Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ HOA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016


Tác giả luận văn

Đặng Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Hữa Ngoan - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Người đã dành nhiều
thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo, đặc biệt là
các thầy cô trong bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn
luyện tại Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Gia Lâm, Chi cục Thuế,
Chi cục Thống kê huyện và những cơ sở KTTN đã cung cấp những số liệu cần thiết và
giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Thị Hoa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát ..................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ............................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương ...... 9


2.1.3.

Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ .................. 12

2.1.4.

Nội dung của phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ... 13

2.1.5.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân ................................... 15

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân ...................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 19

2.2.1.

Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở các nước trên thế giới.......................... 19

2.2.2.

Tình hình phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong

iii



lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng ở Việt Nam ......................................... 29
2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân nói chung và phát
triển kinh tế tư nhân trong lĩnh thương mại dịch vụ huyện Gia Lâm
nói riêng. .......................................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 37

3.1.2.

Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 39

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn cho vấn đề nghiên cứu ......................................... 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 46

3.2.1.


Phương pháp tiếp cận....................................................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 48

3.2.4.

Phương pháp phân tích .................................................................................... 48

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Gia Lâm ................................ 50

4.1.1.

Số lượng và cơ cấu các cơ sở kinh doanh theo ngành kinh tế quốc dân.......... 50

4.1.2.


Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện .................................................. 51

4.2.

Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
trên địa bàn huyện ............................................................................................ 52

4.2.1.

Số lượng cơ sở kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ phân theo khu vực
địa lý và loại hình............................................................................................. 52

4.2.2.

Lĩnh vực hoạt động của các cơ sở KTTN TMDV ........................................... 56

4.2.3.

Vốn sản xuất kinh doanh ................................................................................. 59

4.2.4.

Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ.......................... 61

4.2.5.

Doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ... 64

4.2.6.


Tình hình nộp ngân sách của khu vực KTTN TMDV ..................................... 66

4.3.

Thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ điều tra thực tế trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................... 68

4.3.1.

Tình hình máy móc thiết bị, công nghệ ........................................................... 68

4.3.2.

Lao động .......................................................................................................... 68

iv


4.3.3.

Vốn sản xuất kinh doanh ................................................................................. 69

4.3.4.

Doanh thu, lợi nhuận........................................................................................ 72

4.3.5.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ . 73


4.3.6.

Về mặt bằng kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ
trên địa bàn huyện ............................................................................................ 75

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ
trên địa bàn huyện ............................................................................................ 76

4.4.1.

Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 76

4.4.2.

Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 80

4.5.

Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Gia Lâm
trong thời gian tới ............................................................................................ 82

4.5.1.

Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của huyện Gia Lâm .............................. 82

4.5.2.

Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

của huyện Gia Lâm .......................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 90

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 92

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................ 92

5.2.2.

Đối với Thành phố, Huyện .............................................................................. 92

5.2.3.

Đối với các cơ sở KTTN .................................................................................. 94

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

Bq

Bình quân

C.ty

Công ty

CN

Công nghiệp

CP

Cổ phần

CSH

Chủ sở hữu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CTCP

Công ty Cổ phần


DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DT

Doanh thu

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh Châu Âu

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

HKD

Hộ kinh doanh

KD

Kinh doanh

KTTN

Kinh tế tư nhân

LN

Lợi nhuận

NN

Nông nghiệp

PT

Phát triển

PTKT

Phát triển kinh tế


PTKTTCR

Phát triển kinh tế theo chiều rộng

PTKTTCS

Phát triển kinh tế theo chiều sâu

SX

Sản xuất

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm........................................................ 38

Bảng 3.2.


Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm .................................... 40

Bảng 3.3.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá so sánh 2010)
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 42

Bảng 3.4.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý ( theo giá hiện hành)
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 43

Bảng 3.5.

Số lượng và cơ cấu các thành phần KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015. ................................................................................. 44

Bảng 3.6.

Phân tổ mẫu điều tra khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm ...................... 47

Bảng 4.1.

Số lượng và cơ cấu các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý ...................... 50

Bảng 4.2.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện theo giá hiện hành .............. 51


Bảng 4.3.

Số cơ sở KTTN TMDV phân theo khu vực địa lý..................................... 52

Bảng 4.4.

Số cơ sở TM-DV khu vực KTTN theo loại hình kinh tế ........................... 54

Bảng 4.5.

Số cơ cở KTTN TMDV phân theo lĩnh vực hoạt động ............................. 57

Bảng 4.6.

