Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

THỰC TRẠNG MẮC VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.54 KB, 97 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN TRỌNG VIỆT

THỰC TRẠNG MẮC VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH
TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN TRỌNG VIỆT

THỰC TRẠNG MẮC VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TẠI HAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH
ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Cán bộ hướng dẫn:TS LÊ ĐỨC CƯỜNG

THÁI BÌNH - 2018



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSRM
CI-S

Chăm sóc răng miệng
Calculus Index Simplified

DMFT

(Chỉ số cao răng)
Decay missing filling tooth

DI-S

(Chỉ số sâu, mất, trám răng vĩnh viễn)
Debris Simplifed Index

DT

(Chỉ số mảng bám)
Decay tooth

ĐTV
FT

(Răng vĩnh viễn sâu)
Điều tra viên
Filling tooth


GDNK
GI
HS
NHĐ
OHI-S

(Răng vĩnh viễn đã trám)
Giáo dục nha khoa
Chỉ số lợi
Học sinh
Nha học đường
Oral Hygiene Index-Simplified

SKRM
SMT
SMT/MT
SR
WHO

(Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản)
Sức khỏe răng miệng
Sâu mất trám
Sâu mất trám/ Mặt răng
Sâu răng
World Health Ỏriganization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.........................................................................3
1.1. Một số bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ em.................................................3
1.2. Chương trình nha học đường tại Việt Nam...............................................4
1.3. Thực trạng bệnh răng miệng.....................................................................6
1.4. Kiến thức thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng................................13
1.5. Hệ thống chăm sóc y tế tại Điện Biên.......................................................16
CHƯƠNG 2....................................................................................................21
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu.............................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................22
2.3. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu....................................................23
2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu...........................................25
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu..............................................26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................29
2.7. Hạn chế sai số...........................................................................................29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ...............................................................................31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
PHỤ LỤC 1......................................................................................................6
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................11


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................31
Bảng 3.2: Tỷ lệ học sinh bị sâu răng theo giới tính (n=381)....................................32
Bảng 3.3: Tỷ lệ học sinh bị sâu răng theo trường và khối lớp..................................32
Bảng 3.4: Tình trạng nha chu của học sinh..............................................................33
Bảng 3.5: Tình trạng viêm lợi của học sinh.............................................................34

Bảng 3.6: Tình trạng cao răng của học sinh.............................................................35
Bảng 3.7: Tình trạng cặn bám răng của học sinh.....................................................35
Bảng 3.8: Tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh............................................36
Bảng 3.9: Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân sâu răng..................................37
Bảng 3.10: Kiến thức của đối tượng về biểu hiện của sâu răng...............................39
Bảng 3.11: Kiến thức của đối tượng về tác hại của sâu răng...................................39
Bảng 3.12: Kiến thức của đối tượng về cách chải răng............................................41
Bảng 3.13: Kiến thức của đối tượng về thời gian khám răng định kỳ......................43
Bảng 3.14: Thái độ của đối tượng về việc khám răng định kỳ vả chải răng hàng
ngày......................................................................................................................... 44
Bảng 3.15: Tỷ lệ đối tượng có bàn chải đánh răng riêng và khoảng thời gian thay
bàn chải...................................................................................................................46
Bảng 3.16: Số lần chải răng trong ngày của học sinh theo trường...........................46
Bảng 3.17: Thời điểm chải răng của đối tượng........................................................47
Bảng 3.18: Thực hành chải răng của đối tượng.......................................................48
Bảng 3.19: Số lần khám răng của học sinh trong năm qua......................................49
Bảng 3.20: Mức độ ăn, uống đồ ngọt của đối tượng................................................50
Bảng 3.21: Liên quan giữa trình trạng bệnh răng miệng và chải răng hàng ngày của
đối tượng (n=381)....................................................................................................52
Bảng 3.22: Liên quan giữa trình trạng bệnh răng miệng và khám răng trong năm
(n=381).................................................................................................................... 52
Bảng 3.23: Liên quan giữa trình trạng bệnh răng miệng và mức độ thường xuyên ăn
đồ ngọt của đối tượng (n=381)................................................................................53



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghe nói về bệnh sâu răng (n=381)............................37
Biểu đồ 3.2: Kênh cung cấp thông tin về sâu răng cho đối tượng (n=376)..............38
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng cho rằng sâu răng có thể phòng được (n=376)...........40

Biểu đồ 3.4: Kiến thức của đối tượng về cách phòng tránh bệnh sâu răng (n=376).42
Biểu đồ 3.5: Thái độ của học sinh về việc súc miệng sau khi ăn xong (n=381).......45
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng có sử dụng nước súc miệng hàng ngày......................49
Biểu đồ 3.7: Tần suất sử dụng đồ ngọt của học sinh (n=253)..................................51


