Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 169 trang )

CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Những quan điểm khác nhau về vai trò của Chính phủ
Năm 1030 trước công nguyên, qua nhiều thập niên, những người Do thái đã sống
mà không có chính quyền trung ương. Kinh thánh đã ghi lại: người ta yêu cầu nhà tiên
tri Samuel rằng: hãy ban cho chúng tôi một nhà vua để phán xử tất cả chúng tôi như
những dân tộc khác”. Samuel đã cố ngăn những người Do thái bằng việc hình dung ra
cuộc sống của hộ dưới chế độ quân chủ như sau:
“ Đây sẽ là lề lối làm việc của 1 ông vua, người sẽ ngự trị tất cả các bạn, ông ta sẽ
cướp đi những đứa con trai của bạn và triệu tập chúng đến bên ông ta để đánh trận và
để làm kỵ sỹ cho ông ta. Ông ta sẽ bắt đi những đứa con gái của các bạn để trở thành
những người làm nước hoa, nấu ăn và làm bánh. Ông ta sẽ lấy đi nhiều thửa ruộng của
các bạn, những vườn nho, vườn oliu, và lấy đi những gì tốt nhất của các bạn để phục
vụ ông ta. Ông ta sẽ lấy đi 1/10 những bông sợi của bạn và các bạn sẽ trở thành người
hầu cho ông ta. Đến lúc đó các bạn sẽ khóc vì vị vua này, người mà bạn sẽ phải lựa
chọn”
Tuy viễn cảnh chán chường thế nhưng những người Do Thái vẫn không nản lòng:
mọi người từ chối lắng nghe lời nói của Samuel và họ nói: Không, sẽ có một vị vua
của chúng tôi, và như vậy chúng tôi sẽ giống tất cả các quốc gia khác, vị vua đó sẽ
phán xét tất cả chúng tôi, đi trước chúng tôi và chiến đầu vì chúng tôi.
Tình tiết này trong kinh thánh đã diễn tat những mâu thuẫn cũ xưa trong tư tưởng
về Chính phủ. Chính phủ là cần thiết. Xét cho cùng mọi quốc gia phải có nó, nhưng
đồng thời nó vẫn có những khía cạnh phiền phức. Những cảm nghỉ này về Chính phủ
gắn chặt với những hoạt động thu thuế và chi tiêu Chính phủ. Nhà vua sẽ phân phối tất
cả các thứ mà con người cần nhưng chỉ khi họ trả giá. Nguồn thu cho tất cả những
khoản chi tiêu của Chính phủ cuối cùng cũng từ khu vực tư nhân. Vậy, Chính phủ là
ai? Chính phủ có chức năng gì trong nền kinh tế và ai trao cho Chính phủ những chức
năng như vậy?
Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định,
điều tiết hành vi của các cá nhân trong xã hội nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội


đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu
cầu.
Nhiều thế kỷ trôi qua, những suy nghĩ pha trộn về Chính phủ vẫn tồn tại và hầu hết
là những tranh luận xoay quanh các biểu hiện hoạt động tài chính của Chính phủ - là
đối tượng của môn học.
Vào thế kỷ 18, quan điểm nổi bật thống trị lúc đó là quan điểm của trường phái
trọng thương. Trường phái trọng thương ra đời khoảng những năm 1450, thịnh hành và
phát triển tới những năm 1650. Đây là trường phái kinh tế ra đời trong thời kỳ tan rã
1


của phương thức sản xuất phong kiến, chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh
tế thị trường. Thời kỳ này, sản xuất chưa phát triển, tích lũy của cải được thực hiện
thông qua hoạt động thương mại, mua bán và trao đổi. Với sự khám phá ra châu Mỹ,
làn sóng du thương phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều
này chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động thương mại.
Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản (tầng
lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư
bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại
thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản
đang hình thành
Một số đại diện: Các nhà kinh tế học như Thomas Mun (1571-1641) người Anh,
Antoine Montchretien (1575-1629) và Jean Batiste Colbert (1618-1683) người Pháp.
Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái trọng thương:
Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ
bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giầu có tích
luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”. Tiền là tiêu chuẩn
căn bản của của cải, đồng nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một
quốc gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng
khối lượng tiền tệ. Tiền để đánh giá tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề

nghiệp.
Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết
là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy
bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó
đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao
đổi.
Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra.
Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi
ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt).
Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền
lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ
của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu
hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát
triển.
Đối lập với các quan điểm trên, các đại biểu Cổ điển không phủ nhận sự tồn tại
khách quan của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, họ chỉ chống lại sự can thiệp
sâu, cứng nhắc, quá mức của nhà nước (sản phẩm của tư tưởng Trọng thương). Theo
A.Smith, người được coi là sáng lập viên của kinh tế học hiện đại đã viết cuốn sách
“sự giầu có của các quốc gia”. Trong cuốn sách ông đã lập luận rằng: mỗi cá nhân
trong khi theo đuổi lợi ích của riêng mình trong môi trường cạnh tranh, thì cũng sẽ
2


phục vụ luôn cho lợi ích của xã hội. Động cơ lợi nhuận sẽ khiến người này cung ứng
hang hóa cho người khác. Còn cạnh tranh đảm bảo rằng chỉ có hàng hóa nào đáp ứng
đúng nhu cầu của xã hội với chất lượng cao và giá thành rẻ mới có thể tồn tại. Đó
chính là hiệu quả hoạt độn của “Bàn tay vô hình”. Lúc này, nhà nước chỉ cần thực hiện
được 3 chức năng cơ bản: bảo đảm môi trường hoà bình, không để xảy ra nội chiến,
ngoại xâm; tạo ra môi trường thể chế cho phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp
luật; và cung cấp hàng hoá công cộng. Ngoài ba chức năng cơ bản đó, tất cả các vấn đề

còn lại đều có thể được giải quyết một cách ổn thoả và nhịp nhàng bởi “bàn tay vô
hình.”
Tư tưởng về “bàn tay vô hình” đã thống trị trong các học thuyết kinh tế phương
Tây đến đầu thế kỷ XX trong các trào lưu của học thuyết Tân cổ điển. trường phái Tân
cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ
thống lý thuyết chung. Họ đưa ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để
từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ
nào cần nhà nước can thiệp.
Những ý tưởng của Adam Smith có sức mạnh chi phối đối với cả các chính phủ lẫn
những nhà kinh tế. Nhiều nhà kinh tế học quan trọng nhất đầu thế kỷ 19, như John
Stuart Mill, và Nassau Senior, người Anh, đã đưa ra một thuyết gọi là Laisez Faire ( để
mặc cho tư nhân kinh doanh). Thuyết này cho rằng chính phủ nên để cho khu vực tư
nhân hoạt động; chính phủ không nên điều hành hay kiểm soát các doanh nghiệp tư
nhân. Cạnh tranh tự do sẽ phục vụ cho những lợi ích tốt nhất của xã hội.
Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định,
mà sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự sắp đặt của
nhà nước. Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt - “cơ chế cạnh tranh
tự do.” Cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân bằng chung của nền kinh tế.
Chính cơ chế này cho phép phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, tận dụng triệt để
mọi nguồn lực và dẫn đến quan hệ phân phối mang tính công bằng giữa các bộ phận
xã hội. Công bằng ở đây theo nghĩa, những bộ phận nào có khả năng thích ứng tốt nhất
với những diễn biến và những nhu cầu thị trường thì sẽ có thu nhập và thu nhập chính
đáng. Nếu như trên thực tế xảy ra những hiện tượng không bình thường thì phải tìm
nguyên nhân của những hiện tượng đó từ chính sách can thiệp của nhà nước.
Theo quan niệm phổ biến của phái Tân cổ điển, để lựa chọn được cách can thiệp
hợp lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành
của nó và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan đến cung - cầu. Muốn xác
định chính xác ngưỡng can thiệp thì phải hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới cung - cầu
và những điều kiện cho sự cân bằng cung và cầu. Cũng theo các nhà kinh tế Tân cổ
điển, cạnh tranh tự do không bao giờ nảy sinh một cách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện và

