Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ước tính hệ số di truyền, giá trị giống về số con sơ sinh sống, cai sữa của hai dòng lợn VCN01 và VCN02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TIẾN THÔNG

ƯỚC TÍNH HỆ SỐ DI TRUYỀN, GIÁ TRỊ GIỐNG VỀ SỐ
CON SƠ SINH SỐNG, CAI SỮA CỦA HAI DÒNG LỢN
VCN01 VÀ VCN02

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đặng Vũ Bình
TS. Đỗ Đức Lực

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được làm rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thông

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Đặng Vũ Bình, Hội chăn nuôi Việt Nam; thầy giáo TS. Đỗ Đức
Lực, bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật
chất cho tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thông


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................ v
Danh mục bảng ................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... vii
Thesis Abstract ................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 1

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 2
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................................2

2.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng ...................................... 2
2.1.2. Phương pháp BLUP............................................................................................... 8
2.1.3. Hệ số di truyền..................................................................................................... 10
2.1.4. Giá trị giống......................................................................................................... 11
2.1.5. Ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc .................................................. 13

2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................... 15

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 17
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................ 25
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 22

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 22

3.3.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 22

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22

3.5.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 ................................................................... 22
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 ................................................................... 23
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3 ................................................................... 23

3.5.4. Xử lý số liệu ........................................................................................................ 25

iii


Phần 4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 29
4.1.

Năng suất sinh sản của đàn lợn VCN01 và VCN02 ............................................ 26

4.2.

Hệ số di truyền, hệ số lặp lại của hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con
cai sữa/ổ ............................................................................................................... 31

4.3.

Kết quả dự đoán giá trị giống các tính trạng sinh sản bằng 02 phần mềm khác
nhau ..................................................................................................................... 33

4.4.

Xếp thứ tự các cá thể dựa trên giá trị giống ước tính .......................................... 37

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 43
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 43

5.2.


Kiến nghị ............................................................................................................. 44

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 45

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BLUP

Dự đoán không chệch tuyến tính tốt nhất

EBV

Giá trị giống ước tính

GTG

Giá trị giống

h2

Hệ số di truyền

Mean


Giá trị trung bình

MTDFREML

Phần mềm MTDFREML

n

Số lượng, dung lượng

PEST

Phần mềm PEST

PEV

Phương sai sai số dự đoán

SD

độ lệch chuẩn

VCN01

Dòng lợn Yorkshire tổng hợp

VCN02

Dòng lợn Landrace tổng hợp


VG

Phương sai di truyền

VP

Phương sai kiểu hình

VPE

Phương sai ngoại cảnh cố định

ρ

Hệ số lặp lại

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản đàn nái VCN01 và VCN02 từ năm 2000 đến nay ........... 26
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản đàn nái VCN01 và VCN02 hiện có ................................. 27
Bảng 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số con sơ sinh và cai sữa/ổ của lợn nái VCN01
và VCN02 ....................................................................................................... 28
Bảng 4.4a. Năng suất sinh sản đàn VCN01 theo mùa .................................................... 29
Bảng 4.4b. Năng suất sinh sản đàn VCN02 theo mùa .................................................... 29
Bảng 4.5a. Năng suất sinh sản đàn VCN01 theo lứa đẻ ................................................. 30
Bảng 4.5b. Năng suất sinh sản đàn VCN02 theo lứa đẻ ................................................. 31
Bảng 4.6. Các thành phần phương sai của số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ ... 32

Bảng 4.7. Hệ số di truyền và hệ số lặp lại của tính trạng số con sơ sinh sống và số con
cai sữa/ổ.......................................................................................................... 32
Bảng 4.8. Phân loại cá thể theo EBV về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái VCN01 ..... 34
Bảng 4.9. Phân loại cá thể theo EBV về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái VCN02 ..... 35
Bảng 4.10. Phân loại cá thể theo EBV về số con cai sữa/ổ của lợn nái VCN01 ............ 36
Bảng 4.11. Phân loại cá thể theo EBV về số con cai sữa/ổ của lợn nái VCN02 ............ 37
Bảng 4.12. EBV về số con sơ sinh sống/ổ đối với 20 lợn nái tốt nhất của đàn VCN01. 38
Bảng 4.13. EBV về số con sơ sinh sống/ổ đối với 20 lợn nái tốt nhất của đàn VCN02. 39
Bảng 4.14. EBV về số con cai sữa/ổ đối với 20 lợn nái tốt nhất của VCN01 ................ 40
Bảng 4.15. EBV về số con cai sữa/ổ đối với 20 lợn nái tốt nhất của VCN02 ................ 41

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Tiến Thông
Tên Luận văn: Ước tính hệ số di truyền, giá trị giống về số con sơ sinh sống, cai sữa
của hai dòng lợn VCN01 và VCN02.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được một số yếu tố chính ảnh hưởng đến 02 tính trạng số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;
- Ước tính được hệ số di truyền của 02 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con
cai cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;
- Dự đoán được giá trị giống ước tính của 02 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;

Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu: có 3 nội dung
Nội dung 1: Đánh giá năng suất sinh sản của 02 dòng lợn VCN01 và VCN02
+ Tính giá trị kiểu hình của một số tính trạng năng suất sinh sản
+ Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cố định (lứa đẻ, mùa vụ, kiểu phối giống,
đực giống…) đến các tính trạng năng suất sinh sản
Nội dung 2: Ước tính hệ số di truyền, các phương sai thành phần, so sánh và đánh
giá bằng 02 phần mềm khác nhau: VCE, MTDFREML.
Nội dung 3: Dự đoán giá trị giống tính trạng số con sơ sinh sống và số concai
sữa trên 02 dòng lợn VCN01 và VCN02 bằng 02 phần mềm khác nhau: PEST và
MTDFREML.
*Đối tượng nghiên cứu
- Dòng VCN01 – Dòng lợn tổng hợp chứa máu Yorkshire
- Dòng VCN02 – Dòng lợn tổng hợp chứa máu Landrace
*Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1:
- Thu thập số liệu về năng suất sinh sản của đàn VCN01 và VCN02 thuộc Trung
tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2000 đến tháng 3/2016
- Số liệu được tính bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA

vii


- Phân tích các yếu tố cố định ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản
bằng phần mềm SAS9.0
Nội dung 2: Ước tính hệ số di truyền, các phương sai thành phần bằng 02 phần mềm
khác nhau: VCE, MTDFREML.
Nội dung 3: Dự đoán giá trị giống bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ
sinh sống/lứa và số con cai sữa/lứa, các phần mềm được sử dụng gồm PEST và
MTDFREML. Sử dụng mô hình lặp lại.

Kết quả chính và kết luận
* Kết quả chính
- Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến cả hai chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai
sữa/ổ với mức ý nghĩa P < 0,001. Lứa đẻ ảnh hưởng tới chỉ tiêu số con cai sữa của cả
đàn VCN01 và VCN02, mức ý nghĩa P < 0,001. Với chỉ tiêu số con sơ sinh sống, P lần
lượt là 0,03 và <0,001. Phương thức phối giống chỉ ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ
của đàn VCN01. Đực giống có ảnh hưởng đối với số con cai sữa/ổ của đàn VCN01 và
VCN02, số con sơ sinh sống đàn VCN02, không có ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống
của đàn VCN01.
- Hệ số di truyền tính trạng số con cai sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của đàn
VNC01 đạt mức thấp 0,03-0,04. Kết quả tương ứng của đàn VCN02 đạt mức trung bình
dao động từ 0,08-0,12.
- Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ
của đàn VCN01 thấp và ít có sự chênh lệch.
- Giá trị giống ước tính của đàn VCN02 về số con sơ sinh sống/ổ và số con cai
sữa/ổ đạt mức cao, có sự chênh lệch rõ ràng, trung bình độ chính xác toàn đàn đạt trên 60%.
* Kết luận
- Mùa vụ và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới năng suất sinh sản của đàn nái
VCN01 và VCN02. Bên cạnh đó, phương thức phối giống, đực giống cũng có ảnh
hưởng nhưng ở các mức độ khác nhau.
- Có thể áp dụng kết quả ước tính giá trị giống vào công tác chọn lọc nhân thuần
đối với đàn lợn VCN01 và VCN02 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giống.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Tien Thong
Thesis title: Estimates the heritability, breeding values for traits of number born alive,
number of weaning pigs of two dam lines VCN01 and VCN02.

Major: Animal Sciences

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Reveal some main factors which impacted on two traits of number born alive
and number weaned in two pig synthetic line VCN01, VCN02.
- Define some genetic parameters such as heritability, genetic correlation between
two traits above
- Evaluating of Breeding value for two traits number pig born alive and number
pig weaned from two synthetic lines above;
Materials and Methodolody

Research contents: Three fields of researches
Content 1: Evaluating of reproductive performance from two synthetic lines VCN01
and VCN02
+ Phenotypic estimation for reproduction traits
+ Reveal some fixed effects (parity, season, type of mating, boars, …) on
reproduction traits
Content 2:Estimating heritability, variance components by two different software: VCE
and MTDFREML.
Content 3: Evaluating Breeding value for number born alive, number weaned by two
software above of two synthetic lines VCN01, VCN02.


Animal populations:

-


VCN01: Synthetic line which contains Yorkshire genes

-

VCN02: Synthetic line which contains Landrace genes



Research Methods

Content 1:
-

Data collection in reproductive traits from 2000 to March, 2016 at Thuy Phuong
Pig Research Centre of two synthetics line above

-

ANOVA method had been proposed to data analysis

ix


Testing mixed models include fixed, and random effects by SAS 9.0
Conten2:Estimating heritability, variance components by two different software: VCE
and MTDFREML.
Content 3: Evaluating Breeding value (EBV) by BLUP method for two traits above by
using PEST, MTDFREML. The mixed model with repeated records had been
applied for this study.
Results and Discussion


-

Main results
Both traits were significant effected from seasons with Pvalue<0.001. Parity also
significantly impacted on reproductive traits with Pvalue< 0.001 for VCN01; 0.03
and Pvalue<0.001 for VCN02, respectively. However, type of mating only effected
on number born alive in VCN01. While number pig weaned of both synthetic
lines were effected from boars, only number born alive of VCN02 was significant
impacted from boar effects.

-

Heritability of number born alive and number weaned were low for VCN01, from
0.03-0.04 while this result was higher in VCN02 with 0.08-0.12 correspondence.

-

Breeding value of both traits in VCN01 were low and insignificant difference.

-

Breeding value of both traits in VCN02 were high and significant difference. In
addition, the accuracy of EBV was over 60% on average.



Conclusion

-


Highly significant of season and parity on both synthetic lines reproductive
performance. In addition, type of mating and boar only effected in different levels.

