Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

LVTN 2017 tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần chè quân chu huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.29 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––

LÊ THỊ THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU- HUYỆN ĐẠI
TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––

LÊ THỊ THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU- HUYỆN ĐẠI
TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hƣớng dẫn Ths.
Đỗ Hoàng Sơn tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu mô
hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần chè Quân
Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đƣợc khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hƣớng dẫn Ths.Đỗ Hoàng Sơn đã tận tình, chu đáo, hƣớng dẫn tôi
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc, cô, chú, anh, chị trong công ty
CP chè Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian
tôi thực tập tại công ty.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhƣng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng nhƣ những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa nhận
thấy đƣợc.
Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 25 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Thuận


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty năm 2017..................................... 21
Bảng 3.2: Trích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2016 .......... 36
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CP chè Quân
Chu ................................................................................................. 23
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Phòng tổng hợp - Công ty CP chè Quân Chu ........ 23
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức Xƣởng chế biến - Công ty CP chè Quân Chu ........ 25
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Phòng kinh doanh - Công ty CP chè Quân Chu .... 32
Hình 3.5: Quy trình chế biến sản phẩm chè xuất khẩu tại công ty (Áp
dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000) .......................................... 33
Hình 3.6: Sơ đồ chế biến chè xuất khẩu......................................................... 35


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CM

: centimet

CT

: Công ty

CTCP

: Công ty cổ phần

M2

: Mét vuông

M3

: Mét khối



: Giai đoạn


SX

: Sản xuất

ROA

: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

NVL

: Nguyên vật liệu


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ....................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC .........................................................................................................iv
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ........................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ..................................................................................... 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................. 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập.................................................................... 6
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 7
2.1. Về cơ sở lý luận........................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến công tác tổ chức sản xuất ..................... 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác tổ chức sản xuất................. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phƣơng khác về công tác tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp ............................................................................................. 9
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác về công tác tổ chức sản
xuất trong doanh nghiệp ................................................................................... 14
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ...................................................................... 15
3.1. Kết quả đánh giá khái quát về Công ty cổ phần chè Quân Chu ............... 15
3.1.1. Những thông tin chung về công ty cổ phần chè Quân Chu ................... 15
3.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của CTCP chè Quân Chu.... 15


v

3.1.3. Những thành tựu đạt đƣợc của Công ty Cổ phần chè Quân Chu........... 17
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần chè Quân Chu ....... 18
3.2. Kết quả tìm hiểu về hệ thống tổ chức của Công ty CP chè Quân Chu ..... 20
3.2.1. Đặc điểm tình hình lao động của công ty cổ phần chè Quân Chu ......... 20
3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Quân Chu.... 23

3.3. Kết quả tìm hiểu về hoạt động SXKD tại Công ty CP chè Quân Chu ..... 32
3.3.1. Công nghệ sản xuất chủ yếu ........................................................................ 32
3.3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Quân Chu................ 36
3.4. Kết quả thực tập và những bài học rút ra từ thực tế.................................. 37
3.4.1. Tóm tắt kết quả thực tập......................................................................... 37
3.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................... 38
3.5. Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 39
3.5.1. Những giải pháp trƣớc mắt .................................................................... 39
3.5.2. Những giải pháp lâu dài ......................................................................... 40
Phần 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 42
4.1. Kết luận ..................................................................................................... 42
4.2. Kiến nghị ................................................................................................... 43
4.2.1. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng ................................................... 43
4.2.2. Công ty cổ phần Quân Chu .................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
I. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................... 45
II. Các trang Webs............................................................................................ 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nƣớc ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trƣờng
nền kinh tế chung của cả nƣớc đã có những bƣớc nhảy vọt đáng kể. Cùng
với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nƣớc đời sống nhân dân ngày càng
đƣợc nâng cao. Một tất yếu khách quan là sự phát triển đa dạng về nhu cầu
về các hàng hóa chất lƣợng của xã hội tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho
các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp buộc các
doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực, đổi mới cách nhìn, có phƣơng thức quản lý và
kinh doanh hiệu quả. Trong những năm đầu đổi mới kinh tế tƣ nhân là một vấn đề
gay cấn, lúng túng, gây nhiều tranh cãi, đụng chạm đến những vấn đề chính trị xã hội nhƣ định hƣớng XHCN, đảng viên làm kinh tế, bóc lột và bị bóc lột, phân
hóa giàu nghèo, v.v…nhƣng với sự nhất quán trong đƣờng lối đổi mới của Đảng,
với chính sách kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của
Nhà nƣớc, phƣơng châm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói đúng sự
thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lýluận và sự hƣởng ứng của toàn dân thì kinh
tế tƣ nhân chính thức đƣợc công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, một lực lƣợng kinh
tế lớn mạnh đổi mới và vƣơn lên, từng bƣớc sản xuất nhiều hàng hoá xuất khẩu
đem lại nguồn ngoại tệ tƣơng đối lớn cho quốc gia, góp phần tăng thu nhập, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều công ty ngày càng phát triển đi lên thì vẫn
còn một số công ty làm an thua lỗ dần dần rồi bị phá sản. Theo thống kê của
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho thấy, tỷ lệ
doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam (VNR 500) năm 2014 chiếm khoảng 44%, nhƣng tổng doanh


