Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp đặc biệt cho heo siêu nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg tại công ty TNHH ngôi sao hy vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP
ĐẶC BIỆT CHO HEO SIÊU NẠC TỪ 7 NGÀY TUỔI ĐẾN 15 KG
TẠI CÔNG TY TNHH NGÔI SAO HY VỌNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ thực phẩm

Khoa

: CNSH & CNTP

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP
ĐẶC BIỆT CHO HEO SIÊU NẠC TỪ 7 NGÀY TUỔI ĐẾN 15 KG
TẠI CÔNG TY TNHH NGÔI SAO HY VỌNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ thực phẩm

Khoa

: CNSH & CNTP

Lớp

: K46 – CNTP

Khóa học

: 2014 – 2018


Người hướng dẫn: Th.S Lưu Hồng Sơn

Thái Nguyên – 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô
giáo trong khoa CNSH & CNTP trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời cảm ơn
chân thành. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Lưu Hồng Sơn, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin cảm ơn các anh chị cán bộ của công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng
đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Do kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH Ngôi Sao Hy
Vọng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Ánh Tuyết



ii

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này
là trung thực và chưa từng được sử dụng.
Em xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài khóa luận này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Ánh Tuyết


iii
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ, thuật ngữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ (cả tiếng
Anh và tiếng Việt)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TDP


Tổ dân phố

BHA

Butyl hydroxyl anisol

KT

Kế toán

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản

TAGS

Thức ăn gia súc

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

SPCN

Sản phẩm công nghiệp


ME

Metabolizable energy (năng lượng trao đổi)

NV

Nhân viên

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

DCP

Dicalcium Phosphate


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ năng lượng của các chất dinh dưỡng.............................................8
Bảng 2.2. Mức bổ sung năng lượng cho heo theo ngày tuổi ......................................9
Bảng 2.3. Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc ..........................................13
Bảng 2.4. Những loại kháng sinh được dùng trong thức ăn bổ sung ........................15
Bảng 2.5. Sản lượng thức ăn chăn nuôi ở các vùng trên thế giới năm 2011 ............16
Bảng 4.1. Bảng chỉ tiêu chuẩn cảm quan của sản phẩm HL-6010S .........................49
Bảng 4.2. Bảng các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp đặc biệt
cho heo siêu nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg ...............................................49


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lí tại công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng.....................5
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp đặc biệt cho heo siêu
nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg ....................................................................28
Hình 4.2. Nguyên liệu thô .........................................................................................29
Hình 4.3. Nguyên liệu mịn ........................................................................................29
Hình 4.4. Dây chuyền ra bao .....................................................................................39
Hình 4.5. Viên thành phẩm .......................................................................................39
Hình 4.6. Sản phẩm HL-6010S .................................................................................39
Hình 4.7. Máy nghiền................................................................................................39
Hình 4.8. Buồng trộn .................................................................................................42
Hình 4.9. Máy ép viên ...............................................................................................44
Hình 4.10. Thiết bị sàng rung....................................................................................46
Hình 4.11. Buồng làm mát ........................................................................................47


vi
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Sự cấp thiết tiến hành đề tài ....................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3

1.4.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Vài nét cơ bản về công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng............................... 4
2.1.1. Tên và địa chỉ của công ty ...................................................................... 4
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực của công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng ............. 4
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lí của đơn vị. .................................. 4
2.2. Giới thiệu về thức ăn hỗn hợp .................................................................... 7
2.2.1. Khái niệm thức ăn hỗn hợp. .................................................................... 7
2.2.2. Phân loại thức ăn hỗn hợp theo hàm lượng dinh dưỡng [8] ................... 7
2.2.3. Vai trò của thức ăn hỗn hợp [8] .............................................................. 7
2.3. Một số nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. .................... 8
2.3.1. Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng ........................................................ 8
2.3.2. Nhóm nguyên liệu giàu protein và các axit amin ................................. 10


vii
2.3.3. Các nguyên liệu bổ sung khoáng .......................................................... 12
2.3.4. Các nhóm vitamin ................................................................................. 13
2.3.5. Các chất khác ........................................................................................ 13
2.4. Giới thiệu về heo từ 7 ngày tuổi đến 15kg ............................................... 15
2.5. Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước ..................... 16
2.5.1. Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới............................... 16
2.5.2. Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước................................. 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu. ........................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Nội dung 1: Tìm hiểu sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ................... 18