-

There can be applied the results of EBV on VCN02 in order to improve the
quality of breeding program. For VCN01, however, should re-estimate EBV by
receive variance components from other high quality resources.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao năng suất, chất lượng con giống luôn là yêu cầu cấp thiết của
người chăn nuôi. Các nhà khoa học, người làm công tác giống trước đây phải
mất rất nhiều thời gian và chọn lọc trên quy mô lớn, rất tốn kém để tạo ra con
giống có năng suất cao và ổn định. Hiện nay, với trình độ khoa học kỹ thuật
hiện đại, đặc biệt ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến, nhiều phương pháp lai
tạo, chọn lọc con giống hiệu quả đã được áp dụng, rút ngắn thời gian chọn lọc,
tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu
dùng. Trong đó, BLUP là phương pháp dự đoán giá trị giống tiên tiến nhất, có
độ chính xác cao và đang được áp dụng rộng rãi trong chọn lọc, nâng cao chất
lượng con giống.
Dòng lợn VCN01 và VCN02 là hai dòng lợn được tập đoàn PIC (Pig
Improvement Copany) đưa vào Việt Nam từ năm 1997, chúng có tên cũ là dòng
L11 và L06, hay còn gọi là dòng Yorkshire và Landrace tổng hợp. Đây là hai
dòng lợn cụ kỵ có khả năng sinh sản cao. Trong suốt những năm qua, dòng lợn
VCN01 và VCN02 đã chứng tỏ có tính di truyền ổn định và đã hoàn toàn thích

nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu của Việt Nam, dòng lợn bố
mẹ là con lai giữa VCN01 và VCN02 rất được ưa chuộng, đặc biệt là ở các tỉnh
miền Bắc.
Để nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống cụ kỵ VCN01 và VCN02,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ước tính hệ số di truyền, giá trị giống về
số con sơ sinh sống, cai sữa của hai dòng lợn VCN01 và VCN02” phục vụ công
tác đánh giá chất lượng con giống, chọn lọc và nhân thuần.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được một số yếu tố chính ảnh hưởng đến 02 tính trạng số con sơ
sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;
- Ước tính được hệ số di truyền của 02 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;
- Dự đoán được giá trị giống ước tính của 02 tính trạng số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai cai sữa/ổ của 2 dòng lợn VCN01 và VCN02;

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái
Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn cái nhưng
các nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số chỉ tiêu năng suất sinh
sản nhất định, đó là các chỉ tiêu có tầm quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn nái.
Trong các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, số lợn con cai
sữa/nái/năm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp và chính xác nhất. Chỉ tiêu này phản ánh
được đầy đủ toàn bộ chu kì sản suất của một lợn nái trong một năm. Số lợn con cai
sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu cấu thành tổng hợp từ các chỉ

tiêu: số con sơ sinh sống, số con để nuôi, tỉ lệ hao hụt của lợn con trong thời gian
theo mẹ, tuổi cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.
Số lợn con cai sữa/nái/năm phụ thuộc vào số trứng rụng, tỉ lệ lợn con sống
lúc sơ sinh và tỉ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa là các thành phần quan trọng nhất
đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái (Ducos, 1994). Do vậy, việc nâng cao chỉ
tiêu số con sơ sinh sống và số con cai sữa là một vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Mabry và Ahlschwede (1996) cho rằng, các tính
trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con sơ sinh sống, số
con cai sữa, khối lượng 21 ngày/ổ và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng năng suất
sinh sản chủ yếu này có tầm quan trọng về mặt kinh tế và ảnh hưởng lớn đến lợi
nhuận của người chăn nuôi.
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
a. Các yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, đã được nhiều tác
giả nghiên cứu và công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt, các
giống lợn được chia làm 4 nhóm chính. Với mục đích đa dụng, các giống như
Large White (LW), Landrace (L), một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại
có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như
Duroc (Du), Piétrain (Pi), Landrace Bỉ, Hampshire (HP) và Poland - China có

2


năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịt cao. Các loại lợn thuộc “dòng
bố” thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với các dòng giống đa dụng. Ngoài
ra chúng có chiều hướng kém về khả năng nuôi con, điều này được minh chứng
là chúng có tỉ lệ lợn con chết trước lúc cai sữa cao hơn so với các giống đa dụng
như Landrace và Large White (Blasco et al., 1995). Các giống chuyên dụng
“dòng mẹ”, đặc biệt một số giống chuyên sinh sản của Trung Quốc như Meishan
có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất thịt kém. Cuối cùng là nhóm

các giống địa phương có năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng
chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng.
Lợn thuộc các giống khác nhau, sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự
thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc, khối lượng nhỏ thường sớm hơn
các giống lợn có tầm vóc, khối lượng lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được
định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra ở thời điểm 3 - 4 tháng
tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn
Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các
nước phát triển (Rothschild and Bidanel, 1998). giống lợn Meishan (MS) có tuổi
thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với
giống lợn LW, lợn MS đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn 100 ngày và có số
con đẻ ra nhiều hơn 2,4 - 5,2 con/ổ.
Dan and Summer (1995) cho biết cùng trong một cơ sở trại giống, nái LW
và nái L có số con sơ sinh/lứa lần lượt là 9,6 và 10,4 con; số con sơ sinh sống/lứa
là 9,1 và 9,7 tương ứng cho 2 giống.
Một số tác giả nghiên cứu trên đàn lợn L và Yorkshire (Y), nhận thấy yếu tố
giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/lứa (số con đẻ ra, số con sơ sinh
sống, số con để nuôi và số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và khối lượng toàn ổ
giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Hoque et al., 2002; Tạ Thị Bích Duyên, 2003; Trần
Thị Minh Hoàng và cs., 2006, 2008). Đặng Vũ Bình (1999) khi nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn
nái ngoại (L và Y) nuôi tại Xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn cho thấy giống chỉ ảnh
hưởng tới số con để nuôi.
Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu với h2
= 0,27 (Rydhmer et al., 1995); hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng số con
đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố dao động từ 0,03 đến 0,12: số con
đẻ ra/lứa với h2 = 0,13 (Nguyễn Văn Thiện, 1995), h2 = 0,12 (Damgaard et al.,

