Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn cây lê ưu tú và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây lê tại tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 100 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------------------

ĐẶNG THỊ ANH THƠ

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY LÊ ƯU TÚ
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
CÂY LÊ TẠI TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐÀO THANH VÂN
2. TS. TRẦN ĐÌNH HÀ

Thái Nguyên -2018


i
LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Thị Anh Thơ


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực tiễn nghiên cứu đề tài, tôi luôn
nhận được sự quân tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đào
Thanh Vân và TS. Trần Đình Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thường trực Huyện ủy- HĐND- UBND
huyện, tập thể lãnh đạo công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia khóa
đào tạo này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Anh Thơ



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 . Mục đích, yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 3
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÁC GIỐNG LÊ ................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lê ở Việt Nam ........................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu lê trên thế giới và trong nước ............................... 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lê trên thế giới .................................................... 10
1.2.2 .Tình hình nghiên cứu lê ở trong nước................................................... 17
1.2.3. Tình hình sản xuất cây lê tại Bắc Kạn .................................................. 31
Chương 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34
2.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 34
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 34
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35



iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3.1. Nội dung 1: Điều tra đánh giá tuyển chọn cây lê ưu tú giống lê địa phương tại
hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. ....................................................... 35
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây lê địa
phương tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể ........................................................ 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 47
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TUYỂN CHỌN CÂY LÊ ƯU TÚ TẠI TỈNH
BẮC KẠN ....................................................................................................... 47
3.1.1. Kết quả khảo sát, phỏng vấn xác định cây lê ưu tú............................... 47
3.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái thân, cành của các cây lê triển vọng........ 51
3.1.3. Chu kỳ sinh trưởng, thời điểm ra hoa, đậu quả của những cây lê triển
vọng ................................................................................................................. 53
3.1.4. Kích thước và năng suất quả của các cây lê triển vọng ........................ 55
3.1.5. Đặc điểm hình thái và chất lượng cảm quan qua nếm thử quả của những
cây lê địa phương có triển vọng ...................................................................... 56
3.1.6. Một số chỉ tiêu chất lượng quả lê địa phương....................................... 57
3.1.7. Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của những cây lê địa phương có
triển vọng......................................................................................................... 58
3.1.8. Tỷ lệ ăn được và đánh giá xếp hạng những cây lê địa phương có triển vọng 59
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO CÂY LÊ ..... 60
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lê địa phương tại huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 60
3.2.2. Ảnh hưởng của bọc quả đến chất lượng quả lê địa phương tại huyện Ba
Bể, Bắc Kạn..................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 71
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cây ăn quả và cây lê năm 2016 trên thế giới ...... 8
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắc năm 2013 - 2017 ..... 9
Bảng 3.1. Kết quả tổng điểm đạt được của những cây lê địa phương (lê nâu)
được chọn khảo sát, phỏng vấn trực tiếp ........................................................ 48
tại huyện Ngân Sơn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn ................................................... 48
Bảng 3.2. Nguồn gốc, tuổi cây và khả năng sinh trưởng của những cây lê địa
phương có triển vọng được theo dõi trong năm 2017 ..................................... 52
Bảng 3.3. Chu kỳ sinh trưởng, thời điểm ra hoa, đậu quả của những cây lê địa
phương có triển vọng được theo dõi trong năm 2017 ..................................... 53
Bảng 3.4. Đặc điểm quả và năng suất của những cây lê địa phương có triển
vọng được theo dõi trong năm 2017 tại tỉnh Bắc Kạn .................................... 55
Bảng 3.5. Hình thái và chất lượng cảm quan qua thử nếm quả của những cây
lê địa phương có triển vọng được theo dõi trong năm 2017 ........................... 56
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh hóa về quả của những cây lê địa phương có
triển vọng được theo dõi trong năm 2017 ....................................................... 57
Bảng 3.7. Kết quả theo dõi, đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên những
cây lê địa phương có triển vọng được theo dõi trong năm 2017 .................... 58
Bảng 3.8. Tỷ lệ ăn được và xếp hạng những cây lê địa phương có triển vọng
được theo dõi trong năm 2017 ........................................................................ 59
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả và tỷ lệ quả thu hoạch
trên giống lê địa phương tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ............................... 60
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích thước
quả lê địa phương tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................................... 61
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến kích thước, khối lượng quả và tỷ

lệ ăn được của quả lê địa phương tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.................. 63


vi

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả cây lê địa phương
tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 64
Bảng 3. 13. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón lá trên cây lê địa
phương tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn............................................................ 65
Bảng 3.14. Ảnh hưởng bọc quả đến kích thước và trọng lượng quả cây lê địa
phương tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn........................................................... 66
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bọc quả đến màu sắc vỏ quả, tỷ lệ quả bị hư hại của
quả lê địa phương tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................................... 67
Bảng 3.16. Ảnh hưởng bọc quả đến chất lượng quả lê địa phương tại huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 68
Bảng 3.17. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng bao quả cho lê địa phương
tại huyện Ba Bể ............................................................................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, có địa hình phức tạp, độ chia cắt
mạnh, có núi đá xen với núi đất, độ dốc lớn bình quân: 26 - 30 độ, một số
vùng có độ cao từ 700 đến trên 1000 m so với mặt biển nên mang đặc điểm
khí hậu ôn đới, những khu vực này có thể trồng được một số loại cây ăn quả
ôn đới như Lê, Hồng, Mận, Đào… Ở địa bàn vùng cao, chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn thu nhập chính của các hộ dân nơi đây là từ
sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, để nâng cao

