Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ đá hồng phong 4 huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.96 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…………ʚ & ʚ………….

ĐẶNG KHÁNH DUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ HỒNG
PHONG 4 HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành : Địa chính Môi trường
Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…………ʚ & ʚ………….


ĐẶNG KHÁNH DUY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ HỒNG
PHONG 4 HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K46 ĐCMT - N03

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dư Ngọc Thành


Thái Nguyên, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Đây là thời gian để chúng ta vận dụng, kết hợp giữa kiến thức đã học trên ghế
nhà trường vào thực tiễn cuộc sống. Được sự đồng ý của Khoa Quản Lí Tài
Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tại Mỏ đá Hồng Phong 4 huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn’’.
Đến nay em đã hoàn thành thời gian thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt
nghiệp. Nhân dịp này,em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa
Quản lí tài nguyên - Trường Đại học Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn Thầy giáo
TS.Dư Ngọc Thành đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Bình
gia, Mỏ đá Hồng Phong 4 Bình gia đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian
thu nhập số liệu, thông tin nghiên cứu khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, động
viên em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận của em không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày ….tháng…..năm 2018

Sinh viên
Đặng Khánh Duy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các loại đá và năng xuất ................................................................... 6
Bảng 3.2. Dự báo về tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt –mỏ Hồng Phong
4 ....................................................................................................... 17
Bảng 4.1 Tính toán công tác khoan lỗ mìn ..................................................... 34
Bảng 4.2: Các thông số khoan – nổ cơ bản ..................................................... 35
Bảng 4.3: Các sản phẩm đá và năng suất chế biến ......................................... 37
Bảng 4.4: Tính toán nhu cầu nước sạch .......................................................... 39
Bảng 4.5: Kết quả quan trắc môi trường nước ................................................ 40
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc môi trường không khí........................................ 41
Bảng 4.7: Điều tra người dân xung quanh khu vực mỏ thông qua phiếu điều tra
về chất lượng môi trường ................................................................ 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí của mỏ đá Hồng Phong 4 ............................................. 27
Hình 4.2: Sơ đồ bộ máy của Mỏ đá Hồng Phong 4 ........................................ 28
Hình 4.3: Sơ đồ xử lý nước thải ...................................................................... 47


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần

CTKNH

: Chất thải không nguy hại

CTNH

: Chất thải nguy hại

TCVN

: Tiêu chuẩn việt nam


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TSS

: Tổng lượng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

VNL

: Vật liệu nổ

VLXD

: Vật liệu xây dựng

XD


: Xây dựng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài.......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TƯ LIỆU ................................................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Tổng quan về đá ...................................................................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 7
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại mỏ tới môi trường và sức khỏe con
người .......................................................................................................... 10
2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải, tiếng ồn, nước,tài nguyên đất,chất thải rắn
và hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tới môi trường và sức khỏe con
người .......................................................................................................... 10
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đá vôi ở việt nam và tỉnh Lạng Sơn ........ 19

2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đá vôi ở việt nam .................................. 19


vi

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đá vôi ở tỉnh Lạng Sơn ......................... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp thu nhập tài liệu,số liệu thứ cấp ...................................... 25
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 25
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh ........................................................ 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 26
4.1. Giới thiệu khái quát về Mỏ đá Hồng Phong 4 ......................................... 26
4.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ......................................................................... 26
4.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn ........................................................ 27
4.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Mỏ đá Hồng Phong 4......................... 28
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
4.1.5. Khái quát về công nghệ sản suất của Mỏ đá ......................................... 30
4.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước,mồi trường không khí,
chất thải rắn) tại Mỏ đá Hồng Phong 4 ...................................................... 40
4.2.1. Thực trạng môi trường nước ................................................................. 40
4.2.2. Thực trạng môi trường không khí ......................................................... 41
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đá vôi tới cộng động dân cư
xung quanh thông qua phiếu điều tra ......................................................... 42
4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm áp dụng tại Mỏ đá ................ 43