3



2003), h2 = 0,08 (Smital et al., 2005), h2 = 0,03 (Imboonta et al., 2007), h2 = 0,09
(Lundgren et al., 2010) và h2 = 0,12 (Schneider et al., 2011); số con cai sữa/ổ với
h2 = 0,12 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) và h2 = 0,11 (Schneider và cs., 2011). Khối
lượng sơ sinh/ổ với h2 = 0,07 (Grandinson et al., 2005) và h2 = 0,18 (Schneider et
al., 2011); khối lượng sơ sinh/con với h2 = 0,44 (Schneider et al., 2011); khối
lượng cai sữa/ổ với h2 = 0,20 (Grandinson et al., 2005), h2 = 0,21 (Lundgren et
al., 2010) và h2 = 0,22 (Schneider et al., 2011); khoảng cách giữa hai lứa đẻ với
h2 = 0,08 (Rydhmer et al., 1995). Các chỉ tiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp
nên năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng lớn bởi tác động của các yếu tố môi
trường. Trong chọn lọc nhân thuần, các tính trạng năng suất sinh sản thường đạt
tiến bộ di truyền chậm hơn so với nhóm các tính trạng sinh trưởng và chất lượng
thịt. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai ở lợn, cho đến nay các kết
quả đã khẳng định ở lợn các tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp và khi lai
tạo đạt ưu thế lai cao.
Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản của
lợn. Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụ thai
cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn
(0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lợn nái thuần
chủng. Tỉ lệ nuôi sống lợn con ở các lợn nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ
sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lợn nái giống thuần
(Gunsett and Robison, 1990). Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu
ảnh hưởng của cận huyết. Theo Johnson (1990), khi hệ số cận huyết ở lợn nái
tăng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm 0,29 con/ổ.
Người ta đã thống kê được 6 - 8% lợn con chết khi sơ sinh là thông
thường ở các trại nuôi lợn nái. Đây là các trường hợp thai chết ngay trước lúc
sinh hoặc trong khi đẻ. Tuy nhiên, lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết sơ
sinh cao hơn (Evans et al., 1996). Tỉ lệ lợn con sơ sinh bị dị dạng hay khuyết tật
di truyền chiếm 1%. Những dị tật này có thể do các yếu tố môi trường hay di

truyền gây ra và hội chứng stress được xem như là một biến dị di truyền ảnh
hưởng đến tỉ lệ này.
b. Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng và
có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,

4


phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng... đều có ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
- Chế độ dinh dưỡng
Điều quan trọng đối với cái hậu bị và lợn nái là cần đủ số lượng và chất
lượng dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho khả năng sinh sản tốt. Zimmerman et
al. (1996) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ khi lợn nái cai sữa
con đến lúc động dục trở lại và phối giống có ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai. Cho ăn
mức năng lượng cao trong vòng 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi phối
giống, số trứng rụng đạt được tối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với mức
năng lượng cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi và giảm số
lượng lợn con sinh ra trong ổ. Cho lợn ăn quá mức không những làm lãng phí mà
còn làm tăng khả năng chết thai (Diehl et al., 1996). Bên cạnh đó, một số nghiên
cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu trầm trọng vitamin, khoáng cũng có thể gây chết
toàn bộ phôi.
- Ảnh hưởng của các mức ăn
Ảnh hưởng của mức ăn trong giai đoạn nuôi con và giai đoạn chờ phối sau
cai sữa đến năng suất sinh sản của lợn nái đã được nghiên cứu từ rất sớm. Mức
ăn cao trong giai đoạn chờ phối sau cai sữa có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ rụng
trứng và số con đẻ ra/ổ của lứa đẻ tiếp theo nhưng mức ăn trong giai đoạn nuôi
con không ảnh hưởng tới tỷ lệ rụng trứng, số con trong mỗi lứa đẻ tiếp theo và tỷ
lệ hao hụt của lợn con (King and Williams, 1984). Cũng theo tác giả này, trong

giai đoạn nuôi con, tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng lên khi lượng thức ăn ăn
vào tăng lên và các ảnh hưởng này chủ yếu xảy ra trong tuần cuối cùng trước khi
cai sữa (King, 1986). Khối lượng trung bình của lợn con 21 ngày tuổi không bị
ảnh hưởng bởi mức cho ăn, nhưng những con nái được cho ăn với mức ăn thấp
có tỷ lệ hao mòn cơ thể lớn hơn những con nái được cho ăn mức ăn cao trong
giai đoạn nuôi con, đặc biệt là tuần cuối trước khi cai sữa. Để đáp ứng đủ cho
nhu cầu tiết sữa, những con nái được cho ăn mức ăn thấp phải huy động lượng
mỡ dự trữ trong cơ thể, nên tỷ lệ hao mòn của những con nái này tăng lên
(Johnston et al., 1986). Trong thực tế sản xuất, các dữ liệu thu thập theo từng cá
thể hay nhóm cá thể về mức ăn hầu như rất khó thực hiện, do vậy các ảnh hưởng
này thường được quy chung về phương thức cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng khi
thiết lập các nhóm tương đồng trong đánh giá di truyền.