đời sống kinh tế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, thì việc
quan tâm đầu tư phát triển kinh tế về lĩnh nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực trồng
trọt là rất quan trọng.
Cây Lê (PyruspyrifoliaNakai) là cây ăn quả ôn đới đặc sản có giá trị

kinh tế cao, có chu kì kinh doanh kéo dài. Cây lê rụng lá hàng năm vào mùa
đông lạnh, để cây ra hoa kết quả, cây cần có một thời gian nhiệt độ lạnh để
phân hoá mầm hoa. Theo các nghiên cứu thì cây lê cần thiết hàng năm phải
tích luỹ được 300 - 400 CU (Chilling Unit- Đơn vị lạnh). Chính vì vậy tại Bắc
Kạn, cây lê đã được trồng ở một số vùng cao có mùa đông lạnh kéo dài như
xã Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể, xã Vân Tùng, Cốc Đán huyện
Ngân Sơn. Tại những vùng này cây lê đã thể hiện khả năng thích nghi và lợi
thế cho giá trị kinh tế khá cao. Qua điều tra sơ bộ, giá bán 1 kg lê trên thị
trường tại địa bàn giao động từ 30.000 - 50.000 đ/kg, tính giá trị một cá thể
cây lê ở thời kì kinh doanh ổn định có thể cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng/năm,
cá biệt có cây cho thu nhập 6-7 triệu đồng/năm, mang lại giá trị thu nhập khá
cao so với cây trồng khác trong địa bàn của tỉnh. Trong định hướng phát triển
nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn, cây lê được xác định là một trong những cây
ăn quả đặc sản có lợi thế của địa phương, cần đầu tư để phát triển mở rộng
diện tích.


2

Tuy nhiên việc phát triển sản xuất cây lê ở các địa phương trong tỉnh
Bắc Kạn còn nhiều hạn chế. Một số diện tích trồng lê trước đây chưa phát huy
được hiệu quả, hầu hết diện tích lê trong thời kỳ cho thu hoạch, được trồng
quy mô manh mún, nhỏ lẻ và những năm gần đây đang có chiều hướng giảm
dần. Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn, tính đến năm 2017
diện tích trồng lê của toàn tỉnh 21 ha giảm mạnh so với năm 2013 (là 58 ha).

Nguyên nhân do diện tích lê trồng phân tán, mỗi hộ có từ 3 - 7 cây, tự nhân
giống bằng phương pháp chiết, giâm cành và hoàn toàn cây sinh trưởng phát
triển trong điều kiện tự nhiên, chưa có tác động kỹ thuật gì, sau nhiều năm
cây bị sâu bệnh, già cỗi, ra hoa, đậu quả cách năm, cho năng suất thấp, chất
lượng không cao (thịt quả cứng, chát, chín muộn) người trồng lê đã phá bỏ
thay thế cây trồng khác. Do vậy, mặc dù có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng
phù hợp cho phát triển cây lê, đặc biệt là cây lê địa phương (lê nâu), nhưng
hiện nay cây lê tại tỉnh Bắc Kạn chưa tạo được sản lượng lớn tập trung mang
tính hàng hóa và hiệu quả quy mô cộng đồng.
Từ những thực tế nêu trên, để phát triển và mở rộng diện tích trồng lê,
đem lại hiệu quả kinh tế cao người trồng lê tại tỉnh Bắc Kạn thì việc tiến hành
đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn cây lê ưu tú và một số biện pháp kỹ thuật
đối với cây lê tại tỉnh Bắc Kạn” tại thời điểm này là rất cần thiết.
1.2 . Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tuyển chọn được cây lê ưu tú làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân
giống và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật (phân bón qua lá, bọc quả) để
xác định loại phân bón lá và túi bọc quả thích hợp cho cây lê địa phương tại
tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra, tuyển chọn phát hiện cá thể lê ưu tú giống địa phương (lê nâu)
tại các vùng trồng lê của huyện Ba Bể và huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.


3

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phân bón lá đến khả
năng ra hoa, đậu quả và chất lượng của giống lê địa phương tại huyện Ba Bể.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến mẫu mã, chất
lượng quả của giống lê địa phương tại Yến Dương, huyện Ba Bể.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
nguồn vật liệu ban đầu cho công tác nhân giống, mở rộng diện tích trồng lê
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xác định được khả năng thích
nghi, bổ sung được một số dinh dưỡng qua lá và biện pháp bọc quả nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng cho sản xuất lê địa phương (lê nâu) tại tỉnh
Bắc Kạn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây lê ở
nước ta.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc tuyển chọn được những cây lê ưu tú đối với giống địa phương (lê
nâu) sẽ là cơ sở cung cấp nguồn vật liệu ban đầu để phục vụ công tác nhân giống
lê, góp phần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả
kinh tế nâng cao thu nhập cho người trồng lê tại tỉnh Bắc Kạn cũng như vùng
có điều kiện tương tự nói chung.
- Việc nghiên cứu thử nghiệm một số chế phân bón lá, túi bọc quả trên
lê địa phương tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể nhằm góp phần xây dựng biện
pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống lê địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại các giống lê
1.1.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây lê đã có khá nhiều tác giả đề cập tới và có nhiều ý

