Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thạch hà – tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.28 KB, 6 trang )

1

Quản lý ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh: Thực
trạng và giải pháp


Nguyễn Phùng Lưu


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS – TS Nguyễn Hồng Sơn
Năm bảo vệ: 2013
95 tr.

Abstract. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đề tài đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận
về quản lý ngân sách nhà nước nói chung, quản lý ngân sách cấp xã nói chung. Từ lý luận áp
dụng thực tiễn quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh. Phân tích
những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, tìm nguyên nhân của những hạn chế trên cơ sở đó nêu
ra các giải pháp để quản lý ngân sách cấp xã một cách tốt hơn.

Keywords. Kinh doanh quản lý; Quản lý kinh tế; Quản lý ngân sách cấp xã; Hà Tĩnh

Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (Gọi chung là ngân sách cấp xã) là cấp ngân sách gắn với
chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền 4 cấp của nước ta. Cấp xã là cấp chính quyền
cuối cùng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa
phương. Ngân sách cấp xã chính là phương tiện vật chất để chính quyền thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của mình.


Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới nói riêng ngân sách cấp xã càng đóng vai trò quan
trọng. Cấp xã chính là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cấp chính quyền cơ sở có ổn
định phát triển tốt thì đất nước mới ổn định và phát triển. Vì vậy đầu tư cho cơ sở chính là tạo nền tảng
cho sự phát triển trong đó đầu tư nhân lực tốt, nguồn ngân sách đảm bảo chính là điều kiện tiên quyết
tạo nên sự thành công. Tuy vây đến hiện nay các văn bản pháp luật quy định các nội dung về quản lý
ngân sách cấp xã còn nhiều bất cập với thực tiễn, và trên thực tế thì việc quản lý còn nhiều hạn chế các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn chưa được nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu nên cơ sở để
hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã một cách toàn diện và tổng thể còn thiếu.
2

Huyện Thạch Hà là địa phương rộng nằm ở cửa ngõ phía bắc Thành phố Hà Tĩnh. Trong những
năm qua Thạch Hà đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhất là trong kinh tế - xã hội, đời sống người dân
có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển đó là việc quản lý ngân sách
một cách có hiệu quả bảo đảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển. Trong đó ngân sách xã
chiếm một phần rất quan trọng trong ngân sách chi toàn huyện. Tuy thu - chi một lượng ngân sách lớn
như vậy nhưng nhìn chung công tác quản lý ngân sách cấp xã còn nhiều bất cập, trình độ năng lực của
cán bộ còn nhiều yếu kém, sai sót, thất thoát trong thu chi xảy ra khá phổ biến, một số xã thu chi không
qua kho bạc, một số nguồn vốn đầu tư sử dụng không hiệu quả, nguyên nhân chính là cơ chế chính sách
chưa đồng bộ, quản lý lỏng lẻo, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy việc quản lý ngân
sách thế nào cho hiệu quả là việc đặt ra hết sức bức thiết đối với các cấp các ngành.
Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: Công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn Huyện
Thạch Hà - Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp. Đề tài sẽ trả lời câu hỏi quản lý ngân sách cấp xã trên địa
bàn như thế nào? Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn? Quá trình
nghiên cứu, khảo sát đánh giá hoạt động quản lý ngân sách trong thời gian qua trên địa bàn huyện
mong muốn góp một phần nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh được tốt hơn để đảm bảo nguồn ngân sách của nhà nước,
nguồn lực của nhân dân được phát huy một cách hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề quản lý ngân sách cấp xã là vấn đề tương đối nhạy cảm nên trong thời gian qua đã có

một số đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ, các bài viết được đăng tải
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, áp dụng trên thực tiễn.
Năm 2002 Quốc hội thông qua luật ngân sách sửa đổi luật ngân sách 1996 (được sửa đổi bổ
sung năm 1998), để sửa đổi luật các cấp, ngành, bộ tài chính, chính phủ đã có nhiều đề tài đánh giá việc
áp dụng luật ngân sách 1996 trên thực tế, chỉ ra những điều hợp lý, chưa hợp lý của các quy định để từ
đó có điều chỉnh một cách phù hợp hơn.
Trong quá trình nghiên cứu nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng đã tập trung đi sâu vào việc thu
chi ngân sách nhà nước và ngân sách cấp xã như đề tài “Nghiên cứu cơ chế thu chi ngân sách nhà nước
trong mối quan hệ với chế độ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và các tiêu chí kinh tế vi mô
khác” do TSKH Trịnh Huy Khánh làm chủ nhiệm. Đề tài cũng đã đi sâu 1 một số vấn đề thu chi ngân
sách từ đó nêu ra các tác động của nó đến các chỉ tiêu kinh tế, tuy vậy đề tài chưa đi sâu vào việc hoàn
thiện quản lý ngân sách.
Đề tài “Đánh giá việc thực hiện luật ngân sách nhà nước và việc kiến nghị hoàn thiện” do GS-
TSKH Tào Hữu Phùng làm chủ nhiệm. Đề tài đi sâu đánh giá việc áp dụng các quy định của luật trên
thực tế từ đó tìm ra những quy định bất cập nhằm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.
Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Nhất “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế và
điều hành ngân sách nhà nước ở chính quyền cơ sở”. Đề tài cũng đã đi sâu vào việc quản lý kinh tế nói
chung trong đó có 1 phần về quản lý ngân sách của cấp cơ sở.
Đề tài “Thu chi ngân sách cấp xã một số vùng điển hình nhằm đề xuất những chính sách phát
triển nông thôn” do Nguyễn Đỗ Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, đề tài cũng đã nghiên cứu việc thu chi
ngân sách và có 1 số kiến nghị đề xuất nhưng đề tài chỉ hướng vào quản lý ngân sách để phục vụ cho
việc phát triển nông thôn, đề tài đang dừng lại ở lĩnh vực phục vụ cho việc phát triển nông thôn chưa đi
sâu vào quản lý ngân sách nói chung.
3