5


- Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
Các biểu hiện sinh sản bị ảnh hưởng theo mùa vụ có thể dễ nhận biết như
lợn nái chậm thành thục về tính, thời gian chờ phối sau cai sữa kéo dài, tỷ lệ chết
thai cao hơn và tỷ lệ sảy thai tăng lên cũng như số con đẻ ra/ổ giảm. Tuy vậy, ảnh
hưởng quan trọng nhất của mùa vụ là giảm tỷ lệ phối giống đậu thai và tỷ lệ đẻ
trong đàn nái (Love et al., 1993). Nhiều nghiên cứu đã chia các ảnh hưởng này
thành hai nhóm, bao gồm các ảnh hưởng của quang kỳ và các ảnh hưởng của
nhiệt độ. paterson et al. (1978) đã cho biết nhiệt độ cao trên 32oC vào những
tháng mùa hè ở Úc đã làm tăng tỷ lệ không đậu thai của lợn nái lên 19,7% trong
khi các mùa khác là 12,7%. Điều này đã được tác giả giải thích rằng chính các
stress nhiệt vào thời điểm phối giống có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng
và làm mất cân bằng nội tiết của các lợn nái. Ngoài ra, stress nhiệt còn ảnh
hưởng đến quá trình tiết sữa của lợn nái trong giai đoạn nuôi con (Black et al.,
1993). Các gia súc tiết sữa có những cơ chế đặc biệt điều tiết giảm tiết sữa khi

phải chịu đựng các bức xạ nhiệt từ môi trường nhiệt độ cao. Nghiên cứu của
Gourdine et al. (2006) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn
tiêu thụ của lợn nái trong giai đoạn tiết sữa là rất rõ rệt ở giống Y so với giống
địa phương ở vùng Caribbean.
Koketsu et al. (1997)khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy nái đẻ
vào mùa hè và mùa xuân có thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp theo là
dài nhất, trong đó nái đẻ vào mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ
vào mùa xuân. Lorvelec et al. (1998) nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến
khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận số con sơ sinh/lứa
của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt.
Vázquez et al. (1998) nghiên cứu trên 524 lứa đẻ từ năm 1987 - 1989 của 171 lợn
nái đã nhận thấy yếu tố mùa vụ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến 4 tính trạng:
số con sơ sinh/lứa, số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng toàn ổ ở các thời điểm 21
và 56 ngày tuổi. Ngược lại, Samanta et al. (1998) lại cho rằng mùa đẻ ảnh hưởng
không có ý nghĩa thống kê đến các tính trạng số con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ.
Đặng Vũ Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng
năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại đã kết luận yếu tố mùa vụ
ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi, khối
lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi). Khối lượng toàn ổ sơ sinh ở mùa
đông cao hơn mùa thu (P<0,01). Trần Thị Minh hoàng và cs. (2008); Phạm Thị

6


Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng cho biết yếu tố mùa vụ ảnh
hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của lợn đực phối và phương thức phối giống
Trong phối giống trực tiếp, việc lựa chọn lợn đực giống phù hợp để giao
phối với lợn nái là rất quan trọng, ảnh hưởng của cá thể đực giống đối với tỉ lệ
thụ thai là rất rõ rệt. Sử dụng đực giống quá già cũng sẽ làm giảm số con trong

một lứa đẻ. Có thể tăng thêm tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ bằng cách sử
dụng hơn một đực cho một lợn nái (phối kép). Điều này tạo cơ hội để sử dụng tối
đa lợn đực có khả năng thụ tinh và khả năng phù hợp trên lợn cái (Diehl et al.,
1996). Vì vậy, lợn đực phối có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
- Chế độ nuôi nhốt
Nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn ảnh hưởng đến quá trình sinh lý và gây
trở ngại cho phối giống, chủ yếu là gây hiện tượng lợn cái không hoặc chậm
động dục. Các nhà chăn nuôi khuyến cáo khắc phục vấn đề này bằng cách không
nhốt lợn cái hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ phối giống
(Zimmerman et al., 1996). Việc nuôi nhốt cá thể hoặc nuôi riêng biệt từng lợn cái
hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với những cái hậu bị được nuôi
theo nhóm. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên nuôi lợn cái
giai đoạn hậu bị tách biệt đàn. Mật độ nuôi hậu bị không phù hợp cũng làm chậm
tuổi động dục của lợn cái hậu bị.
- Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ
Khi tổng kết về ảnh hưởng của lứa đẻ đến số con đẻ ra/ổ, một số tác giả đã
cho biết số con đẻ ra/ổ thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt tối đa ở lứa thứ
ba, lứa thứ tư và lứa thứ năm, sau đó ổn định và giảm dần ở các lứa tiếp theo
(Yen et al., 1987). Tuy nhiên, các tác giả này cũng lưu ý rằng trong mỗi lứa đẻ,
các yếu tố ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ cũng cần được xác định nhằm tránh
nhầm lẫn ảnh hưởng của lứa đẻ với các yếu tố này.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản trên
đàn lợn L, Y nuôi tại An Khánh, Mỹ Văn và Tam Đảo, Trần Thị Minh Hoàng và
cs. (2006) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính
trạng số con để nuôi). Trên đàn lợn L và Y nuôi tại Mỹ Văn, Trạm nghiên cứu và
phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương và Trạm nghiên cứu và phát triển
giống lợn hạt nhân Tam Điệp, Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008) cho biết yếu tố