Vốn đầu tư theo từng loại hình KTTN các năm 2013- 2015 ..................... 59

Bảng 4.7.

Vốn đầu tư theo từng lĩnh vực hoạt động Thương mại Dịch vụ của
kinh tế tư nhân ........................................................................................... 60

Bảng 4.8.

Số lượng lao động phân theo loại hình KTTN TMDV .............................. 62

Bảng 4.9.

Số lượng lao động khu vực KTTN TMDV phân theo lĩnh vực
hoạt động.................................................................................................... 63


Bảng 4.10. Doanh thu thương mại dịch vụ của KTTN TMDV phân theo ngành
kinh tế ........................................................................................................ 65
Bảng 4.11. Nộp ngân sách nhà nước của cơ sở KTTN TMDV năm 2015 .................. 67
Bảng 4.12. Số lượng lao động trong các cơ sở KTTN TMDV .................................... 68
Bảng 4.13. Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN TMDV............................. 70
Bảng 4.14. Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở KTTN TMDV ................................... 72
Bảng 4.15. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở KTTN TMDV ............ 74
Bảng 4.16. Những chính sách ưu đãi KTTN TMDV của huyện Gia Lâm .................. 78
Bảng 4.17. Ưu đãi quan trọng nhất với KTTN TMDV huyện Gia Lâm ...................... 79

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đặng Thị Hoa
2. Tên luận văn: “Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội".
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà
Nội, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao
lưu thương mại, tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện rất lớn. Số
lượng hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân của huyện tăng lên
đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ ở huyện Gia Lâm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém. Giá trị gia tăng còn thấp, đóng
góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân

nhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu, tìm
hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của hoạt động kinh tế tư nhân trong lĩnh
vực thương mại-dịch vụ tới sự phát triển kinh tế của huyện là rất cần thiết, từ đó kịp thời
có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ
chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế của
huyện và Thành phố.
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
KTTN, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này
trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc phát triển
KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm
tới. Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở KTTN TMDV trên địa bàn huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013-2015 trong đó nghiên cứu các nội dung về số lượng, quy mô lao động, lĩnh
vực hoạt động và kết quả hoạt động của các cơ sở này. Nghiên cứu dùng phương pháp
tiếp cận theo ngành, theo hình thức tổ chức của các cơ sở KTTN TMDV, việc thu thập
thông tin được thực hiện bằng hai hình thức là dùng số liệu thứ cấp và điều tra mẫu hộ
kinh doanh cá thể và mẫu các loại hình doanh nghiệp. Số liệu thu thập được phân tổ,
tổng hợp qua phần mềm excel, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh là
hai phương pháp chính được dùng trong phân tích của luận văn.
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở KTTN trên địa bàn
huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 có thể thấy các cơ sở KTTN TMDV chiếm 81,4%

viii


cơ cấu số lượng các ngành kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất ngành này trong năm
2015 chiếm 35% cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện. Tính riêng nội
bộ ngành TMDV thì hoạt động bán buôn, bán lẻ chiếm nhiều nhất (năm 2015 chiếm
63,5%). Tuy nhiên các cơ sở KTTN TMDV trên địa bàn huyện chủ yếu là các cơ sở có
quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn, về trình độ lao động còn hạn chế. Hoạt động của

các cơ sở này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về thể chế, cơ chế
chính sách; tiềm lực vốn và năng lực trình độ quản lý điều hành. Trong các yếu tố này
yếu tố về thể chế, về năng lực quản lý điều hành là quan trọng nhất quyết định đến hiệu
quả hoạt động của các cơ sở.
Từ nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển kinh tế tư nhân của huyện đó là: giải pháp về thể chế, cơ chế trong đó
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục rườm rà không cần thiết, nâng
cao chất lượng hiệu quả phục vụ nhân dân của cán bộ công chức; mở rộng các hình thức
huy động vốn, tạo điều kiện để KTTN được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Hỗ trợ
công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng,
văn minh thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu học tập của
nhiều đối tượng.
Tóm lại để KTTN TMDV nói chung và KTTN TMDV trên địa bàn huyện Gia
Lâm nói riêng được phát triển cần sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc tạo môi
trường thuận lợi cho KTTN phát triển, đồng thời cần sự nhạy bén, bản lĩnh của bản thân
các cơ sở KTTN trong kinh tế hội nhập.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Dang Thi Hoa
Thesis title: “Developing the private sectors in commercial services at Gia Lam
district, Hanoi city“
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
Gia Lam is a suburban district located at the Northeast gateway of Hanoi city.