3.3.2. Nội dung 2: Khảo sát một số công đoạn chính trong dây chuyền sản
xuất. ................................................................................................................. 18
3.3.3. Nội dung 3: Khảo sát một số thiết bị trong dây truyền sản xuất. ......... 18
3.3.4. Nội dung 4: Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. ......... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp thu thập các tài liệu thứ cấp ............................................ 18
3.4.2. Phương pháp tham gia trực tiếp sản xuất .............................................. 18
3.4.3. Phương pháp khảo sát dây chuyền ........................................................ 18
3.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ........................................ 18
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28
4.1. Tìm hiểu sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất .......................................... 28
4.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp đặc biệt dạng viên.
......................................................................................................................... 28
4.1.2. Thuyết minh quy trình........................................................................... 29


viii
4.2. Khảo sát một số công đoạn chính trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn
hợp đặc biệt cho heo siêu nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg. ................................ 33
4.2.1. Công đoạn nghiền nguyên liệu.............................................................. 33
4.2.2. Công đoạn định lượng và phối trộn ...................................................... 35
4.2.3. Công đoạn ép viên ................................................................................. 36
4.2.4. Công đoạn làm nguội ............................................................................ 38
4.2.5. Công đoạn cân và đóng bao sản phẩm .................................................. 38
4.3. Khảo sát một số thiết bị trong dây truyền ................................................ 39
4.3.1. Máy nghiền búa ..................................................................................... 39
4.3.2. Buồng trộn ............................................................................................. 42
4.3.3. Máy ép viên ........................................................................................... 44
4.3.4. Thiết bị sàng rung.................................................................................. 46
4.3.5. Buồng làm mát ...................................................................................... 47

4.4. Kết quả của phân tích một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.................... 48
4.4.1. Tiêu chuẩn cảm quan ............................................................................ 48
4.4.2. Chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng ............................................................ 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khoảng 200 năm trước vào đầu thế kỷ XIX ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
bắt đầu ra đời. Năm 1813 cơ sở chế biến thức ăn đầu tiên ra đời. Đến thời điểm
hiện tại có 23000 tên loại thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác nhau.
Con số này phản ánh được phần nào bước phát triển mạnh mẽ của ngành thức ăn
chăn nuôi.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với thế mạnh
chính là các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Sáng 24/4/2017, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì hội
nghị tìm giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi, đặc biệt là bàn việc “cứu” giá thịt
heo đang giảm sâu chưa từng có từ đầu năm đến nay. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân
Cường, trong 15 năm qua, chăn nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình
quân 5-6%/năm. Đến năm 2016, sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau
15 năm, đạt 5,2 triệu tấn (thịt heo chiếm 3,9 triệu tấn).Với lợi thế thời gian cho
sản phẩm nhanh vì vậy ngành chăn nuôi heo thịt luôn được xem là đối tượng quan
tâm và phát triển.
Trong chăn nuôi, thời kỳ cai sữa được xem như một giai đoạn “nền tảng”
quyết định phần lớn hiệu quả chăn nuôi của đàn heo ở các giai đoạn sau đến khi

xuất chuồng. Bởi vì, sự sinh trưởng, phát triển của heo con từ sơ sinh đến 8 - 9 tuần
tuổi là rất quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của
heo các giai đoạn sau. Ở Việt Nam hiện nay, heo con thường được cai sữa từ 21-24
ngày tuổi. Để có thể đảm bảo sự thích nghi của heo con với điều kiện thay đổi sau
cai sữa, từ 5 - 7 ngày tuổi, heo con đã được làm quen với thức ăn ngoài nguồn sữa
mẹ. Thức ăn hỗn hợp cho heo sữa không những đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng mà còn
phải có khả năng tiêu hóa hấp thu cao, kích thích được tính thèm ăn, tăng sức đề
kháng, heo khỏe mạnh, không ỉa chảy và sinh trưởng tốt. Do đó, lựa chọn nguyên
liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho heo sữa phải đáp ứng được các yêu cầu trên.


