Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.67 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯỚC KIM YẾN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2010

Tháng 8/2010


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tác giả

NGUYỄN PHƯỚC KIM YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC


Tháng 8 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy sản đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Đức, Bộ Môn Quản Lý
và Phát Triển Nghề Cá, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn gởi đến các bạn sinh viên lớp Liên Thông Đại Học khóa 2008 – 2010
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của Quý
Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương
phẩm ở Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện ở các địa điểm gồm quận Thốt Nốt,
quận Ô Môn, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ là những vùng nuôi cá tra thương
phẩm tập trung và điển hình của thành phố Cần Thơ (một trong những tỉnh thành có
diện tích và sản lượng cá tra thịt lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long). Qua đó cho
thấy những tác động xấu của quá trình nuôi cá tra thương phẩm đến môi trường đồng
thời cho thấy các ảnh hưởng của môi trường lên hoạt động nuôi cá tra thương phẩm

hiện nay và tìm hiểu khả năng sẽ áp dụng các quy trình nuôi cá sạch – tốt – bền vững
(Global GAP, BMP, HACCP) để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra philê và thân
thiện với môi trường tại thành phố Cần Thơ.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................................................................vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề...........................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ..................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Sơ Lược Đặc Điểm Tự Nhiên của Thành Phố Cần Thơ......................................3
2.1.1 Địa lý, địa hình ............................................................................................3
2.1.2 Khí hậu ........................................................................................................3
2.1.3 Thủy văn......................................................................................................3
2.2 Cơ Sở Hạ Tầng Thành Phố Cần Thơ ...................................................................4
2.2.1 Đặc điểm giao thông...................................................................................4
2.2.2 Đặc điểm thông tin liên lạc..........................................................................6
2.2.3 Đặc điểm hệ thống điện, nước.....................................................................6
2.2.4 Hệ thống bờ bao ..........................................................................................6
2.2.5 Đặc điểm khoa học, giáo dục - đào tạo .......................................................6
2.2.6 Đặc điểm y tế...............................................................................................6
2.2.7 Các đặc điểm khác.......................................................................................7
2.3 Đặc Điểm Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Tỉnh Cần Thơ.............................7

2.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra ...............................................................................10
2.4.1 Đặc điểm phân loại....................................................................................10
2.4.2 Đặc điểm phân bố......................................................................................10
2.4.3 Đặc điểm hình thái ....................................................................................10
2.4.4 Đặc điểm môi trường sống ........................................................................10
2.4.5 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn ...............................................................11
2.4.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ...........................................................11
iv


2.4.7 Đặc điểm sinh sản......................................................................................12
2.5 Các Yếu Tố Biến Đổi Khí Hậu Dự Đoán Sẽ Xảy Ra Trong Tương Lai ...........13
2.5.1 Các yếu tố biến đổi khí hậu đã và sẽ xảy ra trong tương lai chung cho toàn
thế giới................................................................................................................13
2.5.2 Các yếu tố biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Việt Nam ..............................14
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................15
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu .................................................................15
3.2 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu............................................................15
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................15
3.2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................16
3.3 Phương Pháp Phân Tích Kết Quả và Xử Lý Số Liệu ........................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................17
4.1 Đặc Trưng về Kinh Tế – Xã Hội của Các Nông Hộ Điều Tra ..........................17
4.1.1 Độ tuổi .......................................................................................................17
4.1.2 Trình độ học vấn........................................................................................18
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi......................................................................................19
4.1.4 Các nguồn học hỏi kỹ thuật nuôi cá, số hộ có cán bộ kỹ thuật có chuyên
môn .....................................................................................................................19
4.1.5 Hoạt động và công tác khuyến ngư, công tác tuyên truyền về biến đổi khí
hậu ......................................................................................................................20

4.2 Các Đặc Trưng về Kỹ Thuật Nuôi Cá ...............................................................20
4.2.1 Diện tích mặt nước của nông hộ................................................................20
4.2.2 Công tác chuẩn bị và cải tạo ao.................................................................21
4.2.3 Nguồn cá giống, mật độ và thời gian thả ..................................................21
4.2.4 Thức ăn nuôi cá .........................................................................................21
4.2.5 Chăm sóc và quản lý .................................................................................22
4.2.6 Thu hoạch ..................................................................................................23
4.3 Kết Quả Khảo Sát ..............................................................................................23
4.3.1 Tác động của quá trình nuôi đến môi trường ............................................23
4.3.1.1 Cách sử dụng thuốc kháng sinh..............................................................24
4.3.1.2 Cách xử lý nước và sát trùng nước nuôi.................................................24
v