2

thu lại ở mức thấp nhất, với 18,6% tổng doanh thu toàn Bảng xếp hạng. Tỷ lệ
doanh thu của khối tƣ nhân trong nƣớc đã giảm 0,8%. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản
của khối doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc đang ở mức cao nhất, trên 67%.
Xét về tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), khối doanh nghiệp tƣ nhân
trong nƣớc có hệ số ROA trung bình đạt 5,7%, đồng nghĩa với mỗi 100 đồng
tài sản tạo ra chƣa đến 6 đồng lợi nhuận.
Hiện tƣợng đó ít nhiều do ảnh hƣởng của công tác tổ chức sản xuất của
công ty nhƣ: nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quảng bá, kênh phân phối,

công tác Marketing, chọn không gian xây dựng nơi sản xuất, công tác quản lý
sản xuất, quản lý tài chính…Do đó, nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng
hiệu quả lao động, trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu của công ty.
Công ty Cổ phần (CTCP) chè Quân Chu tiếp tục mở rộng vùng nguyên
liệu chè sạch và góp phần mở ra hƣớng đi mới cho đất chè Thái Nguyên. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên nên tôi đã chọn CTCP Quân Chu để
thực hiện đề tài này: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất tại
Công ty Cổ phần chè Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, đề tài
này sẽ góp phần giúp cho CTCP Quân Chu ngày một phát triển hơn, hoạt
động hiệu quả hơn và giúp ngƣời dân nới đây có hƣớng đi mới cho đất chè
Thái Nguyên nói riêng và chè Việt Nam nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Quân Chu,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chè Quân Chu
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về chuyên môn:
- Về hình thức: Theo đúng hƣớng dẫn trình bày khóa luận tốt nghiệp
theo hƣớng ứng dụng của nhà trƣờng.


3

- Về nội dung: Đánh giá đƣợc hiện trạng tổ chức sản xuất của công ty.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thuận lợi
và hạn chế, khắc phục những vấn đề khó khăn còn tồn tại trong công tác tổ
chức sản xuất tại CTCP chè Quân Chu
Về thái độ: Từng bƣớc hình thành thái độ tốt trong nghiên cứu, trong
công việc, đặc biệt là hình thành thái độ tốt trong công việc khi tốt nghiệp

ra trƣờng.
Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc: Từng bƣớc hình thành các kỹ
năng sống và làm việc cơ bản trong môi trƣờng làm việc là các công ty,
doanh nghiệp.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất tại CTCP Quân Chu, xã Quân
Chu, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
- Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Quân Chu
- Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy quản lý.
- Kết quả đạt đƣợc của CTCP Quân Chu và những thuận lợi, khó khăn
liên quan đến công tác tổ chức sản xuất tại CTCP Quân Chu.
- Tìm hiểu công nghệ chế biến chè đen thông qua việc tham gia vào dây
chuyền chế biến chè đen
- Phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Quân Chu
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Để tìm hiểu đƣợc “Công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần
Quân Chu”, trong quá trình thực hiện chuyên mục nhờ có sự giúp đỡ tận tình
của giám đốc Công ty Lê Trần Thanh và các cô chú, bác trong công ty nên
chủ yếu tôi sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp, quan sát trực tiếp,
trao đổi, đối thoại.