Ở Hà Tĩnh đề tài về quản lý ngân sách trên địa bàn làm chưa nhiều nhưng đã có 1 số đề tài thạc
sỹ như luận văn thạc sỹ “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh” của Trịnh Văn Ngọc.
Đề tài đã đi sâu vào việc quản lý ngân sách nói chung từ đó nêu ra những bất cập trong quản lý ngân
sách để nêu ra các giải pháp hoàn thiện.
Đến thời điểm hiện nay, nhìn chung các công trình nghiên cứu đa số chủ yếu đang tập trung

về công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung. Một số đề tài mang tính chuyên môn hóa như:
Việc quản lý vốn đầu tư, quản lý thuế trong đó có nêu về ngân sách xã nhưng cũng chỉ ở một số mục
nhỏ nhưng chưa đi sâu. Có một số đề tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách cấp
xã tuy vậy các công trình này chỉ nghiên cứu ở địa phương của người thực hiện đề tài, và chưa nghiên
cứu hết các nội dung quản lý ngân sách cấp xã mà chủ yếu nặng về việc thu - chi theo quy định của
pháp luật. Các đề tài này chưa nghiên cứu phần dự toán, quyết toán, một số khoản thu - chi không
qua kho bạc (tọa thu, tọa chi) của địa phương.
Những đề tài đó nghiên cứu trên cơ sở dùng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích các đề
tài này ít sử dụng phương pháp điều tra. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây đề tài này sẽ
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở đó nghiên cứu thêm các nội dung bổ sung thêm phần dự toán,
quyết toán ngân sách, một số điểm mới của nội dung quản lý ngân sách cấp xã so với trước đây và
thêm một phần về nguồn thu chưa qua kho bạc từ đó đưa ra một số giải pháp mới nhằm ghoàn thiện
về quản lý ngân sách cấp xã.
Trên địa bàn huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu về lĩnh vực quản lý ngân sách cấp xã.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
một cách tốt hơn.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói riêng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Tỉnh
Hà Tĩnh.
+ Trên cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực tiễn từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh để trong thời gian tới đảm
bảo việc quản lý ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thu đúng thu đủ, chi ngân sách
có hiệu quả, tiết kiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu việc quản lý ngân sách cấp xã trong

thời gian từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2013. Vì năm 2010 là năm kết thúc thời kỳ ổn định ngân sách
địa phương và bước sang thời kỳ ổn định ngân sách năm 2011 đến năm 2015. Tuy vậy trong quá trình
nghiên cứu sẽ mở rộng ra một số nội dung liên quan của thời gian trước năm 2010.
Nội dung tập trung vào việc quản lý ngân sách cấp xã.
5. Phương pháp nghiên cứu:
4

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách xã nói riêng
ngoài ra sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra.
Sử dụng các phương pháp trên nhằm đánh giá một cách khách quan, đúng đắn trên cơ sở quy
định của pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý ngân sách cấp xã. Từ các số liệu điều
tra, so sánh giữa các thời kỳ, các năm khác nhau để từ đó thấy được những kết quả đạt được tìm ra các
nguyên nhân hạn chế mang tính bản chất để đưa ra các giải pháp khắc phục. Trên cơ sơ điều tra tìm ra
những điểm chưa phù hợp trong việc áp dụng các quy định về quản lý nghân sách ở địa phương, tham
khảo các kiến nghị đề xuất của các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác chuyên môn để đưa ra các kiến
nghị đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách ở cấp xã trong thời gian sắp tới một cách tốt
hơn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Hiện nay đề tài nghiên cứu về quản lý nghiên cứu về ngân sách cấp xã khá nhiều tuy vậy việc
nghiên cứu quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh từ trước đến nay
chưa có, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài dự kiến sẽ đóng góp một số nội dung như sau: Cung
cấp những nội dung thiết yếu về cơ sở lý luận ngân sách nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng. Từ
cơ sở lý luận nghiên cứu việc thực thi áp dụng ở địa phương để phát hiện những vấn đề hợp lý, chưa
hợp lý, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của nó để nêu ra các giải pháp hoàn thiện nhằm thực hiện tốt hơn
công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Nội dung chính về ngân sách cấp xã.
Chương này sẽ trả lời câu hỏi ngân sách nhà nước là gì? Ngân sách cấp xã là gì? Quản lý ngân

