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh còn có nguồn vui khác nữa ngoài
công việc - đó là niềm vui đọc sách
- Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp chủ
động
Anh thanh niên là người có lý tưởng sống, có những suy nghĩ và tình cảm cao đẹp,
sống có trách nhiệm với cuộc đời, có ý chí, nghị lực, cống hiến lặng lẽ và âm thầm cho
đất nước.
Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên: HS lựa chọn 1
trong hai câu cuối
Phần II
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy: 11/1980. Bài thơ được viết không bao lâu trước khi
nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện
của tác giả.
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách
lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu
chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc
của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm
phép nối).
a. Về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích -
tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái. ( Gạch
dưới thành phần tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối)
b. Về nội dung:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh
Hải. Nêu rõ ý chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước
vẻ đẹp ấy
- Thân đoạn: Đảm bảo được rõ hai mạch ý:
+ Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
* Không gian: cao rộng
* Màu sắc: tươi thắm, hài hoà
*Âm thanh: vang vọng, tươi vui
Nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm, gợi tả; đảo cấu trúc câu
+ Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy: say sưa, ngây ngất
* Tiếng gọi "ơi": sôi nổi, tha thiết
* Câu hỏi tu từ " hót chi" thể hiện tâm trạng đùa vui, náo nức của tác giả trước giai
điệu mùa xuân
* Chi tiết giàu chất tạo hình: Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. Có hai
cách hiểu. Chỉ rõ ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh
( cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt”( có hình, khối, cảm nhận bằng
thị giác) , từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác:
“Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Kết đoạn: Chốt lại ý chủ đề theo yêu cầu của đề bài
Câu 3:
- Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu theo 2 lớp nghĩa:
+ Nghĩa chính: là chồi non, ở đây dùng với nghĩa rộng là nhành non, cây non
+ Nghĩa ẩn dụ là sức thanh xuân tươi trẻ, sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, là
thành quả tốt đẹp.
- Theo em, hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên
lưng” vì tác giả bắt nguồn từ hình ảnh thực:trên đường hành quân, trên lưng người lính
lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong
hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng ra trận địa. Những con người ấy chiến đấu
để bảo vệ mùa xuân, mang mùa xuân tới mọi nơi cho đất nước.
(Gợi ý của cô giáo Đinh Thu Hà – Trường THCS Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy –
Hà Nội)