4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí .............................................................. 43
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn ......................................... 45


vii

4.4.3. Biện pháp giảm thiểu chấn động rung, đá văng khi nổ......................... 46
4.4.4. Biện pháp bảo vệ môi trường nước ....................................................... 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 50
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đưa nước ta từ một nước nông
nghiệp lạc hậu dần chuyển sang nước công nghiệp hiện đại với nhiều chuyển
biến sâu sắc và toàn diện,trong đó đi đầu là những nghành công nghiệp và xây
dựng.Trong những thành tựu xây dựng phải kể đến nghành công nghiệp khai
thác mỏ đá và sản xuất các loại đá
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,nghành công nghiệp khai thác
khoáng sản và sản xuất ở nước ta hiện nay đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ
trọng lớn về giá trị sản lượng, là đầu tầu của nền kinh tế, trong cơ cấu công
nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của nghành công nghiệp chế biến và khai
thác khoáng sản. Vì vậy để có thể đưa Việt Nam cơ bản trở thàng nước công

nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành công nghiệp nói chung và
ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nói riêng là hết sức cần
thiết. Có hai cách tiếp cận về ngành công nghiệp này.
Thứ nhất, nếu theo cách phân ngành theo hệ thống SNA ở Việt Nam,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75CP ngày 27/10/1993 phân chia nền kinh
tế quốc dân thành 20 ngành cấp I thì ngành công nghiệp khai thác mỏ và ngành
công nghiệp chế biến thuộc phân ngành thứ 3 và thứ 4.
Thứ hai, theo khoản 8 và khoản 9 điêù 3 của luật khoáng sản quy định:
“Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào, sản
xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản”, “chế biến
khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm
làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác”. Như vậy, theo luật khoáng sản thì
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình từ khâu thăm dò


2

khoáng sản, xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại, làm
giàu khoáng sản. Ngoài ra, để có thể bám sát đề tài phân tích về ngành công
nghiệp này cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên qua đến lĩnh vực khai thác
và chế biến khoáng sản như sau:
Điều 3 của luật khoáng sản quy định:Khoáng sản là tài nguyên trong lòng
đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có
ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác.
Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác
lại, cũng là khoáng sản Công ty TNHH Hồng Phong 4 –Mỏ đá Hồng Phong 4
Bình Gia-Lạng Sơn được xây dựng và đi vào hoạt động cuối năm 2008 và có
công suất 150.000m3/năm. Công ty TNHH Hồng Phong 4 Bình Gia-Lạng Sơn
đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói chung và
Huyện Bình Giá nói riêng. Công ty luôn nỗ lực cố gắng để có thể tạo những

sản phẩm tốt và đẹp nhất mà vẫn đảm bảo công tác bảo vệ môi trường phát triển
bền vững.
Để tìm hiểu rõ và có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề môi trường mà các
hoạt động sản xuất đá gây nên cũng như các biện pháp được áp dụng để bảo vệ
môi trường sinh thái và con người tại công ty và người dân xung quanh. Được
sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và sự hưỡng dẫn của
thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện
trạng môi trường tại mỏ đá Hồng Phong 4 huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ đá Hồng Phong 4 Bình
Gia – Lạng Sơn” nhằm biết được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của hoạt động
sản xuất các loại đá tới môi trường xung quanh từ đó đề xuất các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất đá gây ra.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng môi trường tại công ty TNHH Hồng Phong – mỏ
đá Hồng Phong 4 (không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn và độ rung).
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đá đến cộng đồng dân cư
xung quanh.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phục vụ
cho công tác bảo về môi trường,ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
của Mỏ.
1.2.3. Yêu cầu
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác, khách quan, trung thực.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về môi trường.
+ Các giải pháp, kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện của địa phương và doanh nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy kiến thức học vào thực tế
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và có cơ hội cọ sát với thực tiễn để rút ra
bài học kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công tác sau này.
- Kết quả của đề tài là nguồn thông tin, số liệu bổ sung, tham khảo trong
công tác đánh giá hiện trạng và các biện pháp bảo về môi trường của công ty
TNHH Hồng Phong – mỏ đá Hồng Phong 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Qua quá trình tìm hiểu, đánh giá có cái nhìn tổng thể về hiện trạng môi
trường và sự hiệu quả của các biện pháp bảo về môi trường đang sử dụng trong
Mỏ đá. Đó là tiền đề để có những biện pháp, đề xuất điều chỉnh cho công tác