kiến khác nhau. Theo Nguyễn Thị Phương Oanh (2012)[11], khi nghiên cứu
về nguồn gốc của cây lê đã kết luận là lê bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam
của Trung Quốc đã chỉ ra ở Trung Quốc lê được trồng ở hầu hết các tỉnh, chỉ
trừ những vùng quá lạnh giá và quá khô hạn. Lê được trồng tập trung và nhiều
nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông. Ở Hy Lạp cây lê dại đã có cách đây
1000 năm trước công nguyên, cụ thể có giống lê dại Pyrus nivalis là nguồn
nguyên liệu được thuần hóa trồng ở vườn nhà vùng Địa Trung Hải, đồng thời
đã chỉ ra các trung tâm khởi nguyên về loài bao gồm: trung tâm Đông Á, cầu
nối giữa vùng Đông Á và Trung Á là các loài Pyrus ở Himalaya, Caucuse và
các vùng gần đó là Iran và các nước vùng Tiểu Á là vùng khởi nguyên quan
trọng có nhiều thành phần loài. Trung tâm khởi nguyên thứ 2 là Krưm và
vùng phía đông bán đảo Balkan, Châu Âu là trung tâm của giống lê dại
P.Communis. Các giống lê trồng nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ các
giống lai giữa P. Communis và P.Nivalis. Cây lê được trồng ở Liên Xô (cũ) từ
rất sớm, trong đó Trung tâm cây ăn quả trên đất Châu Âu là Ycrain. Theo
Bolotova A.T (cuối thế kỷ 18) đã mô tả 39 giống lê và nửa cuối thế kỷ 19
vườn thực vật Nikitxki ở Krưm đã có 1 tập đoàn các giống lê rất lớn đến 550
giống. Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam đã có một số tác giả đề cập tới, theo
(Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012)[11] thì lê ở nước ta là lê Pyrus pyrifolia
Nakai, cây được nhập từ Trung Quốc vào trồng ở những vùng núi cao miền
Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn... Cây trồng chủ yếu để lấy quả ăn
tươi và quả khô dùng để làm thuốc chữa bệnh. Các tác giả (Nguyễn Văn Phú
và Trần Thế, 1969)[12] khi điều tra về cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía


5

Bắc đã cho rằng các giống lê ở Cao Bằng đều thuộc dòng họ Salê (Pyrus
pyrifolia Nakai) và đều có nguyên sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc, cho đến
nay thì cây lê được trồng khá phổ biến ở các vùng cao thuộc các tỉnh miền núi

phía Bắc nước ta.
1.1.2. Phân loại
Lê thuộc chi Pyrus L.. Nhóm Pyrus gồm có:
- Lê châu Âu P.communis bao gồm có các giống: Clapps favorite,
Comise, Harraw delight…chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 600 - 1400 và
có khả năng chống chịu bệnh đốm lá ở mức trung bình, nhưng có ưu điểm là
đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt.
- Lê châu Á P. pyrifolia bao gồm:
+ Lê Nhật Bản có những giống như: Chojuro, Hosui, Kikusui, Shinko,
Shinsui. Chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 400 - 900.
+ Lê Trung Quốc gồm có giống: Tsuli, Yali...những giống này yêu cầu
đơn vị lạnh CU từ 300 - 450. Cả giống lê Trung Quốc và Nhật Bản đều có khả
năng chống chịu tốt đối với bệnh đốm lá. Theo (Nguyễn Thị Phương Oanh,
2012)[11] dựa vào một số đặc điểm của quả như số tử phòng (ô) đài quả còn
dính lại hoặc đã rụng, màu sắc vỏ quả và răng cưa ở lá đã phân loại các giống
lê Trung Quốc thành 3 nhóm giống:
- Nhóm đại diện chính (Eupyrus Kikuchi) bao gồm:
- Thu tự lê P. ussuriensis maxim, mọc dại ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Nội
Mông Cổ, Tây Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
- Bạch lê P. bretschneideri Rehd, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc,
Sơn Đông, Liễu Ninh, Sơn Tây; ngoài ra các tỉnh Hoa Bắc, Tây Bắc và một
số địa phương khác vùng lưu vực sông Hoàng Hà đều có trồng. Sa lê P.
pyrifolia Nakai phân bố chủ yếu ở vùng lưu vực phía nam sông Trường
Giang, ngoài ra ở Nhật Bản và Triều Tiên cũng có trồng.


6

- Lê Tân Cương - P. sinkiangensis Yu, phân bố ở Tân Cương, Cam Túc,
Thanh Hán, Ninh Hạ - Lê Châu Âu P. communis Linn, cây dại phân bố vùng

Tiểu Á và phía Bắc Iran.
- Nhóm Đổ đường lê (Micropyrus Kikuchi) gồm: - Lê hạt đậu P.
callryana Done, mọc dại ở các tỉnh Hoa Trung, Hoa Đông, Hoa Nam, Tây
Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Là cây làm gốc ghép chủ yếu cho Salê ở Hoa
Trung. - Đổ lê P. betulaefolia Bge, dùng làm gốc ghép cho lê ở các tỉnh phía
Bắc Trung Quốc.
- Nhóm giống trung gian (Intermedia Kikuchi) gồm có 8 loại: P. pashia
Buch . Ham, P.pseudopashia Yu, P. serrulata Rehd…trong số này phần lớn
quả nhỏ, hạt quả thô, có vị chát, ít có giá trị sử dụng và ý nghĩa kinh tế thấp.
Dayal et al, 1999, khi nghiên cứu phân vùng các nhóm giống lê của Trung
Quốc: Bạch lê, Thu tự Lê, Sa lê, Lê Châu Âu…cho rằng các nhóm giống Sa
lê có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao hơn các
nhóm giống khác. Vùng thích nghi của Sa lê là ở Giang Nam có nhiệt độ và
ẩm độ cao bao gồm phía Nam sông Hoài, các tỉnh phía Nam sông Trường
Giang, nhiệt độ bình quân năm 15 - 230C, nhiệt độ tháng giêng từ 1 - 150C,
trong năm nhiệt độ thấp < 100C có 80 - 140 ngày, lượng mưa 800 - 1900mm,
đất trồng lê gồm: đất vàng, đất đỏ, đất nâu, đất tím. Các giống lê điển hình
gồm: lê thế kỷ 20, lê Thương Khê, lê Hoàng Hoa, Minh Nguyệt, Nhị Cung
Bạch, Tân Thế Kỷ, Cúc Thủy, Hạnh Thủy… Theo Nguyễn Thị Phương Oanh,
năm 2012[11] thì lê có 2 loại, đó là lê châu Á và lê châu Âu. Lê châu Á: Gặp
nhiều ở Trung Quốc, có khoảng 15 loài tất cả, được gọi chung là “Sa li”. Sali
có 2 biến chủng:
+ Var. Stapfiana Rchd
+ Var. Culta Red
Trong đó biến chủng var. Culta Red là quan trọng hơn cả, nó được trồng ở
Nhật Bản và Triều Tiên, khoảng hơn 20 năm trước đây đã được nhập vào trồng