It has favorable geographic position for the process of economic-social development
and for commercial exchanges as well as has great potential demand for goods and
services market. Over the years, the number of individual business households and other
types of private enterprises increased substantially in this district. However, the
development of the private enterprises especially in the commercial and services sector
in the district of Gia Lam is still not commensurate with the potential and strengths: its
competitiveness and integration are still weak; low value are added; contribution to
local budget is not high; the State management of the private sector in commercial
services is still inadequate. The study and understanding of the development status, as
well as the impact of private economics activities in the field of commercial services to
the local economic development are essential. Then, promptly tournaments measures to
promote the strengths and to limit the negative impacts, and to have the mechanisms to
promote the continously development of the private sector and to contribute more to the
district and city economies.
The objectives of the thesis are to synthesize the theoretical basis and practical
problems of the private sector development, to analyze and to assess the real status and
factors affecting the development of the private sectors in commercial services in the
district area, to propose some solutions to develop the private economic sectors at Gia
Lam district in the future. The research subjects are the number of, labor scale, business
fields and the business outcome of the private economic sectors working in commercial
services at Gia Lam district in the period from 2013 to 2015. This research applied the
sector approach and organization forms approach. The author collected data and
information from both primary and secondary sources. Then, the collected data was
classified and synthesized using Microsoft Excels software. The description and
comparison statistic were the main methods used in analyzing the research results.
The research results present that from the year 2013 to 2015 in Gia Lam
district, the private economic sectors accounted of 81.4% in the total of economic

x



sectors. The gross output of this sector in the year 2015 accounted for 35% of the
district’s production value. Among the commercial services sectors, the wholesale and
retail taken part of the major proportion (accounting for 63.5% in 2015). However, the
scale of the private economic sector at Gia Lam district is still small and medium, with
limited capital resource and low qualification labor. The business activities of these
sectors had been affecting by many factors including institution, policy, capital resource
and management skills. Among these factors, institution and management skills are the
most important factors that can determine the economic efficiency of those businesses.
Through analyzing the affecting factors, the thesis had proposed some
solutions to develop the private sectors at Gia Lam district in the future focusing on the
institution and mechanism. These solutions aimed to promote the administration reform,
to eliminate the unnecessary cumbersome procedures, to improve the quality and
effectiveness of civil servants; to expand the forms of capital mobilization, and to
facilitate private sector accessing to the preferable capital resources. Moreover, it is
essential to assist the training to improve knowledge and management skills, sales
skills, commercial civilization in many different forms in line with the needs of
diversified audiences.
To conclusion, in order to promote the development of the private sectors in
general and private sectors at Gia Lam district in particular, once the authorities in all
levels should put more effort to create a favorable environment for private sector to do
their business. On the other hand, the private sector itself should be more flexible and
stronger to penetrate to the economics integration.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế

nhiều thành phần với kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt xã hội được cải
thiện rõ rệt. Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng đóng góp gần 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
và giải quyết gần 90% công ăn việc làm cho người lao động, khẳng định vị trí và
và vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển ổn
định của nền kinh tế hiện nay.
Trong văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XII, kinh tế tư nhân được
khẳng định là một động lực quan trọng đối với sự nghiệp thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước
đã đưa ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đó có chính
sách đối với khu vực kinh tế tư nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần
kinh tế tư nhân không ngừng phát triển.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành
phố Hà Nội có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5,
Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông
Hồng, sông Đuống, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại, tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch
vụ của huyện rất lớn. Cùng với sự quan tâm của chính quyền Thành phố, huyện
Gia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt
so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định.
Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm trong những năm gần đây đã có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Số lượng hộ kinh doanh cá thể và các
loại hình doanh nghiệp tư nhân của huyện tăng lên đáng kể qua các năm. Tuy
nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnh vực thương


1


mại dịch vụ ở huyện Gia Lâm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh,
khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém. Giá trị gia tăng còn thấp, đóng
góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư
nhân nhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của
hoạt động doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh
vực thương mại-dịch vụ nói riêng tới sự phát triển kinh tế của huyện là rất cần
thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những
tác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng
góp nhiều hơn nữa cho kinh tế của huyện và Thành phố.
Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Phát triển kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố
Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
kinh tế tư nhân (KTTN) đề xuất các giải pháp phát triển KTTN trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ ở huyện Gia Lâm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần
kinh tế này tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện việc phát triển KTTN trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong những
năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- KTTN là gì, KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là gì? Vai trò của
nó như thế nào trong phát triển kinh tế của huyện?
- Thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa
bàn huyện Gia Lâm như thế nào?