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Nhận xét về công tác nha học đường tại địa phương hiện nay..................54
Hộp 3. 2. Ý kiến về các hoạt động chăm sóc răng miệng cho học sinh tại nhà trường
................................................................................................................................. 55
Hộp 3.3. Ý kiến về những thuận lợi, khó khăn trong công tác nha học đường tại nhà
trường...................................................................................................................... 56
Hộp 3.4. Những giải pháp cải thiện công tác quản lý, chăm sóc răng miệng của học
sinh hiện nay............................................................................................................ 57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh răng miệng đang là vấn đề được quan tâm của toàn xã hội khi
tỷ lệ người mắc ngày một tăng. Theo số liệu từ Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam
vừa công bố, cả nước có trên 60% dân số mắc bệnh sâu răng, trong đó lứa
tuổi từ 6 - 12 tuổi chiếm trên 85% (trung bình mỗi trẻ em lứa tuổi học đường
thường có 5-6 răng sâu) . Tỷ lệ sâu răng ở Việt Nam có xu hướng tăng dần
theo tuổi, tuổi càng nhiều, tỷ lệ sâu răng càng cao. Đặc biệt từ độ tuổi 45 trở
đi có trên 90% số người bị sâu răng (trung bình mỗi người có trên 8 chiếc
răng sâu). Ngoài sâu răng, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến răng như viêm
lợi, viêm chân răng, viêm nha chu ở trẻ từ 15-17 tuổi là 47%, ở người trên 45
tuổi là 85%. Tỷ lệ có bệnh quanh răng chiếm gần 97%. Số liệu Viện Răng
Hàm Mặt đưa ra cũng cho thấy, cả nước có trên 60% trẻ em và trên 50%

người lớn chưa từng được đi khám răng miệng , .
Theo thống kê từ các nghiên cứu cho thấy trên 80% học sinh tiểu học
Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi
lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60-70% và có xu hướng tăng dần trong thời
gian gần đây. Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của trẻ em ở khu vực thành phố, đô
thị cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Vì đây là nhóm trẻ được vệ sinh
răng miệng tốt hơn, nhưng lại là khu vực sử dụng nhiều thức ăn ngọt như
bánh kẹo các loại, đường , , .
Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng học đường ở Việt Nam chưa
được đầu tư đúng mức khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho học sinh còn rất hạn chế, nhiều trường tiểu học chưa có phòng nha
học đường.
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học có hệ răng hỗn hợp (vừa có răng sữa vừa có
răng vĩnh viễn) nên việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng là hết sức cần


2

thiết. Vì trong giai đoạn này răng vĩnh viễn lần lượt mọc thay thế cho răng
sữa. Răng sữa rụng đúng ngày, không bị sâu hay nhổ sớm thì răng vĩnh viễn
sẽ mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Do đó, để tránh bệnh sâu răng và viêm nướu
cho học sinh ở lứa tuổi này việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe răng miệng là rất
quan trọng .
Phòng bệnh răng miệng không phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị
đắt tiền, không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp và dễ
thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả
cao. Do đó, phòng bệnh răng miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến
lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai. Để góp phần giảm bớt
tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng, cần điều trị sớm các trường hợp mắc bệnh
và tuyên truyền giáo dục các biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ em. Để tìm

hiểu về vấn đề này tại thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng mắc và kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh
răng miệng của học sinh hai trường tiểu học Thành phố Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan của học
sinh hai trường tiểu học Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2018.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh răng miệng của
học sinh tiểu học và công tác quản lý chăm sóc bệnh răng miệng học sinh tại
địa bàn nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ em
1.1.1. Bệnh sâu răng
Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về răng miệng ở trẻ em.
Thực chất đây là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của
men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.
Sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe
quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ,
gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp.
Nguyên nhân của sâu răng là do trẻ chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ, do
đó ngay từ khi còn bé, các bậc phụ hunh nên chủ động phòng chống sâu răng
và hướng dẫn trẻ cách đánh răng cũng như chủ động bảo vệ răng. Hãy cho bé
tập làm quen với nha sĩ trong những lần đi nhổ thay răng để bé không sợ mỗi
khi khám răng. Đặc biệt không nên cho trẻ em ăn các loại thức ăn chứa nhiều
đường. Sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp
xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng.

1.1.2. Bệnh viêm lợi
Song hành cùng với bệnh sâu răng thì viêm lợi là các bệnh về răng
miệng ở trẻ em phổ biến thứ 2. Đây là 2 bệnh có quan hệ với nhau. Khi lợi bị
viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi. Vì lợi bị đau nên
nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình trạng viêm tiếp tục
nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, nếu đã có sâu răng rồi thì
càng nặng hơn.
Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của quá trình viêm quanh răng, khi bệnh
đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà hình thành các túi lợi,