4

bảo về môi trường của Mỏ đá phù hợp hơn với điều kiện sản xuất đá trong
tương lai.
- Góp phần nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty như các phòng
ban trước hoạt động sản xuất gây ô nhiễm từ đo có những hoạt động tích cực
trong công tác bảo về môi trường.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TƯ LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
Mổi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta
đưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta
thấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần trên thế giới (các yếu tố
vô sinh và hữu sinh,các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại
và phát triển của sinh vật. Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao
gồm toàn bộ các hệ thông tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các
điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân,
từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
Theo luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật” (điều 3,chương I) [8].
Theo luật bảo vệ môi trường 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu tới con người và sinh vật (điều 3 chương I) [8].
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của 1 chất lạ hoặc sự biến
đổi quan trọng các thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Có 2 nguyên
nhân ngây ô nhiễm môi trường không khí là ô nhiễm không khí do nguồn gốc
tự nhiên và ô nhiễm không khí do nguồn nhân tạo.
2.1.1. Tổng quan về đá
Đá là 1 trong những loại vật liệu xây dựng quan trọng, là vật liệu cơ bản
và kết hợp với cát, xi măng dùng để đổ trần nhà, móng nhà, công trình đường
quốc lộ, cầu …..


6


 Công tác chế biến đá
- Năng xuất thiết kế: 195.000m3/năm (~ 150.000m3 đá nguyên khối /năm)
- Vậy năng xuất các sản phẩm của Mỏ là: 58,03m3/h
- Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn về kích cỡ theo tiêu chuẩn TCVN 177175
- Năng suất từng loại sản phẩm của Mỏ đập sàng được điều chỉnh trong
quá trình sản xuất,tùy theo yêu cầu của khách hàng về khối lượng sản phẩm.
Bảng 3.1: Các loại đá và năng xuất
N0

Năng suất

Cỡ hạt sản
phẩm

M3/năm

M3/ngày

M3/kíp

M3/h

1

Đá hộc

11 700,0

41,79


20,89

3,48

2

Đá 4x6

21 840,0

78,00

39,00

6,50

3

Đá 2x4

19 500,0

69,64

34,82

5,80

4


Đá 1x2

62 790,0

224,25

112,13

18,69

5

Đá 5x10

22 815,0

81,48

40,74

6,79

6

Đá 0,5

30 225,0

107,95


53,97

9,00

7

Base

14 040,0

50,14

25,07

4,18

8

Subbase

12 090,0

43,18

21,59

3,60

( Nguồn : báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cải tạo mỏ đá vôi Hồng Phong 4 , Cơ quan tư vẫn
TT Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về khoáng sản )


Khu vực Mỏ đá vôi ở đây thuộc Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) bao gồm đá
vôi màu xám, xám sáng,xám đen hạt mịn đến thô, cấu tạo khối hoặc phân lớp
dày kẹp các lớp, thấu kính đá ddooolomit và đá vôi ddolomit hóa. Kết quả phân
tích thành phần hóa học và đặc tính vật lý như sau:
 Thành phần hóa học
+ CaO: 49,00% ÷ 53,20%

Trung bình: 51,56%

+ Fe2O3: 0,05 ÷ 0,11%

Trung bình: 0,08%


7

+ SiO2: 0,42 ÷ 2,79 %

Trung bình: 1,02%

+ MgO:1,80 ÷ 4,3%

Trung bình: 2,88%

+ Al2O3: 0,08% ÷ 0,45%

Trung bình: 0,22%

+ SO3: 0,117÷ 0,281


Trung bình: 0,19%

+ K2O,Na2O < 0,4%
 Đặc tính cơ lý:
+ Tỷ trọng: 2,72 – 2,74

Trung bình: 2,73

+ Dung trọng: từ 2,58 ÷ 2,70

Trung bình: 2,66

+ Cường độ kháng ép khô từ 989,6 ÷ 1236,5 Trung bình: 1100 kg/cm2
+ Lực dính kết: 90 á 110 kg/cm2