2


- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển KTTN trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Những giải pháp nào để phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
-Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTN trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
-Khảo sát thực tiễn hoạt động của các loại hình thuộc khu vực kinh tế tư
nhân: Hộ cá thể, Doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần (không có vốn nhà nước, không có vốn đầu tư nước ngoài) trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, trong giai
đoạn 2013-2015.
- Về nội dung: Số lượng, quy mô lao động, kết quả hoạt động của KTTN
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Về không gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng của KTTN trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2013-2015 và đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa KTTN
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời gian 2015-2020.

1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về kinh tế
tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng.
Trên cơ sở nguồn số liệu có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan
thực trạng phát triển kinh tế tư nhân TMDV của huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội. Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện
trong thời gian tới. Giải pháp này có giá trị tốt trong tham khảo để hoạch định,
xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói chung và
kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ nói riêng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Kinh tế tư nhân
KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn
bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh
doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân
phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản
xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trước pháp luật của Nhà nước.
Khu vực kinh tế tư nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được
tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân.
* Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế. Trong

nền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế: kinh tế
Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong Nghị Quyết Hội
nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ:
“…KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới
hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân…”.
* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:
việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế.
Đảng ta xác định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.
KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được xác định có vai
trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế.
* Các loại hình kinh tế tư nhân
- Hộ kinh doanh cá thể: Là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá thể
tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức kinh doanh

4


này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, sử dụng lao động làm thuê không
thường xuyên. Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của mình.
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
- Công ty TNHH: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên
hợp danh. Ngoài 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
* Lĩnh vực hoạt động của kinh tế tư nhân
Các loại hình KTTN hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp; trồng rừng, chăm sóc rừng,khai thác lâm sản, dịch vụ lâm
nghiệp; khai thác nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản.
- Công nghiệp xây dựng gồm: công nghiệp khai khoáng, chế biến chế tạo,
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, thu gom xử lý rác thải,
xây dựng nhà các loại, các công trình đường bộ, đường sắt…
- Thương mại dịch vụ gồm: bán buôn bán lẻ, kinh doanh bất động sản,
thông tin và truyền thông, khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng, ăn uống, lưu
trú, vận tải kho bãi, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí và các hoạt động dịch vụ khác.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào nghiên
cứu về hộ cá thể và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

5


2.1.1.2. Phát triển
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ
ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một

thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại
trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của
phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Theo phạm trù triết học phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến,
mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù
phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có
nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế
giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những
trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ
lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự
vật hay hệ thống nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ
bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của phát triển là sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển
hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo
kiểu nhảy vọt. Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc (Vũ Tình và
cộng sự, 2005, Giáo trình triết học Mác-Lê-nin, Nhà xuất bản chính trị)
- Phát triển kinh tế (PTKT)
Quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và
nâng cao mức sống của dân cư. Đối với các nước đang phát triển PTKT là quá
trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu
kinh tế, thể chế kinh tế, văn hoá, pháp luật, thậm chí về kĩ năng quản lý, phong
cách và tập tục. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của PTKT,
nhưng không đồng nghĩa với PTKT. Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sản
phẩm bình quân đầu người. PTKT bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh
tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về
số lượng, chưa biểu thị được chất lượng. Về khía cạnh chất lượng, PTKT có ý
nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu như
tất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị. Cho nên, PTKT không phải chỉ là

sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác với sự tăng trưởng đơn giản của