4

các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập, phá hủy. Trong các
túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình này diễn ra lâu và
không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng.
1.1.3. Bệnh viêm loét miệng
Những chấn thương nhỏ từ miệng (do trẻ đánh răng quá nhiều), ăn nhiều
thực phẩm nhiều gia vị, có tính axit, tai nạn do cắn; các rối loạn đường ruột
nghiêm trọng; suy giảm hệ thống miễn dịch…dễ khiến trẻ bị viêm loét miệng.
Viêm loét miệng là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ
họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn
uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn
tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Thông thường, triệu chứng
viêm loét miệng sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần, nhưng có thể tái phát. Viêm loét
miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ sụt kí.
1.1.4. Nấm miệng
Khi hệ thống miễn dịch của trẻ suy yếu hoặc trẻ phải chịu tác động từ
những yếu tố bên ngoài, miệng trẻ sẽ có những mảng màu trắng xuất hiện trên
lưỡi và những vết loét đỏ trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng, gọi là

nấm miệng. Khi bị nấm miệng, trẻ có thể cảm thấy rát trong miệng hoặc cổ
họng. Những bệnh này làm tăng lượng vi khuẩn trú ngụ trong miệng nên hoàn
toàn có thể gây ra triệu chứng kèm theo là hôi miệng. Điều này không những
khiến trẻ khó chịu vì bệnh mà còn mặc cảm và ngại ngùng trong giao tiếp.
1.2. Chương trình nha học đường tại Việt Nam
Một trong những căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và chiếm một tỷ lệ
rất cao đó là bệnh RM đã làm cho sức khoẻ bị giảm sút, tổn hại về kinh tế và
mất đi vẻ đẹp tự nhiên của mỗi con người. Đối với trẻ em, bệnh RM đã làm
ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ. Muốn cho trẻ


5

phát triển toàn diện và có hàm răng khoẻ, đẹp thì trẻ phải được chăm sóc răng
miệng từ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi học đường.
Để trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về chăm sóc SKRM, phát
hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh RM, thì việc xây dựng cho mỗi trường học
01 phòng nha khoa dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, phòng y tế và chịu sự
quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng các trường là việc làm đúng đắn, tiện lợi
nhất. Như vậy, NHĐ là công tác chăm sóc SKRM cho trẻ em, được thực hiện
tại cơ sở trường học nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Chăm sóc
SKRM cho trẻ em tại trường học đó chính là chủ trương, chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước, của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho mọi người, mà ở đó có chăm sóc SKRM ban đầu. Chăm sóc SKRM ban
đầu là những hoạt động chi phí để giúp đỡ, giữ gìn và tái lập SKRM trong
cộng đồng. Với tầm quan trọng và sự cần thiết là đáp yêu cầu y tế cộng đồng,
lại sức khoẻ cho toàn dân với nguồn tài chính giới hạn, đây là chương trình
căn bản về chăm sóc SKRM ở mọi mức độ xã hội cho các nước phát
triển.Hơn thế nữa, chăm sóc SKRM ban đầu là chương trình hợp lý được Bộ
Y tế và ngành RHM Việt Nam nhận. Các hoạt động chăm sóc SKRM ban đầu

nếu không có con người tham gia thì sẽ thất bại. Sự tham gia trong cộng đồng
là sự quan tâm giữa các thành viên trong cộng đồng với các hoạt động của
chương trình chăm sóc SKRM của cộng đồng.
Nội dung công tác nha học đường
Thực hiện chỉ thị công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ Y tế,
ngành RHM đã đưa ra 8 nội dung của chăm sóc RM ban đầu tại Việt Nam:
GDSK phòng ngừa sâu răng và ung thư.
Ăn uống cân bằng và hợp lý (giảm thức ăn đường bột, hạn chế ăn
ngoàicác bữa chính).


6

Sử dụng rộng rãi Fluor để phòng ngừa sâu răng: Nước uống có Fluor,
dung dịch súc miệng có Fluor, kem đánh răng có Fluor.
Dạy chải răng cho HS mẫu giáo, tiểu học, nhà trẻ.
Chữa các bệnh RM thông thường, hàn răng sâu ngà, lấy cao răng, đánh
bóng răng, nhổ răng lung lay đến tuổi thay, cấp cứu hàm mặt.
Đảm bảo thuốc men tối thiểu ở các cơ sở như thuốc cấp cứu.
Cải tạo môi trường nước uống có Fluor.
Khám răng định kỳ, lập hồ sơ nha bạ hoặc phiếu theo dõi SKRM ở các
cơ sở NHĐ, lập kế hoạch điều trị đối với người lớn, phát hiện sớm ung thư
niêm mạc miệng và hàm mặt.
1.3. Thực trạng bệnh răng miệng
1.3.1. Trên thế giới
Bệnh RM là bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Trước đây
bệnh RM rất phổ biến ở những nước phát triển vì chế độ ăn nhiều đường,
đạm. Theo W.R. Hume cuộc cách mạng công nghiệp đã đem lại sự thay đổi
dạng thức ăn truyền thống của phần lớn dân số, sự giàu có và nhàn rỗi của
những cộng đồng giàu có, rồi đến các tầng lớp kinh tế khác có cơ hội và thời

gian tiêu thụ đường thường xuyên hơn, chính điều này đã tạo ra một bệnh dịch
mới đó là sâu răng (SR). Những nước nghèo tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do
không được fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn
đường không đúng. Những nước giàu tỷ lệ sâu răng giảm do Nhà nước coi
trọng chương trình fluor hoá nước uống, thuốc chải răng có fluor, trám bít hố
rãnh, coi giáo dục nha khoa là quốc sách. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
này đã dành 5 - 11% ngân sách của y tế cho phòng bệnh RM , , .
Trong những năm từ 1946 đến 1975, ở hầu hết các nước phát triển,
chỉ số sâu, mất, trám (SMT) của trẻ em lứa tuổi 12 nằm trong khoảng 7,4 10,7 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em sâu từ 7,4 đến 10,7 răng. Từ 1979