Trung bình: 102,0 kg /cm2

+ Góc ma sát trong: 36005 ÷ 39030
+ Độ lỗ rỗng: 1,8 ÷ 3,2%
+ Cường độ nén dần trong xi lanh trung bình cho 3 cỡ hat (5 ÷10mm, 10
÷ 20mm, 20 ÷40mm): 11,5 ÷ 12,2
+ Độ mài mòn Losangeless: trung bình cho 3 cỡ hat (5 ÷ 10mm, 10 ÷
20mm, 20 ÷40mm): 28,5 ÷ 30,3
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, đá vôi trong diện tích khu thăm
dò có khả năng chịu tải khá cao. Độ cứng tương đối cao, đảm bảo các yêu cầu
làm VLXD, làm đá hộc, đá dăm trong xây dựng đường sá, cầu cống, các công
trình công nghiệp và dân sinh.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005
 Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học , Công nghệ cà Môi trường V/v ban hành các Tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng .


8

 Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường .
 Nghị đinh số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
 Ngị đinh số 81/2008/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phú về việc
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 08/12/2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược , đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo về môi trường .
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ V/v
Sửa đổi , bổ sung số điều của nghị định số 80/2006/ND-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo về Môi trường .
 Quyết định số 71/2008/NĐ –TTg ngày 29/05/2008 của Chính phủ
V/v Ký quỹ cải tạo , phục hồi môi trường đồi với hoạt động khai thác khoáng
sản .
 Nghị định số 63/2008/ND-CP ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản .
 Thông tư số 16/2009 /TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường . Ban hành kèm theo thông tư

này :
- QCVN 05 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng khí thải xung quanh.
Thông tư số 16/2009 /TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường . Ban hành kèm theo thông tư này :


9

 Thông tư số 25/2009 /TT-BTNMT ban hành ngày 06/11/2009 quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường . Ban hành kèm theo thông tư
này :
- QCVN 23 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất đá .
 Thông tư số 40/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 28/12/2011 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường . Ban hành kèm theo thông tư này :
- TCVN 7365 : 2003 – Không khí vùng làm việc . Giới hạn nồng độ
bụi và chất ô nhiễm không khí tại cơ sở sản xuất đá .
- QCVN 09 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước gầm.
- QCVN 40 : 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
 Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 16/12/2010 quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn , rung . Ban hành kèm theo
thông tư này có :
- QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn .
- QCVN 27 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 40 : 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.



10

2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại mỏ tới môi trường và sức khỏe
con người
2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải, tiếng ồn, nước,tài nguyên đất,chất thải
rắn và hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tới môi trường và sức khỏe con
người
2.3.1.1.Tác động do bụi
Bụi đá phát sinh trong khai thác, vận chuyển và đập nghiền sảng đá là tác
nhân ngây ô nhiễm môi trường không khí. Thành phần bụi bao gồm bụi vô cơ
và bụi đất đá. Bụi lơ lửng trong mỏ chủ yếu do hoạt động khai thác vận chuyển
và nghiền sàng gây ra. Chúng là những phần từ có kích thước rất nhỏ so với bụi
lắng, do vậy chúng lơ lửng trong không trung trong 1 thời gian dài và dễ bị
khuếch tán đi xa nhờ gió, khi vào phổi thường gây ra kích thích cơ học và phát
sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây lên những bênh hô hấp.
- Giai đoạn xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn xây dựng bụi chủ yếu là các hạt trơ, không chứa các hợp
chất có tính độc hại, thường có kích thước lớn nên ít có khả năng thâm nhập và
phế nang phổi, ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Ô nhiễm môi trường do bụi trong giai đoạn này chủ yếu do việc san gạt
để làm đường và xây dựng tuyến hào cơ bản và hoạt động giao thông vận tải
(chở đất đá thải, vật liệu xây dựng). Tác động của bụi đến môi trường trong
giai đoạn này có phạm vi không rộng, diễn ra ngắn trong quá trình xây dựng cơ
bản khoảng 0.5 năm, ảnh hưởng của khói bụi đến môi trường ngắn, tạm thời,
không đúng kể nếu có biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động hợp lý. Mức
độ và diện tác động của bụi phụ thuộc vào độ cao phát sinh bụi, tốc độ và hướng
gió, độ ẩm, thảm phủ thực vật và địa hình khu vực, độ cao của các công trình
lân cận và sẽ kết thúc khi giai đoạn xây dựng cơ bản hoàn tất.