4

1.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Từ Internet, gặp trực tiếp kế toán
CTCP Quân Chu để mƣợn sổ sách báo cáo qua các năm.
1.3.2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát và ghi chép chi tiết các thông tin theo từng nội dung,

sau đó tổng hợp, xử lý đối chiếu với các nguồn thông tin khác trƣớc khi
đƣa ra kết luận:
+ Quan sát nơi làm việc, nhà xƣởng và những nơi xung quanh nhà xƣởng,
cách bố trí máy móc, nơi để nguyên vật liệu.
+ Quan sát cách công nhân phân loại nguyên liệu (chè).
1.3.2.3. Phương pháp trao đổi
Phƣơng pháp phỏng vấn/trao đổi trực tiếp sẽ giúp làm rõ những nội
dung cần quan tâm trong đề tài hoặc khi muốn kiểm tra tính chính xác của
thông tin đã thu thập. Các nội dung định trao đổi thƣờng đƣợc chuẩn bị trƣớc
trên giấy với các câu hỏi/chủ đề dự kiến (Phỏng vấn bán định hƣớng) gồm:
+ Nội dung về công tác tổ chức, quản lý điều hành tại Công ty trao đổi trục
tiếp với Giám đốc Công ty Lê Trần Thanh
+ Nội dung về kế hoạch sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh trao đổi với
bộ phận kế hoạch, tài chính.
+ Nội dung về thu mua và vận chuyển nguyên liệu: Trao đổi với bộ phận
kinh doanh và ngƣời dân bán nguyên liệu cho công ty.
1.3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin.
Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc tổng hợp, đồng thời đƣợc xử
lý thông qua chƣơng trình Excle. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc
phân tích.
* Phương pháp phân tích thông tin.
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin,
loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu


5

thập đƣợc tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả (vốn, đất đai, lao động,
trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi mà công ty đã chi ra, các khoản

thu của công ty làm cơ sở cho định hƣớng đƣa ra các giải pháp cho sự phát
triển công ty.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nhƣ: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
- Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm
sản xuất ra ở công ty bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trƣờng sau một chu kỳ sản xuất thƣờng là một năm. Đƣợc tính bằng
sản lƣợng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này
đƣợc tính nhƣ sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: + GO : giá trị sản xuất.
+ Pi : giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i.
+ Qi : lƣợng sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê
ngoài. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó: + IC : là chi phí trung gian.
+ Cij : là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j.
- Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức sau:
VA = GO – IC
Trong đó: + VA : giá trị gia tăng.
+ GO: giá trị sản xuất.


6

+ IC: chi phí trung gian.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.
- Hiệu quả sử dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn: VA/vốn.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian thực tập: Từ ngày 06/02/2017 – 30/05/2017
Địa điểm thực tập: Công ty CP chè Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên


7

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến công tác tổ chức sản xuất
Sản xuất là một quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra.
Trong đó, đầu vào bao gồm: nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất,
thông tin,…Đầu ra của quá trình chuyển đổi là các sản phẩm, dịch vụ, tiền lƣơng
và những ảnh hƣởng đối với môi trƣờng (Trƣơng Hạnh Ly, 2010). [1]
Công tác tổ chức sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và
tƣ liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản
xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã
hội với hiệu quả cao (Phan Tú Anh, 2013). [2]
Năng suất lao động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lƣợng (hoặc
là giá trị sản lƣợng) của ngƣời lao động làm ra trong một đơn vị thời gian
hoặc phản ánh thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản
phẩm và cung cấp dịch vụ. [1]
Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lƣu giữ,
tồn kho trong những chừng mực nhất định. [1]