7

đến 1982 chỉ số SMT của lứa tuổi 12 đã giảm hẳn còn khoảng 1,7 - 3,0 . Ở
Singapo năm 1960 trẻ 12 tuổi có chỉ số SMT > 4 và hiện nay còn < 0,5 , .
Nghiên cứu tại các trường phổ thông ở Italia cho thấy: ở lứa tuổi 6
tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 52,9%; lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm
52% và lứa tuổi 15 có tới 68,8% bị sâu răng vĩnh viễn .
Tại Thái Lan, năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở tuổi 12 là 58-80% .
Nhìn chung ở các nước này bệnh sâu răng đều có xu hướng tăng rõ rệt.
So với các nước phát triển ở thời điểm những năm 1960 - 1970, sâu răng ở
các nước đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều (SMT lứa tuổi 12 từ 0,22,6) nhưng tới những năm 1970 trở đi chỉ số này tăng lên nhanh (từ 1,0 6,3) , .
Từ 1908, Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự
phòng sâu răng và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa. Tại các hội nghị của
FDI năm 1951, 1960 và 1966 đều đưa ra khuyến nghị về việc fluor hoá nước
uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên vào
những năm 60 -70 ngành Nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào
chữa, phục hồi SR và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả.
Theo báo cáo của WHO năm 1978 hàng năm Mỹ tốn 100 triệu giờ
công lao động, 9 tỷ USD cho việc chữa răng, phí tổn điều trị hơn 10 USD cho

một răng ở trẻ em. Chi phí cho điều trị răng một năm ở Anh là 180 triệu bảng
Anh, còn ở Pháp là 8 tỷ france và 25 triệu giờ công lao động .
Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một
chính sách lớn của Nhà nước và của ngành y tế. Kết quả là 20 năm trở lại
đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ... đã giảm đi một nửa. Đây là
một thành tựu lớn từ đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh
công tác phòng bệnh RM như các nước phát triển đã làm. Như vậy vai trò của
công tác chăm sóc răng miệng (CSRM) tại cộng đồng rất lớn.
Tại Australia 50% thời gian của BS nha khoa là làm công tác phòng
bệnh. Kem đánh răng có fluor là biện pháp cá nhân hàng đầu, fluor hoá


8

nước là biện pháp cộng đồng tốt nhất, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu
răng. Cả hai biện pháp trên là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sâu răng ở
Australia .
- Năm 1984 WHO đã đưa ra các biện pháp dự phòng sâu răng và viêm
quanh răng như sau :
+ Dự phòng SR: fluor hoá nước uống, đưa fluor vào muối, súc
miệng bằng dung dịch fluor cho trẻ em, dùng kem đánh răng có fluor, trám
bít hố rãnh răng, chế độ ăn dự phòng, hướng dẫn vệ sinh RM, phát hiện sớm
và điều trị dự phòng.
+ Dự phòng bệnh quanh răng: Làm sạch mảng bám răng là biện
pháp can thiệp phòng chống bệnh quanh răng. Đánh răng là việc làm
quan trọng để làm sạch mảng bám răng.
Với biện pháp dự phòng SR bằng fluor là làm tăng sức đề kháng
của răng nhờ fluor. Người ta đồng ý là việc sử dụng rộng rãi các dạng
fluor đã làm giảm sâu răng rõ rệt ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Fluor hoá
nước uống cộng đồng giữ vai trò quan trọng do hiệu quả lâm sàng và kinh tế

của nó. Các chất bổ sung trong chế độ ăn và fluor hoá nước uống trong
trường học là các hình thức sử dụng fluor ở những nơi fluor hoá nước uống
không thực hiện được. Fluor hoá muối ăn đang trở nên phổ biến hơn ở một
số nước như ở Mỹ, các nước tây Âu .
Hiện nay fluor được công nhận là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi
và ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng và đối với các lứa tuổi,
bệnh sâu răng giảm theo nhiều hướng khác nhau. Nghiên cứu trên trẻ 12 tuổi
ở Hà Lan, sự giảm sâu răng được tóm tắt như sau: “Chỉ số SMT/MR trung
bình giảm đều đặn từ 8 vào năm 1965 xuống còn 1 vào năm 1993”, cho thấy
mức fluor trong nước là yếu tố chính quyết định tỷ lệ sâu răng , .
Những năm 1996 và 1998 chỉ số Sâu-Mất-Trám/mặt răng ở răng
vĩnh viễn (SMT/MR) của trẻ lứa tuổi 12 có điều kiện kinh tế xã hội cao ở
Đan Mạch rất thấp: giữa 0,4 và 0,1. Ở trẻ em có điều kiện kinh tế xã hội