7



lứa đẻ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê rõ rệt đến tất cả các tính trạng năng suất
sinh sản. Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng có kết luận
tương tự.
Về khả năng tiết sữa, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng sản lượng sữa của những
lợn nái kiểm định (lứa thứ nhất) thấp hơn 20% so với những lợn nái đẻ từ lứa hai
trở lên. Sự khác biệt này có thể do lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn và nhu cầu
đáp ứng cho tăng trưởng tiếp tục của lợn nái kiểm định. Thông thường, khả năng
tiết sữa và nuôi con của lợn nái được đánh giá thông qua khối lượng lợn con 21
ngày tuổi/ổ. Chỉ tiêu năng suất này đạt cao nhất ở lứa thứ hai, rồi giảm dần trong
các lứa tiếp theo. Như vậy, khi đánh giá di truyền trên các tính trạng số con sơ
sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, các yếu tố ảnh hưởng như tuổi phối
giống lần đầu hay lứa đẻ của lợn nái nhất thiết phải được theo dõi ghi chép chính
xác, đầy đủ.
2.1.2. Phương pháp BLUP
2.1.2.1. Khái niệm
BLUP là một phương pháp dự đoán tuyến tính không chệch tốt nhất vì
BLUP cho phép ước tính giá trị di truyền của một cá thể từ các thông tin của bản
thân nó và các cá thể họ hàng thân thuộc (Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Phương
pháp BLUP cũng đã được ứng dụng tại Việt Nam (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 2001; Tạ Thị Bích Duyên, 2003; Đoàn Văn Giải và Vũ Đình Tường,
2004; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2007; Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích
Duyên, 2009).
Có ba mô hình được sử dụng với BLUP gọi là mô hình con bố (the sire
model), mô hình lặp lại (the repeatability model) và mô hình con vật (the animal
model). Mô hình tuyến tính cơ bản dự đoán giá trị giống có dạng như sau:
Y = Xb + Zu + e
Trong đó:
Y = vectơ các số quan sát (giá trị kiểu hình đo được của tính trạng)
b = vectơ các ảnh hưởng cố định (trại, tháng, năm, giới tính).

u = vectơ các ảnh hưởng ngẫu nhiên (giá trị gây giống của các thú)
e = vectơ các sai số ngẫu nhiên của môi trường đến giá trị kiểu hình X = ma
trận mẫu (design matrix) liên quan tới các ảnh hưởng cố định b

8


Z = ma trận mẫu liên quan tới các ảnh hưởng ngẫu nhiên u
Để giải phương trình (1) tìm các biến b và u, phương pháp BLUP của
Henderson (1973, 1975) có dạng như sau:
=
Trong đó R là ma trận phương sai - hiệp phương sai do ảnh hưởng ngẫu
nhiên của sai số (V(e)=R). G-1 là ma trận phương sai - hiệp phương sai di truyền
giữa các tính trạng (nếu phân tích đa tính trạng) và giữa các cá thể trong hệ phả.
Trong trường hợp phân tích đơn tính trạng ta có G-1 = A-11/σ2a , trong đó A-1 là
ma trận nghịch đảo của ma trận quan hệ huyết thống của các cá thể có trong hệ
phả, σ2a là phương sai di truyền của tính trạng cần tính
2.1.2.2. Ưu điểm của phương pháp BLUP
- Có khả năng hiệu chỉnh giá trị di truyền của con vật theo ảnh hưởng cố
định của môi trường biết trước như mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giá trị giống của một cá thể được tính dựa trên năng suất của bản thân nó
và năng suất của các cá thể khác có quan hệ huyết thống trong hệ phả, do vậy giá
trị giống thu được có độ chính xác cao, và cũng nhờ đó BLUP giúp tính giá trị
giống của các cá thể không có số liệu trên bản thân nó (ví dụ trường hợp phải mổ
khảo sát chất lượng thịt hay làm mất số liệu của con vật) (Kiều Minh Lực,1999).
- Ưu điểm của BLUP đa tính trạng là làm tăng độ chính xác bởi vì nó sử
dụng cấu trúc phương sai-hiệp phương sai giữa các tính trạng và các số đo với
thông tin bị thiếu. BLUP đa tính trạng có thể loại bỏ sự thiên vị từ sự chọn lọc
trên các tính trạng có tương quan. Lin and Lee (1986) đề nghị rằng việc chọn các
tính trạng cho phân tích đa tính trạng phải được quyết định bởi mục tiêu giống.

Nếu mục tiêu giống là cải thiện một tính trạng thì phải phân tích mô hình một
tính trạng. Nếu mục tiêu giống là cải thiện 3 tính trạng thì phải thực hiện mô hình
3 tính trạng (Trích dẫn theo Nguyễn Quang Linh, 2011).
- Tuy nhiên phương pháp BLUP cũng có những nhược điểm riêng của nó.
Giá trị giống của một cá thể được tính dựa trên năng suất của bản thân nó và
năng suất của các cá thể khác có quan hệ huyết thống trong hệ phả. Do đó, các cá
thể có giá trị giống ước tính cao được chọn lọc thường có quan hệ huyết thống
gần nhau. Điều này có khuynh hướng làm tăng nhanh mức độ cận huyết ở các thế
hệ tiếp theo (Nguyễn Hữu Tỉnh, 2007).