6


tổng sản phẩm quốc dân. Sự phát triển là quá trình một xã hội đạt đến trình độ
thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. PTKT được xem xét trước hết
và cơ bản ở ba khía cạnh chính: 1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) tính theo đầu người. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện
đại thể và căn bản về trạng thái kinh tế, sự tăng trưởng và sự phát triển của một
nước. Nhưng xét về mặt chất lượng, còn phải xem xét năng suất lao động chung
và năng suất của các ngành, các vùng khác nhau, thu nhập của các tầng lớp dân
cư và của các vùng khác nhau. 2) Mức độ thoả mãn các nhu cầu xã hội được coi
là cơ bản, tức là các chỉ tiêu xã hội về phát triển; chúng phản ánh chất lượng của
sự phát triển xét về nội dung phương thức sinh hoạt kinh tế như tuổi thọ bình
quân, số calo theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ, vv. 3) Cơ cấu của nền kinh tế,
tính chất và sự thay đổi của nó (TS Đinh Văn Hải và cộng sự, 2014, Giáo trình
Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản tài chính)
- Phát triển kinh tế tư nhân: Là quá trình tăng lên về quy mô và có sự thay
đổi về cơ cấu dẫn tới tăng lên cả về chất và lượng của khu vực kinh tế tư nhân.
Tăng lên về số lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanh
nghiệp, quy mô doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản
xuất kinh doanh được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư. Tăng lên về chất
là tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý được nâng
lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường không
ngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN ngày
càng tăng lên. Thay đổi về cơ cấu trong lao động, cơ cấu ngành nghề kinh doanh,
cơ cấu vốn...
2.1.1.3. Hoạt động thương mại, dịch vụ
* Hoạt động thương mại

- Theo nghĩa rộng:
Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động
kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (Quốc Hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam, 2014). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực
sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất

7


dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh
bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Kinh doanh bất động sản , Luật
Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.
- Theo nghĩa hẹp:
Theo Luật thương mại , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ (Quốc Hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,2005).
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập
trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không
bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ
+ Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng
và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt nam, 2005)
+ Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo
đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
(Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, 2005)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh
doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất,
cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên
quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn,
chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
* Hoạt động dịch vụ
- Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết
quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm
lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển

8


kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế
giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống
như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính
viễn thông.mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành
chính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn.
- Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng
đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người,
như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.
Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích
cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển
quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với

sản phẩm vật chất.
Có lẽ định nghĩa mang tính khoa học và phản ánh đúng nhất bản chất của
hoạt động dịch vụ là như sau "đó là một hoạt động kinh tế tăng thêm giá trị,
hoặc trực tiếp vào một hoạt động kinh tế khác, hoặc vào một hàng hóa thuộc
một hoạt động kinh tế khác".
Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạt
động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại
dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn
kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
2.1.2. Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng trong phát triển kinh tế địa
phương
Tại Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã trải qua nhiều biến động trong
suốt hai thập niên qua. Kể từ khi nhà nước từ bỏ vai trò độc quyền hoạt động kinh
tế và công nhận thành phần kinh tế tư nhân, khu vực này không ngừng lớn mạnh.
Có thể nói, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cùng với chính sách mở cửa
mậu dịch đã trở thành nhân tố chính dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế Việt Nam.
Bước ngoặt cơ bản là từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986). Sau khi
phê phán "những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc
doanh", mắc bệnh "chủ quan, duy ý chí, giản đơn hóa", "chưa thật sự thừa nhận

9


những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan", Đại hội khẳng
định đường lối đổi mới, chỉ rõ "nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một
đặc trưng của thời kỳ quá độ", chỉ rõ sáu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh;
kinh tế tập thể; kinh tế gia đình; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư

nhân; kinh tế tư bản nhà nước. Khái niệm "kinh tế tư nhân" được chính thức sử
dụng từ Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Khóa VI. Qua từng kỳ Đại hội và quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của các
thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản so với
trước đây. Tại Đại hội X, Đảng khẳng định rằng, "Kinh tế tư nhân có vai trò quan
trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định là cần phải: “Hoàn thiện cơ
chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những
động lực của nền kinh tế”.
Nghị quyết Đại hội XII đã có một một bước phát triển mới về nhìn nhận
vai trò của KTTN và được đông đảo dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao.
Đó là sự xác nhận “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng” trong sự phát triển
của đất nước. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng đó không chỉ là một sự xác nhận
vai trò mới của KTTN mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế này
phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới.
Việc đổi mới nhận thức về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân như trên thể
hiện sự đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn về khu vực kinh tế này.
Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách lớn nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế
tư nhân phát triển, cụ thể:
- Chính sách và giải pháp hỗ trợ về tài chính nhằm tăng cường khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho khu
vực KTTN. Theo đó, Chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt
động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực
sản xuất, xuất khẩu. Chính phủ cũng đã xem xét việc thành lập Quỹ phát triển,
Quỹ bảo lãnh tín dụng.
-Ban hành các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ về mặt bằng sản xuất: rà soát,
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công khai diện tích đất, tổ chức giải phóng
mặt bằng nhằm tạo quỹ đất cho các khu vực KTTN thuê hoặc dành quỹ đất để
xây các cụm, khu công nghiệp.