phát huy tác dụng khi được đảm bảo bởi nguyên tắc số một: sở hữu tư nhân. Đây là cơ
sở để nền kinh tế thị trường thích ứng với mọi sự thay đổi của giá cả. Chính chế độ sở
hữu tư nhân là nhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự
3


cân bằng chung. Do vậy, khi nhà nước thu hẹp không gian kinh tế của khu vực tư nhân
chắc chắn dẫn tới sự bất ổn. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh
doanh của các nhà sản xuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng là những lực
lượng chế ngự, chi phối; chế độ tư hữu là cơ sở bảo đảm cho sự hòa hợp tự nhiên, do
vậy không cần sự điều chỉnh nào của chính phủ hay các cơ quan điều tiết khác.
Với những quan niệm trên đây, trường phái Tân cổ điển khuyến nghị nhà nước nên
dừng ở những chức năng chính là: 1- Duy trì ổn định chính trị; 2- Tạo môi trường pháp
luật ổn định và chính sách thuế khóa hợp lý, khuyến khích người tiêu dùng; 3- Sử
dụng hợp lý ngân sách quốc gia, hướng chi tiêu ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh
tế như đào tạo nhân lực, nghiên cứu cơ bản để đổi mới công nghệ, hỗ trợ cho những
ngành sản xuất có triển vọng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới... Ngoài những
chức năng cơ bản đó, nhà nước không nên can thiệp gì thêm, hãy để cho giới kinh
doanh và người tiêu dùng quyết định những vấn đề còn lại
Tuy nhiên, trước diễn biến và hậu quả của cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933, những
câu hỏi và nghi ngờ về vai trò của “bàn tay vô hình,” về khả năng có tính vô hạn trong
việc tự điều tiết của các quan hệ thị trường đã nảy sinh. Keynes2 cho rằng, cần phải tổ
chức lại toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN theo nguyên tắc lý thuyết mới. Chính ông đã
làm một cuộc cách mạng về lý thuyết kinh tế trong đó nhấn mạnh vai trò của “bàn tay
hữu hình” điều tiết nền kinh tế. Từ những nguyên lý gốc của Keynes, giữa thế kỷ XX
trở đi đã xuất hiện trường phái Keynes và khuynh hướng “Hậu Keynes.”
So sánh cách nhìn của Keynes và cách nhìn của Tân cổ điển, có thể thấy sự khác
nhau căn bản trong quan niệm về vai trò của nhà nước. Nếu Tân cổ điển cho rằng nhà
nước không nên điều tiết trực tiếp mà chỉ dừng lại ở chức năng tạo môi trường thì
Keynes khẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và suy thoái, nhà nước

phải trực tiếp điều tiết kinh tế. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình
công cộng và dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích
và duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu.
Khi tổng cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động mở rộng
sẽ thu nhận thêm nhân công, thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc gia tăng
lên. Để minh họa cho điểm này, Keynes đưa ra cách lập luận mới về đầu tư khác hẳn
với trường phái Tân cổ điển. Theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, mức đầu tư gắn chặt
với lãi suất và nếu lãi suất thấp, quan hệ vay vốn được khuyến khích dẫn đến sự gia
tăng quy mô đầu tư. Khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, lãi suất sẽ
giảm và do đó dẫn đến mức đầu tư tăng lên. Trường phái Tân cổ điển cho rằng đây là
quy luật tự điều tiết và chính quy luật đó giúp tạo khả năng ngăn chặn suy thoái.
Ngược lại, theo Keynes, ở thời điểm suy thoái, ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm
nhất cũng không dám đầu tư kể cả khi lãi suất thấp vì họ cho rằng bỏ vốn vào kinh
doanh trong bối cảnh như vậy chắc chắn sẽ thua lỗ. Như vậy không có một cơ chế tự
hành nào có thể thúc đẩy nền kinh tế tư bản đến khả năng sử dụng hết nguồn nhân lực
và làm cho hoạt động đầu tư tăng lên một cách đều đặn. Do vậy, để ổn định nền kinh tế

4


và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là sự can thiệp
của chính phủ.
Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khóa,
bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách. Keynes nhấn mạnh vấn đề chi ngân sách và cho
rằng chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh
tế công cộng. Những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt
khác dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất. Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của
những hình thức hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa
số lượng việc làm. Nhu cầu tiêu dùng của cá nhân có khả năng thanh toán tăng tạo lực
đẩy kích thích khu vực kinh tế tư nhân phát triển, khôi phục niềm tin kinh doanh. Cách

thức can thiệp của chính phủ như vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế.
Theo một hướng khác, nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số
cung về tiền tệ, hay là chấp nhận lạm phát “có kiểm soát.” Để làm tăng cung tiền tệ,
chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng
của đầu tư. Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc
dân. Theo Keynes, trong hai vấn nạn của nền kinh tế tư bản là lạm phát và thất nghiệp
thì thất nghiệp nguy hiểm hơn nhiều lần so với lạm phát. Khi nền kinh tế đạt trạng thái
cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát tự động ngừng lại.
Để tác động đến tiêu dùng của dân cư, Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủ
cũng rất quan trọng. Muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng trước hết phải điều chỉnh
chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp với các biện pháp kích thích
đầu tư. Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng nên tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng. Nếu đầu
tư cùng tăng với tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm thu nhập
quốc dân tăng.
Từ cách lập luận của Keynes có thể nhận định rằng, nền kinh tế thị trường không
có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn. Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng đều
đặn, nhà nước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết. Keynes đề xuất phải tổ chức lại nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo một nguyên tắc gọi là: “Chủ nghĩa tư bản có
điều chỉnh.”
Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành
trường phái Keynes. Trường phái này phát triển các lý thuyết Keynes trong điều kiện
mới trên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân của khủng hoảng, thất nghiệp, tác động của
tiêu dùng, đầu tư tư nhân đến tổng cầu và tiếp tục ủng hộ sự can thiệp của nhà nước
vào kinh tế thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, tiêu dùng. Trường phái
Keynes đã phát triển việc phân tích nền kinh tế từ trạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân
tích động, dài hạn; đưa ra các lý thuyết giao động kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể
hóa các chính sách kinh tế và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN.
Trào lưu chính sau Keynes thể hiện sự dung hòa hai khuynh hướng: tuyệt đối hóa
vai trò của Nhà nước mà xem nhẹ vai trò của cơ chế tự điều chỉnh của trường phái
Keynes và khuynh hướng chỉ chấp nhận vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước trong

một phạm vi hạn chế của chủ nghĩa tự do mới. Đại biểu cho trào lưu này là P.A.
Samuelson7 với quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp. Samuelson cho rằng, “điều hành
5


một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một
bàn tay.” Để đảm bảo được ba tiêu chí cơ bản của nền kinh tế: hiệu quả, công bằng và
ổn định, cách tốt nhất là phải áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp trong đó cơ chế thị
trường xác định giá cả và sản lượng, nhất là đối với các lĩnh vực quan trọng, còn chính
phủ điều tiết thị trường bằng những chương trình thuế, các hoạt động chi tiêu và luật
lệ. Cả hai bên: chính phủ và thị trường đều có tính thiết yếu, nhưng phải xác định thật
rõ ranh giới, ở đâu, lĩnh vực nào thì để thị trường điều tiết còn ở đâu, lĩnh vực nào thì
chính phủ phải điều tiết. Tuy nhiên, trên thực tế, điều khó khăn nhất đối với điều hành
kinh tế của các chính phủ là xác định được ranh giới này.
Cho đến nay, mặc dù đã tồn tại nhiều dạng thức kinh tế thị trường khác nhau nhưng
trên thực tế chưa bao giờ tồn tại kiểu kinh tế thị trường hoàn toàn không có nhà nước,
thoát ly khỏi nhà nước như những người theo chủ nghĩa tự do cực đoan vẫn thường cổ
vũ. Đánh giá một cách khách quan, nhà nước luôn là một bộ phận hữu cơ nằm trong
cấu trúc tổng thể của kinh tế thị trường. Sự tồn tại của nhà nước trong cấu trúc đó là
một tất yếu kinh tế, tất yếu lịch sử, ở đó, nhà nước vừa có thể là một chủ thể sở hữu,
bên cạnh những chủ thể sở hữu khác, đồng thời là một chủ thể quản lý. Sự khác biệt
giữa các giai đoạn lịch sử và các quốc gia chỉ ở chỗ tính chất của nhà nước như thế
nào, cách thức can thiệp, quản lý điều tiết và hệ quả của sự can thiệp này ra sao đối với
nền kinh tế. Tất cả các trường phái kinh tế lớn trong lịch sử học thuyết kinh tế đều đề
cập đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cách tiếp cận và
quan điểm lý thuyết cụ thể của mỗi trường phái là khác nhau, do những nhân tố khác
nhau quy định. Những nhân tố này có thể là đặc điểm của kinh tế thị trường ở từng
giai đoạn lịch sử, có thể là những biến cố kinh tế lớn trong từng giai đoạn, hoặc do sự
khác biệt về động cơ lợi ích giai cấp đứng sau các quan điểm lý thuyết. Từ việc hệ
thống hóa quan niệm của các trường phái về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị

trường có thể thấy, không một cách tiếp cận nào mang tính vạn năng, có thể giải đáp
được tất cả các tình huống khác nhau của nền kinh tế. Do vậy, tác động thúc đẩy hay
kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường của mỗi cách tiếp cận đều có những giới hạn
nhất định
1.1.2 Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế
Khu vực công cộng và khu vực tư nhân có những chức năng khác nhau trong nền
kinh tế. Tuy nhiên hoạt động của chúng lại có sự tác động qua lại với nhau và cùng
liên kết với nhau trong một quá trình kinh tế chung. Để hiểu rõ hơn về mối liên kết
này, chúng ta xem xét sự tồn tại của khu vực công cộng, hay Chính phủ trong vòng
tuần hoàn kinh tế.
Hình vẽ 1.1 mô tả các luồng thu nhập – chi tiêu – sản phẩm khác nhau của hai khu
vực công cộng và khu vực tư nhân. Mô hình được xây dựng dựa trên giả định là không
có tiết kiệm doanh nghiệp, và không có hoạt động ngoại thương. Điều đó có nghĩa đây
là một nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế này không có hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa cũng không có hoạt động đầu từ ra nước ngoài và từ nước ngoài vào trong
nước.
6


Trong mô hình này, các đường nét liền là luồng chu chuyển trong khu vực tư nhân,
và các đường nét đứt thể hiện luồng chu chuyển trong khu vực công cộng.
Nếu nhìn dưới góc độ các luồng thu nhập và chi tiêu có thể thấy khu vực công cộng
chi mua các yếu tố sản xuất cho các hộ gia đình như khu vực tư nhân thể hiện ở đường
số 2, đồng thời chi mua hàng hóa đầu ra cho các hãng như các hộ gia đình thể hiện ở
đường số 7. Chính phủ tiến hành các khoản thanh toán chuyển nhượng tới các hộ gia
đình thể hiện ở đường số 8. Bên cạnh các luồng chi, Chính phủ nhận được các nguồn
thu thu từ dân cư ví dụ như các khoản thuế, phí… thể hiện ở đường số 9. Chính phủ có
thể vay vốn qua thị trường vốn thể hiện ở đường số 10.
Dưới dưới góc độ luồng nhân tố và sản phẩm, các yếu tố đầu vào từ hộ gia đình
thông qua thị trường các yếu tố đầu vào chảy vào khu vực tư nhân và công cộng thể

hiện ở đường số 1, và số 2. Các luồng sản phẩm đầu ra của các hãng sản xuất được
chuyển tới người mua và Chính phủ thể hiện ở đường số 4, 6, 7.
Luồng hàng hóa và dịch vụ công cộng được cung cấp miễn phí hoặc thu phí trực
tiếp tới người sử dụng. Hàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ cung cấp chỉ một phần là
do Chính phủ sản xuất (Từ các yếu tố đầu vào huy động được ở đường 2), phần còn lại
là do các hãng tư nhân sản xuất nhưng được bán lại cho Chính phủ cung cấp.

Hình 1.1: Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế
Thông qua mô hình có thể thấy khu vực công cộng và khu vực tư nhân có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành nền kinh tế hỗn hợp. Hai khu
vực tham gia thị trường với tư cách là người mua trên thị trường đầu vào. Khu vực
công cộng và các hộ gia đình có tư cách là người mua của khu vực tư nhân trên thị
trường tư nhân. Chính phủ hoạt động như bộ phận trong thị trường đầu và và đầu ra và
7


là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống định giá. Do đó Chính phủ cần dự
kiến trước những phản ứng của khu vực tư nhân khi hoạch định các chính sách định
giá. Chính phủ chuyển một phần thu nhập khu vực tư nhân sang sử dụng công cộng.
Chính phủ tạo thêm thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc mua sắm trong thị
trường yếu tố sản xuất và hàng hóa
Mô hình giúp chúng ta xem xét sự có mặt của khu vực kinh tế công cộng hay
Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế sẽ làm thay đổi bức tranh kinh tế nói chung.
1.1.3 Đặc điểm chung của khu vực công cộng
Chúng ta đã đi nghiên cứu vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thông qua các
quan điểm kinh tế học, tìm hiểu mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân
thông qua mô hình vòng tuần hoàn kinh tế. Vậy điểm khác biệt cơ bản nào giúp phân
biệt giữa các cơ quan được gọi là “Chính phủ” và các tổ chức tư nhân. Theo nhà kinh
tế học người Mỹ Joseph E. Stiglitz – nhà kinh tế học đương đại thuộc Đại học tổng
hợp Priceton Mỹ, khu vực công cộng có hai đặc điểm khác biệt so với khu vực tư

nhân:
Thứ nhất, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập được bầu
thông qua quá trình bầu cử hoặc do ai đó được bầu cử chỉ định. Nói cách khác, tính
chất hợp lệ của việc người đó giữ chức vụ đang xét phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp
từ quá trình bầu cử. Ngược lại những người chịu trách nhiệm quản lý các doanh
nghiệp lại do các cổ đông trong doanh nghiệp lựa chọn ra.
Thứ hai, Chính phủ được giao một số quyền hạn nhất định có tính cưỡng chế hoặc
bắt buộc mà các tổ chức tư nhân không có. Ngược lại mọi trao đổi của tư nhân là tự
nguyện. Ví dụ Chính phủ bắt buộc các cá nhân phải đóng thuế, nộp các khoản chi phúc
lợi chung theo như quy định. Các tổ chức tư nhân không thể có quyền đó. Mọi hoạt
động trao đổi giữa các chủ thể tư nhân đều phải diễn ra trên cơ sở tự nguyện. Quyền
cưỡng chế này giúp Chính phủ thực hiện được một số hoạt động mà khu vực tư nhân
không thể làm được ví dụ như khắc phục các thất bại thị trường mà chúng ta sẽ nghiên
cứu ở phần sau.
1.2 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.
1.2.1 Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực
“Mục tiêu của Chính phủ là phúc lợi cho con người. Tiến bộ vật chất và sự thịnh
vượng của quốc gia được mong đợi chỉ khi nào chúng mang lại vật chất và tinh thần
cho tất cả những công dân tốt” - Theodore Rooseval
Là những công dân, chúng ta luôn phải liên tục đánh giá các đề nghị liên quan đến
vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế. Có nên tăng các loại thuế thu nhập hay
không? Chúng ta có cần các trung tâm chăm sóc trẻ em do Chính phủ tài trợ hay
không? Có cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc lưu hành ô tô xe máy hay không? Rõ ràng
có rất nhiều vấn đề được đặt ra. Với sự đa dạng của các hoạt động kinh tế của Chính
8


phủ, chúng ta cần một số khuôn khổ lý thuyết nào đó để đánh giá tính hấp dẫn của các
hoạt động khác nhau của Chính phủ. Nếu không có khuôn khổ mang tính hệ thống này
thì mỗi chương trình của Chính phủ sẽ được đánh giá trên cơ sở không theo thể thức,