Kỹ thuật là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ và phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Quản lý kỹ thuật: Là sự tác động của các cơ quan quản lí nhà nƣớc và
các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố kĩ
thuật để nâng cao chất lƣợng của quá trình sản xuất.
Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation) là các hệ thống
sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo ra các sản phẩm vô
hình, các dịch vụ nhƣ: khách sạn, ngân hàng, nhà hàng, bảo hiểm, kiểm toán,…[1]


8

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố sản xuất để
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho xã hội. [1]
- Quá trình tự nhiên: là quá trình mà đối tƣợng lao động có những biến
đổi vật lý, hóa học, sinh học mà không cần có sự tác động của lao động hoặc
chỉ cần tác động ở một mức độ nhất định.
- Quá trình công nghệ: là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất
chế tạo, đó chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thƣớc, tính chất vật
lý, hóa học của đối tƣợng chế biến.
Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản
xuất đƣợc quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số
chủng loại và tính ổn định của đối tƣợng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất,
loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc.
Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các bộ phận
sản xuất và phục vụ sản xuất và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau.
Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, thể hiện
trình độ phân công lao động. Cơ cấu sản xuất là cơ sở xác định cơ cấu bộ máy
quản lý doanh nghiệp. [2]
Bộ phận sản xuất chính: là những bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm

chính. Đặc điểm của bộ phận này là nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở
thành sản phẩm chính của doanh nghiệp. [2]
Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng
phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến
hành đều đặn liên tục (bộ phận cung cấp hơi ép, các loại dụng cụ cắt gọt,
khuôn mẫu, sửa chữa cơ điện...). [2]
Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản
xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ (vải vụn đƣợc tận dụng may áo
gối, mũ trẻ, sắt vụn sản xuất dao kéo...). [2]


9

Bộ phận sản xuất phục vụ: là bộ phận bảo đảm việc cung ứng, bảo
quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, kho tang
(Phan Tố Anh, Hà Nội năm 2013). [2]
Công ty là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. [1]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác tổ chức sản xuất
Nghị định số 90/2011/NĐ-CP: Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hƣớng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị định 56/2009/NĐ-CP: Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Quyết định số 03/2011/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ: Ban hành Quy
chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại.
Nghị định số 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định việc đăng
ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tƣ của các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
Luật Đầu tƣ.
Chính sách đất đai ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Nghị định số 66/2008/NĐ-CP: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác về công tác tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp
Để thực hiện CNH – HĐH trong công nghiệp hóa nông thôn, không thể
thiếu đƣợc sự hiện diện của các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp có thể có
quy mô vừa hoặc nhỏ nhƣng mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh của mình về


10

nhiều mặt nhƣ khoa học kĩ thuật và công nghệ, thông tin, Marketing, bộ máy tổ
chức quản lí,...
Chất lƣợng, giá thành và thời gian giao hàng là ba yếu tố then chốt tạo
nên ƣu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, là mục
tiêu và trọng tâm của công tác tổ chức sản xuất. Ở nƣớc ta nhu cầu bức xúc
hiện nay của các doanh nghiệp chính là việc mong muốn đƣợc cập nhật những
kiến thức quản lý tiên tiến, các công cụ, kỹ năng tổ chức quản lý sản xuất có
tính ứng dụng cao và phù hợp với trình độ và qui mô của mỗi doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu và sự tham khảo các tài liệu khác qua báo
chí, internet có thể thấy đƣợc những phƣơng pháp tổ chức sản xuất sau sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta.
2.2.1.1. Phương thức sản xuất dự trù hàng hóa
Sản xuất (SX) dự trù hàng hóa là phƣơng thức dựa trên cơ sở dự đoán
nhu cầu của thị trƣờng để sản xuất hàng hoá một cách có kế hoạch, dự trữ và
cung cấp đúng lúc mà khách hàng cần. Lƣợng khách hàng đặt làm sản phẩm
theo quy cách riêng rất ít, thƣờng là tiến hành sản xuất luân phiên một cách