4.3.1.3 Cách sử dụng thuốc điều trị nội ký sinh.................................................24
4.3.1.4 Sử dụng thức ăn......................................................................................26
4.3.2 Tác động của môi trường đến các hộ nuôi cá tra thương phẩm ................27
4.3.2.1 Mực nước sông kênh mỗi năm một cao hơn .........................................27
4.3.2.2 Hiện tượng sạt lở đất ..............................................................................27
4.3.2.3 Hậu quả của hiệu ứng nhà kính ..............................................................27
4.3.2.4 Môi trường ô nhiễm................................................................................27
4.3.3 Khả năng áp dụng các quy trình nuôi tốt (Global GAP, BMP, HACCP) .29
4.3.3.1 Số hộ nuôi, công ty đã và đang thực hiện quy trình nuôi sạch - tốt - bền
vững (Global GAP, BMP, HACCP) ..................................................................29
4.3.3.2 Số hộ nuôi, công ty sẽ xây dựng và áp dụng quy trình nuôi sạch - tốt bền vững (Global GAP, BMP, HACCP)............................................................29
4.4 Những khó khăn tồn tại khác và hướng phát triển.............................................30
4.4.1 Những khó khăn tồn tại khác ....................................................................30
4.4.2 Hướng phát triển........................................................................................30
Chương 5


31

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

31

5.1 Kết Luận.............................................................................................................31
5.2 Đề Nghị ..............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................33

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Diễn biến phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 .....................8
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 - 2020 ....................9
Bảng 4.1 Độ tuổi của các hộ nuôi .................................................................................17
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của các hộ nuôi..................................................................18
Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi ............................................................19
Bảng 4.4 Số hộ có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn ......................................................19
Bảng 4.5 Số hộ có hiểu biết và nhận thức sự tác động của biến đổi khí hậu................20
Bảng 4.6 Tổng diện tích mặt nước của nông hộ điều tra ..............................................20
Bảng 4.7 Số hộ mua cá giống từ những hộ ương có uy tín, có giấy chứng nhận .........21
Bảng 4.8 Độ đạm và tỷ lệ cho ăn ..................................................................................21
Bảng 4.9 Số lượng hộ sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh .........................................23
Bảng 4.10 Số hộ sử dụng hóa chất xử lý nước .............................................................24

Bảng 4.11 Số hộ sử dụng thuốc điều trị nội ký sinh .....................................................25
Bảng 4.12 Các loại thức ăn được sử dụng ....................................................................26
Bảng 4.13 Số hộ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất ................................................................27
Bảng 4.14 Các hộ bị tác động bởi các hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra ...............28
Bảng 4.15 Các hướng khắc phục để đối phó với ô nhiễm môi trường .........................28
Bảng 4.16 Các hộ đang áp dụng quy trình nuôi thủy sản sạch – tốt – bền vững (Global
GAP, BMP, HACCP) ....................................................................................................29
Bảng 4.17 Các hộ sẽ xây dựng và áp dụng quy trình nuôi thủy sản sạch – tốt – bền
vững (Global GAP, BMP, HACCP)..............................................................................30

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Độ tuổi của các hộ nuôi .............................................................................17
Biểu đồ 4.2 Trình độ học vấn của các hộ nuôi..............................................................18
Biểu đồ 4.3 Số lượng hộ sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh.....................................24
Biểu đồ 4.4 Số hộ sử dụng hóa chất xử lý nước ...........................................................25
Biểu đồ 4.5 Các loại thuốc xổ giun được các hộ nuôi sử dụng.....................................26
Biểu đồ 4.6 Các loại thức ăn được sử dụng ..................................................................27