2
Đối với khẩu phần ăn của heo chúng ta cần phải tính toán sao cho có thể giảm được
chi phí nhằm làm tăng hiệu quả chăn nuôi…
Để đạt được mục đích chăn nuôi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện
nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến... cho năng suất cao, tỉ lệ nạc
nhiều đồng thời phải tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân bằng đầy
đủ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng loại heo, các
giai đoạn chăn nuôi khác nhau, cũng như hướng chăn nuôi khác nhau... là vấn đề
cần giải quyết. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo con sản xuất theo công
thức được tính toán kĩ lưỡng có căn cứ khoa học là đưa thành tựu về dinh dưỡng
động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, đi sâu vào việc tìm hiểu quy trình công nghệ, được
sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa CNSH&CNTP - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập,
tôi thực hiện bài khóa luận:“ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn
hợp đặc biệt cho heo siêu nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg tại công ty TNHH Ngôi
Sao Hy Vọng “
1.2. Sự cấp thiết tiến hành đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành,

trau dồi kiến thức thực tiễn nâng cao tay nghề.
Kết quả của khóa luận là tài liệu tham khảo, cơ sở khoa học cho ngành sản
xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi
heo tại khu vực, các tỉnh lân cận.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu quy trình công nghệ, các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi tại
nhà máy.
- Tìm hiểu các thiết bị chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty
TNHH Ngôi Sao Hy Vọng.


3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm được quy trình công nghệ sản xuất TAHH đặc biệt cho heo siêu nạc từ
7 ngày tuổi đến 15 kg tại công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng – TDP Đầu Cầu,
phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Nắm được các công đoạn chính trong sản xuất TAHH đặc biệt cho heo siêu
nạc từ 7 ngày tuổi đến 15 kg tại công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng.
- Tìm hiểu được các thông số máy móc, thiết bị và nguyên lý vận hành
- Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm phù hợp với vật nuôi.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài cung cấp thêm các số liệu và cơ sở khoa học cho việc sản
xuất TAHH dạng viên đáp ứng nhu cầu thị trường ngành chăn nuôi heo.
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp sinh viên hiểu rõ thực tế công nghệ sản xuất thức ăn gia súc.
- Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất TAHH đặc biệt cho heo sữa nhằm
hạn chế một số yếu tố liên quan tới dinh dưỡng, giúp heo sinh trưởng nhanh,
nâng cao sức sống của heo, góp phần giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao

trong chăn nuôi.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét cơ bản về công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng
2.1.1. Tên và địa chỉ của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Ngôi sao h y v ọng
- Địa chỉ công ty: TDP Đầu Cầu – Phường Ba Hàng – Thị xã Phổ Yên – Tỉnh
Thái Nguyên.
- Điện thoại: (0208) 3766 333.
- Fax: (0208) 3666 399.
- Mã số thuế: 4600380819
- Cơ quan quản lý: Chi cục thuế Phổ Yên
- Loại hình: Sản xuất và kinh doanh
- Thị trường chính: Khu vực miền bắc và bắc trung bộ.
- Email:
- Website:
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực của công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng
a) Chức năng
Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia
xúc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác trong miền bắc và bắc trung bộ.
b) Lĩnh vực
- Sản xuất, chế biến, mua bán thức ăn gia súc, gia cầm.
- Mua bán chất phụ gia, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn gia súc,
gia cầm.
- Sản xuất và in ấn bao bì.

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lí của đơn vị.
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lí.
Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng được tổ chức bao gồm: Giám đốc công ty,
phó giám đốc, kế toán trưởng.


5

Giám đốc công ty
Phó giám đốc

Tổ
chức
hành
chính

Tài
chính
kế
toán

- Trưởng
phòng
- Tiền
lương
- Công
đoàn

- KT
trưởng

- KT công
nợ
- KT bán
hàng
- KT vật

- KT thuế
- Thủ quỹ
- Thủ kho

Kinh
doanh

Kế
hoạch
vật tư

Sản
xuất,
vật
tải, cơ
điện

Kỹ
thuật

- Trưởng

-


phòng
kinh
doanh
Trưởng
nhánh
Trưởng
vùng
NV tiếp
thị
NV hỗ

- Kế
hoạch
sản xuất
-Vật tư,
thiết bị

- Quản
đốc
- Trưởng
ca
- Tổ sản
xuất
- Tổ vận
tải
- Tổ cơ
điện

- Trưởng
phòng

- KCS
- Kỹ
thuật thị
trường
- Kỹ
thuật hội
thảo

trợ thị
trường

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lí tại công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân
của công ty trong các quan hệ đối tác và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phó Giám đốc: Là người tham mưu, giúp Giám đốc điều hành hoạt động