tiêu chuẩn hoá với số lƣợng lớn, năng suất của phƣơng pháp này là khá cao
nhƣng trƣớc hết là phải có khả năng dự đoán một cách chính xác nhu cầu của
khách hàng và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Nếu không năng suất
năng suất cao lƣợng ứ đọng hàng hoá càng nhiều, hiệu quả doanh nghiệp càng
kém. Để có giải pháp tốt cho vấn đề này là ngăn chặn ứ đọng và cạn hàng. Vì
vậy cần cân bằng trong tổ chức quản lý sản xuất theo lƣợng.[3]
2.2.1.2. Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng
Sản xuất theo đơn đặt hàng là phƣơng thức mà sau khi nhận đƣợc đơn
đặt hàng của khách hàng rồi mới tiến hành tổ chức sản xuất, bao gồm các
công đoạn:Thiết kế, nhập nguyên vật liệu, chế tạo và giao hàng theo yêu cầu
cụ thể của khách hàng.[3]


11

Do SX theo nhu cầu của khách hàng nên sản phẩm thƣờng không đƣợc
tiêu chuẩn hoá, thời gian giao hàng có thể không giống nhau, hợp đồng đặt
hàng quy định thời gian giao hàng là khi sản xuất ra thành phẩm lập tức giao
hàng ngay. Vì vậy về cơ bản là không có hàng tồn kho và trọng điểm của việc
tổ chức sản xuất này là phải đảm bảo thời gian giao hàng, cần có sự kết nối
giữa các khâu trong quá trình sản xuất theo kỳ. Phƣơng thức sản xuất này có
thể dựa trên các giai đoạn chế tạo sản xuất cho khách hàng, chia thành: [3]
- Phƣơng thức lắp ráp theo đơn đặt hàng: Là phƣơng thức sản xuất bán
thành phẩm trƣớc để dự trù, sau đó căn cứ nhu cầu của khách hàng để lắp ráp
thành các sản phẩm khác nhau.
- Phƣơng thức chế tạo theo đơn đặt hàng: Là phƣơng thức tiến hành chế tạo
theo nhu cầu của khách hàng. Do sản phẩm đƣợc thiết kế sẵn từ trƣớc cho nên
công tác chuẩn bị sản xuất cũng nhƣ mua nguyên nhiên vật liệu, gia công linh kiện
phụ tùng có thể thực hiện tốt theo kế hoạch dựa trên dự đoán thị trƣờng và trọng
tâm của việc tổ chức sản xuất là tăng cƣờng tính hiệu quả của công tác dự tính, rút

ngắn thời gian mua nguyên nhiên vật liệu trƣớc và rút ngắn chu kỳ sản xuất. [3]
- Phƣơng thức thiết kế công trình theo đơn đặt hàng: làm thế nào để rút
ngắn chu kỳ thiết kế, nâng cao trình độ tiêu chuẩn hoá, thông dụng hoá linh kiện
sản phẩm.
2.2.1.3. Phương thức sản xuất dây chuyền
Sản xuất theo dây chuyền là phƣơng thức sản xuất liên tục, lặp đi lặp
lại một số lƣợng lớn sản phẩm của một hoặc một vài chủng sản phẩm giống
nhau trong một thời gian dài. [3]
Ƣu điểm của phƣơng thức này là:
- Hiệu suất cao, chất lƣợng sản phẩm đảm bảo.
- Kế hoạch làm việc đơn giản. Trình độ thao tác thành thục của công
nhân cao.
- Giá thành sản xuất tƣơng đối thấp.


12

2.2.1.4. Sản xuất đơn lẻ
Sản xuất đơn lẻ là phƣơng thức sản xuất sau khi nhận đƣợc đơn đặt
hàng đơn lẻ hoặc số lƣợng nhỏ mới tiến hành tổ chức sản xuất.
Đặc điểm:
- Chủng loai đa dạng, thiết bị gia công hầu nhƣ thông dụng.
- Số lƣợng đặt hàng cho mỗi lần ít.
- Kế hoạch làm việc phức tạp, độ khó cao và giám sát công việc rất
khó khăn.
Cách thức tổ chức sản xuất:
- Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận: SX , vật tƣ , khoa học công
nghệ… với nhau một cách có hiệu quả, vận hành hoàn chỉnh.
- Xác định thời gian giao hàng một cách hợp lí.
- Nâng cao mức độ thông dụng hoá các linh kiện .