7


ở Lào Cai và chủ yếu ra quả trên cành một năm, khả năng chịu lạnh của chúng
kém, quả hình trứng ngược màu vàng xanh, phẩm chất khá tốt. - Lê châu Âu:
Trong những giống lê châu Âu có các giống điển hình như:P. Calleryana Decne,
P. Betulaefolia Bunge, P. Phacocarpa Rehd, P. Sesrulata Rehd.
Các giống này thường gặp ở độ cao 500-1.400m so với mặt nước biển,
độ lớn của cây vừa phải, các chồi non có lông tơ mịn, lá nhỏ hơn lá lê châu Á,
có hình trứng ngược, thuôn dài và mép lá chỉ lượn sóng, cuống lá dài 3-4 cm,
quả tròn nhỏ, vỏ mịn màu nâu, loại này dùng làm gốc ghép rất tốt cho các
giống được trồng ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Tác giả cũng căn cứ
vào thời vụ chín của Lê để chia ra thành các nhóm giống như sau:
+ Giống chín sớm: quả chín vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.
+ Giống chín trung bình: quả chín vào hạ tuần tháng 9.
+ Giống chín muộn: là những giống quả chín sát mùa đông ở Việt Nam
tác giả (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012)[11] cho rằng, Lê thuộc họ Hoa
hồng Rosaceae, thuộc chi Pyrus. Chi Pyrus có loài lê và loài mác cọot. Loài lê
(P. communis L) là cây ở vùng ôn đới, quả ngon và mát, có nhập nội, ở nước
ta được trồng ở vùng Cao - Lạng. Loài mác coọt (P. pashia Buch) là cây nhỡ,
lá khía răng, hoa màu trắng, quả có vỏ đốm nhiều, thịt quả cứng ăn chát, vị
ngọt kém. Cả lê và mác coọt đều thuộc phân họ Táo Maloideae được đặc
trưng bởi lá đơn, 2-5 lá noãn hợp, bầu dưới, đế hoa lõm, công thức hoa như
sau: K4-5 C4-5 A5-18 G(2-5).
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây lê trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lê trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê, được trồng nhiều nhất ở châu
Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Lê thích nhiệt độ lạnh nhưng kém
chịu rét đậm, các nước Nga, Braxin, Đức, Pháp, Trung Quốc và các nước
vùng Địa Trung Hải rất chú trọng tới việc trồng lê, ở những nơi đó được trồng
chủ yếu là những giống lê ngon và có giá trị kinh tế. Hiện nay ở Nga và các



8

vùng lân cận đã có tới 127 giống lê ngon, trong đó có 34 giống lê nổi tiếng
được phát triển ở nhiều vùng trên thế giới. Ở Trung Quốc, lê được trồng rộng
rãi ở tất các các vùng với diện tích khá lớn, trong năm 2016 diện tích, năng
suất, sản lượng lê của Trung Quốc có diện tích 1.121.675ha, năng suất đạt
173.843 tạ/ha với tổng sản lượng là 19.499.487 tấn. Sản phẩm lê của nước
này chủ yếu dùng để ăn tươi (chiếm khoảng 87 - 89%), phần còn lại sử dụng
làm nguyên liệu chế biến.
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cây ăn quả và cây lê năm 2016 trên thế giới
Diện tích (ha)
TT

Khu vực

Cây ăn
quả

1

Braxin

759.954

2

Trung Quốc

3


Đức

178.266

4

Nga

5



Năng suất (tạ/ha)
Cây ăn
quả



Sản lượng (tấn)
Cây ăn quả



1.248

257.801

119.431

19.591.623


1.970.537 1.121.675

146.219

173.843

38.392.847 19.499.487

1.925

144.007

179.870

256.716

34.625

452.430

86.320

64.536

76.277

919.810

65.841


Pháp

4.695

5.294

123.657

244.718

58.057

129.627

6

Mỹ

299.239

18.737

251.114

394.284

7.514.334

738.770


7

Ai Cập

196.419

3.670

244.809

163.630

4.808.531

60.054

8

Việt Nam

92.981

9

Thế giới

9.453.478 1.584.956

14.906


121.983

1.134.208

154.894

172.534 146.429.018 27.345.930

(Nguồn: FAOSTAT - 2018)[38]
Nếu xét tại một số quốc gia thì sản lượng tăng không đều, nhưng các
châu lục và trên thế giới tăng liên tục qua các năm. Trên thế giới năm 2014
sản lượng là hơn 26,0 triệu tấn, năm 2015 đã đạt trên 26,7 triệu tấn và năm
2016 sản lượng lê tăng đạt 27,3 triệu tấn. Giữa các châu lục thì châu Á có sản
lượng lê đứng đầu qua các năm, năm 2014 đạt trên 20,2 triệu tấn đến năm
2016 đạt trên 21,6 triệu tấn (Bảng 1.2).


9

Bảng 1.2. Sản lượng lê trên thế giới và một số khu vực
Đơn vị tính: Tấn
TT

Khu vực

1

Thế giới


2

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

26.002.517

26.763.031

27.345.930

Châu Phi

758.420

799.066

762.229

3

Châu Mỹ

1.932.218

1.995.466


2.032.905

4

Châu Á

20.225.741

20.883.456

21.606.629

5

Châu Âu

2.962.969

2.954.609

2.811.142

6

Châu Đại Dương

123.169

130.434


133.025

(Nguồn: FAOSTAT - 2018)[38]

1.2.2. Tình hình sản xuất lê ở Việt Nam
Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở
các tỉnh miền núi phía Bắc như Trà Lĩnh, Thạch An (Cao Bằng) Xín Mần,
Đồng Văn (Hà Giang) Mường Khương, Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) Ngân Sơn,
Ba Bể (Bắc Kạn)... tập trung ở những nơi có độ cao 500 - 1500 m so với mực
nước biển. Một số giống lê trồng phổ biến ở nước ta như: Lê xanh, Lê nâu,
Mắc coọt và một số giống được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan: Tứ Xuyên,
Tai Lung... Tuy nhiên diện tích lê được trồng tại các địa phương còn manh
mún, chưa tập trung.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắcnăm 2013 - 2017
TT