Khối lượng đất đá san gạt mặt bằng trong xây dựng cơ bản của dự án:
 Cải tạo đường ô tô: 377m3


11

 Xây dựng tuyến hào cơ bản (làm đường cho thiết bị bánh xích lên
núi): 12.289m3
Theo phương pháp đánh giá nhanh bụi phát sinh bằng 0.01% khối lượng
đất đá san lấp, Với hệ số này có thể tính được lượng bụi thải vào môi trường
trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng:
Q1 = 0.0001 x Q
Trong đó:
Q1: Tổng lượng bụi sinh ra trong quá trình xây dựng
Q: Tổng khối lượng đất đá phải san lấp
Q = 377 x 12.289 = 12.666m3
Tỷ trọng đất đá tính trung bình là 1.8 tấn/m3
Q = 1.8 x 12.666 = 22.799 tấn
Như vậy:

Q1 = 0.0001 x 22.799 = 2.28 tấn

Ngoài ra còn lường bụi trong khói thải của các phương tiện vận tải và
máy móc thi công. Căn cứ tài liệu của WHO cung cấp thì cứ 1 tấn dầy sử dụng
đối với động cơ đốt trong thải ra 0.94 kg bụi.
- Giai đoạn vận hàng
- Nguồn phát sinh bụi chính trong quá trình vận hàng khai thác mỏ là quá
trình đập nghiền sàng, khoan nổ mìn, bốc xúc, vận chuyền đá đến máy nghiền,
vận chuyển đất đá sau khi qua trạm nghiền sàng ra bãi thải (bãi thải bên cạnh
máy nghiền) …. Đặc trưng nhất của bụi trong giai đoạn này là bụi vô cơ và bụi

đất đá.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, thải lượng ô nhiễm tại
hiện trường khai thác khoáng sản trong điều kiện không cố hệ thống khống chế
ô nhiễm như sau:
 0.04 kg/tấn trong công đoạn nổ mìn khai thác
 0.17 kg/ tấn trông công tác bốc xúc, vận chuyển
 0.134kg/tấn đất đá thải trong công đoạn vẫn chuyển khai thác.
2.3.1.2. Tác động do tiếng ồn và độ rung


12

Tiếng ồn trong khai thác và nghiền sàng đá là không thể tránh khỏi. Âm
thanh gây nên do những rung động trong không khí (hoặc một số môi trường
khác) đi đến tai và kích thích cảm giác nghe. Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi
nó trở nên mạnh và gây khó chịu, đặc biệt khi nó gây chấn thương sinh lý hoặc
tâm thần. Tiếng ồn thường gây ra các bệnh nghề nghiệp đối với nhưng công
nhân có thời gian làm việc trực tiếp tiếp xúc lâu dài (ít nhất 3 tháng) về thính
giác.
Ngoài ra, nếu tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần thì còn có
các ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh của con người như gây mất thăng
bằng, chóng mặt. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất của người lao động từ 2040%, làm phát sinh hoặc tăng tai nạn lao động.
Do đó, kiểm soát tiếng ồn là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những khu
vực gây ồn mạnh, cục bộ như các khu vực thi công, sản xuất …. Công nhân
làm việc tại khai trường chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn phát sinh từ các
thiết bị sản xuất. Mặt khác, do địa điểm khai thác nằm gần khu dân cư, nên ảnh
hưởng của tiếng ồn và độ rung đến người dân là rất lớn. Vi vậy, cần có nhưng
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung đến người lao động và người
dân.
- Giai đoạn xây dựng cơ bản

Trong quá trình xây dựng khai thác tiếng ồn và độ rung gây ra chủ yếu
bởi các thiết bị, máy móc và các phương tiện vận tải. Theo kết quả khảo sát môi
trường tại nhiều công trình xây dựng lớn thì tiếng ồn ảnh hưởng đến người làm
việc trực tiếp trong khu vực gây ồn tại khu vực cải tạo đường ô tô và xây dựng
hào.
- Giai đoạn vận hành
Nguồn ô nhiễm:


13

 Khai thác và vận chuyển: Tiếng ồn sinh ra do hoạt động của các
phương tiện kỹ thuật (mấy xúc, máy ủi, ô tô ….) và nổ mìn.
 Trạm nghiền sàng: tiếng ồn phát sinh do hoạt động của nhà máy móc
thiết bị trong quá trình sản xuất: mấy nghiền, sàng, quạt hút bụi, quạt gió…
Ngoài ra, tiếng ồn cũng phát sinh bởi hoạt động của các xe tải đến mua
đá. Tác động này tùy thuộc vào từng mức độ của xe gây ra, lưu lượng giao
thông trên đường, tốc độ chạy, chất lượng đất, khoảng cách giữa đường và các
đối tượng nhậy cảm ….
Quá trình nổ mìn tạo độ rung lớn trong khu vực có bán kính khoảng
500÷1000m cách điểm nổ mìn.Nổ mìn tạo ra các chấn động ảnh hưởng đến nền
đất đá gần biền giới khai trường, có thể gây hiện tượng sụt, lở đất và ảnh hưởng
đến các trình xây xung quanh.Tiếng ồn tại thời điểm nổ mìn có thể lên tới
110dBA.
Xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn gây ra chấn động, sóng không
khí và cục đá văng xa:
+ Khoảng cách an toàn về xung quanh không khí: Khi nổ mìn tạo ra sóng
đập (xung) vào không khí, ảnh hưởng đến người và công trình (khi áp lực trên
mắt sóng 10ka – Pa nhà của bị hư hỏng, 35 ka-Pa màng nhĩ bị thủng, 100 kaPa cơ bắp bị tê liệt)…. Khoảng cách an toàn là 123,5 m.
Khoảng cách an toàn về đá văng: đối với người là 300m và đối với thiết

bị là 150m.
Khi các thiết bị hạng nặng như xe ủi, máy xúc hoặc xe trọng tải lớn cùng
hoạt động thì xảy ra hiện tượng âm thanh cộng hưởng, độ ồn ra là rất lớn. Tuy
nhiên, độ ồn giảm theo khoảng cách thực tế từ nguồn gây ồn (D) được xác định
như sau:
+ Đối với nguồn đường: L =10log(D0D)1+a(dBA)
Trong đó: a là hệ số trạng hình


14

Giả thiết về tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận tải
với mức ồn tối đa đo tại vị trí các điểm pháp tiếng ồn 8m là 70dBA, a = 0 và
khoảng cách D = 50m.
Khi đó: L = 10log(8/50) = -8 dBA
Vậy, mức ồn là do các phương tiện vận tải chứ chỉ còn 62 dBA. Tương
tự, với D = 100m thì mức ồn còn 59dBA. Như vậy, với các thông số giải thiết
như trên thì phạm vi ảnh hưởng của các phương tiện vận tải đối với môi trường
trong khoảng 100m.
+ Đối với nguồn điểm: L =20log(D0D)1+a(dBA)
Trong đó: A là hệ số trạng thái địa hình
Giả thiết tiếng ồn phát sinh do máy móc với độ ồn tối đa đo tại vị trí các
điểm phát sinh ồn 8m là 90 dBA, a = 0 và khoảng cách D = 500m.
Khi đó: L = 20log(8/500) = - 35.9 dBA
Vậy, độ ồn phát sinh do máy móc là 51.4dBA. Có thể kết luận, với các
thông số giả thiết như trên thì bán kính của khu vực chịu tác động chủ yếu của
tiếng ồn do máy móc là 500m
Nhìn chung, tiếng ồn chi gây ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp với
các thiết bị gây ồn. Đề khống chế tiếng ồn, độ rung trong khai thác mỏ cần áp
dụng các công nghệ khống chế để đạt được mức cho phép: lắp đặt đệm cao su,

lò xo chống rung với các thiết bị có công suất lớn.
2.3.1.3. Tác động do khí thải
Các khí thải ô nhiễm được quan trắc bao gồm: SO2, NO2, CO và CO2.Mỗi
loại khí thải tác động đến môi trường và sức khỏe con người theo một cơ chế
khác nhau và ở liều lượng nhất định.
Khí SO2
Khí SO2 là chất ô nhiễm thường có nồng độ thấp trong khí quyển,tập
trung chủ yếu ở tầng đối lưu, SO2 nhân tạo được sinh ra do đốt nhiên liệu hóa