6
sản xuất kinh doanh của công ty. Được Giám đốc ủy quyền thực hiện việc ký
kết các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng quan trọng khi Giám đốc vắng mặt và có
giấy ủy quyền của Giám đốc hoặc ký các thông báo, chỉ thị nội bộ có liên quan
đến lĩnh vực mình phụ trách.
- Tổ chức – hành chính: Có chức năng, vai trò là bộ phận chịu trách nhiệm
trong các công việc về thủ tục pháp lý, quản lý hồ sơ công ty, hồ sơ cá nhân,
quản lý chế độ, chính sách của người lao động, báo cáo thường niên với sở lao
động thương binh xã hội, và các đơn vị nhà nước có liên quan khác.
- Tài chính - Kế toán: Theo dõi toàn bộ quá trình kinh doanh, công nợ, các

khoản đầu tư và phản ánh kết quả kinh doanh của công ty thông qua việc ghi chép
bằng sổ sách, phần mềm chuyên dụng, những con số về tài sản, nguồn vốn, các
nghiệp vụ kinh tế.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật đưa ra công thức sản xuất cho
từng loại sản phẩm. Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra, giám sát chặt chẽ
quá trình sản xuất, bảo quản.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng rất quan trọng, mọi việc kinh doanh đều
quyết định bởi bộ phận này. Có nhiệm vụ tuyên truyền quảng cáo sản phẩm trên
nhiều lĩnh vực đó là mạng Internet, quảng cáo bằng tờ rơi, hội thảo khách hàng.
- Bộ phận sản xuất, vận tải, cơ điện: Các phòng ban, bộ phận sản xuất và
phục vụ sản xuất của công ty thực hiện Tổ chức – Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền
hạn để tham mưu, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho giám đốc công ty
theo lĩnh vực chuyên môn.
2.1.3.3. Tình hình lao động của công ty
Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng cũng như các loại doanh nghiệp khác luôn
luôn coi trọng nhân tố lao động, tập trung bồi dưỡng nâng cao tay nghề và nghiệp
vụ cho cán bộ nhân viên trong công ty.


7
2.2. Giới thiệu về thức ăn hỗn hợp
2.2.1. Khái niệm thức ăn hỗn hợp.
- Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc động vật, thực vật, vi
sinh vật và hóa học mà có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thu được mà
không gây ra các tác động có hại đến sức khỏe vật nuôi, chất lượng sản phẩm của
chúng. Những nguyên liệu này phải chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thụ
để trong quá trình tiêu hóa sẽ được vật nuôi sử dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng
các mô, cơ quan và điều hào trao đổi chất [11].
- TAHH là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với
nhau tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn

được nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung
cho con vật [8].
2.2.2. Phân loại thức ăn hỗn hợp theo hàm lượng dinh dưỡng [8]
Có 3 loại TAHH :
- TAHH hoàn chỉnh: ( còn gọi là thức ăn tinh hỗn hợp) là loại thức ăn hoàn
toàn cân đối các chất dinh dưỡng cho gia súc, nó duy trì được sự sống và sức sản
xuất của con vật mà không cần thêm một loại thức ăn nào khác ( trừ nước uống).
TAHH hoàn chỉnh sản xuất dưới 2 dạng: TAHH dạng bột và dạng viên.
- TAHH đậm đặc: Gồm 3 nhóm chính protein, khoáng, vitamin, ngoài ra còn có
thuốc phòng bệnh. TAHH đậm đặc nhằm bổ sung vào khẩu phần các chất dinh
dưỡng thường thiếu.
- TAHH bổ sung: Là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng
vi lượng, vitamin, axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thường
chế biến dưới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin-axit amin…
2.2.3. Vai trò của thức ăn hỗn hợp [8]
- TAHH giúp cho con giống có đặc điểm di truyền tốt thể hiện được tính ưu
việt về phẩm chất giống mới.
- Sử dụng TAHH tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi.


8
- Sử dụng TAHH thuận tiện, giảm chi phí sản xuất trong các khâu cho ăn, chế
biến, bảo quản và giảm lao động, sử dụng ít thức ăn nhưng cho năng xuất cao đem
lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
- Chế biến TAHH cho gia súc, gia cầm sẽ liên quan đến nhiều ngành ( sản xuất
nguyên liệu,….). Vì vậy, phát triển TAHH sẽ kéo theo sự phát triển đa ngành, tạo ra
sự phân công lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người.
- TAHH có giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia súc, phù hợp với hướng
sản xuất của gia súc, gia cầm thỏa mãn các yêu cầu về quản lí và kinh tế chăn nuôi
góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp.