Tỉnh

2013
D.tích (ha)

2017

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

S.lượng tấn)

1


Cao Bằng

123,8

261,22

111,5

437,9

2
3

Hà Giang
Lào Cai

867,6
406

2.633
312

882,2
445

1.975
334

4


Bắc Kạn

58

150

21

149

5

Lạng Sơn

78

531

31

149

6
7

T. Quang
Yến Bái

2

80

173
40

21,4
78

174,4
624

(Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh năm 2017)


10

1.3. Tình hình nghiên cứu lê trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lê trên thế giới
1.3.1.1. Các nghiên cứu về giống
Hiện nay trên thế giới lê được trồng ở rất nhiều nước, nhất là những
nước có khí hậu lạnh.Vì vậy thành phần giống lê cũng khá phong phú, mỗi
giống mang tính đại diện riêng.
Kết quả nghiên cứu của Chevalier, 1942 [20] đã mô tả một số giống lê ở
Pháp như sau:
- Pyrus loquiho: Cây leo, lá nhẵn, không biểu sinh, tựa vào các cây
khác, cao từ 6-8m, phát triển làm rám nắng những cành con, để lại những vết
tròn tương ứng với lá rụng. Lá hơi dài, có đầu nhọn, thót ở hai đầu, hơi tù,
nhạt phía trên, vàng nhạt và bẹ ở phía dưới, gân phụ từ 5 đến 8 đôi, mảnh
khảnh nhưng lồi ra ở phía dưới, cuống lá từ 15 đến 25mm chiều dài. Quả đơn
ở kẽ lá, hình lồi, bẹt ở phía trên, dài từ 15 đến 25mm, 3 ngăn.

- Pyrus candidissima: Cây nhỏ cao từ 5 - 6 m, ban đầu rụng lá sau đó
thì đến quả, thân cây đường kính 80cm, cành nhỏ với vỏ nâu và những lỗ bì
trắng hình nấm. Lá vàng, phủ trên hai mặt của lá kể cả lá non và cụm hoa có
lông trắng như bông, không bền, hình oval nhọn, dài có mũi nhọn ở đầu, hình
nêm ở cuống, dài 4-5cm, rộng 2cm, có răng cưa rất nhỏ, gân phụ 5-6 đôi,
cuống lá có lông trắng 2-2,5cm chiều dài. Hoa trắng rất thơm, một cụm ở
ngọn, cuống hoa 2-3mm, loại 3, dính liền theo cột vào gốc. Quả tròn hoặc lê
cụt đầu, có vết tròn, không có vết của đài hoa, đường kính 10mm, 3 ngăn.
- Pyrus (Micomeles) rhamnoides Dcne: Cây nhỏ 5-6m, cây biểu sinh, lá
có đầu nhọn, dài, uốn nếp theo gân phụ rất bẹt từ 12-14 đôi, cuống lá ngắn 515mm và mảnh khảnh, cụm hoa có lông, rất nhiều hoa, quả nhỏ tròn, không
chấm, 2 ngăn.
- Pyrus ligustrifolia: Cây biểu sinh cao 4m, thân đường kính 30cm,
cành nhỏ với lá tập trung ở đầu cành. Lá hơi dài, nhạt ở phía trên, hình oval


11

có đầu nhọn, hơi tù, dài 4-6cm, rộng 1,5-3cm, hơi răng cưa ở viền, 6-8 đôi
gân phụ hơi khó nhìn ở trên và ở dưới, cuống lá ngắn 3-6mm. Quả đơn hoặc
đôi, tròn, đường kính 8-12mm, nâu với chấm nhạt hơn, cuống từ 1,5-2cm.
Tác giả Chattopadhyay, 2003 [18] đã mô tả 25 giống lê, nhưng đáng
chú ý là 1 số giống sau:
- Victoria: Đó là giống chín giữa mùa từ tháng 7 tới đầu tháng 8, khối
lượng quả trung bình hoặc to, màu sắc của vỏ quả có màu xanh vàng pha lẫn
hơi đỏ. Thịt quả mịn, nhiều nước và ngọt, là giống có sản lượng cao.
- Conference: Đây là giống chín giữa mùa, cỡ quả trung bình và có hình
dạng của lê điển hình, vỏ quả có màu xanh pha chút nâu đỏ. Thịt quả màu
hồng, vị ngọt và nhiều nước. Đó là giống tốt có giá trị tương đối và nhiều quả,
thu hoạch quả từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 8. Lê không những cho sản phẩm
là quả, mà nó còn là cây cảnh rất có giá trị, các loài điển hình như:

P.amygdaliformis Will, P.elaeagrifolia Pall, P.pyrifolia (Burm) Nakai và
P.ussuriensis Maxim, chúng đang được trồng phổ biến tại Washington State
University ở trung tâm nghiên cứu Puyallup.WA. Chúng được lựa chọn bởi
khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, có đặc điểm là: cây xanh, hình
dáng nhỏ gọn, đẹp, rất phù hợp khi chọn chúng làm cây cảnh.
1.3.1.2. Các nghiên cứu về phân bón qua lá và chất điều tiết sinh trưởng
* Một số nghiên cứu về phân bón qua lá
Đối với sản xuất cây ăn quả, cùng với các biện pháp kỹ thuật như đốn
tỉa, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong đó sử dụng bón qua lá là một giải
pháp hữu phổ biến nhằm nâng cao kích thước và chất lượng quả( theo Josan
và cs,1995) [28]. Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố
cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù cây trồng vẫn phải được cung
cấp đầy đủ dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ.
Phân bón qua lá thường gồm 3 phần chính: Các nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng.