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát
triển nhảy vọt và đã được đánh giá là ngành có tiềm năng và triển vọng lớn trong nền
kinh tế nước ta. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn
trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm biển.
Đặc biệt nghề nuôi thủy sản nước ngọt phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
trong đó cá Tra là loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long với sản lượng chiếm tới 80% sản lượng thủy sản chung của cả
nước (2008). Tiềm năng nuôi loài cá này rất lớn và còn tiếp tục tăng hơn nữa. Cá tra
được Bộ Thủy Sản xác định là đối tượng nuôi chiến lược phục vụ cho xuất khẩu ở
nhiều thị trường như: Châu Âu, Mỹ, các nước châu Á, Trung Đông, …
Sản lượng cá tra nuôi tăng liên tục mỗi năm: Từ 250 ngàn tấn (2003) đến 640
ngàn tấn (2008) với kim ngạch xuất khẩu 1,45 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản 4,5 tỉ USD. Việt Nam đã trở thành nước có sản lượng xuất khẩu cá da trơn
lớn nhất khu vực. Sản phẩm cá tra đã được xuất sang hơn 100 nước và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên do sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch và quản lý môi trường kém đã tạo
thêm cho nghề nuôi cá Tra thương phẩm những khó khăn đáng kể như ô nhiễm môi
trường và dịch bệnh làm giảm năng suất của hộ nuôi bên cạnh đó vấn đề biến đổi khí
hậu đang gây ảnh hưởng lớn đến toàn cầu và đặc biệt là Việt Nam do có diện tích bờ
biển kéo dài (3.280 km) và nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô hướng
dẫn, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) thương phẩm ở Thành Phố Cần Thơ ”.
1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Tìm hiểu các hoạt động nuôi cá tra dưới tác động của môi trường và cách ứng xử
của các hộ với môi trường, khả năng áp dụng các quy tình nuôi cá sạch – tốt – bền

vững (Global GAP, BMP, HACCP) để đáp ứng với tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra philê
và thân thiện với môi trường.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Đặc Điểm Tự Nhiên của Thành Phố Cần Thơ
2.1.1 Địa lý, địa hình
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự
nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km và cách thành phố Hồ
Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ).
Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
2.1.2 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung
bình các tháng từ 26 – 280C. Số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1, 2 và 3.
Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 – 240 giờ.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các
tháng mùa mưa từ 26 – 270C. Mưa tập trung trong các tháng 9, 10; trung bình lượng
mưa phổ biến trong tháng từ 220 – 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên
diện rộng do lượng mưa lớn và lưu thượng nguồn đổ về.
2.1.3 Thủy văn
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình
rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch

chằng chịt. Trong đó:
3


- Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km.
Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng
nước của sông Mêkông), lưu lượng nuớc bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây.
Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa
sông MêKông).
- Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng của sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m
nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
- Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có
nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu
úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt
suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
2.2 Cơ Sở Hạ Tầng Thành Phố Cần Thơ
2.2.1 Đặc điểm giao thông
Cần Thơ là nơi quy tụ nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Trong đó:
* Đường bộ: quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ dài 40 km là tuyến
giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố
trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30 km nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, khu
công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A.
* Đường thủy: thành phố Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí
nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mêkông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là
phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn
(trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến thành phố Cần Thơ dễ dàng. Tuyến Cần Thơ
- Xà No - Cái Tu, là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà
Mau. Cầu Cần Thơ qua sông Hậu nối liền Cần Thơ với Vĩnh Long. Hệ thống bến xe
khách liên tỉnh Cần Thơ và 6 bến xe nội tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển

hàng hóa đường bộ. Bến tàu khách liên tỉnh và 7 bến tàu huyện. Công ty vận tải biển
có đội tàu viễn dương tổng trọng tải 2.000 tấn là phương tiện chở hàng hóa xuất nhập
khẩu qua cảng Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng:
Cảng Cần Thơ diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, hiện là cảng
4


lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long; cảng Cái Cui đang trong giai đoạn xây dựng, với
quy mô thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông
qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn
với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến
200.000 tấn/năm và một bến cảng container chuyên dùng gồm bãi Container 28.000
m2, kho chứa hàng 3.600 m2 và bãi hàng khác 8.000 m2; sân bay thành phố Cần Thơ
đang được nâng cấp mở rộng, để tương lai trở thành sân bay quốc tế của khu vực, nhờ
đó việc vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu với các nuớc Asian, Châu
Á Thái Bình Duơng, Châu Âu, Châu Mỹ rất dễ dàng.
* Đường hàng không: Cần Thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng
để mở đường bay tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong tương lai, sân bay Trà
Nóc sẽ mở rộng đường bay đến các nước trong khu vực ASEAN.
Giữ vị trí trọng điểm của khu vực kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là
một thành phố công nghiệp năng động với các khu chế xuất – khu công nghiệp hoạt
động hiệu quả nhất trong khu vực :
- Khu công nghiệp Trà Nóc: Diện tích 300 ha, bao gồm khu Công nghiệp Trà
Nóc I (135 ha), Trà Nóc II (165 ha), nằm cách sân bay Trà Nóc 2 km, cách cảng Cần
Thơ 3 km đuợc cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ngân hàng, bưu chính viễn thông và
nguồn nhân lực dồi dào từ thành phố Cần Thơ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Khu công nghiệp Hưng Phú: Diện tích 975 ha, nằm bên bờ sông Hậu, phía Nam
thành phố Cần Thơ, là khu công nghiệp tổng hợp nhiều ngành nghề như: Chế tạo cơ
khí; lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến nông sản, thủy sản; trung tâm CN-TTCN

Thốt Nốt: Có tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là 22,5 ha, đang tiếp tục quy hoạch
giai đoạn II là 31,5 ha. Dù đang trong giai đoạn đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng
nhưng đã có 25 nhà đầu tư đăng ký thuê đất. Trong tương lai, đây sẽ là khu công
nghiệp năng động đứng thứ ba của TP.Cần Thơ, sau khu công nghiệp Trà Nóc và
Hưng Phú.
- Trung tâm CN-TTCN Cái Sơn – Hàng Bàng (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ):
Có tổng diện tích 38,2 ha, cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện đã có
trên 15/23 nhà đầu tư đang hoạt động.

5


2.2.2 Đặc điểm thông tin liên lạc
Cần Thơ xây dựng được hệ thống thông tin đại chúng, bưu chính – viễn thông
hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho giao thương giữa thành phố với các tỉnh, thành phố
trong cả nước và các nước trên thế giới.
Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ hiện đại, gồm 1 bưu điện
trung tâm, 4 bưu điện huyện và hơn 90 bưu cục đủ điều kiện cung cấp thông tin liên
lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới. Mạng lưới internet qua đường truyền
ADSL đã triển khai rộng khắp các quận trong thành phố.
2.2.3 Đặc điểm hệ thống điện, nước
Hệ thống điện, nước của thành phố Cần Thơ có khả năng đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư với các nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW; nhà máy nhiệt
điện Ô Môn đang được xây dựng, công suất 600 MW (giai đoạn I) và 1.200 MW (giai
đoạn II); hai nhà máy cung cấp nước sạch, công suất 90.000 m3/ngày đêm. Hiện nay,
thành phố Cần Thơ có kế hoạch xây dựng thêm hai nhà máy cung cấp nước sạch, công
suất 200.000 m3/ngày đêm nhằm cung cấp nước sạch cho các khu vực khác trên địa
bàn đến năm 2010.
2.2.4 Hệ thống bờ bao
Hiện nay thành phố đã đầu tư hệ thống bờ bao ngăn lũ từ vùng tứ giác Long

Xuyên, sông Hậu đổ vào cho khu vực quận Thốt Nốt, quận Ô Môn.
2.2.5 Đặc điểm khoa học, giáo dục - đào tạo
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, thành phố Cần Thơ có 24 trường đào tạo và
trung tâm dạy nghề các loại. Trường Đại học Cần Thơ (Khu II, đường 3/2, TP. Cần
Thơ) và Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (nằm ở quận Ô Môn, TP.
Cần Thơ) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo lớn của khu vực và cả nước.
Hàng năm, đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động có tay
nghề. Trong những năm qua, Cần Thơ đã đào tạo hơn 20 ngàn sinh viên và cán bộ có
trình độ và năng lực. Thành phố Cần Thơ đang kêu gọi đầu tư vào các dự án về điện
tử, thông tin và các lĩnh vực công nghệ cao.
2.2.6 Đặc điểm y tế
Cần Thơ là nơi tập trung khá nhiều bệnh viện và cơ sở y tế từ tuyến quận, huyện
6