2.3. Một số nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như năng lượng, protein ( các
axit amin) các chất khoáng, các axit béo, vitamin để heo sinh trưởng, phát triển và
sản xuất. Việc thiếu hụt hoặc mất cân đối các chát dinh dưỡng do cung cấp từ thức
ăn sẽ ảnh hưởng đối với heo.
2.3.1. Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng
Đặc điểm chung của nhóm này là trong thành phần chứa nhiều tinh bột và một
số nguyên liệu nằm trong nhóm giàu chất béo.
Nhu cầu năng lượng ở heo sữa tăng lên theo tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3,
lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của heo sữa lại
tăng nhanh, vì vậy, cần bổ sung năng lượng ngoài nguồn sữa mẹ cho heo sữa. Khi
được 3 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung chỉ cần khoảng 5%, nhưng ở 5 tuần tuổi,
lượng thức ăn bổ sung chiếm tới 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của heo sữa [1].
Bảng 2.1. Mức độ năng lượng của các chất dinh dưỡng[4]
Chất dinh dưỡng

Mức độ năng lượng (Kcal/g)

Cacbonhydrat

4,1

Chất béo (lipit)

9,2

Năng lượng trao đổi (metabolizable energy) là phần năng lượng còn lại sau khi
lấy năng lượng tiêu hóa trừ đi năng lượng chứa trong nước tiểu và trong khi tiêu
hóa. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc gia cầm cũng có



9
thể được biểu thị bằng kilocalo trên kilogam (Kcal/kg) bằng cách quy đổi 1 MJ =
239 kcal.
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1986) cũng khuyến cáo
mức bổ sung năng lượng cho heo con từ 10-60 ngày tuổi. Mức bổ sung được trình
bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Mức bổ sung năng lượng cho heo theo ngày tuổi
Ngày tuổi

ME bổ sung ( Kcal/kg)

10 -20

250

20 – 30

500

30 – 45

625

45 – 60

750

2.3.1.1. Một số loại hạt ngũ cốc (ngô, lúa gạo, lúa mì, yến mạch,..)
- Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương

pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản. Protein hạt ngũ cốc thiếu hụt axit amin quan
trọng là lyzin, methionine và threonin, riêng lúa mạch hàm lượng lyzin cao hơn một
chút Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất ở ngô và lúa mạch, xơ thô 7-14%, nhiều
nhất ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8-3%.
Hạt cốc nghèo khoáng đặc biệt là canxi, hàm lượng canxi 0,15%, phosphor > 0,30,5% nhưng phần lớn phosphor trong hạt ngũ cốc ở dạng phytat. Hạt ngũ cốc rất
nghèo vitamin A, D, B2 (trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu vitamin E và B1 nhất là
ở cám gạo [8].
-

Ngô: Ngô là nguồn năng lượng tuyệt vời cho vật nuôi. Ngô được sử dụng

như là một nguyên liệu chuẩn để các nguyên liệu cung cấp năng lượng khác so sánh
với nó. Trong khẩu phần thức ăn đơn giản cho động vật dạ dày đơn gồm ngô và khô
đậu tương có thể chiếm 95%, chỉ cần 5% các chất bổ sung khác [6].
-

Lúa gạo: Lúa gạo dùng cho người là chính, tuy nhiên lúa gạo khi dồi dào

hoặc lúa gạo chất lượng thấp cũng được dùng trong chăn nuôi như là nguồn năng
lượng. Cám, tấm là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số


10
thành phần chính như cỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B1
phong phú, ngoài ra còn có cả viatmin B6 và biotin, 1kg cám có khoảng 22mg B1,
13mg B6, 0,43mg biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11-13%
protein thô, 10-15% lipit thô, 8-9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9-10%. Dầu
cám chủ yếu là các axit béo không no nên dễ bị oxi hoá làm cám bị ôi, giảm
chất lượng và trở nên đắng khét nên cần ép hết dầu để cám được bảo quản lâu
hơn và thơm hơn [8].