10


- Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho khu vực KTTN về các
mặt như thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, quyết toán thuế và các thủ tục
có liên quan theo hướng “một cửa liên thông” đảm bảo về mặt thời gian và tiết
kiệm chi phí.
-Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ thay đổi, cải tiến, HĐH
trang thiết bị sản xuất.
-Chính sách và biện pháp nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đáp ứng
nhu cầu lao động có tay nghề cho khu vực KTTN.
Những chính sách trên đã làm cho KTTN Việt Nam có những bước
phát triển nhanh chóng, lan rộng khắp các ngành kinh tế và các địa phương
trong cả nước.
Vị trí, vai trò của KTTN ngày càng được khẳng định một cách rõ nét. Nó
là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và đóng vai trò to
lớn trong phát triển kinh tế, thể hiện trên các mặt sau:
+ KTTN khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn
nguyên liệu ở từng địa phương. Phát triển KTTN sẽ tạo ra nguồn đầu tư quan
trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ KTTN phát triển sẽ tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, bảo đảm
đời sống và do đó góp phần vào việc ổn định kinh tế- xã hội. Vì có quy mô vừa
và nhỏ, các cơ sở và DNTN dễ thích nghi với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều
lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Vai trò này càng có ý
nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta đang trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
+ KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Khu
vực KTTN có thế mạnh trong việc huy động vốn, khai thác các tiềm năng khác

có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước...
+ KTTN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế thuộc sở hữu Nhà
nước, tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh để cùng phát triển.
Vai trò hỗ trợ không chỉ tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn là
động lực để kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình thông qua
cạnh tranh với sự xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể kinh tế tư nhân.

11


+ KTTN góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, qua
đó sử dụng và phát huy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý
sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều thế hệ, kết hợp tính truyền thống và tính hiện
đại trong sản xuất. Đặc điểm cơ bản nhất của ngành nghề truyền thống là gắn
chặt với kinh tế cá thể và thực tế đã chứng minh, KTTN phát triển thì các ngành
nghề truyền thống phát triển. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh là động lực
cho các chủ thể kinh tế nâng cao tay nghề, ứng dụng khoa học - công nghệ mới.
+ KTTN tạo lập sự cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần
tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
không thể không có doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều vốn, kỹ thuật, công
nghệ hiện đại trong một số ngành, nhằm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế. Để làm được điều đó, cần tăng khả năng tích tụ và
tập trung vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện để vươn lên thành
doanh nghiệp lớn. Điều này có thể thực hiện thông qua phát triển kinh tế tư nhân.
Thực tế cho thấy, quá trình phát triển KTTN đồng thời là quá trình tìm kiếm
phương thức kinh doanh có hiệu quả nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Đó là quá
trình các chủ doanh nghiệp phải tự đổi mới công nghệ, kỹ thuật tại doanh nghiệp
mình, chuyển hướng kinh doanh vào những sản phẩm có lợi nhất. Tất cả những

vấn đề đó, tự nó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn, hợp lý
hơn. Điều này càng trở lên có ý nghĩa đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
+ KTTN góp phần nâng cao chất lượng lao động, nuôi dưỡng tiềm năng
trí tuệ kinh doanh. Tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề lao động và
kinh nghiệm sản xuất kinh doanh được tích luỹ, lưu truyền trong từng ngành
nghề sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
2.1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Thứ nhất: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ
cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các
ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ
cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng
lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia
tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát

12


triển và tạo được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở
nước ta hiện nay.
Thứ hai: Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, không sờ mó, nhìn thấy được
nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình sản
xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch
vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau. Có loại xẩy ra tức thì, nhưng có loại
chỉ đem lại hiệu quả sau nhiều năm, chẳng hạn dịch vụ giáo dục phải sau 5-10
năm mới có thể đánh giá đầy đủ. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch
vụ phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.
Thứ ba: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác
dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất
và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián

tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương
mại dịch vụ là rất lớn. Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do
hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng
lợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa
nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp.
Thứ tư: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con
người cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ
và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với
thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm
soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ,
vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương
mại so với thương mại hàng hóa. Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa
thương mại dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn hơn tự do hóa thương mại hàng
hóa, nó còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước
cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó.
2.1.4. Nội dung của phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ
2.1.4.1. Phát triển kinh tế theo chiều rộng (PTKTTCR)
- Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên
cơ sở kĩ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển,
những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người

13


×