9


2.1.3. Hệ số di truyền
Hệ số di truyền phản ánh sự khác nhau về di truyền giữa các quần thể trong
điều kiện môi trường khác nhau. Độ lớn của hệ số di truyền được biểu thị bằng
số thập phân từ 0 đến 1 hoặc tỉ lệ phần trăm từ 0% đến 100%. Thường người ta
phân chia hệ số di truyền ra làm 3 mức độ khác nhau. Những giá trị tính được
của hệ số di truyền: < 0,2 là hệ số di truyền thấp; từ 0,2 đến 0,4 là hệ số di truyền
trung bình và > 0,4 là hệ số di truyền cao. Những tính trạng có hệ số di truyền
thấp là những tính trạng chịu tác động lớn của môi trường. Hầu hết các tính trạng
liên quan đến sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, liên quan đến sinh trưởng
thường có hệ số di truyền trung bình và liên quan tới chất lượng sản phẩm
thường có hệ số di truyền cao.
Hệ số di truyền được xác định qua mức độ giống nhau của các cá thể thân
thuộc. Quan hệ thân thuộc càng gần thì hệ số di truyền được xác định càng chính
xác hơn về mặt thống kê. Tương quan giữa anh - chị - em cùng bố khác mẹ hoặc
cùng mẹ khác bố và hồi qui của đời con với bố (con đực) là ít có sai lệch hơn cả.
Từ các thành phần phương sai, người ta xây dựng hệ số di truyền. Hệ số di
truyền (ký hiệu là h2) có thể được trình bày theo hai kiểu khác nhau, đó là: hệ số

di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp.
+ Hệ số di truyền theo nghĩa rộng:
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị bằng tỉ lệ giữa phương sai của giá
trị kiểu gen và phương sai của giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
còn được gọi là mức độ quyết định di truyền (được ký hiệu là h2G) và được biểu
diễn bằng công thức sau:
h2G =

VG

=

VP

VA + V D + V I
VP

Trong đó:
- h2G là hệ số di truyền theo nghĩa rộng
- VG là phương sai giá trị kiểu gen
- VP là phương sai giá trị kiểu hình
- VA là phương sai giá trị kiểu gen cộng gộp (giá trị giống)
- VD là phương sai của sai lệch trội
- VI là phương sai của sai lệch át gen

10


+ Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp:
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần kiểu hình được quyết định bởi

các gen cộng gộp truyền từ đời cha - mẹ đến đời con. Nói một cách khác, hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp là tỉ lệ giữa phương sai giá trị giống và phương sai giá trị
kiểu hình (VA/VP), đó là tỉ lệ giữa phần biến dị do gen cộng gộp và toàn bộ sự
biến dị do các nguyên nhân di truyền và không di truyền (Falconer and Mackay,
1996). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được ký hiệu là h2A và được biểu diễn
bằng công thức sau:
VA

h2A =

VP

Trong đó:
- h2A là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
- VA là phương sai giá trị kiểu gen cộng gộp (giá trị giống)
- VP là phương sai giá trị kiểu hình
2.1.4. Giá trị giống
Giá trị giống (GTG) của một cá thể là một đại lượng biểu thị khả năng
truyền đạt các gen từ bố mẹ cho đời con. Giá trị kiểu gen về một tính trạng nào
đó của một con vật bao gồm giá trị cộng gộp các sai lệch trội và sai lệch tương
tác của các gen chi phối tính trạng đó. Giá trị cộng gộp do tác động cộng chung
lại của nhiều gen, mỗi gen lại có tác động độc lập gây nên. Bố và mẹ sẽ truyền
cho đời con các gen này, do đó bố và mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng
gộp của chính bản thân mình. Trong khi đó, ở đời con do có sự kết hợp hai bộ
gen gồm của bố và mẹ nên sẽ hình thành các tác động trội và tương tác mới khác
với bố hoặc mẹ. Như vậy, giá trị cộng gộp được truyền từ thế hệ trước sang thế
hệ sau theo nguyên tắc: con nhận được 1/2 của bố và 1/2 của mẹ. Do vậy, người
ta cũng gọi giá trị cộng gộp là giá trị giống. Giá trị giống của một cá thể là giá trị
kiểu gen tác động cộng gộp mà cá thể đó đóng góp cho thế hệ sau.
Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp được giá trị giống của con vật do cho

tới nay cũng như trong một thời gian dài nữa chúng ta vẫn chưa biết được ảnh
hưởng của rất nhiều các gen đóng góp tác động cộng gộp. Do đó chỉ có thể ước
tính được giá trị giống. Phương pháp duy nhất để ước tính giá trị giống của một
con vật nuôi về một tính trạng nào đó là dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng

11


này ở chính bản thân con vật, hoặc dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở
các con vật họ hàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị giống, hoặc phối hợp
cả hai loại giá trị kiểu hình này. Cách ước tính giá trị giống của một vật nuôi đối
với nhiều tính trạng cũng sẽ tương tự như vậy. Giá trị kiểu hình của một con vật
mà ta sử dụng để ước tính giá trị giống được gọi là nguồn thông tin giúp cho việc
đánh giá giá trị giống.
Trong thực tế người ta chỉ có thể xác định được giá trị giống gần đúng của
chúng từ các nguồn thông tin khác nhau, tức là giá trị giống ước lượng. Giá trị
giống ước lượng này còn được gọi là giá trị giống dự đoán hoặc giá trị giống
mong đợi. Trong các nguồn thông tin để xác định giá trị giống ước lượng thì
nguồn thông tin về đời con của một cá thể là quan trọng nhất. Do đó giá trị trung
bình của đời con của một cá thể chính là định nghĩa thực hành về giá trị giống
của nó.
Phương pháp chung ước lượng giá trị giống
Dạng tổng quát cho ước lượng giá trị giống:
GTG = bA.P*(P* - Pherd)