-

Kiều mạch: Được dùng nhiều ở châu Âu, một số bang của Úc nhưng ít

được dùng ở các nước nhiệt đới do giá cả và hàm lương chất xơ cao. Kiều mạch
chứa ít dầu, heo ăn kiều mạch thường mỡ trắng và săn chắc [6].
2.3.1.2. Một số loại rễ, củ
Sắn: Đây là loại cây chịu hạn tốt, có năng suất cao, chịu được sâu bệnh tốt. Tỷ
lệ nước 71,9 %; bột đường 23%; protein 1,4%; lipit 0,5%; xơ 1,7%; canxi 0,7%.
Tuy nhiên trong sắn có chất linamarin, khi cắt, thái chất này được hoạt hoá thành
axit xianhydric (HCN) rất độc. Sắn hiện nay có 2 loại là: sắn đắng có hàm lượng
độc tố từ 0,02-0,03% và sắn ngọt có hàm lượng độc tố dưới 0,01% trong vật chất
khô. Khi sử dụng chăn nuôi tốt nhất ta phải khử bớt độc tố của sắn đi như: nấu chín
ở nhiệt độ 72oC trong thời gian 15 phút, có thể giải thoát 90% HCN tự do. Ta có thể
phơi khô và nghiền nhỏ để giảm độc tố hay ngâm nước. Sắn có giá trị năng lượng
cao nhưng nghèo protein và acid amin, khoáng và vitamin. Để khắc phục sự thiếu
hụt protein của sắn người ta thường ủ sắn với các chủng nấm men để sản xuất ra “
sắn protein”, chế biến như vậy có thể tăng lượng protein lên 10-12% vật chất khô.
Đối với động vật nhai lại có thể phối hợp tới 70% trong thức ăn tinh, heo là 3040%, gia cầm khoảng 10% [3].
2.3.2. Nhóm nguyên liệu giàu protein và các axit amin
2.3.2.1. Các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật
- Đậu tương: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật
nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit


11
amin cần thiết như lyzin, cystin và 16-21% lipit, năng lượng chuyển hoá 3350-3400
kcal ME/kg [3].
- Khô dầu đậu tương: Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu đậu tương. Là
nguồn thức ăn thực vật tốt nhất, đây là nguồn thức ăn giàu protein lý tưởng cho

động vật trưởng thành cũng như động vật non, không những có hàm lượng protein
cao mà còn có hàm lượng acid amin cao đồng thời lại đảm bảo được năng lượng. Vì
vậy phối hợp với thức ăn hạt hoà thảo là rất tốt, vì nó giàu lizin còn hạt hòa thảo
nghèo lizin. Có 2 loại khô dầu trên thị trường và chúng phải đạt các thông số kỹ
thuật sau: Khô dầu ép: nước < 10%, protein thô >42%, chất béo không quá 8%, xơ
nhỏ hơn 5,8%, khô dầu chiết ly: có thể cả vỏ hoặc không có vỏ có protein từ 4446% và 48% [3].
2.3.2.2. Các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc động vật
- Bột thịt xương ( cá, gà) : Là sản phẩm phụ của ngành chế biến thịt và xương
động vật. Sau khi đem say nhỏ và sấy khô, bột thịt xương có thể sản xuất ở 2 dạng
khô và ẩm. Ở dạng khô các nguyên liệu được đun nóng trong một bếp hơi để tách
mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có
dòng điện chảy qua, sau đó rút nước rồi ép để tách bã và sấy khô. Bột thịt chứa 60 70% protein khô, bột xương chứa 45-50% protein thô, chất lượng protein cả hai loại
này cao nhưng axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 13%, trung bình là 9% [8].
- Bột cá: Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như cá đù,
cá hồng, cá chỉ, cá nục,… Bột cá tốt có tỉ lệ protein rất cao từ 50% trở lên. Bột cá
còn là nguyên liệu giàu khoáng, hàm lượng canxi, phosphor cao, ngoài ra bột cá còn
giàu vitamin B12, B1 và có cả vitamin A, D. Bột cá là nguồn đạm động vật chủ yếu
trong chăn nuôi [3].
2.3.2.3. Các axit amin tổng hợp ( axit amin công nghiệp)
Có 20-22 axit amin quan trọng trong vật nuôi. Các axit amin tìm thấy trong tự
nhiên hầu hết ở dạng L, ở dạng này cơ thể sử dụng tốt. Một số axit amnin ở dạng D,


12
dạng này cơ thể sử dụng rất kém, trừ D- methionine và D- phenylalanine. Trong
công nghiệp người ta đã tổng hợp được hỗn hợp axit amin dạng D và L [2].
Sử dụng acid amin công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều ưu
điểm như: Giảm được 1 phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đắt tiền như bột cá, bột
đậu tương, khô dầu đậu tương, đơn giản hoá được thành phần nguyên liệu khi phối
hợp khẩu phần, giúp việc lập những khẩu phần đậm đặc đơn giản hơn [8].