và việc thực hiện một chính sách kinh tế chặt chẽ trở nên không thể làm được.
1.2.1.1 Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto
Hiệu quả Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto là một trong những lý thuyết trung
tâm của kinh tế học với nhiều ứng dụng rộng rãi trong lý thuyết trò chơi, các ngành kỹ
thuật, cũng như khoa học xã hội. Với 1 nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ
nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này
sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không
làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện
Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách
nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto
hoặc tối ưu Pareto.
Thuật ngữ này được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Ý
đã sử dụng khái niệm này trong các nghiên cứu của ông về hiệu quả kinh tế và phân
phối thu nhập
Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách
nào phân bổ lại các nguồn lực để làm ít nhất một người được lợi hơn mà không phải
làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác.
Khái niệm hiệu quả Pareto thường được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá mức
độ đáng có của cách phân bổ nguồn lực khác nhau. Nếu phân bổ chưa đạt hiệu quả
Pareto có nghĩa vẫn còn sự lãng phí theo nghĩa có thể cải thiện lợi ích cho người nào
đó mà không làm giảm lợi ích của người khác. Theo khái niệm hiệu quả Pareto thì có
các tiêu chí giá trị sau: Thứ nhất mỗi cá nhân đánh giá tốt nhất thỏa dụng hay phúc lợi
của mình. Thứ hai, xã hội đơn giản là tổng cộng các cá nhân trong cộng đồng. Thứ ba,
nếu có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thỏa dụng của một cá nhân mà
không là giảm độ thỏa dụng của một cá nhân khác thì phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm.
Như vậy, hiệu Pareto được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng có
của các cách phân bổ nguồn lực khác nhau. Nếu sự phân bổ chưa đạt hiệu quả Pareto
nghĩa là vẫn còn sự “lãng phí” theo nghĩa còn có thể cải thiện lợi ích cho người nào đó
mà không làm giảm lợi ích của người khác.
Một khái niệm khác có liên quan mật thiết đến hiệu quả Pareto là hoàn thiện

Pareto. Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người
được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các
nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
Theo cách hiểu thông thường của chúng ta về hiệu quả đó là hiệu quả có nghĩa là
đưa ra một kết quả mong muốn với chi phí và nỗ lực tối thiểu. Nói cách khác không có
9


nỗ lực nào hoặc chi phí nào bỏ ra một cách lãng phí, không mang lại kết quả hữu ích.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ có thể thấy rằng, khái niệm hiệu quả Pareto của các nhà kinh tế cũng
hàm ý như cách hiểu thông thường về hiệu quả nhưng chính xác hơn. Cụ thể:

Trong hoạt động sản xuất, giả định lợi ích của mỗi cá nhân tùy thuộc vào lượng
hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng mỗi năm. Với tổng nguồn lực có hạn và điều kiện
công nghệ kỹ thuật cho trước. Sản lượng tặng thêm có thể giúp một số cá nhân tiêu
dùng nhiều hơn mà không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Điều này chỉ
dừng lại khi không thể tăng thêm sản xuất được nữa. Điều đó có nghĩa là đã đạt hiệu
quả trong sản xuất.
Trong hoạt động trao đổi, mọi người có thể làm tăng lợi ích của mình mà không
làm giảm lợi ích của người khác bằng cách tiến hành những sự trao đổi đôi bên cùng
có lợi. Cá nhân trong nền kinh tế được tự do trao đổi có thể tạo thêm lợi ích cho mình
bằng cách trao đổi những hàng hóa không thiết yếu với mình bằng với người khác để
lấy những hàng hóa khác mà mình cần hơn người kia. Quá trình này sẽ dừng lại khi
không còn khả năng tiến hàng những cuộc trao đổi như vậy. Như vậy tức là đạt hiệu
quả trong trao đổi.
Tóm lại, tiêu chuẩn hiệu quả Pareto dựa trên quan điểm: Cá nhân phải được tự do
theo đuổi lợi ích cá nhân, với điều kiện sự theo đuổi đó không làm phương hại đến lợi
ích của người khác.
1.2.1.2 Điều kiện biên về kết quả
Điều kiện cần thiết để có mức sản lượng hiệu quả về một hàng hóa nào đó trong

thời gian xác định có thể dễ dàng suy ra từ tiêu chuẩn Pareto. Để xác định xem liệu các
nguồn lực phân bổ cho việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó đã hiệu quả hay chưa
người ta thường so sánh 2 chỉ tiêu
Lợi ích biên (MB): Lợi ích tận thu thêm khi sản xuất một đơn vị hàng hóa. MB
được đo bằng lượng tiền tối đa mà một người tiêu dùng sãn sàng từ bỏ để có thêm một
đơn vị hàng hóa. Lợi ích biên có thể được đo bằng lượng tiền tối đa mà một người tiêu
dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hóa. Ví dụ như một cá nhân sẵn sàng
từ bỏ 2.000đ tiền mua hàng hóa khác để chuển sang mua bánh mỳ mà không thấy được
lợi hơn hoặc thiệt hại đi thì lợi ích biên của ổ bánh mỳ là 2000đ.
Chi phí biên (MC): chi phí phát sinh thêm để sản xuất một đơn vị hàng hóa. MC là
số tiền tối thiểu cần thiết để thù lao cho những người sở hữu yếu tố sản xuất mà không
làm họ thấy thiệt thòi. Nếu chi phí biên của ổ bánh mỳ là 1.000đ có nghĩa người chủ
các yếu tố sản xuất sẽ thấy được lợi hơn khi được trả hơn 1000đ và thấy thiệt hơn khi
được trả thấp hơn 1000đ.
Điền kiện biên về tính hiệu quả: Nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng
hóa lớn hơn chi phí biên thì đơn vị hàng hóa đó cần được sản xuất thêm. Trái lại, nếu
lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hóa đó là sự lãng phí nguồn
10


lực. Như vậy, mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hóa này đạt khi lợi ích biên bằng chi
phí biên: MB=MC
1.2.2 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto:
Để một nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto toàn diện, trong cả lĩnh vực sản xuất, phân
phối và hỗn hợp, cần có ba điều kiện như sau:
* Điều kiện hiệu quả sản xuất: Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa hai loại đầu
vào bất kỳ của tất cả các hãnh sản xuất phải như nhau:
MRTSXLK= MRTSYLK
* Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỷ suất thay thế biên giữa 2 loại hàng hóa bất
kỳ của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải như nhau:

MRSAXY = MRSBXY
* Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hóa bất kỳ
phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân:
MRTXY = MRSAXY = MRSBXY
1.2.3 Định lý cơ bản của kinh tế học Phúc lợi
Vấn đề đặt ra là liệu trong nền kinh tế thực thụ, có khi nào chúng ta đạt được tất cả
các điều kiện trên hay không? Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi đã đưa ra câu
trả lời cho điều đó.
Định lý được phát biểu: Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo,
tức là những người sản xuất và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong
những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu đạt được phân bổ nguồn lực đạt
hiệu quả Pareto.
Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, mọi cá nhân đều đứng trước những mức
giá như nhau, và họ không có khả năng thay đổi giá cả thị trường. Nền kinh tế cạnh
tranh sẽ tự động phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất mà không cần bất kể
một sự định hướng tập trung hóa nào – theo quan điểm bàn tay vô hình của Adam
Smith.
Như vậy, chừng nào các cá nhân còn theo đuổi động cơ tối đa hóa lợi ích thì kết
quả phân bổ nguồn lực sẽ đạt hiệu quả. Trong phương diện nào đó , định lý cơ bản của
kinh tế học phúc lợi chỉ đơn thuần hình thức hóa một nhận thức từ lâu đã được công
nhận: khi nói đến việc cung cấp và dịch vụ thì các hệ thống doanh nghiệp tự do tỏ ra
rất năng suất và hiệu quả.
Tuy nhiên chúng ta thấy rằng khi nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoạt động hoàn
hảo phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả, vậy Chính phủ đóng vai trò gì trong nền
kinh tế thị trường. Phải chăng Chính phủ chỉ nên có những vai trò vô cùng nhỏ bé
trong nền kinh tế. Chức năng chủ chốt của Chính phủ là bảo vệ các quyền sở hữu để
thị trường có thể hoạt động, Chính phủ đề ra các quy tặc, hệ thống tòa án và quốc
phòng. Mọi thứ khác những điều trên đều trở nên thừa và không cần thiết. Trên thực
tế chúng ta không thể hiểu và áp dụng quan điểm về kinh tế học phúc lợi tùy tiện như
vậy bởi vì bất kỳ một định luất khoa học nào cũng có sự hạn của nó cũng như định lý