(1)

Hệ số hồi quy bA.P* được tính toán theo công thức:
bA.P* =


h2. n.R
1 + (n-1)rp*

Trong đó:
P* - là nguồn thông tin, ví dụ nguồn thông tin cá thể gồm giá trị kiểu hình
của bản thân con vật, trung bình giá trị kiểu hình của cả đời, hoặc trung bình giá
trị kiểu hình của anh chị em hoặc các cá thể con
Pherd - là trung bình toàn đàn của tính trạng đó
bA.P* - là hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình
h2 - là hệ số di truyền của tính trạng xem xét
n - là số lượng số liệu có trong P*
R - là quan hệ di truyền cộng gộp tích lũy giữa cá thể được ước lượng giá
trị giống với các cá thể trong P (R = 1/2 nếu là anh chị em cùng cha cùng mẹ,…)
rp* - là tương quan giữa các số liệu trong nguồn thông tin
Độ chính xác của ước lượng giá trị giống
Độ chính xác của ước lượng giá trị giống là tương quan giữa giá trị giống

12


của cá thể với nguồn thông tin dùng để ước lượng giá trị giống đó. Điều này cho
ta biết khả năng ước lượng giá trị giống A từ giá trị kiểu hình P.
rA.P = [bA.P R]1/2
Nếu số quan trắc trên một cá thể là 1 (n=1). Tương quan di truyền của có thể
với chính nó là 1. Giá trị giống của một tính trạng X có thể được tính như sau:
GTGX=

h2(1)(1)

(PX –P)= h2X (PX – Pherd)


1 + (n-1)1

(2)

Độ chính xác của ước lượng là : rA.P = [h2.1]1/2 = h
Trong đó:
- PX là kiểu hình của cá thể này đối với tính trạng X
- Pherd là giá trị kiểu hình trung bình của đàn đối với tính trạng
rA.P = h trong trường hợp chọn lọc/ước tính dựa vào giá trị P của cá thể và
chỉ có 01 giá trị P
Khi ước tính giá trị giống bằng phần mềm PEST sẽ thu được giá trị giống
được dự đoán và phương sai sai số dự đoán (PEV)
PEV=
Trong đó:
là độ chính xác của giá trị giống dự đoán
là phương sai giá trị di truyền cộng hợp.
Độ chính xác của sự ước lượng các giá trị gây giống (EBV) được tính theo
công thức :

2.1.5. Ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc
Công tác chọn lọc giống lợn hiện nay tồn tại 2 loại chỉ số chọn lọc: Chỉ số
chọn lọc theo giá trị kiểu hình và chỉ số chọn lọc theo giá trị giống.
Việc sử dụng chỉ số chọn lọc theo giá trị giống cho độ chính xác cao
hơn, mang lại hiệu quả nhanh hơn. Nhưng đòi hỏi phải có hệ thống công tác

13


giống tương đối hoàn chỉnh, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ, đồng thời

phải có máy vi tính kèm theo phần mềm của các chương trình tính toán.
Chỉ số chọn lọc theo giá trị giống
Index = b1GTG1 + b2GTG2 + ... + bnGTGn
Trong đó:
- Index : Giá trị chỉ số chọn lọc theo giá trị giống của cá thể
- b1GTG1: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 1,
- b2GTG2 : Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 2,
- b3GTG3: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 3.
- bnGTGn: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ n.
Các hệ số b ở trên thu được từ phân tích BLUP dựa vào các đầu vào về
trung bình giá thị trường, chi phí, giá thành, năng suất của các tính trạng do từng
cơ sở giống tính toán cho đơn vị mình.
Chỉ số kinh tế khi kết hợp các tính trạng được chọn lọc trong chương trình
PIGBLUP được tính toán theo 2 cách:
- Tính theo phương pháp tính chỉ số VND chung (VNDIndex): Bằng
phương pháp hồi quy bội của các phân tích giá trị giống và ma trận hiệp phương
sai di truyền với giá trị kinh tế của tính trạng đưa vào phân tích do cơ sở giống
cung cấp (giá trị trung bình tại thời điểm xác định giá trị giống).
- Tính theo chỉ số người sử dụng (uIndex): Sử dụng tỷ trọng do người làm
công tác giống đưa ra và sử dụng nó như là một hệ số nhân với giá trị giống của
mỗi tính trạng. Tỷ trọng này của mỗi cơ sở giống có khác nhau tuỳ theo mục đích
giống khác nhau và giá trị kinh tế của mỗi tính trạng tại mỗi cơ sở.
Trong di truyền chọn giống vật nuôi, giá trị kinh tế của một tính trạng được
định nghĩa là phần lợi nhuận gia tăng trên 1 đơn vị thay đổi di truyền của tính
trạng đó và ảnh hưởng lớn đến mức độ ưu tiên giữa các tính trạng trên một con
vật. Thông thường giá trị kinh tế được tính toán dựa trên các yếu tố năng suất và
giá cả trong một hệ thống sản xuất và phân phối nhất định.
- Đối với tính trạng tăng khối lượng/ngày là phần lợi nhuận gia tăng khi
tính trạng này được cải thiện tăng thêm 1 gam. Các tham số kinh tế đưa vào tính
toán bao gồm: giá lợn con giống lúc 2 tháng tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng,

giá thức ăn và các ước lượng chi phí khác ngoài thức ăn, giá bán sản phẩm xuất

14


×