15

thạch như than, dầu mỏ, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,….. Khí SO2
rất độc hại đối với sức khỏe con người và sinh vật, gây ra các bệnh phổi và hô
hấp, khi gặp hơi nuociws và mưa thì tạo thành mưa axit. Vì vậy, xử lý khí thải
chứa nhiều SO2 rất tốn kém.
Khí NO2
Khí NO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các khí
nhà kính. Ở nồng độ 5ppm khí NO2 cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến bộ
máy hô hấp. Khi tiếp xúc với NO2 ở nồng độ 100ppm trong thời gian 1 phút,
con người có thể bị tự vong.
Khí CO
Khí CO được hình thành từ quá trình đột biến nhiên liệu hóa thạch thiếu
oxi. Khí thải chứa nhiều CO không độc đối với cây xanh nhưng rất độc hại đối
với con người và động vật. Khí CO gây tác hại rất mạnh đến cơ thể khi hít phải,
tùy thuộc vào lượng mà gây ra cho cơ thể các bệnh hô hấp nặng, đau đầu làm
yếu cơ bắp, buồn nôn, lóa mắt, nói líu lưỡi, co giật, hôn mê, và có thể dẫn đến
từ vong (ở nồng độ 250ppm).
Khí CO2
Thông thường khí CO2 chiếm 0.03% trong quá khí quyển, được sản sinh

tự nhiên cân bằng với lượng CO2 sử dụng cho quá trình quang hợp của cây
xanh. Tuy nhiên, các hoạt động phá rừng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch dẫn
đến mất cân bằng CO2, gây ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu. Khí CO2 là một
trong những khí nhà kính.
Giai đoạn xây dựng cơ bản
Khí thải ô nhiễm trong quá trình xây dựng cơ bản phát sinh do hoạt động
của các phương tiện giao thông vận tải, các thiết bị thi công công trình. Do đó,
khí thải phát sinh trong khu vực này là sản phẩm đốt cháy của xăng dầu (sử
dụng cho các phương tiện giao thông và thiết bị thi công)


16

Nhìn chung, tác động của khí thải thể hiện chủ yếu đối với con người lao
động trực tiếp trong khu vực, sẽ giảm đi khi giai đoạn xây dựng cơ bản hoàn
tất. Tác động của khí thải đến khu vực xây dựng cơ bản.
Giai đoạn vận hành
Khi thải sinh ra trong quá trình này bao gồm khí thải của các phương tiện
vận tải (chuyên chở đất đá) của quá trình khai thác mỏ.
Tiêu hao nhiên liệu (dầu FO): 116,548 tấn/ năm
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, thải lượng khí phát sinh
do đốt cháy dầu được tính như sau: Q = B.K
Trong đó: Q là thải lượng khí ô nhiễm (kg)
B là lượng nhiên liệu đốt (kg)
K là hệ số ô nhiễm
Khi đốt cháy 1 tấn dầu sẽ đưa vào môi trường lượng SO2 = 10.S kg (S là
% lưu huỳnh trong dầu) ; NOx = 2,6kg ; CO = 0,7 kg. Vậy, lượng khí thải (tính
cho trường hợp S = 1%) là:
Như vậy, lượng khí thải ra môi trường hàng năm là:
SO2 = 1.165,48 kg/năm

NOx = 303,025 kg/năm
CO = 81,548 kg/năm
2.3.1.4. Tác động đến môi trường nước.
Tác động môi trường đối với nguồn nước chủ yếu do nước mưa chảy tràn
qua khu vực khai thác và nước thải sinh hoạt ở văn phòng.
Nhìn chung, toàn khu vực mỏ nằm trên mức thoát nước tự chảy của khu
vực. Mặt khác, khai trương và bãi thải đều nằm cao hơn so với địa hình xung
quanh. Do vậy, công tác thoát nước của Mỏ đá Hồng Phong 4 rất đơn giản.
Phương pháp thoát nước được chọn cho khai trường và bãi thải ở đây là tự chảy
trên các mặt tầng và bãi thải ra ngoài. Khi đó, chỉ cần xây dựng hệ thống rãnh


×