2.3.3. Các nguyên liệu bổ sung khoáng
- Khoáng đa lượng:
Canxi (Ca), phosphor (P), natri (Na), clo(Cl), magie(Mg), kali (K). Magie và
kali cần cho vật nuôi nhưng hai chất khoáng này thường có đủ trong hạt cốc. Canxi
và phosphor là 2 nguyên tố cần cho sự phát triển của xương, 90% canxi, 80%
phosphor trong cơ thể nằm trong xương và răng. Thiếu Ca, P sẽ làm giảm độ chắc
của xương và sinh trưởng kém. Sự có mặt của Ca, P trong các mô mềm cũng rất
quan trọng vì chúng cần cho sự đông máu, co cơ và trao đổi năng lượng [3].
Hàm lượng canxi trong hạt cốc rất thấp còn phosphor thì vật nuôi khó hấp
thu vì photpho trong hạt cốc ở dạng phytat. Ca, P thường được bổ sung qua bột đá
hoặc bột vỏ sò, phosphor thường được cung cấp bằng dicalcium phosphate hoặc
monocalcium phosphate. Muốn gia súc gia cầm dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt thì cần
phải xử lí ở nhiệt độ thích hợp tức là sấy bột sò hoặc vỏ sò mềm ra rồi nghiền [3].
- Khoáng vi lượng
Kẽm (Zn), đồng(Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), i-ốt (I), …Các khoáng vi lượng
thường có trong nguyên liệu thức ăn thiên nhiên, tuy nhiên khi bổ sung ta thường sử
dụng các loại premix khoáng [6].
- Premix là từ ghép của pre nghĩa là trước và mixture là pha trộn, có nghĩa là
một hỗn hợp được trộn trước. Do các nguyên tố khoáng vi lượng (sắt, đồng, kẽm,
mangan, iot, selen...) và các loại vitamin cần thiết cho động vật chiếm số lượng rất
nhỏ trong thức ăn nên thường được tính bằng miligam (mg) trong 1 kg thức ăn hoặc
ppm (phần triệu- part per million). Vì vậy, trong pha trộn thức ăn, các nguyên tố
khoáng vi lượng và các loại vitamin thường được trộn trước với chất phụ gia (chất


13
mang). Premix là một hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng với chất pha loãng
(còn gọi là chất mang hay chất đệm). Như vậy, premix có hai loại chất, đó là hoạt
chất và chất mang Những yếu tố này tuy không cần nhiều nhưng là yếu tố quan
trọng không thể thiếu đối với vật nuôi [7].

Một số premix phổ biến: Premix-kháng sinh vitamin (biovit): điển hình là
biovit 40, thành phần chủ yếu là biomycine 40g/kg và các vitamin nhóm B (chủ yếu
là vitamin B2) [3].
2.3.4. Các nhóm vitamin
Vitamin có rất nhiều chức năng: các vitamin cần cho chức năng chuyển hoá
bình thường, cho quá trình phát triển của các mô, cho sức khoẻ và sinh trưởng của
vật nuôi. Cây xanh, rau, cỏ tươi là nguồn vitamin dồi dào cho vật nuôi. Trong hạt,
củ quả cũng có các vitamin nhưng trong quá trình làm khô, bảo quản thì lượng
vitamin đã bị hao hụt đáng kể hoặc không thể tiêu hoá được vì vitamin bị oxy hóa
hoặc bị biến đổi. Nguồn vitamin bổ sung vào thức ăn chăn nuôi chủ yếu dùng
vitamin tổng hợp. Vitamin tổng hợp được các công ty sản xuất bán ra ở dạng đơn
hoặc hỗn hợp nhiều vitamin (polivitamin), premix vitamin cũng là một dạng
vitamin hỗn hợp [3].
Bảng 2.3. Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc
Vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong nước

A

B- complex

D2

B1

D3

B2


E

B6

K

B12
C

2.3.5. Các chất khác
- Chất chống mốc: Sau khi mốc được phát triển trên cơ chất (thức ăn chăn
nuôi) sẽ tạo ra độc tố. Việc khử hoặc hạn chế hậu quả của độc tố mốc rất tốn kém và