11


cơ bản kinh tế học phúc lợi hay hiệu quả Pareto. Chúng ta không chắc chắn rằng tự
thân hiệu quả Pareto là đáng được mong đợi. Cụ thể:
Thứ nhất thấy rằng định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi
trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong thực tế, nền kinh tế không không phải lúc nào cũng
đảm bảo đạt hiệu quả này. Vì thế, khi sự không hoàn hảo của thị trường xuất hiện cũng
đồng nghĩa với việc hiệu quả Pareto không được đảm bảo.
Thứ hai hiệu quả chỉ là một tiêu chuẩn để quyết định xem một sự phân bổ nguồn
lực cụ thể là tốt hay xấu. Tiêu chuẩn hiệu quả Pareto chỉ mang đặc tính cá nhân chủ
nghĩa.Nó chỉ quan tâm đến mức lợi ích tuyệt đối của từng cá nhân mà không quan tâm
đến mức lợi ích tương đối giữa các cá nhân. Tiếu chuẩn Pareto không quan tâm đến sự
bất bình đẳng. Một sự thay đổi làm người giầu càng giầu thêm nhưng không giúp gì
cho người nghèo vẫn được coi là hoàn Pareto. Như vậy sẽ làm sự bất bình đẳng trong
xã hội càng trở nên sâu sắc.
Các tiêu chuẩn Pareto thích hợp với nguyên trạng. Để đáp ứng điều kiện cải thiện
Pareto thì bất kỳ sự thay đổi tối thiểu nào phải làm cải thiện phúc lợi ít nhất là một
người và không làm tổn hại đến người khác. Nếu như thực tế diễn ra như vây, có một
số tình huống người ta cư muốn giữ nguyên trạng mà không muốn thay đổi dù giữ
nguyên trạnh đo là không hợp lý và không công bằng. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ
trước thời kỳ chiến tranh dân sự ở nam Mỹ và trong thời kỳ chế độ Apatheid ở Nam
phi. Loại bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tạo ra công bằng xã hội và cải thiện phúc lợi xã
hội nhưng lại gây tổn thất về kinh tế cho chủ nô. Quan điểm này không thống nhât và
dẫn đến cuộc chiến tranh dân sự. Tầng lớp chủ nô muốn giữ nguyên trạng trong khi
tầng lớp nô lệ muốn thay đổi. Và giữ nguyên trạng trong trường hợp này là đi ngược
lại quy luật phát triển. Vì vậy, một số nhà kinh tế học, xã hội học phản đối việc áp
dụng tiêu chuẩn Pareto như là công cụ để đo lường phúc lợi xã hội
1.2.4 Cơ sở để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tê – thất bại thị trường:
Các nhà kinh tế chính thức sử dụng thuật ngữ thất bại thị trường từ năm 1958. Tuy

nhiên, nhà triết học thời Victoria Henry Sidgwick là người đầu tiên phát triển khái
niệm của thuật ngữ này. Thất bại của thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả
tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực. Hoặc có thể hiểu thất
bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội.
* Những trường hợp thất bại thị trường chủ yếu là:
a. Độc quyền thị trường
Độc quyền, trong kinh tế học, là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người
bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Một số nguyên nhân
chính dẫn đến độc quyền thường
- Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có
thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ
12


chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc
quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.
- Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực
kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.
- Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này
làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác
nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được
giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.
- Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí
gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những
mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí
gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
b. Ngoại ứng
Ảnh hưởng ngoại ứng, trong kinh tế học, là ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động của

một chủ thể kinh tế này và tác động trực tiếp tới chủ thể kinh tế khác (nghĩa là không
thông qua cơ chế thị trường). Nếu chủ thể kinh tế chịu tác động bị tổn thất, thì có ảnh
hưởng ngoại lai tiêu cực. Còn nếu chủ thể kinh tế chịu tác động được lợi, thì có ảnh
hưởng ngoại lai tích cực.
Ảnh hưởng ngoại lai là một loại thất bại thị trường. Lý luận chuẩn tắc cho rằng
trong cơ chế thị trường, các nguồn lực được phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, các
ảnh hưởng không thông qua thị trường, thì không xác định được giá trao đổi. Điều này
dẫn tới chi phí hoặc lợi ích theo nhận thức của cá nhân không thống nhất với chi phí
hoặc lợi ích thật sự của xã hội. Vì thế, không thể có phân bổ nguồn lực tối ưu được.
c. Hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng hay dịch vụ công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính
chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng
hóa tư nhân không mang hai tính chất trên.
Thuộc tính không thể loại trừ là tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên
giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất
định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền
cho việc sử dụng hàng hóa của mình.
Thuộc tính không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân
này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử
dụng nó..

13


Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình
trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng
đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng
hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng
có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong
trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí họ thu

của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra.
Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu
quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên
đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người
cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời
gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ
không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả
năng sẽ trồng ít hoa đi.
d. Thông tin không hoàn hảo
Thông tin không hoàn hảo (hay thông tin phi đối xứng) trong kinh tế học, là trạng
thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm
giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người
khác về đối tượng được giao dịch. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học,
hợp đồng và tài chính.
Nguyên nhân của tình trạng phi đối xứng về thông tin, theo Joseph Stiglitz, trước
tiên là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và
thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh
tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào
cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
Phi đối xứng thông tin còn có nguyên nhân nhân tạo. Chủ thể kinh tế tham gia giao
dịch có thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
e. Bất ổn định kinh tế
Sự vận hành mang tính chu kỳ của nền kinh tế đã khiến lạm phát và thất nghiệp trở
thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây ra rất nhiều tổn thất cho xã
hội.
Đối phó với sự bất ổn định kinh tế, Chính phủ chủ động sử dụng các chính sách tài
khóa và tiền tệ để cố gắng ổn định hóa nền kinh tế. Các chính sách ổn định hóa của
Chính phủ nhiều khi không tiêu hao nhiều nguồn lực của xã hội, nhưng đó lại là sự trợ
giúp đắc lực để giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn
1.2.5 Những cơ sở khác cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế:

14


a. Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người
Một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đó là sự bất bình đẳng trong
nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra những tầng lớp siêu giầu nhưng đồng thời
cũng tồn tại những người có thu nhập dưới mức ngưỡng nghèo. Hơn thế nữa ngay cả ở
những nền kinh tế mà sự bất bình đẳng kinh tế giữa các tầng lớp không quá sâu sắc thì
bản thân nền kinh tế đó vẫn tồn tại những tầng lớp yếu thế như người già, người tàn
tật, trẻ em... Chính phủ có trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân
cư, đồng thời giúp các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người nghèo, trẻ em,
người tàn tật thông qua các chương trình hỗ trợ trự tiếp hoặc gián tiếp.Cụ thể Chính
phủ sẽ hỗ trợ thông qua các chương trình trợ cấp trực tiếp bằng tiền cho cá nhân để
giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Hoặc Chính phủ có thể hỗ trợ gián tiếp thông qua các chương trình phân phối lại
được thực hiện dưới dạng như cung cấp các phương tiện dịch vụ cho cả cộng đồng như
chương trình xây dựng điện, đường, trường trạm ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
Việc sử dụng quyền lực của Chính phủ tạo ra sự bình đẳng cho mọi công dân,
không phân biệt tình trạng cá nhân, giúp các cá nhân có nhiều cơ họi hơn để đặt năng
lực của mình vào công việc phù hợp nhất. Từ đó có thể làm lợi cho xã hội nói chung.
b. Hàng hóa khuyến dụng
Nguyên nhân thứ hai để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế đó là do sự xuất hiện
của hàng hóa khuyến dụng. Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có
lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến Chính phủ
bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng.
Đôi khi, cá nhân đôi khi khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi ích hoặc
tác hại của việc tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ
thông tin. Do đó Chính phủ sẽ phải sử dụng quyền lực chính trị của mình để can thiệp
vào hành vi tiêu dùng của các cá nhân. Cơ sở ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ trong

trường hợp hàng hóa khuyến dụng đó là chức năng phụ quyền của Chính phủ.
Tuy nhiên việc lạm dụng chức năng này có thể khiến Chính phủ trở nên độc đoán
hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá nhân. Do đó cần giới hạn phạm vi thực hành
vai trò phụ quyền của Chính phủ.
1.3