9

thấp, SMT/MR giữa 1,6 và 2,0, nhưng gần đây nhất, năm 2002 chỉ còn
0,6 , .
Ở Tây Âu thành phần “Trám” nhiều hơn thành phần “Sâu” và “Mất”.
Ở các nước công nghiệp phát triển, với mức sâu răng rất thấp, khó nhận diện
được những thay đổi trong tỷ lệ sâu răng.
Nhưng việc sử dụng fluor để phòng SR như thế nào là thích hợp cũng
cần phải đặt ra. Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ toàn bộ và tỷ lệ mắc mới bệnh
sâu răng giảm ở các nước phát triển, phần lớn là do sử dụng fluor rộng rãi.
Song song với tỷ lệ sâu răng giảm là tỷ lệ răng nhiễm fluor tăng. Các nghiên
cứu về nhiễm fluor được thực hiện trong những vùng có và không có fluor
hoá, đã nhận dạng được 4 yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm fluor là: sử dụng
nước uống có fluor, viên fluor, kem đánh răng có fluor, và sữa đóng hộp có
fluor trước 8 tuổi.

Hiện nay, tại Singapore 100% dân số được fluor hoá nước uống và
giáo dục nha khoa, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm
sóc sức khoẻ RM thường xuyên tại trường trong chương trình NHĐ.
Từ năm 1950, Trung Quốc đã có hoạt động NHĐ với nội dung giáo
dục chăm sóc sức khoẻ RM, khám và chữa sớm. Năm 1970 thêm một số
chương trình sử dụng fluor. Năm 1980 có dự án về NHĐ tại một số khu vực.
Kết quả là sau 5 năm tỷ lệ sâu răng đã giảm 54% ở khu vực này. Năm 1990
NHĐ đã triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Năm 1988 thành lập Uỷ ban
Quốc gia về sức khoẻ RM, tổ chức chiến dịch truyền thông phòng bệnh trong
cả nước với sự tham gia của hàng ngàn bác sỹ.
Jurate Pauraite (2003) nghiên cứu ở học sinh lứa tuổi 12-14 thấy
46,7% SR bị viêm lợi. Sudha P và cộng sự (2005) nghiên cứu ở học sinh 1113 tuổi ở Mangalore - Ấn Độ thấy 82,5% viêm lợi. Cũng tỷ lệ này, theo kết
quả điều tra bệnh răng miệng của Trung Quốc, học sinh lứa tuổi 12 có tỷ lệ
viêm lợi là 80,0% (CPI1: 38,0%, CPI2: 52,0%) .


10

1.3.2. Tại Việt Nam
Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có những nghiên cứu tình
trạng sâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói riêng cho thấy tỷ lệ
bệnh RM tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần theo thời gian.
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam
trong 3 năm 2002 - 2005 cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT của răng vĩnh
viễn cũng tăng dần theo lứa tuổi. Như vậy có sự phù hợp giữa thời gian phơi
nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ sâu răng càng cao.
Ở lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT tăng dần theo thời gian,
năm 2001 cao hơn năm 1991, năm 1991 lại cao hơn năm 1983. Chứng tỏ
bệnh răng miệng đang tăng dần lên ở Việt Nam điều đó cũng phù hợp với
nhận xét của WHO bệnh răng miệng đang tăng dần ở các nước đang phát

triển. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, họ sử dụng
nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh RM
tăng cao.
Năm 2003, theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, tỷ lệ bệnh răng miệng của
học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là 36%, năm 2004
là 36,66%, như vậy, tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, phổ thông
cơ sở và phổ thông trung học vẫn tăng theo thời gian.
Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của Trần Văn
Trường, Lâm Ngọc Ấn và Trịnh Đình Hải tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 911 tuổi là 54,6% và chỉ số DMFT là 1,19 trong đó DT= 1,15; MT= 0,02;
FT= 0,02. Tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 56,6% và chỉ số DMFT là 1,87
trong đó DT= 1,83; MT= 0,01; FT= 0,03 .
Năm 2004, Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh đã
thông báo kết quả điều tra răng miệng của học sinh tiểu học tại Hà Nội, có
80,95% em sâu răng sữa, 30,95% em sâu răng vĩnh viễn .
Năm 2006, theo kết quả nghiên cứu Bùi Thị Tuyết Anh trên trẻ 25- 60
tháng tuổi tại thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản cho thấy tỷ lệ sâu răng


11

chung là 55,3%; Chỉ số sâu mất trám của thành phố Nam Định là 1,65 và
huyện Vụ Bản là 3,23 .
Theo nghiên cứu thực trạng mắc bệnh răng miệng và một số yếu tố liên
quan ở học sinh trường Trung học Y tế Thái Bình tại tỉnh Thái Bình của
Giang Thị Thu Hà năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sâu răng là 59,5%, với
chỉ số DMFT = 1,24; trong đó DT = 1,13; MT = 0,07; FT = 0,04 .
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Đàn (2010) trên 450 học sinh, sinh
viên trường Cao đẳng Y tế tỉnh Hà Nam cho thấy chỉ số sâu, mất, trám ở mức
trung bình DMFT = 1,39; trong đó DT = 1,33; MT = 0,03; FT= 0,03 .
Năm 1999, Nguyễn Lê Thanh đã thông báo kết quả điều tra răng miệng