đến xã, phường với chất lượng phục vụ, khám, chữa bệnh ngày càng đi vào nề nếp và
không ngừng được nâng cao. Năm 2004, toàn thành phố có 31/67 trạm y tế xã, phường
được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang đẩy nhanh tiến
độ triển khai dự án xây dựng bệnh viện trung tâm quy mô 700 – 1.000 giường nhằm
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh không chỉ của người dân thành phố mà còn của các
tỉnh trong khu vực.
2.2.7 Các đặc điểm khác
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu về quảng bá, trưng bày và bán sản phẩm, trung tâm
hội chợ triển lãm quốc tế thành phố Cần Thơ (116B – Đường Trần Phú, Phường Cái
Khế, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), hàng năm tổ chức 2 – 4 kỳ hội chợ là cơ hội
thuận lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trao đổi, mua bán hàng hóa.
Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán trong nước và nước ngoài hoạt động
hiệu quả và đồng bộ. Các ngân hàng hiện đang hoạt động gồm có Vietcombank, Ngân
hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng
Đông Á, Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, văn phòng ANZ...; các chi nhánh bảo

hiểm Prudential, Bảo Việt,...
Các trung tâm truyền hình của khu vực và các đài phát thanh – truyền hình địa
phương, các kênh truyền hình cáp, vệ tinh cũng đã đi vào hoạt động. Hoạt động truyền
thông và báo chí cũng phát triển với hơn 20 báo Trung ương đặt cơ quan đại diện,
thường trú tại Cần Thơ, cùng một số tờ báo lớn đuợc in tại đây sau đó phát hành đi các
tỉnh miền Tây.
Bên cạnh đó còn có các khu vui chơi, giải trí: Công viên nước, vườn du lịch sinh
thái (hiện đang xây dựng hai khu du lịch sinh thái lớn Cồn Ấu và Cồn Khương), hệ
thống các nhà hàng, khách sạn hiện đại, cao cấp với 16 khách sạn được xếp sao như
khách sạn bốn sao Golf Cần Thơ (số 2 Hai Bà Trưng, TP. Cần Thơ), khách sạn bốn
sao Victoria Cần Thơ (phường Cái Khế, TP. Cần Thơ)...; và hơn 30 khách sạn đạt tiêu
chuẩn du lịch, thành phố Cần Thơ trở thành Trung tâm kinh tế văn hóa, dịch vụ thương
mại và du lịch phong phú đa dạng.
2.3 Đặc Điểm Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Tỉnh Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi cho mở rộng giao lưu với các tỉnh
trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và quốc tế và là một cực tăng trưởng kinh tế
7


của Nam bộ. Thành phố Cần Thơ có cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển, tập trung
nhiều cơ sở đào tạo và cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, có vai trò hỗ trợ cho
nông nghiệp cả “đầu vào và đầu ra” một cách tích cực, đây là lợi thế số một của nông
nghiệp thành phố.
Các điều kiện môi trường nước và thủy sinh vật (môi trường sống và thức ăn cho
thủy sản) được đánh giá là thuận lợi, có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy
sản nước ngọt.
Thủy sản phát triển rất nhanh, khá vững chắc, là động lực trong phát triển và
chuyển đổi cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I trong giai đoạn 2000 – 2005.
Thành tựu nổi bật là đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản cho
hiệu quả cao (lúa – cá, lúa – tôm càng xanh, nuôi chuyên canh cá rô, cá lóc, cá trê và

cá rô phi trong ao, nuôi cá – tôm trong mương vườn) và nuôi thâm canh rất cao (nuôi
cá tra, basa trong ao và trong lồng, bè), phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, sản
phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Riêng cá
tra, basa có thị trường xuất khẩu khá vững chắc, giá trị xuất khẩu tăng liên tục trong
những năm gần đây.
Bảng 2.1: Diễn biến phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005
Mục
1. Giá trị sản xuất