Đánh giá chung về sự can thiệp của chính phủ

1.3.1 Chức năng của Chính phủ
Trong nền kinh tế thị trường, vốn tiền tệ là điều kiện và tiền đề cho mọi hoạt động
kinh tế-xã hội. Thực ra, chức năng tạo lập vốn là một khâu tất yếu của quá trình phân
phối, nên khi nói về chức năng của tài chính nói chung, người ta thường không tách
15


riêng ra thành một chức năng. Tuy nhiên, đối với tài chính công, vấn đề tạo lập vốn có
sự khác biệt với tạo lập của các khâu tài chính khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phân phối, vì vậy, có thể tách ra thành một
chức năng riêng biệt.
Chủ thể của quá trình tạo lập vốn là Nhà nước. Đối tượng của quá trình này là các
nguồn tài chính trong xã hội do Nhà nước tham gia điều tiết. Đặc thù của chức năng
tạo lập vốn của tài chính công là quá trình này gắn với quyền lực chính trị của Nhà
nước. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ tiền tệ
của mình thông qua việc thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh tế xã hội.
a. Phân bổ nguồn lực
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của Chính phủ là phân bổ tốt các nguồn lực kinh tế để
nâng cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn.
Chức năng phân bổ nguồn lực là khả năng khách quan của Chính phủ mà nhờ vào
đó các nguồn lực tài chính được tập trung lại và được sử dụng một cách hợp lý nhằm
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Chủ thể phân phối và phân bổ là Chính phủ với tư cách là người nắm giữ quyền
lực chính trị. Đối tượng phân phối và phân bổ là các nguồn tài chính công tập trung
trong ngân sách Nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước, cũng như thu nhập
của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà nhà nước tham gia điều tiết. Biểu hiện
của việc thực hiện chức năng: Chính phủ đứng ra cung cấp các loại hàng hóa công
cộng, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo quy hoạch chung, khắc
phục thất bại thị trường liên quan đến tình phi hiệu quả như độc quyền, ngoại úng hay
thông tin không hoàn hảo. Thông qua chức năng này, các nguồn nhân lực tài chính
công được phân bổ một cách có chủ đích theo ý chí của Nhà nước nhằm thực hiện sự
can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế-xã hội. Trong điều kiện chuyển từ
cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước, chức năng phân bổ của tài chính công được vận dụng có sự lựa chọn, cân
nhắc, tính toán, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt hiệu quả phân bổ cao.
b. Phân phối lại thu nhập
Chức năng phân phối lại thu nhập là khả năng khách quan mà nhờ đó Nhà nước có
thể chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội (trước hết là sản phẩm mới được
tạo ra) để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
do Nhà nước đảm nhiệm
Chính phủ cần tiến hành phân phối lại thu nhập do sự khuyết tật của nền kinh tế
thị trường. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tạo ra những sự phân phối thu nhập
bất bình đẳng. Khi quốc gia còn phát triển ở trình độ thấp, những nguồn lực sãn có
dành cho việc phân phối lại rất hạn chế. Khi quốc gia phát triển cao hơn, thì cùng với
16


sự thịnh vượng chung, Chính phủ cũng sẽ có khả năng dành nhiều nguồn lực để cung
cấp cho người nghèo. Đối tượng phân phối tài chính công là giá trị của cải xã hội,
trong đó chủ yếu là giá trị sản phẩm mới được tạo ra. Nhà nước là chủ thể phân phối
tài chính công. Chính phủ thực hiện thông qua chính sách thuế và chi tiêu nhằm giảm
bớt khoảng cách giữa người giầu và người nghèo. Đôi khi Chính phủ điều tiết trực tiếp

bằng các mệnh lệnh hành chính.
Thông qua chức năng phân phối, tài chính công thực hiện sự phân chia nguồn lực
tài chính công giữa các chủ thể thuộc Nhà nước, các chủ thể tham gia vào các quan hệ
kinh tế với Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước, chức
năng phân phối của tài chính công nhằm mục tiêu công bằng xã hội. Tài chính công,
đặc biệt ngân sách nhà nước, được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh thu nhập của
các chủ thể trong xã hội thông qua thuế và chi tiêu công.
c. Ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô là chức năng mà chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng gánh
vác. Ổn đinh kinh tế vĩ mô nhìn chung đó là việc duy trì mức giá cả ổn định và thất
nghiệp thấp.
Công cụ để Chính phủ thực hiện chức năng này là các chính sách tài khóa, tiền tệ,
sự giám sát chặt chẽ thị trường tài chính. Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vào việc
hoạch định các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
d. Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế
Chính phủ đóng vai trò thiết yếu là đại diện cho quyền lợi quốc gia trên các diễn
đàn quốc tế, và đàm phán các hiệp định có lợi với quốc gia khác trên thế giới. Các lĩnh
vực thường xuất hiện trên diễn đàn quốc tế:
+ Tự do hóa thương mại: là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào
lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều
của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước
ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. Trong những năm
gần đây, Việt Nam cũng tham gia đàm phán về hàng loạt các hiệp định tự do hóa
thương mại song phương và đa phương như khu vực tự do Asean, tổ chức thương mại
thế giới WTO…
+ Các chương trình hỗ trợ quốc tế: Một số quốc gia có tiềm lực kinh tế, tài chính
lớn thường thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, giúp cải thiện đời sống cho các nược
nghèo, kém phát triển. Những chương trình này có thể tiến hành dưới dạng viện trợ
nước ngoài trực tiếp, cứu trợ thiên tai và hỗ trợ kỹ thuật, cho vay ưu đãi, ưu đãi đối với
hàng hóa xuất khẩu nước nghèo…

+ Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô: Các nước phải có sự phối hợp với nhau
trong các chính sách vĩ mô để chống lại lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng. Sự ra đời
17


của đồng tiền chung châu Âu là một ví dụ về sự phối hợp chính sách của các nước
trong Liên minh Châu Âu.
+ Bảo vệ môi trường thế giới: Trong các chính sách kinh tế quốc tế có sự phối hợp
giữa các nước để bảo vệ môi trường ở những khu vực mà nhiều nước cùng sử dụng
hay chịu ảnh hưởng lan tỏa của ô nhiễm.
1.3.2 Những thất bại của Chính phủ khi can thiệp
Trong khi những thất bại của thị trường đã dẫn đến việc đề ra những chương trình
lớn của chính phủ trong những năm 1930 và 1960, thì trong những năm 1970 những
khiếm khuyết của các chương trình đó lại dẫn các nhà khoa học kinh tế và chính trị
đến việc nghiên cứu sự thất bại của chính phủ.
Trong những điều kiện nào thì chương trình của chính phủ thực hiện không tốt?
Những thất bại của chương trình đó có phải là thuần túy tình cờ không, hay chúng
là những kết quả có thể dự đoán trước, do bản chất vốn có trong hoạt động chính phủ?
Có thể rút ra những bài học cho tương lai về các chương trình này không? Có bốn
lý do chủ yếu gây ra thất bại mang tình hệ thống của chính phủ nhằm đạt được những
mục tiêu đã định: thông tin của chính phủ bị hạn chế; kiểm soát hạn chế của chính phủ
đối với những phản ứng của tư nhân với hành động của chíng phủ; kiểm soát hạn chế
của chính phủ đối với bộ máy hành chính quan liêu; và những hạn chế do các quá trình
chính trị áp đặt.
a. Thiếu thông tin
Một chính sách muốn thực sự hữu hiệu thì cần có đầy đủ thông tin về thị trường.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng đứng trước những thông tin không đầy đủ, khiến cho sự
can thiệp cảu Chính phủ không chính xác hoặc thiếu tính thực tiễn.
Những hậu quả của nhiều hành động là rất phức tạp và khó thấy trước. Khi chính
phủ liên bang áp dụng chương trình đổi mới thành thị, chính phủ đã không thấy trước