của học sinh lứa tuổi 12 tại các trường trung học cơ sở quận cầu giấy, có
77,9% bị bệnh quanh răng .
Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2001, bệnh quanh răng
ở trẻ em 6- 8 tuổi là 42,7%; ở 9- 11 tuổi là 69,2%; ở 12-14 tuổi là 71,4% và
15- 17 tuổi là 66,9%. Như vậy, tỷ lệ bệnh quanh răng nhìn chung có chiều
hướng tăng theo độ tuổi tăng dần .
Năm 2004, Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh đã
thông báo kết quả điều tra răng miệng của học sinh tiểu học tại Hà Nội, có
4,76% em mắc bệnh quanh răng .
Năm 2004, Nguyễn Lê Thanh công bố kết quả khảo sát bệnh răng
miệng của học sinh tiểu học từ 7-11 tuổi tại thị xã Bắc Cạn có 78,5% em
bị bệnh quanh răng .
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh và Hổ Văn Dzi trên
đối tượng học sinh 12 và 15 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dương cho
thấy tỷ lệ chảy máu lợi là 26,85% ở học sinh 12 tuổi và 27,34% ở học sinh 15
tuổi; tỷ lệ có cao răng lần lượt là 59,7% và 61,7%. Chỉ số nha chu (CPI 1):
chảy máu lợi lần lượt là 0,78 và 0,48; (CPI 2): cao răng là 1,74 và 1,89 .


12

Tỷ lệ răng sâu bị biến chứng của học sinh THCS là 15,1%, trong đó
viêm quanh răng chiếm tỷ lệ cao nhất (13,5%). Tỷ lệ răng sâu bị biến chứng ở
các nhóm tuổi không có sự chênh lệch nhiều, cao nhất ở nhóm 12 tuổi
(17,0%), thấp nhất nhóm 14 tuổi (14,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05 .
Sau khi thăm khám lâm sàng cho 690 trẻ mầm non xã Vân Xuân, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi phát hiện ra 492 trường hợp trẻ bị sâu
răng chiếm 71,3 %. Theo phân loại mức độ sâu răng của tổ chức y tế thế giới
(WHO), tỷ lệ sâu răng trên 80% được đánh giá ở mức cao, từ 50% đến 80%

là mức trung bình và dưới 50% là mức thấp, thì tỷ lệ sâu răng trong nghiên
cứu của chúng tôi thuộc mức trung bình. Tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên
cứu có sự thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Nhóm 3 tuổi có tỷ lệ sâu răng thấp
nhất (40%), cao nhất là nhóm 5 tuổi (77,5%). Tỷ lệ sâu răng của nhóm 3 tuổi
thấp hơn so với các nhóm còn lại là do nhóm 3 tuổi răng sữa mới hình thành,
ngoài ra số lượng răng sữa của nhóm này chưa đầy đủ, đa số còn thiếu răng
hàm. Tỷ lệ sâu răng của trẻ ở các nhóm 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi lần lượt là
71,2%, 77,5%, 72,8%, tỷ lệ sâu răng giữa các nhóm trẻ này có sự chênh lệch
không quá lớn .
Tỷ lệ răng sữa sâu cao nhất là nhóm răng 74, 75, 84, 85 hàm dưới
(29,6%% - 35,9%%), tiếp theo là nhóm răng 54, 55, 64, 65 hàm trên (9,3% 13,9%). Tỷ lệ sâu răng giảm dần từ răng tiền hàm đến răng nanh và thấp nhất
là các răng cửa. Như vậy, nhóm răng hàm sữa hàm dưới là nhóm mắc sâu
răng nhiều nhất, tiếp đó nhóm răng hàm sữa hàm trên, răng cửa sữa là răng ít
bị sâu nhất. Từ đó, giáo viên và phụ huynh cần phải quan tâm, chăm sóc đều
đến tất cả các răng của trẻ, đặc biệt là các răng hàm. Mức độ sâu răng của trẻ
trong nghiên cứu được đánh giá thông qua chỉ số sâu mất trám (dmft).
Chỉ số dmft chung của trẻ trong nghiên cứu là 2,12, tức là trung bình mỗi
trẻ có hơn 2 răng bị tổn thương. Trong tổng số 1344 răng bị sâu thì chỉ có 40


13

răng của trẻ được trám lại (chiếm 2,9%). Còn lại các rất nhiều các răng bị sâu
mà không được điều trị (97,1%) .
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Sen cho thấy phần lớn học sinh trong
nghiên cứu bị sâu răng ( 82,0%) trong đó học sinh sâu từ 3 răng trở lên chiếm
tỷ lệ cao nhất(70,7%), sâu 1 răng chiếm 15,2%, sâu 2 răng chiếm 14,0%. Học
sinh 7 tuổi có tỷ lệ sâu răng cao nhất chiếm 90,5%, ngoài ra học sinh học sinh
9 và 10 tuổi đều có tỷ lệ sâu răng trên 80,0% trong số khám và tỷ lệ sâu răng
thấp nhất ở học sinh 11 tuổi (71,4%). Tỷ lệ học sinh nam sâu răng là 85,3% và