Đơn vị
tính
Triệu
đồng

2. Diện tích nuôi
trồng
Trong đó: - Cá
- Tôm
3. Sản lượng nuôi
trồng
Trong đó: - Cá
- Tôm

Tăng BQ

Năm
2000

2002


2004

2005

141.204 253.076 580.777 774.075

(%/năm)
40,54

ha

7.104

9.923

10.893

11.450

10,02

ha

7.067

9.763

10.582

11.178


9,60

ha

37

160

311

272

49,03

Tấn

9.112

19.344

59.087

82.179

55,25

Tấn

9.104


19.298

58.987

82.107

55,25

Tấn

8

46

100

72

55,18

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2005)

8


Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Cần Thơ đến năm 2010
và đến năm 2020
Phát triển đa dạng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, bao gồm: luân
canh với lúa, nuôi trong mương vuờn và chuyên canh ao – hầm trên đất thổ canh, bãi

bồi, ven sông và kênh lớn, vùng trũng và nuôi bè trên sông rạch. Trong đó, chủ lực cho
xuất khẩu là cá da trơn nuôi trong ao – hầm.
Tăng cường khâu sản xuất giống để chủ động giống nuôi trong phạm vi thành
phố, về lâu dài làm dịch vụ giống cho các tỉnh. Giống được cung cấp sẽ đảm bảo là
giống tốt, khoẻ và sạch bệnh với giá bán phù hợp cho nguời sản xuất giống cũng như
người nuôi thương phẩm. Ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến, đảm bảo tăng trọng
nhanh, chi phí nuôi thấp, an toàn dịch bệnh và đặc biệt là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
thực phẩm của các thị trường xuất khẩu. Kiểm soát tốc độ mở rộng diện tích nuôi
chuyên cho phù hợp với lộ trình mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác kiểm
tra và ban hành các quy định cụ thể cho các hộ nuôi cá xuất khẩu để tránh tình trạng
sản xuất ồ ạt gây khủng hoảng thừa, vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 – 2020
Mục

Năm

Tăng BQ

Đơn

Hiện trạng

vị tính

2005

2010

2020


1. Tổng diện tích nuôi

ha

11.450

19.700

26.000

11,46

- Nuôi cá

ha

11.178

15.950

20.220

7,37

- Nuôi tôm

ha

272


3.670

5.635

68,27

80

145

- Thủy đặc sản khác

(%/năm)
2005 - 2010

2. Sản lượng nuôi

Tấn

82.179

228.835

342.630

22,73

- Sản lượng cá nuôi

Tấn


82.107

214.670

324.380

21,19

- Sản lượng tôm nuôi

Tấn

72

6.180

10.520

143,63

- Thủy đặc sản khác

Tấn

5.470

3.650

(Nguồn: Rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020)

9


2.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.4.1 Đặc điểm phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.4.2 Đặc điểm phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan.
Ở Thái Lan cá Tra còn được gặp ở lưu vực sông Mêkông và sông Chao Phraya. Ở
nước ta, những năm trước đây khi chưa có sinh sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống
được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp
trong tự nhiên trên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông
Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở
địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ
lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
2.4.3 Đặc điểm hình thái
Cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, miệng rộng, lưng xám đen,
bụng hơi bạc. Khi cá còn nhỏ phần lưng của đầu và thân màu xanh lục; 2 sọc màu
xanh lục chạy dài theo chiều dài thân, sọc này lợt dần và biến mất khi cá lớn.
2.4.4 Đặc điểm môi trường sống
Cá Tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể sống được trong vùng

nước hơi lợ (độ mặn 7 – 10‰). (Ngô Văn Ngọc, 2007).
Cá có thể chịu đựng được nước phèn ở pH > 5 (pH thích hợp từ 6,5 – 7,5) nếu
pH< 5 cá bị sốc, bỏ ăn.
Cá Tra dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C nhưng chịu nóng tới 390C. Nhiệt độ
thích hợp từ 22 – 360C, tốt nhất là 26 – 320C. (Ngô Văn Ngọc, 2007).
Cá tra biết đớp móng vào khoảng 12 – 14 ngày tuổi. Cá có cơ quan hô hấp phụ là
10