sách nhà nước Có những nội dung gì? Vị trí của ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong các quy định của nhà nước về quản lý ngân sách
cấp xã và sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý ngân sách cấp xã.
- Chương 2: Nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà -
Tỉnh Hà Tĩnh.
Chương này trả lời câu hỏi về thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà
như thế nào? Các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý ngân sách, những kết quả đạt được,
những tồn tại hạn chế của công tác quản lý ngân sách cấp xã.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã.
Chương này sẽ nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách, nhằm giải
quyết những tồn tại hạn chế đã nêu ở chương 2.

References.

1. Lê Văn Ái, Bùi Tiến Hạnh (2010), Giáo trình quản lý ngân sách, NXB Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2004), Văn bản pháp quy về quản lý tài chính đối với xã, phương, thị trấn.
5

3. Bộ Tài chính (1999), Tình huống giải đáp trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác phí,
hội nghi, chi tiêu nội bộ, tiếp khách và đấu thầu mua sắm hàng hoá trong các đơn vị sự nghiệp.
4. Bộ Tài chính (2010), Chế độ kiểm soát chi và tiêu chuẩn định mức chi, NXB Kinh tế
quốc dân.
5. Bộ Tài chính (2010), Cơ chế quản lý tài chính kế toán giành cho các đơn vị quản lý
hành chính sự nghiệp, NXB Tài Chính.
6. Bộ Tài chính (2011), Chế độ kế toán và hồ sơ kế toán hành chính sự nghiệp sửa đổi bổ
sung, NXB Lao động.
7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã
các hoạt động tài chính khác của, phường, thị trấn.
8. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 80/2003/TT-BTC hướng dẫn tập trung quản lý các khoản
thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

9. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 73/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý đầu tư thuộc
nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
10. Bộ Tài chính (2005), Về ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 75/2008/TT-BTC ban hành ngày 28/8/2008 Hướng dẫn
quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
12. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động TBXH (2010), Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-
BNV-BTC-BLĐTB&XH ban hành ngày 27/5/2010 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.
13. Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách Việt Nam trong nền kinh tế thị truờng,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Chính phủ (1996), Nghị định 87/CP về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán
ngân sách Nhà nước.
15. Chính phủ (1998), Nghị định số 51/1998/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định
87.
16. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 01/NQCP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách 2013.
17. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2012-2013), Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2011, 2012.
18. Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách – Bộ Tài Chính (2004) Câu hỏi và giải đáp về quản lý
ngân sách và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước 2011-2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đồng Thị Văn Hồng - Giáo trình quản lý ngân sách - NXB Lao động.
22. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (Năm 2011) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ
2011-2015.
6

23. Kết luận kiểm toán ngân sách và đầu tư XDCB tại huyện Thạch Hà năm 2011, 2012.

24. Phan Huy Dường (năm 2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất Bản Đại
học Quốc gia Hà Nội
25. Sở Tài chính, Báo cáo Sở Tài chính năm 2011, 2012, 2013.
26. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, Báo cáo ngân sách năm 2011, 2012, 2013.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh (2009), Quyết định số 4315/2009/QĐ-UBND, Quyết định số
4316/2009/QĐ-UBND, Quyết định số 4317/2009/QĐ-UBND ban hành ngày 31/12/2009 về việc giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2010 cho các huyện, thị xã, thành phố, Hà Tĩnh.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh (2010), Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ban hành ngày
29/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia
các nguồn thu ngân sách, định mức phân bổ chi thường xuyên các cấp ngân sách, Hà Tĩnh.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh (2011), Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ban hành ngày 29/8/2011
Ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh, Hà Tĩnh.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh (2011), Quyết định số 4170/QĐ-UBND ban hành ngày 26/12/2011
về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2012 cho các huyện, thị xã, thành phố, Hà Tĩnh.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh (2010), Quyết định số 3352/2010/QĐ-UBND ban hành ngày
18/11/2010 về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi các cuộc hội nghị trong nước và
ngoài nước, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Hà Tĩnh.
32. Ủy ban nhân dân huyện (2010), Quyết định số /QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2010 về
việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2010 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.
33. Ủy ban nhân dân huyện (2011), Quyết định số /QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2011 về
việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2011 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.
Ủy ban nhân dân huyện (2012), Quyết định số 01/QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2012 về
việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2012 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.

×