- Cải tiến hình thức tổ chức quá trình SX.
2.2.1.5. Sản xuất hàng loạt
Sản xuất hàng loạt: là phƣơng thức SX trung gian giữa SX dây chuyền với
Số lƣợng lớn và SX đơn lẻ với số lƣợng ít. Số lƣợng theo lô nhiều hay ít ảnh
hƣởng đến: chu kì SX , lƣợng hàng tồn kho bán thành phẩm (bán thành phẩm: SP
đang ở trong quá trình SX) ngoài ra nó còn quy định bởi thời gian chuyển đổi
công việc. [3]
Ƣu điểm:
- Rút ngắn thời gian chuyển đổi công việc.
- Khống chế tỉ lệ số lƣợng linh kiện và lƣợng láp ráp thành phẩm, hạn
chế việc tồn đọng linh kiệnvà bán thành phẩm.
- Từng bƣớc thay đổi tổ chức quá trình SX phù hợp.


13

2.2.1.5. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền
SX dây chuyền: là một hình thức tổ chức SX liên tục lặp đi lặp lại mà
đối tƣợng lao động hoàn thành công việc theo tuyến nhất định , thông qua các
trung tâm công tác một cách thứ tự đồng thời theo quá trình SX nhất định. [3]
Đặc trƣng cơ bản của SX dây chuyền:
- Dây chuyền SX tiến hành SX theo một nhịp quy định, quá trình SX
của nó liên tục, lặp đi lặp lại, có thể giảm tối đa thời gian chờ đợi SP và thơi
gian nghỉ ngơi của máy móc.
- Trình độ chuyên môn hoá của mỗi vị trí công việc khá cao, các vị trí
công việc đƣợc sắp xếp thứ tự theo quá trình SX sản phẩm.
- Bán thành phẩm chuyển động theo hƣớng đơn nhất của chuyến vận
chuyển, mỗi vị trí làm việc hoàn thành một hoặc một vài công việc cố định.
- Dây chuyền SX tiến hành SX theo một nhịp quy định (sự giãn cách
thời gian SX của 2 sản phẩm giống nhau trên dây chuyền SX).

- Năng lực SX của trình tự công việc trên tuyến dây chuyền.
- Quá trình công nghệ khép kín. Trong điều kiện SX dây chuyền, tính liên
tục, tính ngang hàng , tính tỉ lệ, tính nhịp độ đều rất cao. Do vậy, tuyến dây chuyền
có một hoạt tính ƣu việt nhƣ: Trình độ chuyên môn hoá, trọng tâm công tác, nâng
cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, ổn định chất lƣợng sản phẩm.
Nhƣợc điểm SX theo dây chuyền:
- Do tính chuyên dụng hoá của thiết bị khá cao cho nên thiếu tính thích
ứng đối với sự thay đổi của sản phẩm khi có một trục trặc nào đó xảy ra trên
dây chuyền sẽ dẫn cả dây chuyền ngừng hoạt động.
- Tâm lí của ngƣời công nhân thao tác trên dây chuyền SX phải thực
hiện thao tác đơn điệu dễ nảy sinh nhàn chán mệt mỏi không phát huy hết
những năng lực sáng tạo . Do vậy công việc của tổ chức quản lí SX là phải
làm thế nào để phát huy hết những ƣu điểm và khắc phục hết những nhƣợc điểm
của dây chuyền SX.


