Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƢƠNG THỊ NGỌC BÍCH

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH,TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa hề đƣợc bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội,…ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Ngọc Bích



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, và
gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hùng, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lƣợng, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức tại Phòng Tài chính –
Kế hoạch huyện Yên Minh, Kho bạc nhà nƣớc, các phòng ban chức năng UBND huyện
Yên Minh và đơn vị các xã, thị trấn trong địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Ngọc Bích

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................ viii
Danh mục các hộp............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3

1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã ............ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã ............................................................ 5

2.1.1. Lý luận về Ngân sách nhà nƣớc ............................................................................. 5
2.1.2. Ngân sách cấp xã ................................................................................................... 8
2.1.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách cấp xã .................................................................. 12
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý ngân sách cấp xã................................................... 15
2.1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã...................................... 24
2.2.

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 26

2.2.1. Quản lý ngân sách địa phƣơng của một số nƣớc trên thế giới ............................. 26
2.2.2. Thực tiễn quản lý ngân sách cấp xã ở Việt Nam ................................................. 28

iii


2.3.

Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 32

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 34

3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 34
3.1.2 Tình hình đất đai .................................................................................................. 34
3.1.3. Hiện trạng dân số, lao động huyện Yên Minh ..................................................... 36
3.1.4. Hiện trạng cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 36
3.1.5. Đánh giá chung .................................................................................................... 37
3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 38

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu.................................................................. 38
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 40
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang ....................................................................................................... 42

4.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh ........... 42
4.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách cấp xã ...................................................................... 47
4.1.3. Lập dự toán ngân sách cấp xã .............................................................................. 49
4.1.4. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã ................................................................... 53
4.1.5. Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã ..................................................... 77
4.1.6. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã ................................................ 78
4.1.7. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách
cấp xã ở huyện Yên Minh .................................................................................... 82
4.2.


Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang .......................................................................... 84

4.2.1. Cơ chế chính sách pháp luật ................................................................................ 84
4.2.2. Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý ............................................ 85
4.2.3. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời dân .................................... 86
4.3.

Một số định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Minh ...................................................................................... 87

iv


4.3.1. Định hƣớng công tác quản lý ngân sách cấp xã trong thời gian tới..................... 87
4.3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh .................................................................................................. 88
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ................................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................. 97

5.2.1. Đối với UBND tỉnh, Sở Tài chính ....................................................................... 97
5.2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng cấp huyện ........................................................ 98
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99

Phụ lục .......................................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BTC

Bộ tài chính

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐTNCS - HCM

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

GTGT

Giá trị gia tăng


HCNN

Hành chính nhà nƣớc

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

KT - XH

Kinh tế - xã hội

MLNS

Mục lục ngân sách

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

NS

Ngân sách

NSNN


Ngân sách nhà nƣớc

NSX

Ngân sách xã

QLHC

Quản lý hành chính

QLNS

Quản lý ngân sách

TC - KH

Tài chính – Kế hoạch

TT - BTC

Thông tƣ – Bộ tài chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai huyện Yên Minh trong 3 năm
2013 - 2015 ................................................................................................. 35
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Yên Minh ...................................... 37
Mẫu điều tra ................................................................................................ 39
Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã của
huyện Yên Minh ......................................................................................... 45
Tổng hợp kết quả điều tra tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Minh............................................................................. 46
Tổng hợp kết quả điều tra tình hình phân cấp quản lý ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh .......................................................... 49
Dự toán các khoản thu ngân sách cấp xã huyện Yên Minh

từ năm 2013 – 2015 .................................................................................... 50
Dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh
năm 2013 – 2015 ........................................................................................ 51
Tổng hợp điều tra công tác lập dự toán ngân sách cấp xã trên

địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang .................................................... 52
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách cấp xã của huyện
Yên Minh từ 2013 – 2015 ........................................................................... 54
Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản của
ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh từ năm 2013 – 2015 ........ 56
Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên của
ngân sách cấp xã ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2013 – 2015 .... 61
Bảng 4.10. Nội dung chi ngân sách cấp xã huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.16.

năm 2013 – 2015 ........................................................................................ 63
Tình hình chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh từ năm 2013 – 2015 ........................................................ 69
Phân tích tình hình chi quản lý hành chính cấp xã huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang từ năm 2013 – 2015 ............................................................ 73
Tổng hợp kết quả đánh giá nội dung công khai ngân sách cấp xã ............. 76
Tổng hợp công tác kế toán, quyết toán ngân sách cấp xã
huyện Yên Minh từ năm 2013 – 2015 ........................................................ 80
Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách cấp xã về nội dung tập huấn ........ 85

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Hệ thống tổ chức Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Minh ................. 42

Sơ đồ 4.2.

Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách cấp xã tại các xã, thị trấn .................. 44

Biểu đồ 4.1. Tình hình thu phí và lệ phí của ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2013 – 2015 .................................. 55
Biểu đồ 4.2. Tổng hợp tình hình thu đóng góp của nhân dân từ năm 2013 – 2015 ............ 57
Biểu đồ 4.3. Tổng hợp tình hình thu thuế tài nguyên của ngân sách cấp xã ở
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang từ năm 2013 – 2015 ............................. 59
Biểu đồ 4.4. Tình hình thực hiện chi đầu tƣ phát triển của ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang từ năm 2013 – 2015 ................. 64
Biểu đồ 4.5. Lĩnh vực ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển ....................................................... 65
Biểu đồ 4.6. Mức chi ngân sách cho hoạt động của các đoàn thể trong các xã ............ 75

viii


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 4.1. Lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ trên địa bàn xã ........................................................... 76
Hộp 4.2. Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã ................................................. 78
Hộp 4.3. Trình độ chuyên môn của kế toán xã ............................................................... 79
Hộp 4.4. Chất lƣợng kế toán, quyết toán ........................................................................ 81

Hộp 4.5. Trình độ dân trí của ngƣời dân......................................................................... 86
Hộp 4.6. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý ngân sách cấp xã .................................. 89

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dƣơng Thị Ngọc Bích
Tên Luận văn: Tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam ta đang từng bƣớc hội nhập nền kinh tế thế giới, hệ thống tài
chính quốc gia là một trong những khâu quan trọng để hội nhập thành công và
NSNN là khâu tài chính quan trọng, từ ngân sách trung ƣơng đến ngân sách cấp
tỉnh, cấp huyện và ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó ngân sách cấp
xã có vai trò to lớn, là điều kiện vật chất giúp chính quyền cấp xã thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Chính vì thế cần quan tâm củng cố quản lý tốt nguồn ngân
sách cơ sở này để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ngân sách cấp xã vẫn còn
những bất cập cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện vì thế cần đƣợc nghiên
cứu tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của nền
kinh tế đất nƣớc. Điều này cũng không ngoại lệ tại địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này chúng
tôi tiến hành điều tra tập trung phân tích, đánh giá tình hình quản lý thu, chi NS
cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng từ đó đề
xuất hệ thống các giải pháp tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện. Tƣơng ứng với đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống

hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã; (2) Đánh giá thực
trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn nghiên
cứu; (3) Đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và
sơ cấp để đƣa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thấp từ
nguồn báo cáo văn bản liên quan đến thu, chi NS cấp xã của huyện Yên Minh,
các tài liệu sách, báo…Số liệu sơ cấp đề tài đã tiến hành phỏng vấn điều tra 10
chủ tịch xã, 15 kế toán xã và 45 đối tƣợng thụ hƣởng, cùng với phỏng vấn sâu
các cán bộ của Phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc nhà nƣớc huyện Yên
Minh. Chúng tôi xử lý các số liệu thu thập đƣợc bằng công cụ Excel và sử dụng

x


các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thống kế mô tả và thống kế so
sánh, cùng với hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá tình hình quản lý
ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh
Kết quả cho thấy quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh
qua các năm 2013 – 2015 về cơ bản đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, số thu
năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, số thu bổ sung ngân sách cấp trên chiếm hơn
80% tổng số thu; nhiệm vụ chi ngân sách cơ bản đã đáp ứng đƣợc các khoản chi
thƣờng xuyên, nhƣng chi đầu tƣ phát triển còn hạn chế chỉ chiếm 4%. Trình độ
của cán bộ quản lý hơn 80% là đại học, tuy nhiên năng lực chuyên môn còn hạn
chế. Dự toán ngân sách cấp xã chƣa phù hợp với thực tế (77,78%), tổ chức thu
còn gặp khó khăn, chi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hơn 70%, phân cấp quản lý
ngân sách có nội dung còn chƣa phù hợp, vấn đề công khai NS cấp xã còn mang
tính hình thức (68,69%). Quản lý NS cấp xã đã có những chuyển biến tích cực
góp phần phát triển KT - XH, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần đƣợc khắc
phục. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện

Yên Minh đó là: (1) Cơ chế chính sách của nhà nƣớc; (2) Trình độ, năng lực
chuyên môn của cán bộ quản lý; (3) nhận thức và ý thức của ngƣời dân. Trong
các yếu tố này chúng tôi thấy trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý
là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất, quyết định đến hiệu quả quản lý NS cấp xã trên địa
bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Để tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh
trong thời gian tới, đề tài đề xuất một số giải pháp, đó là: (1) Nâng cao năng lực,
trách nhiệm của cán bộ quản lý ngân sách cấp xã; (2) Hoàn thiện quy trình quản
lý ngân sách đối với cấp xã; (3) Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý; (4) Tăng
cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, thanh tra, kiểm tra; (5) Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật, nâng cao nhận thức ngƣời dân; (6) Áp dụng công
nghệ thông tin hiện đại, hƣớng dẫn phần mềm quản lý ngân sách cấp xã.

xi


ABSTRACT
Author: Duong Thi Ngoc Bich
Title: Enhancement for commune-level budget management in Yen Minh
district, Ha Giang province.
Major: Economic Management;

Code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Vietnam is gradually integrate into the world economy, the national
financial system is one important element for the successful integration and the
state budget is an important financial sectors, from the central budget to the
provincial, district and commune-level budget. In the commune-level budget that
has a large role, as the physical condition helps commune authorities to perform

their tasks well. Therefore, there should be concern, strengthen to manage the
local budget for economic-social development. Currently, the commune-level
budget still remains problem in terms of both management mechanisms and
implementation. Research should therefore be looking for the solutions to meet
growth of the national economy. This is no exception in Yen Minh district, Ha
Giang province. In this study, we conducted the investigation, analysis and
evaluation on management of revenue and expenditure commune-level budgets
in Yen Minh district, as well as influencing factors. Since then, the study
recommended solutions to strengthen the commune-level budget management in
the district. The specific objectives include: (1) Contribution for systematize the
rationale and practice of commune-level budget management; (2) Assessment on
the situation and factors affecting commune-level budget management in the
study area; (3) To proposed solutions to strengthen the commune-level budget
management in Yen Minh district, Ha Giang province in the next time.
In this study, we use the flexibility between the primary and secondary
data to analysis. In particular, secondary data gathered from reports related to
revenue and expenditure commune-level budget in Yen Minh district and
documents, books, scientific journals. Research, primary data collected by
conducting

interviews

10

commune-level

leaders,

15


commune-level

accountants, 45 beneficiaries, as well as, depth interviews for official staffs in the
Finance Planning Department and State Treasury in Yen Minh district. We

xii


processed the collected data in Excel software and using methodologies as
description statistics and comparison statistics, along with the research indicators
to evaluate the commune-level budget management in Yen Minh district.
Results showed that the commune-level budget management in Yen
Minh district, from 2013 - 2015, basically have achieved positive results,
revenues rise year over year, the additional revenues accounted for more than
80% of total revenues; budget expenditures has satisfy the current expenditures,
but expenditures for development-investment is still limited, only 4%. The
qualifications of staffs over 80% as bachelor, however professional capabilities
is limited. Commune-level budget estimation is not consistent with reality
(77.78%). Budget revenue is being in trouble, expenditures have not met the
requirements of more than 70%, budget management decentralization is having
inappropriate content, problems in commune-level budget publicity is limited
(68.69%). Commune-level budget management has made positive changes,
contributing to economic-social development, however there are still many
obstacles to be overcome. Factors affecting commune-level budget management
in Yen Minh district were: (1) The state policy mechanism; (2) Qualification,
professional capability staffs; (3) The awareness and consciousness of the
people. In these factors, qualification and professional capability staff is the
most influential factor and decided to effectively manage to commune-level
budget in Yen Minh district, Ha Giang province.
There should strengthen commune-level budget management in Yen Minh

district in the next time. Study suggests some solutions, such as: (1)
Improvement on capacity and responsibilities of commune-level managers; (2)
Enhancement on processes for commune-level budget management; (3)
Improvement on mechanisms of management decentralization; (4) enhancement
on coordination between agencies, inspection and checking; (5) Promoting the
dissemination, legal assistance, awareness raising ; (6) Application of
information technology, instruction using
budget management.