tỷ lệ học sinh nữ sâu răng là 78,6%
1.4. Kiến thức thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng
1.4.1. Trên thế giới
Theo Wyne AH và cộng sự (2004) nghiên cứu trên học sinh nam có
trung bình độ tuổi là 13,3 tuổi tại Saudi cho thấy hầu hết học sinh nghĩ rằng
các loại đồ ngọt là nguyên nhân gây sâu răng chiếm 97,2%. Hơn một nửa
(53,1%) số học sinh nói rằng chính nha sỹ đã dạy họ cách chải răng đúng
cách. Tuy nhiên có tới 11,5% học sinh không được dạy cách chải răng đúng.
40% học sinh chỉ đến khám nha sỹ khi bị đau răng .
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Ernesto Symth, Francisco
Caamano và Paula Fernandez- Riveiro trên 1105 học sinh lứa tuổi 12 tại Tây
Ban Nha cho thấy 47% học sinh trả lời đúng là chất đường gây sâu răng;
87,7% biết sâu răng là căn bệnh phá hủy răng; 14,6% cho rằng sâu răng sẽ
làm hôi miệng. Để phòng chống bệnh sâu răng 79,8% cho rằng cần phải vệ
sinh răng miệng tốt; 66,1% cho rằng cần phải hạn chế đồ ngọt; 39,8% cần
phải sử dụng flouride; 35,4% cho rằng cần phải đi khám răng định kỳ .
Theo Mahmoud K.Al- Omini và cộng sự (2006) nghiên cứu ở 557 học
sinh độ tuổi trung bình 13,5 ở một trường học phía bắc Jordan, báo cáo cho
thấy 83,1% học sinh có sử dụng bàn chải và kem đánh răng để vệ sinh răng


14

miệng; 36,4% chải răng buổi sáng; 52,6% chải răng buổi tối trước khi đi ngủ
và 17,6% chải răng cả sáng và tối trước khi đi ngủ. Có 66% học sinh đi khám
răng định kỳ; 46,9% chỉ đến nha sỹ khi đau răng và 20,1% ít khi hoặc không
bao giờ đến nha sỹ .
Theo Ling Zhu (2003) nghiên cứu trên 4400 học sinh từ 12- 18 tuổi ở
Trung Quốc cho thấy 44% học sinh chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có
17% sử dụng kem đánh răng có flour; 29% học sinh 12 tuổi chỉ đến khám bác

sỹ khi răng bị đau , .
1.4.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Thành, nghiên cứu tại thị xã
Hưng Yên năm 2007 ở học sinh 6 tuổi cho thấy: trẻ em biết mình bị sâu răng
chiếm tỷ lệ 18,38% và 81,62% không biết mình bị sâu răng; 25,05% cha/ mẹ
học sinh không biết con mình bị sâu răng; 20% cha/mẹ không nhắc con vệ
sinh răng miệng hàng ngày .
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy (2009), quận Tây Hồ, Hà
Nội ở học sinh tiểu học cho thấy: Kiến thức cha mẹ về phòng chống sâu răng
cho con đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 69,3%, thực hành của cha, mẹ về phòng
chống sâu răng cho con chiếm tỷ lệ 59,1% .
Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh đã có những điều tra về
những kiến thức và thực hành của người dân về chăm sóc sức khỏe răng
miệng và kết luận có 70-80% số người chưa bao giờ đến phòng khám chuyên
khoa RHM (kể cả phòng khám tư nhân) mặc dù họ có bệnh sâu răng, cao
răng, viêm lợi…, trong số bệnh nhân có điều trị sâu răng thì 60% số người
không biết người sẽ khám, điều trị răng cho mình là ai? chỉ có 40% số người
là biết có cơ sở RHM của nhà nước, có 30% số người không có bàn chải đánh
răng mà phải dùng chung với người khác. Có nhiều nơi phải đi xa hàng ngày
đường mới tới được cơ sở khám chữa bệnh về răng miệng .


15

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước tại Tiên Du, Bắc Ninh
năm 2008 ở học sinh khối lớp 6 cho thấy: học sinh có kiến thức phòng sâu
răng đạt 37,7% và 29,9% học sinh thực hành phòng sâu răng đạt yêu cầu.
Quan sát học sinh thực hành chải răng thấy: 92,9% học sinh đưa bàn chải
không đúng cách, 100% các em khi đánh răng đều chải mặt ngoài, chỉ có
40,9% chải mặt nhai và 25,3% học sinh chải đủ 3 mặt răng. Thời gian chải