được rằng các chương trình đó có thể dẫn đến giảm cung nhà ở cho người nghèo.
Tương tự như vậy, chính phủ không dự đoán được sự tăng bất ngờ chi tiêu cho chăm
sóc sức khỏe khi thực hiện chương trình chăm sóc y tế.
b. Thiếu khả năng kiểm soát của cá nhân
Chính phủ không thể lường hết các phản ứng của mỗi cá nhân trước các những
thay đổi về chính sách do Chính phủ đề ra. Sự phản ứng của khu vực tư nhân đi theo
chiều hướng mà người hoạch định chính sách chưa dự kiến được thì chính sách có thể
không đạt được hiệu quả mong muốn, hoặc có thể thất bại.
-Ví dụ tại Mỹ Chính phủ chỉ có sự kiểm soát hạn chế đối với những kết quả hành
động của mình, đặc biệt trong phạm vi nền dân chủ. Khi thành phố New York thông
qua văn bản luật pháp về kiểm soát tiền thuê nhà của thành phố mình, những người đề
ra văn bản này đã bỏ qua một thực tế là nếu lợi nhuận bị giảm thì chủ tư nhân đang
cho thuê nhà có thể quay sang đầu tư vào nơi khác. Những người ra văn bản đã không
dự đoán được rằng nhà cho thuê có thể giảm, và chất lượng dịch vụ cho thuê cũng có
thể bị xuống cấp. Mặc dù chính phủ đã nỗ lực kiểm soát sự xuống cấp này bằng cách
áp đặt các tiêu chuẩn phục vụ đối với các chủ cho thuê nhà, nhưng những áp đặt đó chỉ
18


thành công một phần, và còn làm giảm nghiêm trọng hơn việc cho thuê nhà. Thành
phố New York ít có khả năng chặn đứng việc này, ngoại trừ việc hủy bỏ các thể chế
kiểm soát tiền thuê nhà.
c. Thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính quan liêu
Việc ra quyết định trong khu vực công cộng thường phải trải qua một quá trình
phức tạp, qua nhiều khâu nấc trung gian. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước thiếu
đồng bộ hoặc không nhất quán về phương hướng hoạt động khiến các chính sách của
Chính phủ không có sức sống trong thực tiễn.
Quốc hội và các cơ quan lập pháp bang và địa phương xây dựng luật pháp, nhưng
giao quyền thực hiện cho một số cơ quan chính phủ nào đó. Cơ quan này có thẻ bỏ ra
khá nhiều thời gian để viết các văn bản chi tiết; việc những văn bản này được soạn

thảo ra sao là điều quyết định hiệu lực của các văn bản đó. Cơ quan này có thể chịu
trách nhiệm về việc thi hành các văn bản pháp luật đó.
Ví dụ quốc hội thông qua đạo luật Bảo vệ môi trường với dụng ý rất rõ ràng là bảo
đảm để các hãng không làm ô nhiễm môi trường. Song những chi tiết kỹ thuật , ví dụ
như xác định mức độ ô nhiễm có thể được chấp nhận đối với các ngành khác nhau, lại
giao cho cơ quan bảo vệ môi trường giải quyết. Trong hai năm đầu, dưới chính quyền
Reagan đã xảy ra nhiều cuộc bàn cãi về việc liệu cơ quan bảo vệ môi trường có lỏng
lẻo trong việc quy định và ban hành các quy định đó không. Do đó mà làm hỏng ý
dụng của quốc hội.
Trong nhiều trường hợp, việc không thực hiện các ý định của Quốc hội không phải
là những nỗ lực thiếu thận trọng nhằm tránh ý muốn của quốc hội. Còn có một vấn đề
nữa là việc bảo đảm để những người thi hành luật pháp làm việc một cách công minh
và có hiệu quả. Vì chủ đề chính trong điều tra về kinh tế học chuẩn là phân tích những
khuyến khích trong khu vực tư nhân, do đó một trong những chủ đề nghiên cứu ở đây
là phân tích các động cơ khuyến khích trong khu vực công cộng: nguyên nhân gì đã
khiến các công chức hành động như họ vẫn làm?
d. Hạn chế do các quá trình chính trị gây ra
Việc ra quyết định trong khu vực công cộng là một quá trình phức tạp mà không
phải bỏ phiếu lúc nào cũng đem lại kết quả có hiệu quả. Hành động của Chính phủ sẽ
ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại chỉ di một nhóm ít người quyết định.
- Người ra quyết định chịu sự chi phối của cử tri do đó phải tìm cách xoa dịu những
lợi ích trái ngược nhau để duy trì phiếu bầu. Điều đó dẫn đến các quyết định của Nhà
nước không nhất quán, rõ ràng, hoặc chỉ phản ánh quyền lợi của những nhóm lợi ích
đặc biệt thay vì đại diện cho đại đa số quần chúng nhân dân phân tán nên không có sức
mạnh thương lượng.
Ngay cả khi chính phủ được thông tin đầy đủ về những hậu quả của tất cả mọi hành
động có thể có, thì việc lựa chọn trong số những hành động đó qua quá trình chính trị
cũng có thể gây thêm những khó khăn. Hành động của chính phủ có ảnh hưởng đến
nhiều người, nhưng lại chỉ do một nhóm ít người quyết định, đó là những người đại
diện đã được bầu ra. Những người ra quyết định phải tìm hiểu ý thích của những cử tri


19


của mình và phải tìm ra cách gì đó để hòa giải hoặc lựa chọn cho những ý thích trái
ngược nhau.
Người ta thường cho là chính phủ hoạt động không nhất quán. Hơn nữa quá trình
chính trị của chúng ta là một quá trình trong đó những người được bầu ra để phục vụ
công chúng đôi khi có động cơ hành động vì lợi ích của cá nhóm lợi ích đặc biệt. Do
đó, thất bại của các chính khách trong việc thực hiện công việc dường như vì lợi ích
của công chúng, không chỉ là hậu quả của lòng tham hay ác ý của một số chính khách
thất thường, mà đó là hậu quả không thể tránh khỏi của những công trình về thể chế
chính trị trong xã hội dân chủ.
Những người chỉ trích sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cho rằng, bốn lý
do làm cho chính phủ thất bại đã đủ tầm quan trọng để chính phủ phải thận trọng
trong việc cứu chữa cái gọi là tính phi hiệu quả của thị trường. Nhưng nếu có người
không đồng ý với kết luận đó, thì việc công nhận bốn hạn chế đó trong hành động của
chính phủ vẫn là tiền đề để xây dựng các chính sách thành công của Chính phủ.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Phân tích các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
Câu 2. Phân tích những chức năng cơ bản của Chính phủ đối với nền kinh tế và đối với
xã hội
Câu 3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến các thất bại của Chính phủ khi can thiệp vào
nền kinh tế
Câu 4. Phân tích các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực
Câu 5. Phân tích định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi.
Câu 6. Phân tích hiệu quả Pareto, hoàn thiện Pareto. Phân tích ví dụ minh họa thực tế
Câu 7. Phân tích những thất bại của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế.
Câu 8. Phân tích vị trí của Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế.
Bài tập

Bài 1: Thành phố xem xét cấp kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho việc cung cấp hàng
hóa công cộng với các số liệu được cho trong bảng:

Số lượng
hàng hóa
A
1
B
2
C
3
D
4
E
5
Tìm phương án tối ưu.
P/a

Tổng lợi ích
XH(TSB)
5.000
7.500
9.000
10.000
10.500

Tổng chi phí
XH(TSC)
2.500
5.500

9.000
13.000
18.000

Bài 2: Thành phố xem xét cấp kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho việc cung cấp hàng
hóa công cộng với các số liệu được cho trong bảng:

P/a
A
B

Số lượng
hàng hóa
1
2

Lợi ích XH biên
(MSB)
6.000
5.600

Tổng chi phí
XH(TSC)
2.000
5.000
20


C
3

D
4
E
5
Tìm phương án tối ưu.