xiii

software for the commune-level


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập kinh tế thế giới nó mở ra thời kì mới
với những vận hội mới cho đất nƣớc. Hệ thống tài chính quốc gia là một trong
những khâu quan trọng nhất để có thể hội nhập thành công và Ngân sách nhà
nƣớc (NSNN) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho nhà nƣớc thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ, mục đích kinh tế đặt ra trong thời gian tới. NSNN là
khâu tài chính quan trọng, là kế hoạch tài chính tổng hợp cơ bản của nhà nƣớc,
nó giữ vai trò chủ động hệ thống tài chính. Ngày nay, NSNN không chỉ là công
cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội, tạo nên sức mạnh tài
chính của Nhà nƣớc mà còn là công cụ quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh tế
- xã hội của mọi quốc gia.
Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2002 ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2004 trên cơ sở sửa đổi bổ sung một số điều của luật Ngân sách Nhà nƣớc
năm 1996, Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN và Thông tƣ số 59/2003/TT –

BTC, Thông tƣ số 60/2003/TT - BTC cùng là những cơ sở pháp lý quan trọng
phát huy hiệu quả công tác quản lý Ngân sách nhà nƣớc đồng thời, thể hiện sự
tập trung thống nhất, phân cấp mạnh mẽ, tăng cƣờng quyền chủ động tài chính do
chính quyền cấp xã, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã. Ngân sách cấp
xã có vai trò quan trọng, là điều kiện vật chất giúp chính quyền xã hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Vì vậy thƣờng xuyên quan tâm củng cố quản lý tốt nguồn
ngân sách cơ sở này để tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Bởi vì, NS cấp xã là một công cụ tài chính
quan trọng đảm bảo phƣơng tiện vật chất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực
hiện đƣợc các chức năng nhiệm vụ của mình. Đó là: giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội, phát triển khu vực nông thôn nhằm đƣa sự nghiệp CNH –
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta đi đến thắng lợi.
Trong điều kiện hiện nay, ngân sách cấp xã vẫn còn những bất cập nhất
định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện cần đƣợc nghiên cứu tìm kiếm
những giải pháp hoàn thiện để đáp ứng đƣợc sự phát triển lớn mạnh của nền kinh
tế đất nƣớc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hội nhập mới.

1


Yên Minh là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp,
khó khăn trong phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, dân cƣ chủ
yếu trên địa bàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua thì
huyện luôn giữ vững ổn định chính trị an ninh xã hội, chính quyền địa phƣơng
luôn tin tƣởng vào đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc.
Hoạt động tài chính ngân sách cấp xã ngày càng trở lên đa dạng và phong phú,
các khoản thu không chỉ phản ánh thu NSNN mà nội dung các khoản thu chi
cũng ngày một đa dạng phức tạp hơn. Vì vậy, việc yêu cầu quản lý ngân sách cấp
xã đòi hỏi phải chặt chẽ và hiệu quả hơn. Việc quản lý nguồn vốn ngân sách để

phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phƣơng còn gặp
nhiều khó khăn từ ngân sách cấp trên xuống đến ngân sách cấp địa phƣơng đặc
biệt là việc quản lý tài chính thôn, tổ dân phố..., UBND các xã còn gặp nhiều khó
khăn do nguồn thu hạn chế, chƣa khai thác đƣợc triệt để và nuôi dƣỡng nguồn
thu, cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế trong quá trình thực hiện và điều hành
chƣa linh hoạt thu, chi NS cấp xã. Trong những năm gần đây huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang đã chú trọng tìm ra những giải pháp quản lý NS cấp xã: Nhƣ trong
quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, bộ máy quản lý.
Nhờ đó, công tác quản lý NS cấp xã đã có đƣợc những kết quả quan trọng, đảm
bảo thực hiện nguồn thu và nhiệm vụ chi đúng nguyên tắc, chế độ và có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong việc đảm bảo các nhiệm vụ chính
trị, nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Công tác quản lý NS cấp xã cũng
còn có những hạn chế nhất định. Vậy, thực trạng công tác quản lý NS cấp xã nhƣ
thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý NS cấp xã ở
huyện Yên Minh, những hạn chế còn tồn tại là do đâu? Có những giải pháp nào
nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp xã trên địa bàn này?
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài
“Tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cƣờng
quản lý ngân sách cấp xã cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách

cấp xã;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp
xã trên địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cƣờng quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này và để đáp ứng các mục tiêu nêu trên cần trả lời
đƣợc các câu hỏi sau:
- Những lý luận, lý thuyết nào liên quan đến quản lý ngân sách cấp xã?
- Nghiên cứu quản lý ngân sách cấp xã bao gồm những nội dung nào?
- Hệ thống tổ chức quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh
nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh? Ảnh hƣởng của những yếu tố đó nhiều hay ít?
- Có những nhận định đánh giá gì về công tác quản lý ngân sách cấp xã?
- Những giải pháp nào cần nghiên cứu để tăng cƣờng quản lý ngân sách
cấp xã có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Minh?
- Những khuyến nghị nào có thể đƣa ra sau khi có kết quả nghiên cứu?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: Nội dung liên quan đến vấn đề quản lý ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Khách thể nghiên cứu: + Hệ thống văn bản pháp luật về ngân sách, cơ chế
chính sách về quản lý ngân sách cấp xã.
+ Năng lực quản lý của các cán bộ ngân sách.
Đối tƣợng khảo sát: + Cán bộ quản lý ngân sách cấp xã của huyện (Cán
bộ Phòng TC – KH, KBNN);
+Cán bộ là chủ tịch xã, kế toán xã của một số xã
+ Đối tƣợng thụ hƣởng NS cấp xã (MTTQ, Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh…) của 3 xã lựa chọn trên địa bàn huyện Yên Minh.


3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản
lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở Phòng Tài chính – Kế
hoạch huyện, 17 xã, 01 thị trấn trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu sử dụng số liệu phân tích thực trạng đƣợc
thu thập từ năm 2012 – 2015, dữ liệu sơ cấp khảo sát năm 2016, các giải pháp đề
xuất cho giai đoạn 2017 – 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm những lý luận và thực tiễn về
quản lý ngân sách cấp xã, đây là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống phân
cấp quản lý NSNN. Đề tài tập trung làm rõ thực trạng quản lý thu, chi NS cấp xã
và các nội dung liên quan đến công tác quản lý NS cấp xã theo chu trình từ: lập
dự toán NS cấp xã; chấp hành dự toán; kiểm tra giám sát và quyết toán NS cấp xã
của cơ quan quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Từ các nội dung quản
lý về ngân sách cấp xã đề tài làm rõ công tác quản lý NS cấp xã trong chu trình
quản lý, trong đó công tác quản lý của cán bộ quản lý NS cấp xã là chủ yếu.
Đề tài đánh tình hình quản lý ngân sách cấp xã trong 3 năm vừa qua, đồng
thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Minh. Cùng với phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý và đối tƣợng thụ
hƣởng NS cấp xã nhằm thấy đƣợc rõ hơn thực tế công tác quản lý NS cấp xã
trong chu trình quản lý NS cấp xã trên địa bàn huyện Yên Minh. Một đóng góp
nữa mà nghiên cứu mong muốn là tìm ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại, nguyên
nhân của những hạn chế khó khăn đó trong công tác quản lý NS cấp xã trên địa
bàn huyện Yên Minh, từ đó có các giải pháp góp phần tăng cƣờng quản lý ngân
sách cấp xã trên địa bàn.

Yên Minh là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội đều kém phát triển so với các huyện vùng khác. Việc phát triển
nguồn thu và nhiệm vụ chi, cũng nhƣ công tác quản lý của cán bộ, năng lực
chuyên môn của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế so với các huyện vùng đồng
bằng. nghiên cứu này mong muốn mang lại đánh giá khách quan về sự ảnh
hƣởng này.Từ đó, công tác quản lý NS cấp xã trên địa bàn huyện đƣợc tăng
cƣờng, củng cố hơn nữa với những chính sách phù hợp, định hƣớng linh hoạt và
các giải pháp thực tế trong quá trình quản lý ngân sách cấp xã có hiệu quả hơn.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1.1. Lý luận về Ngân sách nhà nƣớc
2.1.1.1. Khái quát về Ngân sách nhà nước
a. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nƣớc hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và
là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ “Ngân
sách nhà nƣớc” đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc
gia. Tuy nhiên, quan niệm về NSNN tùy theo trƣờng phái và các lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau lại đƣa ra các định nghĩa khác nhau về NSNN. Các nhà kinh tế
Nga quan niệm: Ngân sách nhà nƣớc là bản liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền
trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.
Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc Việt Nam đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm
2004 cho rằng “Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nƣớc
trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực
hiện một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.