12

Vai trò của phân bón qua lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng
nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò quan
trọng trong đời sống của cây.
Trên thế giới việc nghiên cứu về phân bón lá cho cây lê được một số
tác giả thực hiện và có những kết luận đã được công bố trên các tạp chí
chuyên ngành. TheoHudina và Stampar, 2002 [26] thử nghiệm phân bón lá
với liều lượng các chất dinh dưỡng 15% P2O5; 20% K2O; 0,1% Mn; 0,1% B
và 0,1% Mo với 5 lần trong thời gian từ ngày 22 tháng 5 (7 ngày/lần) cho cây
lê (Pyrus communis L.) đã làm tăng hàm lượng đường glucose và chất khoáng
hòa tan, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ PH và hàm lượng Vitamin C trong
thịt quả.

Theo Gill và cs, 2012[22], kali có vai trò quan trọng đối với cây lê, thử
nghiệm phân bón lá Kali 2 loại thương phẩm KNO3vàK2SO4với nồng
độ1,0;1,5và 2,0%với 3 đợt phun tương ứng sau 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày
hoa nở rộ, kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón làm tăng kích
thước quả rõ rệt so với không phun, trong đó ở nồng độ phun 1,5% đạt kích
thước quả lớn nhất. Màu sắc vỏ quả cũng được cải thiện bởi các công thức sử
lý phun phân kali, tuy nhiên phân K2SO4 có hiệu quả hơn. Độ cứng của quả
tăng lên tỷ lệ thuận với nồng độ kali sử dụng và số lần phun, đạt cao nhất khi
phun 3 lần K2SO4. Chất rắn hòa tan và hàm lượng đường tổng số cũng tăng
lên khi tăng số lần phun và đạt cao nhất khi dùng K2SO4 2%. Không có sự khác
biệt về hàm lượng axít trong quả ở các công thức thí nghiệm.
Nghiên cứu về dinh dưỡng Bo và Can xi bón lá ảnh hưởng đến các đặc
tính sau thu hoạch đối với cây lê châu Á, theo KobraKhalaj và cs,
2017[33]đã kết luận: Sử dụng dinh dưỡng axit borix nồng độ 0,5% và CaCl2
với nồng độ 0,5 % hoặc 0,7% cải thiện đặc tính sinh lý hóa của quả, đặc biệt
là độ cứng của quả và chất rắn hòa tan. Sau thời gian bảo quản 3 tháng, hàm
lượng các chất phenol trong quả, giảm ít hơn và triệu chứng thịt quả chuyển


13

màu nâu biểu hiện ít hơn so với công thức không phun. Do đó sử dụng phân
bón lá Bo và Can xi làm tăng thời gian bảo quản quả lê trong điều kiện trồng
trọt bán khô hạn.
* Một số nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Song song với các biện pháp canh tác, có thể sử dụng một số hoá chất
điều khiển sinh trưởng cây ăn quả ôn đới. Ví dụ: xử lý Paclobutrazol (Culta)
hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng của cây, giảm chiều cao cây 16,2 %, khối
lượng quả tăng 16,3 %, năng suất tăng, mầu sắc quả đẹp hơn, thu hoạch sớm
hơn. Tuy nhiên xử lý Culta sẽ làm tăng số lượng hoa và tỷ lệ đậu quả, do vậy

yêu cầu quản lý vườn quả ở mức độ cao hơn. Xử lý Wakein, Amobreak giảm
bớt được yêu cầu về số giờ lạnh của giống, số hoa tăng, thời gian chín sớm
hơn 7 - 10 ngày.
Đối với cây lê, trong các chất kích thích sinh trưởng, gibberellin và
cytokinin làm tăng năng suất, cải thiện mẫu mã quả, chất lượng quả. Ngoài ra
các chất này còn ngăn chặn sự rụng quả, điều khiển sinh trưởng thân lá, tăng
cường phân hóa mầm hoa và kiểm soát sự chín của quả(theo Guglielmo
Costa, 2017) [23]. Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng benzyladenine (BA) với nồng độ và phối hợp giữa BA và gibberellin
(GA) tới kích thước và chất lượng quả giống lê ‘Akca’ (Pyrus communis),
giống lê có năng suất thấp và quả nhỏ, tác giả Canli và Pektas, 2015 [16] đã
kết luận công thức kết hợp BA+GA (25 và 50 ppm) và nồng độ chất BA (100
ppm) làm tăng trọng lượng quả và kích thước quả. Các công thức xử lý chất
điều tiết sinh trưởng đều cho hàm lượng chất rắn hòa tan cao hơn không xử
lý, tuy nhiên không làm thay đổi hình thái quả lê.
1.3.1.3. Các nghiên cứu về bọc quả
Biện pháp nông nghiệp tốt đang (GAP) ngày càng trở thành phổ biến
trên thế giới để sản xuất ra nông sản có chất lượng cao thân thiện với môi
trường. Trong sản xuất GAP, bọc quả như một biện pháp hiệu quả cao nó


14

không chỉ nâng cao và cải thiện mẫu mã quả thông qua màu sắc và giảm
những vết sẹo trên bề mặt quả mà còn tạo ra một tiểu khí hậu cho quả hình
thành và phát triển, do vậy ảnh hưởng chất lượng bên trong của quả. Với
nhiều lợi ích và hiệu quả mang lại, bọc quả là biện pháp quan trọng không thể
thiếu được trong sản xuất cây ăn trái: Đào, táo, lê, nho ở các nước và lãnh thổ
như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Một số nước như Chilê,
Áchentina, Mêxicô không nhập khẩu táo nếu quả không sử dụng biện pháp