14

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác về công tác tổ chức sản
xuất trong doanh nghiệp
Hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mộc lên khắp
đất nƣớc. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp buộc phải đóng cửa phá sản.
Do đó, để phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp cần tổ chức cho mình một
quy trình sản xuất, quản lý hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, đặc biệt trong thời kỳ
đất nƣớc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp phải đa dạng hóa
mẫu mã sản phẩm cùng với đó là cập nhập nhanh các thông tin về thị trƣờng,
giá cả để có kế hoạch phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình.



15

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Kết quả đánh giá khái quát về Công ty cổ phần chè Quân Chu
3.1.1. Những thông tin chung về công ty cổ phần chè Quân Chu
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần chè Quân Chu
- Tên đối ngoại: Quan Chu Tea Joint Stock Company.
- Đơn vị quản lý: Sở Kế hoạch Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên.
- Trụ sở chính: Thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0208 (626 003 - 626 006).
- Giám đốc: Lê Trần Thanh
- Fax: 02083 626 010 - Email:
- Lĩnh vực hoạt động: Công ty CP chè Quân Chu sản xuất - chế biến kinh doanh các sản phẩm chè, nông sản sản phẩm chè xuất nhập khầu trong
và ngoài nƣớc theo giấy phép kinh doanh số 4600257903 do sở Kế Hoạch và
Đầu Tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 31 tháng 10 năm 2000
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp
3.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của CTCP chè Quân Chu
Công ty CP chè Quân chu tiền thân là Nông trƣờng chè Quân chu, đƣợc
thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-TC ngày 26/4/1966 Bộ Nông trƣờng.
Với diện tích là 2035 ha và 6 đội sản xuất gồm: Đội 1, đội 6B (sau là đội 3),
đội 6A (sau là đôi 4), đội 5,7,8, đội cơ khí và đội công trình.
Năm 1970, để đáp ứng nhu cầu chế biến, tiêu thụ xƣởng chè xanh đƣợc
thành lập tại khu vực Nhà máy với công nghệ đồng bộ của Trung Quốc. Từ
đó Nông trƣờng chính thức chế biến theo quy trình công nghệ với sản phẩm
chè xanh.


16


Trƣớc tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng chè ngày một tăng, năm
1973 nhà máy chè đen Quân chu đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động năm
1974, với công nghệ và dây chuyền sản xuất của Liên Xô cũ. Từ đó nhiệm vụ
của hai đơn vị đã thay đổi, Nông trƣờng chăm sóc, thu hái chè giao cho nhà
máy theo kế hoạch, nhà máy chè đen chế biến chè giao cho Nhà nƣớc để xuất
khẩu sang Liên Xô cũ và các nƣớc Đông Âu. Năm 1980, sau khi thành lập
thêm đội 2 và đội 9 Nông trƣờng tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích trồng
chè tại đội 2, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý thống nhất và hiệu quả, ngày 18/4/1981
theo Quyết định 228/CNTP-TCQL của Bộ Công nghiệp thực phẩm, xí nghiệp
Công Nông nghiệp chè Quân Chu đƣợc thành lập trên cơ sở sát nhập Nông
trƣờng và Nhà máy. Từ đó xí nghiệp quản lý thống nhất từ trồng, chăm sóc,
thu hái và chế biến chè đã tạo ra thế và lực để phát triển. Xí nghiệp tiếp tục
mở rộng thành lập thêm một số đội gồm: Đội 6, Đội 10 (sau là Đôi 8A), Đội
11 (sau là Đội 10).
Nhƣ vậy từ khi hình thành và ổn định phát triển, Xí nghiệp CNN chè
Quân Chu đã có 12 đội sản xuất, một nhà máy chế biến, nhà trẻ mẫu giáo,
Bệnh xá, cán bộ công nhân viên tại thời điểm đó là 1100 ngƣời, diện tích chè
thời điểm 1989 là 474,8 ha.
Năm 1990-1995, Liên Xô và các nƣớc Đông Âu sụp đổ sản phẩm chè
càng trở nên khó bán, giá cả thấp đây đƣợc coi là thời kỳ khó khăn nhất sản
lƣợng chè đạt dƣới 100 tấn/năm, vƣờn chè xuống cấp nghiêm trọng, công
nhân bỏ việc, vƣờn chè không có ngƣời nhận.
Năm 1997 cũng đánh dấu sự phục hồi và phát triển của Công ty chè
Quân chu, công ty đã xây dựng mạng lƣới thu mua và đội ngũ cán bộ khuyến
nông đến từng xóm xã, để chuyển giao kỹ thuật, thu mua sản phẩm cho ngƣời