b. Bản chất Ngân sách nhà nước
Bản chất của NSNN một cách toàn diện cả về phƣơng diện khoa học và thực
tiễn cần phản xem xét trên các góc độ sau:
Thứ nhất, trên góc độ khoa học – ngân sách là phạm trù kinh tế - lịch sử
Thứ hai, nhìn từ góc độ KT - XH ngân sách phản ánh tổng thể các quan hệ
KT - XH thông qua quan hệ động viên các nguồn lực tài chính và phân phối các
nguồn lực tài chính đó cho các mục tiêu KT - XH (Nguyễn Thanh Tuyền, 1993).
Thứ ba, trên góc độ nội dung vật chất – NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn
nhất, đƣợc sử dụng để thực hiện các chức năng của nhà nƣớc (Nguyễn Thanh
Tuyền. 1993).
Thứ tư, nhìn trên góc độ quản lý – ngân sách là kế hoạch tài chính cơ bản
của Nhà nƣớc hay là bảng cân đối thu – chi chủ yếu của nhà nƣớc (Nguyễn
Thanh Tuyền, 1993).

5


Thứ năm, từ góc độ pháp lý – NSNN là đạo luật tài chính cơ bản trong năm
tài chính.
Từ đó có thể rút ra bản chất sâu xa của NSNN: Ngân sách nhà nước là hệ
thống (tổng thể) các quan hệ kinh tế, gắn liền với quá trình phân phối các nguồn
lực tài chính của xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ KT – XH của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
(Nguyễn Thanh Tuyền, 1993).
c. Vai trò của Ngân sách nhà nước
NSNN có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại.. của đất nƣớc, luôn gắn liền trong nền kinh tế quốc
dân và trong hệ thống tài chính của đất nƣớc.
Huy động các nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước

Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, để bảo đảm cho hoạt
động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có
những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này đƣợc hình thành từ
các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN
mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN đều phải thực hiện
(Phan Tùng Lâm, 2009).
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường,bình ổn giá cả và
chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trƣờng là sự cạnh tranh giữa các nhà
doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, cung cầu và giá cả thƣờng xuyên
tác động lẫn nhau. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên
hoặc giảm đột biến, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp. Việc dịch
chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế. Đồng thời, trong
quá trình điều tiết thị trƣờng NSNN còn tác động đến thị trƣờng tiền tệ và thị
trƣờng vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính nhƣ: phát hành trái
phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nƣớc ngoài...qua đó góp phần kiểm soát lạm
phát (Phan Tùng Lâm, 2009).
Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Để định hƣớng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhà nƣớc sử dụng công cụ
thuế và chi ngân sách.

6


Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác thuế sẽ
góp phần kích thích sản xuất phát triển và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu
tƣ vào những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hƣớng đã định.
Định hƣớng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế và
chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt
khác nhà nƣớc sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất để hình thành cơ

cấu kinh tế hợp lý (Phan Tùng Lâm, 2009).
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư
Theo Phan Tùng Lâm (2009): “Nền kinh tế thị trƣờng với những khuyết
tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, nhà nƣớc
phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng
cách chênh lệch về thu nhập trong dân cƣ”. Nhƣ vậy, NSNN là một công cụ tài
chính hữu hiệu đƣợc nhà nƣớc sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế
nhƣ thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt… một mặt tạo nguồn thu cho
NS mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao.
2.1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Ở nƣớc ta, phân cấp trong quản lý ngân sách đã đƣợc thực hiện từ nhiều
năm trƣớc, đƣợc luật hóa lần đầu trong Luật NSNN 1996 và đƣợc bổ sung hoàn
thiện gần đây trong Luật NSNN 2002 và tiếp tục đƣợc bổ sung sửa đổi Luật
NSNN 2015 có hiệu lực bắt đầu từ năm 2017.
Hệ thống NSNN Việt Nam theo Luật NSNN, 2002 bao gồm Ngân sách
trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. NSĐP bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân
sách xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã hoặc ngân sách xã)
(Nguyễn Hữu Khánh, 2014).
Sự phân giao về ngân sách làm nảy sinh khái niệm về phân cấp quản lý
ngân sách. Có thể hiểu về phân cấp quản lý NSNN nhƣ sau:
Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm
quyền của các cấp chính quyền nhà nƣớc từ trung ƣơng tới các địa phƣơng trong
quá trình tổ chức, tạo lập và sử dụng NSNN phục vụ cho việc thực thi các chức
năng nhiệm vụ của nhà nƣớc (Lê Văn Hoạt, 2009).