răng: Học sinh chải răng trong khoảng 1-2 phút chiếm 25,1%; 36,4% chải
trong thời gian dưới 1 phút; 6,5% chải răng từ 2- 3 phút; không có học sinh
nào chải từ 3 phút trở lên. Thực hành phòng chống sâu răng cho con của
các bà mẹ đạt yêu cầu 40,9% và 59,1% cha mẹ thực hành phòng chống sâu
răng cho con chưa đạt .
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa và cộng sự năm
2011 tại tỉnh Yên Bái cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống
bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông còn thấp. Tỷ lệ trả lời
đúng về nguyên nhân của bệnh đạt 35,69%, về các dấu hiệu phát hiện bệnh
răng miệng chiếm 45,62%, cách phòng bệnh răng miệng chiếm 43,14%. Các
em học sinh ở nơi đây không thường xuyên đƣợc quan tâm, hỗ trợ giáo dục,
truyền thông, hướng dẫn phương pháp thực hành vệ sinh răng miệng nên đã
phần nào ảnh hưởng sức khỏe của học sinh. Học sinh có thái độ tốt trong
phòng chống bệnh răng miệng chiếm 52,48%, học sinh có thực hành tốt trong
phòng bệnh răng miệng chiếm 28,62% .
Những kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy các bệnh về răng ở Việt
Nam là rất phổ biến, mọi người đều có thể mắc bệnh và đó là mối quan tâm
không chỉ của các nhà y khoa mà nó còn là vấn đề của toàn xã hội.
1.5. Hệ thống chăm sóc y tế tại Điện Biên
Thực hiện nghị định 13, 14/NĐ-CP của chính phủ ( nay là nghị định 24
và 37/NĐ-CP) Về tổ chức y tế địa phương ; Quyết định số : 279/QĐ-UBND


16

ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Phát
triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030;
Kế hoạch số : 1576/KH-UBND ngày 03 tháng 06 năm 2016 của UBND Tỉnh
Điện biên kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2016 - 2020, tỉnh điện biên. quyết định số: 211/QĐ-UBND ngày 16

tháng 3 năm 2018 của ubnd tỉnh điện biên V/v phê duyệt “đề án xây dựng và
phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh điện biên
theo quyết định số 2348/QĐ-TTG ngày 05/12/2016 của thủ tướng chính phủ,
giai đoạn 2018 - 2025”. Công tác KCB cho nhân dân đã được cải thiện nhiều,
tuy nhiên vẫn còn nhiều những khó khăn thách thức .
Mạng lưới y tế Tỉnh đã được đầu tư và phát triển về cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên môn cả về số
lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ và chăn sóc sức
khỏe nhân dân. Tổng số có 05 bệnh viện tuyến tỉnh với 830 giường bệnh,
tuyến huyện thị, thành phố có: 10 Trung tâm y tế (quản lý 09 bệnh viện
huyện, 10 Đội YTDP, 10 Đội SKSS, 18 PKĐKKV và 130 trạm y tế xã với với
999 giường bệnh.) Toàn tỉnh (cả y tế công lập và ngoài công lập). Tỷ lệ Bác
sỹ/vạn dân là 12,2; Tỷ lệ Dược sỹ đại học/vạn dân là 1,34; Tỷ lệ trạm y tế xã
có bác sĩ làm việc 86,9%; Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi
97,7%; Tỷ lệ xã có Dược sĩ trung cấp, dược tá 47%; tỷ lệ xã có Điều dưỡng
51,5%; Tỷ lệ Trạm Y tế có Y Sĩ YHCT 83,1%; Tỷ lệ thôn bản có NVYTTB
hoạt động 96,9% và cô đỡ thôn bản 30,2% , .
Trong nhiều năm qua, tình trạng sức khỏe của người dân tỉnh Điện Biên
tiếp tục có những cải thiện đáng kể, thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản:
Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh tiếp tục tăng hàng năm, từ 66,3 tuổi năm 2010
lên 67,4 tuổi năm 2015 (64,5 tuổi ở nam và 70,4 tuổi ở nữ); Tỷ suất tử vong
trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,6 ‰ năm 2011 xuống còn 32,8‰ năm 2015; Tỷ


17

suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 45,9 ‰ năm 2011 xuống còn 38,2‰
năm 2015; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ
22,03% năm 2011 xuống 18,84% năm 2015. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng
chênh lệch cao về các chỉ số sức khỏe cơ bản giữa tỉnh Điện Biên với toàn

quốc, như: Tuổi thọ trung bình thấp hơn toàn quốc 5,9 tuổi, tỷ suất tử vong trẻ
em dưới 1 tuổi cao gấp 2,23 lần, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp
1,73 lần, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,34
lần so với toàn quốc.
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng như tại tỉnh hiện nay đang phải đối
diện với mô hình bệnh tật “kép”, bên cạnh gánh nặng của các bệnh lây nhiễm,
một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường, các bệnh
không lây nhiễm có xu hướng ngày càng tăng.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ,
ngành Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm của Bộ Y tế, công tác y tế của tỉnh
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu y
tế trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XII nhiệm kỳ 2010 - 2015, như: Hệ
thống y tế từ tỉnh đến xã và thôn, bản được củng cố, các cơ sở khám chữa
bệnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ
chuyên khoa, người bệnh đã được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng
ngày càng cao. Tình hình dịch bệnh ổn định, các loại bệnh truyền nhiễm gây
dịch được khống chế; các chỉ số sức khỏe được cải thiện, góp phần thành
công chung trong ổn định an ninh, chính trị; xóa đói, giảm nghèo và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Mạng lưới khám, chữa bệnh từ tỉnh đến xã được quan tâm đầu tư,
từng bước nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị; chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh từng bước được cải thiện.
- Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh


×