5.000
5.000
4.000

9.000
14.000
20.000

Bài 3: Thành phố xem xét cấp kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho việc cung cấp hàng
hóa công cộng với các số liệu được cho trong bảng:

Số lượng
hàng hóa
A
1
B
2
C
3
D
4
E
5
Tìm phương án tối ưu.

P/a

Tổng lợi ích XH
(TSB)
16.000
30.000
42.000
52.000
60.500

Chi phí XH
biên(MSC)
10.000
12.000
12.000
13.000
13.000

CHƯƠNG 2
CÁC THẤT BẠI DO TÍNH PHI HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ
CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
21


2.1 Độc quyền
Độc quyền trong tiếng Anh là monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos
(nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị
trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực
tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc
quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc

quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền
được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền,
cấu trúc của độc quyền...
2.1.1 Độc quyền thường
Ở trạng thái thuần túy nhất, độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy
nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần
gũi.
Từ khái niệm về độc quyền ta có thể rút ra một số đặc điểm:
+ Trong thị trường độc quyền chỉ có một người bán duy nhất một loại hàng hóa hay
dịch vụ nào đó
+ Sản phẩm sản xuất ra không có hoặc có rất ít sản phẩm thay thế
+ Sức mạnh thị trường thuộc về người bán. Doanh nghiệp có thể điều hành được
giá cả để đạt được mục tiêu hay doanh nghiệp là người ấn định giá
+ Cung của doanh nghiệp là cung của thị trường, đồng thời nhu cầu thị trường cũng
chính là nhu cầu đối với doanh nghiệp.
Chính những đặc điểm này đã khiến cho thị trường khi xuất hiện độc quyền đều
dẫn đến sự phi hiệu quả lợi ích xã hội, đòi hỏi cần có sự can thiệp của Chính phủ.
2.1.1.1 Nguyên nhân xuất hiện
Độc quền thường có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu tập trung vào
những nguyên nhân sau:
- Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường: Một số ngành được coi là chủ đạo
của quốc gia, Chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc
quyền nhà nước. Ví dụ các ngành quốc phòng, hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do
Chính phủ nắm giữ vì nó liên quan đến an ninh quốc gia.
Chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty
nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường
hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.Nhiều
doanh nghiệp trở thành độc quyền là nhờ được Chính phủ nhượng quyền khai thác một
thị trường nào đó.
- Do chế độ sở hữu bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: Chế

độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích
họ đầu tư công sức thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp
phân nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội. Rõ ràng rằng Sẽ
không có doanh nhân hoặc công ty nào đầu tư vào các nghiên cứu thường là tốn kém
và đòi hỏi nhiều thời gian để tìm ra các loại thuốc mới chữa bệnh, các chương trình
máy tính mới, hoặc thậm chí để phát hành các cuốn tiểu thuyết mới nếu các công ty
22


đối thủ có thể đơn giản bắt chước và đem bán các công trình của họ mà không phải trả
tiền bản quyền hay các khoản phí khác phản ánh trong chi phí sản xuất của họ. Nhằm
bảo vệ và khuyến khích các nhà khoa học và nghệ sĩ, chính phủ ban hành các đặc
quyền, hay còn gọi là bản quyền, để bảo vệ các loại hình tài sản trí tuệ nhất định như
sách, âm nhạc, điện ảnh và các chương trình phần mềm máy tính; hoặc còn gọi là bằng
sáng chế khi họ bảo vệ các loại hình khác như phát minh, thiết kế, sản phẩm và các
quy trình sản xuất. Những quy định này trao cho chủ sở hữu, bất kể là cá nhân hay
công ty, độc quyền bán hoặc dùng cách khác để đưa ra thị trường các sản phẩm và
sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian cụ thể. Như Tổng thống Abraham Lincoln
đã nói, những quyền này đã thêm "năng lượng của lợi ích vào ngọn lửa của thiên tài".
Một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất
định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc
tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước
ban hành.
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt: điều này giúp cho người nắm giữ có vị
trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu
những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có
vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất: Do tính chất đặc biệt của
ngành có hiệu suất tăng dần theo quy đã khiến việc có nhiều hang cùng cung cấp một
dịch vụ trở nên không hiệu quả, và hang nào có mặt trong thị trường từ trước thì có thể

liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến đó thành hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự
xâm nhập thị trường của những hãng mới.
- Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực
kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.
2.1.1.2 Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra
* Xét trong mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ lựa
chọn mức sản lượng tối ưu tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên: MR = MC
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang. Doanh thu
cận biên trùng với đường cầu hay doanh thu cận biên không đổi và bằng giá bán:
MR=P
Do đó mức sản lượng tối ưu thỏa mãn điều kiện: P= MC

23


Hình 2.1: Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Trong hình 2.1, doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có giá bán bằng chi phí
cận biên, sản lượng tối ưu của doanh nghiệp là Qo
Tổng doanh thu: TR = Q*P là diện tích hình chữ nhật OPoBQo
Tổng chi phí: TC = ATC*Q là diện tích hình chữ nhật ODCQ o
Tổng lợi nhuận: TP= TR – TC là diện tích hình chữ nhật DCBPo
* Xét trong mô hình thị trường độc quyền thuần túy
Trong thị trường độc quyền, chỉ có một doanh nghiệp cung ứng hàng hóa hoặc dịch
vụ cho thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán là đường cầu thị
trường. Và đường cầu của doanh nghiệp là đường dốc xuống.
Đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu hay doanh thu cận biên luôn
nhỏ hơn giá bán (MRcho giảm giá bán của số sản lượng bán ra tăng thêm mà còn làm giảm giá bán của tất

cả sản lượng được bán ra từ trước. Chính vì vậy đường MR có độ dốc gấp đôi độ dốc
của đường cầu D.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng tại đó
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên: MR=MC

Hình 2.2: Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền
Hình 2.2 mô tả thị trường độc quyền về một sản phẩm. Khi không có sự điều tiết
của Nhà nước, hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại mức sản lượng Q 1 và bán ở
mức giá P1 thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích BCDP1.
* Tổn thất xã hội do độc quyền gây ra:

24


Theo tiêu chuẩn biên về tính hiệu quả, thì mức sản lượng Q 1 không hiệu quả vì tại
đó MB > MC. Cụ thể:
Đường cầu thể hiện mức giá tối đa mà người tiêu dùng sãn sàng trả cho 1 đơn vị
hàng hóa cung cấp thêm. Đó là số tiền tối đa mà người tiêu dùng sãn sàng trả thêm cho
một đơn vị sản phẩm mà không cảm thấy bị thiệt, phản ảnh lợi ích biên mà việc tiêu
dùng hàng hóa đã tạo ra. Như vậy đường cầu (D) chính là đường lợi ích biên (MB) của
xã hội.
Như vậy, điểm sản xuất hiệu quả phải là điểm tại đó MB=MC. Đó chính là điểm A
với mức sản lượng hiệu quả của xã hội là Q 0 sản phầm. Đây là mức sản lượng sẽ được
sản xuất nếu thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Tại mức sản lượng Q1 nếu so sánh tổng thặng dư với tổng thặng dư tại mức sản
lượng Qo có thể thấy độc quyền đã làm giảm bớt một phần thặng dư là diện tích ABD.
Đây chính là phần mất không của xã hội (DWL), chính là cái giá của xã hội phải trả
cho sức mạnh độc quyền.
Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa
ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất ở

mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường
(cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản
phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình
trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền giảm
sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản
phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền
lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì
doanh thu thu thêm được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm
giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản
xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi
phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền
ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất thì lợi ích
biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu
quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán
với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản
lượng tăng lên trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được
sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do chiếm đoạt quyền.
25


×