7



Mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách là làm rõ quyền và trách nhiệm,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi cấp chính quyền, góp phần cải
cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách (Lê Văn Hoạt, 2009).
Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý NSNN: Đó là phân cấp nguồn thu;
phân cấp nhiệm vụ chi; phân cấp thẩm quyền quyết định những vấn đề có liên
quan đến quản lý ngân sách cho mỗi cấp ngân sách (thẩm quyền quyết định, chế
độ, chính sách thu – chi; quyết định các đơn giá, định mức chi; quyết định các
biện pháp cân đối, điều hòa ngân sách…) (Phƣơng Thị Hồng Hà, 2006).
2.1.2. Ngân sách cấp xã
2.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, vị trí của ngân sách cấp xã
a. Khái niệm ngân sách cấp xã
NSNN đƣợc phân định thành NS Trung ƣơng và NSĐP. Ngân sách
Trung ƣơng là NS các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ
quan khác ở Trung ƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị
hành chính các cấp có HĐND và UBND (tỉnh, huyện, xã) (Luật NSNN, 2002).
“Ngân sách xã là một phần các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của ngân sách xã, phƣờng” (Luật NSX
mới, 2005).
Theo Thông tƣ 14/1997/TC – NSNN của Bộ Tài chính: Ngân sách cấp
xã là một bộ phận của NSNN do UBND cấp xã xây dựng, quản lý và HĐND cấp
xã quyết định, giám sát thực hiện.
Nhƣ vậy, ngân sách xã hay ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cuối cùng
trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc, các khoản thu chi của ngân sách xã là những
khoản thu, chi NSNN giao cho UBND xã xây dựng, tổ chức quản lý, HĐND xã
quy định và giám sát thực hiện theo luật NSNN.
Ngân sách cấp xã bao gồm:
+ Ngân sách nhà nƣớc (từ Trung ƣơng).
+ Ngân sách ngoài nhà nƣớc (các loại phí và lệ phí xã đƣợc hƣởng 100%)

theo quy định của pháp luật.
+ Ngân sách khác (ngoài các khoản nhƣ trên dịch vụ, các khoản đóng góp
của nhân dân đƣợc thực hiện chi theo ý kiến của nhân dân hoặc qua HĐND).

8


b. Đặc điểm của ngân sách cấp xã
Trong công cuộc CNH – HĐH đất nƣớc, hệ thống NS cấp xã ngày càng
đƣợc hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang đƣợc nâng cao hiệu quả. Là
một cấp NS trong hệ thống NSNN nên NS cấp xã mang đầy đủ những đặc điểm
chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng, cụ thể:
+ Đƣợc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
+ Đƣợc quản lý và điều hành theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do
cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Hoạt động thu chi luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền xã đã đƣợc phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan
quyền lực Nhà nƣớc cấp xã đó là HĐND cấp xã.
+ NS cấp xã là cấp ngân sách cuối cùng gắn với việc thực hiện chức năng
nhiệm vụ của chính quyền xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa
Nhà nƣớc và nhân dân. Mối quan hệ về lợi ích đó đƣợc thực hiện thông qua hoạt
động thu chi NS xã. Thông qua hoạt động thu chi đó, chính quyền cấp xã cũng
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (Đặng Văn Du và Hoàng Thị
Thúy Nguyệt, 2012).
c. Vị trí của ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước
Theo Luật NSNN, 2002 tổ chức hệ thống NSNN bao gồm ngân sách
trung ƣơng và ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng.
Ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp ngân sách cuối cùng trong
hệ thống NSNN. Ngân sách cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN,
biểu hiện ở các mặt:

Thứ nhất, Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, HĐND xã là cơ quan quyền
lực ở địa phƣơng, triển khai thực hiện mọi chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà
nƣớc, ngoài ra còn đƣợc quyền ban hành các Nghị quyết về phát triển KT - XH và
quản lý NS trên địa bàn, vì vậy NS cấp xã thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nƣớc
và nhân dân (Phƣơng Thị Hồng Hà, 2006).
Thứ hai, Xã là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết các
mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc với dân. NS cấp xã cung cấp điều kiện vật
chất cho chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ đó. Vì vậy, xét theo giác độ kinh
tế thì quy mô và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất
lớn vào nguồn vốn NS cấp xã.
Thứ ba, Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS cấp xã thể hiện hầu hết ở các
khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của NSĐP (Phƣơng Thị Hồng Hà, 2006). Thực tế,