17


làm chè. Sản lƣợng chè thu mua về công ty ngày càng tăng, năm 2002 đạt
3000 tấn/năm cao nhất trong lịch sử của công ty.
Năm 2000, thực hiện Quyết định 170/CP ngày 27/12/1999 của Bộ
trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chuyển đổi Công ty chè
Quân Chu thành Công ty CP chè Quân Chu. Sau nhiều năm cổ phần hoá, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt đƣợc những thành quả nhất định.
Tổng sản phẩm bán ra có tăng nhƣng không ổn định, khách hàng từ chỗ chỉ
bán cho Tổng công ty chè là chính, nay đã xuất khẩu trực tiếp và với nhiều
khách hàng khác nhau. Nhờ áp dụng chính sách cải tổ lại toàn bộ từ việc sắp
xếp tinh giảm bộ máy quản lý, cải tiến thiết bị máy móc, phƣơng án tiền
lƣơng, quy trình công nghệ,...nên sản xuất kinh doanh đã trở nên ổn định và
tiếp tục phát triển. Kết quả đã chấm dứt đƣợc tình trạng thua lỗ, lãi năm sau
cao hơn năm trƣớc và từng bƣớc dần khẳng định lại vị thế của mình trong
ngành chè Việt Nam.
3.1.3. Những thành tựu đạt được của Công ty Cổ phần chè Quân Chu
Đến nay có thể nói Công ty đã xây dựng đƣợc cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu tƣơng đối hoàn chỉnh phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, giá trị xuất
khẩu không ngừng tăng lên. Diện tích và năng suất sản lƣợng đều tăng nhanh,
công ty ổn định sản xuất và luôn chủ động đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhƣ vậy, Công ty đã tạo ra những
sản phẩm chè có chất lƣợng cao, sạch và an toàn. Các sản phẩm chè mang
thƣơng hiệu của Công ty đƣợc chế biến bằng nguyên liệu của vùng chè đặc
sản Tân Cƣơng- Thái Nguyên trên dây truyền công nghệ của Trung Quốc, Đài
Loan… kết hợp với phƣơng pháp thủ công truyền thống đƣợc khách hang
trong và ngoài nƣớc mến mộ. Các sản phẩm chè đen, chè xanh mang thƣơng


18


hiệu Quân Chu Tea đƣợc bán rộng rãi trên thị trƣờng cả nƣớc và thị trƣờng
Đông nam Á với các thị trƣờng khác trên thế giới nhƣ: Nhật, Đài Loan…
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần chè Quân Chu
3.1.4.1. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất cho sản xuất đã căn bản hoàn thành. Có đội ngũ cán bộ
công nhân viên lành nghề tâm huyết đƣợc quản lí theo HTQLCL ISO 9001- 2000.
- Có các bài học trong quản lý, điều hành với những sự thành công và
chƣa thành công trong nhiều năm qua.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn
- Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1,
khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật đất đai năm
2013 là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp nếu có nhu cầu thì đƣợc tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại
khoản này. Nhƣ vậy doanh nghiệp đƣợc gia hạn hợp đồng thuê đất khi hết
hạn. Tạo điều kiện cho việc hoạt động lâu dài của doanh nghiệp
- Sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phƣơng trong vùng, sự
quan tâm của các thế hệ đi trƣớc, đó chính là sự động viên lớn giúp doanh
nghiệp phát triển đi lên.
3.1.4.2. Khó khăn
* Về phía nhà nƣớc
Chƣa thực hiện hợp lý các chính sách nhƣ chính sách đầu tƣ và cho vay
vốn, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,
chính sách thẻ tín dụng và trợ cấp xuất khẩu cho mặt hang nông sản


×