14
tác dụng đôi khi không rõ rệt. Vì vậy, để ngăn ngừa không cho mốc phát triển trong
thức ăn cần bổ sung những chất có tác dụng diệt hoặc ngăn ngừa không cho mốc
phát triển để hạn chế nguy cơ thức ăn có độc tố mốc. Chất chống mốc thường là
một hoặc hỗn hợp các loại axit hữu cơ như axit propionic, axit sorbic, sodium
diacetate, axit phosphoric [7].
- Chất chống oxy hoá: Chất chống oxy hoá được sử dụng gần như thường
xuyên trong thức ăn có nhiều tác nhân gây oxy hoá như nhiều chất béo, kim loại
nặng (trong premix). Chất chống oxy hoá có thể có trong tự nhiên như: vitamin E,
vitamin C nhưng thường đắt tiền, chỉ dùng trong thực phẩm người. Trong thức ăn
chăn nuôi thường sử dụng chất chống oxy hoá tổng hợp như các loại BHA (butyl
hydroxy anisol - C11H16O2). Liều dùng 20 gam cho 100kg thức ăn hỗn hợp có dầu
mỡ [7].
- Enzym: Enzyme là các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc là protein được tế bào
cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật tiết ra để hổ trợ cho sự tiêu hoá các cơ chất
khác nhau trong quá trình sống. Bổ sung enzyme vào thức ăn để cải thiện tỷ lệ tiêu

hoá hấp thu thức ăn, tăng khả năng tăng trọng của gia súc. Các enzyme thường sử
dụng vào thức ăn: enzyme amylase, maltase, protease (phân giải tinh bột, đường
maltose, phân giải protein). Người ta sử dụng các enzyme phân giải xylose và betaglucan (có nhiều trong lúa mỳ đại mạch) để tăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng.
Enzyme phytase cũng đang được dùng phổ biến có tác dụng giải phóng phosphor
khỏi axit phytic có nhiều trong các hạt ngũ cốc và phụ phẩm [7].
- Kháng sinh:
Heo ăn thức ăn có kháng sinh tăng trọng hơn đối chứng 15-20%. Kháng sinh
giúp cho con vật khoẻ mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá.
Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn có thêm kháng sinh thì
cứ tăng 100kg thể trọng thì tiết kiệm được 15-20kg thức ăn. Sử dụng kháng sinh với
liều lượng rất thấp so với liều để chữa bệnh vào thức ăn cho gia súc thì không
những hạn chế nhiều bệnh truyền nhiễm mà còn làm cho con vật lớn nhanh, cho
nhiều thịt, nhiều trứng. Kháng sinh có tác dụng kích thích tăng trưởng [7].


15
- Chất tạo màu, tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích
thích tính thèm ăn của gia súc, gia cầm. Tuỳ theo yêu cầu thị trường, các chất bổ
sung thức ăn còn có thể có những chất giúp tạo màu sản phẩm chăn nuôi hoặc tạo
mùi thơm, vị ngọt cho thức ăn giúp cho gia súc tiêu thụ được thức ăn nhiều hơn. Để
làm da, mỏ, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt có màu vàng tươi đẹp mắt người ta có thể
trộn vào thức ăn các loại bột cỏ, bột lá, bột nghệ hoặc sắc tố trích từ các sản phẩm
tự nhiên có màu vàng, đỏ hay các sắc chất tổng hợp như: cataxantin (C40H52O2) hay
apocaroten este (C32H44O2) dùng để nâng cao độ đậm màu của lòng đỏ trứng hay da
gà. Các chất tạo mùi và vị thường là sản phẩm tổng hợp hoá học và khá đắt tiền [7].
Bảng 2.4. Những loại kháng sinh được dùng trong thức ăn bổ sung
Aureomycine

Spiramycine


Tetramycine

Oleandomycine

Penicilline

Neomycine

Bacitracine

Framycetine

Erythromycine

Biomycine

2.4. Giới thiệu về heo từ 7 ngày tuổi đến 15kg
 Sinh lý của heo từ 7 ngày tuổi đến 15 kg.
- 7 ngày tuổi, trọng lượng trung bình của heo là 2kg/con, sau từ 40 -50 ngày
thì heo được 10 – 15kg.
- Cơ quan tiêu hóa của heo con khi còn nằm trong bào thai đã hình thành đầy
đủ nhưng dung tích rất bé.
- Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém do nó rất nhạy cảm
với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh.
Yêu cầu thân nhiệt đối với heo con từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi là 32 – 34oC và sau 7
ngày tuổi là 29 -31oC.
- Khả năng miễn dịch của heo con là thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể
hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của heo mẹ.
- Heo con sinh trưởng và phát triển nhanh, trọng lượng heo sơ sinh càng nặng



×