9


đối với một số khoản thu nhƣ: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu
hoa lợi công sản… chỉ có cấp xã trực tiếp quản lý và khai thác mới đạt hiệu quả
cao. Một số khoản chi mà chỉ có NS cấp xã thực hiện mới hợp lý nhƣ: chi để
thực hiện chính sách đãi ngộ của Nhà nƣớc với những ngƣời có công với cách
mạng, chi chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã…
d. Vai trò của ngân sách cấp xã
Theo Luật ngân sách nhà nƣớc (2002) và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện
(NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành luật NSNN; thông tƣ số 60/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003
của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ – CP). NS cấp
xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp ngân sách cơ sở, nó có
vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã, Cụ thể:
Thứ nhất, ngân sách cấp xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho
chính quyền cấp xã thực thi các nhiệm vụ KT - XH trên địa bàn.

Thứ hai, ngân sách cấp xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính
quyền Nhà nƣớc các xã khai thác thế mạnh về KT – XH.
Thứ ba, ngân sách cấp xã là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà
nƣớc cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền xã. NS cấp xã trở thành một
trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nƣớc cấp trên thực hiện
quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền Nhà nƣớc cấp dƣới.
+ Đối với thu ngân sách cấp xã
Thông qua thu ngân sách cấp xã mà các nguồn thu đƣợc tập trung hình
thành nên quỹ ngân sách cấp xã, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã.
Ngoài ra, thu ngân sách cấp xã góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội nhƣ:
đảm bảo công bằng giữa những ngƣời có nghĩa vụ đóng góp chi ngân sách cấp
xã, có sự trợ giúp cho các đối tƣợng khó khăn hoặc thuộc diện ƣu tiên thông qua
xét miễn, giảm số thu.
Ngân sách cấp xã cung cấp các phƣơng tiện vật chất cho sự tồn tại và
hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã nhƣ
chi lƣơng, sinh hoạt phí, chi cho quản lý hành chính…
Việc áp dụng đúng các hình thức thu và mức thu còn giúp nhân dân
nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc.
Nhƣ vậy, thu NS cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn. Xét trên phƣơng diện quan hệ

10


giữa hai mặt thu và chi thì thu NS cấp xã còn mang tính quyết định đến chi ngân
sách cấp xã vì còn “lƣờng thu mà chi” đã trở thành một nguyên tắc để điều hành.
+ Đối với chi ngân sách cấp xã
Chi ngân sách cấp xã để đảm bảo phƣơng tiện vật chất cho chính quyền
địa phƣơng ở xã đƣợc tồn tại và phát triển.
Qua việc đầu tƣ xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở xã góp

phần nâng cao trình độ dân trí, giúp ngƣời dân có thể nhanh chóng tiếp thu đƣợc
các kiến thức, nắm đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Hơn
nữa là mở mang đƣợc văn hóa, xây dựng nông thôn mới: thông qua các khoản
chi nhƣ chi thăm hỏi, chi trợ cấp cho gia đình thƣơng binh liệt sĩ…
Ngân sách cấp xã góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Từ đó, tác
động đến sự phát triển và giao lƣu kinh tế, đổi mới về vật chất và tinh thần cho
ngƣời dân.
Nhƣ vậy chi ngân sách cấp xã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
KT - XH ở nông thôn. Nếu xét trong mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi thì
chi tốt sẽ tác động trực tiếp tới việc bồi dƣỡng, phát triển nguồn thu của xã.
2.1.2.2. Quản lý, quản lý ngân sách cấp xã
*Khái niệm quản lý, quản lý ngân sách cấp xã
Có nhiều khái niệm về quản lý theo Nguyễn Minh Đạo (1997): “Quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”
Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn
lực của tổ chức (Nguyễn Đức Lợi, 2008).
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là thực hiện những công việc
có tác dụng định hƣớng, phối hợp với các hoạt động của cấp dƣới, của những
ngƣời dƣới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch các hoạt động, đảm
bảo điều phối, kiểm tra, kiểm soát, hƣớng đƣợc sự chú ý của con ngƣời vào một
hoạt động nào đó, điều tiết đƣợc nguồn nhân lực, phối hợp với các hoạt động của
bộ phận.
* Quản lý ngân sách cấp xã đƣợc hiểu là quá trình Nhà nƣớc sử dụng các
công cụ thích hợp nhằm hƣớng dẫn điều khiển các hoạt động tài chính trên địa
bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và có thể đạt đƣợc

11



×