bọc quả ( theo Sharma và cs, 2014) [36].
Nhiều tác giả nghiên cứu đều cho rằng vai trò trước hết của bọc quả là
bảo vệ quả khỏi yếu tố tác nhân gây hại như sâu bệnh, điều kiện bất thuận của
thời tiết, kết quả giảm bớt sự tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, sự rụng quả, nứt
quả (theo Liu và cs, 2013[32] vàSharma và cs, 2014[36]).
Bọc quả cải thiện màu sắc vỏ quả trên cây đào‘Hakuho’ (Prunus
persica Batsch) (Jia và cs, 2005)[29] và táo “Delicious” (Sharma, 2013) [35].
Đối với với nghiên cứu bọc quả cây lê Trung Quốc, tác giả Huang và cs
(2009) [24] đã có kết luận bọc quả có ảnh hưởng màu sắc vỏ quả và chất
lượng hình thái quả. Tuy không ảnh hưởng đến hàm lượng đường tổng số
nhưng làm giảm hàm lượng axit hữu cơ. Trong trường hợp bao quả bằng túi
không thấm nước, để cho quả có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt hơn, việc loại
bỏ hoàn toàn bao quả ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch là cần thiết.
Một số nghiên cứu cho chỉ ra rằng, trong điều kiện khí hậu ôn đới bọc
quả có thể giúp tăng kích thước quả trên cây đào...(Kim và cs, 2000, 2003;
Liu Y và cs 2013; Huang và cs, 2009) [30]; [31]; [32];[24] nhưng ít ảnh
hưởng đến kích thước quả trong điều kiện thời tiết ấm hoặc nhiệt đới như đối
với cây Thanh Long (Dinh-Ha Tran và cs, 2015) [21] cây lê giống‘Concorde’
(Pyrus communis L.) (Hudina và Stampar, 2011a) [25]. Độ ngọt của quả ảnh
hưởng khác nhau bởi chất liệu túi bọc, điều kiện môi trường và loài cây (Chen
và cs, 2012 [19]; Hudina và Stampar, 2011b[27].


15

1.3.1.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật khác
Lê là cây ăn quả chịu được nhiệt độ thấp từ -250C đến - 400C, loài lê
xanh chỉ chịu được tới -15 0C. Trên thế giới có 3 loài chính trồng phổ biến là
lê châu Âu Pyrus communisSub sp trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ; bạch lê Pyrus
bretschneideri trồng ở Trung Quốc; Nashi hay Sale (lê táo hay lê châu Á)

Pyrus pyrifolia trồng ở Nhật Bản (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)[14].
Gốc ghép dùng để nhân giống cây ăn quả ôn đới cũng phải là những
giống có yêu cầu đơn vị lạnh tương ứng. Sử dụng gốc ghép có yêu cầu đơn vị
lạnh cao hơn cây phát triển không bình thường, ít mầm chồi, lá nhỏ, quả ít và
phát triển không cân đối (Campbell et al., 1998) [17].
- Những nghiên cứu xác định đơn vị lạnh CU (Chilling Units) nhằm
quy hoạch vùng trồng cho từng loại giống (Bùi Sỹ Tiếu, 2011) [14].
Mức độ lạnh cần thiết để cây có thể phân hóa mầm hoa là đặc tính di
truyền của giống. Nhìn chung, cây lê có yêu cầu đơn vị lạnh cao (high chill).
Lê trồng ở vùng không đủ đơn vị lạnh thường có 3 biểu hiện: lá phát triển kém,
khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém. Năm 1980 các nhà khoa học ở
Georgia và Florida - Mỹ đã đưa ra nhận định chỉ có những vùng có 8 tháng
lạnh nhất trong năm mới có tác động tới khả năng tích luỹ đơn vị lạnh mà cây
cần. Năm 1998, Utah và cs (theo Bùi Sỹ Tiếu, 2011)[14] đưa ra phương pháp
tính đơn vị lạnh cho một vùng dựa vào nhiệt độ bình quân của tháng lạnh nhất,
từ đó hoàn toàn chủ động trong sử dụng giống hoặc nhập nội những giống có
yêu cầu đơn vị lạnh CU thích hợp với điều khí hậu của địa phương.
Trước khi quyết định trồng giống nào đó, cần quan tâm tới nhu cầu của
thị trường tiêu thụ. Những giống chín sớm hoặc chín muộn muốn bán được giá
cao hơn giống chính vụ thì cần có chất lượng quả cao. Màu sắc, kích thước
quả, độ brix, hương vị,... cũng cần lựa chọn cho phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng. Nên sử dụng từ 2 - 3 giống trong 1 vùng sản xuất để tránh những rủi
ro trong tiêu thụ sản phẩm và kỹ thuật quản lý vườn quả như sau:


16

+ Kỹ thuật bón phân
Bón phân được là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất, chất
lượng quả. Bón phân dựa vào tính chất nông hoá, thổ nhưỡng, nhu cầu dinh

dưỡng của cây ăn quả. Một số nước đã áp dụng công nghệ tin học xác định
hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho
cây ăn quả như ở Israel, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ... kết hợp giữa bón phân
gốc, phun phân trên lá, phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng... đã mang lại
hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả ở Mỹ, Israel, Nhật Bản,Trung
Quốc, Đài Loan...Theo các nhà khoa học Australia đối với cây ăn quả ôn đới
trong quá trình quản lý dinh dưỡng cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh độ
pH đất làm sao đảm bảo ở khoảng 5,5 - 6,5 và 2 nguyên tố vi lượng kẽm (Zn)
và bo (Bo).
Theo khuyến cáo của trường Đại hoc Mississipi và Khoa làm vườn Đại
học Arizona lượng phân bón cho lê lúc còn nhỏ theo tuổi cây, khi cây lớn
theo đường kính gốc cây. Lượng bón hàng năm theo khuyến cáo của Trung
tâm nghiên cứu Bắc sông Mississipi-Verona cho lê như sau:
- Cây 1 tuổi bón 0,453 kg phân tổng hợp + 0,113kg Nitorát đạm
- Cây 2 tuổi bón 0,91 kg phân tổng hợp + 0,23 kg Nitorát đạm
- Cây 3 tuổi bón 1,36 kg phân tổng hợp + 0,34 kg Nitorát đạm
- Cây 4 tuổi bón 1,81 kg phân tổng hợp + 0,453 kg Nitorát đạm
- Cây 5 tuổi bón 2,27 kg phân tổng hợp + 0,68 kg Nitorát đạm
- Khi cây đã ra quả chỉ bón phân tổng hợp (13:13:13 NPK), thường bón
từ 2-3 kg phân tổng hợp cho mỗi inh đường kính
+ Quản lý nước
Hệ thống tưới thích hợp là: Tưới phun mưa dưới tán cây với lưu lượng
80 - 250 lít/giờ; tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón. Sử dụng hệ thống dự báo
độ ẩm để xác định mức độ và thời gian tưới như: Tensoimeter, máy đo độ ẩm
đất, đo nguồn nơtron, độ bay hơi...


17

Quản lý tầng nước trên mặt bằng cách diệt cỏ xung quanh gốc cây bằng

thuốc trừ cỏ. Cắt cỏ trên vườn quả sát mặt đất tránh cạnh tranh dinh dưỡng và
nước với cây. Tủ cỏ xung quanh gốc cây cũng là một biện pháp giữ ẩm tốt.
Các vườn quả tưới nước quá nhiều, mầm chồi sinh trưởng quá mạnh,
quả sẽ có mầu không hấp dẫn. Cung cấp lượng nước vừa đủ và thường xuyên
có thể điều khiển cây sinh trưởng cân đối, mầu sắc quả đẹp hơn (Ward, 1998) [37].
+ Quản lý kích thước cây
Đốn tỉa là một biện pháp điều khiển sinh trưởng, đảm bảo cho cây sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cân đối, giữ vai trò quyết định tới
năng suất và chất lượng quả đối với cây ăn quả ôn đới.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình là để cho tán cây có khả năng hấp
thu ánh sáng mặt trời tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón,
phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả
để đạt năng suất cao như mong muốn. Đối với cây lê, kiểu tán giàn leo
được áp dụng ở Đài Loan và Trung Quốc. Kỹ thuật tỉa hoa hoặc tỉa quả
chỉ để lại số quả hợp lý trên cành sẽ làm tăng chất lượng, kích thước quả,
giá trị hàng hoá tăng (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)[14]
+ Phòng trừ sâu bệnh: có khá nhiều sâu bệnh hại lê, đối tượng nguy
hiểm hàng đầu là ruồi hại quả, rệp sáp, rệp muội, sâu đục ngọn, bệnh rỉ sắt,
bệnh thủng lá.
+ Thu hoạch, phân loại và bảo quản
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định thời gian thu hoạch
đối với từng vùng trồng cây ăn quả ôn đới. Nên tập trung thu hoạch vào sáng
sớm khi nhiệt độ còn thấp hoặc chiều mát. Quả sau khi hái cần để trong phòng
lạnh, xử lý một số nấm bệnh rồi phân loại và đóng gói.
1.3.2 .Tình hình nghiên cứu lê ở trong nước
1.3.2.1. Các nghiên cứu về giống
Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam đã có một số tác giả đề cập tới. Theo


18


(Võ Văn Chi, 1997) [3] thì lê ở nước ta là lê PyruspyrifoliaNakai, cây được
nhập từ Trung Quốc vào trồng ở những vùng núi cao miền Bắc Việt Nam
như: Cao Bằng, Lạng Sơn... Cây trồng chủ yếu để lấy quả ăn tươi và quả khô
dùng để làm thuốc chữa bệnh. Các tác giả (Nguyễn Văn Phú và TrầnThế Tục,
1969) [12] khi điều tra về cây ăn quả tại Cao Bằng thấy rằng các giống lê ở
Cao Bằng đều thuộc dòng họ Sa lê (Pyrus pyrifoliaNakai) và đều có nguyên
sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc, cho đến nay thì cây lê được trồng khá phổ
biến ở các vùng cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Giống lê xanh: Giống thường trồng những vùng có độ lạnh cao từ
600m trở lên. Cây sinh trưởng khoẻ, năng suất khá cao, tính chống chịu lạnh
tốt. Ra hoa vào tháng 4, chín cuối tháng 7 đầu tháng 8, khối lượng quả tương
đối lớn từ 300 - 400 gam, màu sắc vỏ quả khi chín xanh mịn, rám màu hồng,
vỏ nhẵn, cuống ngắn. Quả có dạng bầu hoặc hình trứng. Thịt quả màu trắng
xốp, nhiều nước, lõi to, khi bổ ra dễ bị thâm đen, độ ngọt vừa, có vị chát và
khá chua.
Giống lê nâu: Trồng được nhiều vùng hơn so với lê xanh. Ra hoa giữa
tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch trong tháng 8. Quả nhỏ trọng lượng trung bình
200 - 240 gam, vỏ quả màu nâu thô giáp, thịt quả màu trắng, nhiều cát, lõi to,
bổ ra dễ bị thâm đen, ngọt vừa phải, có vị chát, hơi chua. Quả tròn, tròn dẹt,
hình trứng ngược.
Giống Lê Ngân Sơn (Cao Bằng): Giống lê nâu, chín cuối tháng 7 đầu
tháng 8. Khối lượng quả trung bình 180 - 340 gam, vỏ quả màu nâu, thịt quả
màu trắng, cát, lõi to, tỷ lệ phần ăn được 75% khi chín quả cứng vị chát, hơi chua.
Lê xanh quả tròn dẹt (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu): Quả có hình tròn
dẹt, vỏ quả màu xanh sáng, chiều dài quả 3,1 cm, rộng quả 4,3 cm, khối lượng
75g/quả.
Lê xanh quả tròn (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu): Quả có hình tròn, vỏ
quả màu xanh vàng, chiều dài quả 5,2 cm, rộng 5,3 cm. Khối lượng 149g/quả,



×