bóng khí và da nên chịu được môi trường thiếu ôxy hòa tan. Tiêu hao ôxy và ngưỡng
ôxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. Cá tra có số lượng hồng cầu trong
máu nhiều hơn các loài cá khác (1,69.106 tế bào/ml máu). Hàm lượng oxy hòa tan
thích hợp là 3 – 6 mg/l. (Nguồn: Trung Tâm Tin Học – Bộ Thủy Sản)
Cá phân bố ở các tầng nước nhưng thường phân bố ở tầng đáy, cá sống được ở
thủy vực nước tỉnh và nước chảy. Cá có thể sống tốt ở nơi có nhiều chất hữu cơ (COD
khoảng 20 mg/l, DO thấp 2 mg/l).
2.4.5 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn
Cá Tra sau khi tiêu hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn
thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp ở giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi (Ngô Văn Ngọc, 2007).
Chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt
trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vợt vớt cá bột. Ngoài ra, khi khảo sát cá
bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá
con các loài cá khác. Do đó, để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng
chuyển cá ra ao ương.
Trong quá trình ương cá giống trong ao, chúng ăn các loại động vật phù du có
kích thước vừa cỡ miệng của chúng và thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn
rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều
kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu
cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với
nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau và động vật đáy.

2.4.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Sau 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 kg/con (Ngô Văn Ngọc, 2007).
Sau khi nở 2 – 3 ngày, cá có chiều dài trung bình 5,5 – 6,5 mm, các vây dính liền
thành 1 dãy, hàm đã cử động được và có khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài.
Cá sau 6 – 10 ngày có chiều dài trung bình 9 – 12 mm, trên thân xuất hiện sắc tố
đen lợt, cá hoạt động liên tục và thường bơi lội ở tầng trên.
Ở thời kỳ 10 ngày đầu, những biến đổi về mặt hình thái rất nhanh, tốc độ tăng
trưởng của cá khá cao, cá tăng nhanh về chiều dài, bình quân chiều dài cá tăng khoảng
0,8 mm/ngày, lúc này ruột cá đã xuất hiện, nếp gấp dạ dày hình thành.
11


Cá ương trong ao 2 tháng đạt chiều dài 10 – 12 cm (khoảng 14 – 15 g).
Từ khoảng 2,5 tháng trở đi mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con, những năm về sau cá tăng trọng nhanh
hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn
cũng như hàm lượng đạm có trong thức ăn. Cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và
độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản.
Cỡ cá 10 năm tuổi trong tự nhiên tăng trọng rất ít và có thể sống trên 20 năm. Đã
gặp cỡ cá trong tự nhiên nặng 18 kg hoặc cá dài tới 1,8 m
2.4.7 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của
Campuchia và Thái Lan.
Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực và cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến
sinh dục cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng
trứng hay noãn sào.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá có

tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc
địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi
đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao nhau giữa hai con sông Mêkông và Tonlesap, từ
thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và
Lào. Trứng cá dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila
asiatica, cá bột sẽ trôi về hạ nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong
tự nhiên (tháng 3) cá tra có thể tái phát dục 1 – 3 lần/năm.
Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ. Trứng sắp đẻ có đường kính
trung bình 1 mm. Sau khi trứng được đẻ ra và hút nước đường kính có thể đạt tới
1,5 – 1,6 mm.

12


2.5 Các Yếu Tố Biến Đổi Khí Hậu Dự Đoán Sẽ Xảy Ra Trong Tương Lai
2.5.1 Các yếu tố biến đổi khí hậu đã và sẽ xảy ra trong tương lai chung cho toàn
thế giới
Ngập lụt gây thiệt hại về đất và các nguồn tài nguyên khác
Nước biển nâng lên 1m kéo theo:
- Mất 2.500 km2 rừng đước trên khắp Châu Á
- 1.000 km2 đất canh tác và diện tích nuôi trồng thủy sản trở thành đầm lầy
ngập mặn
- 5.000 km2 đồng bằng sông Hồng và 15.000 – 20.000 km2 đồng bằng sông
Mêkong ngập lụt
- Nước biển dâng cùng với nước ngầm rút sẽ gây ra hiện tượng xâm nhập mặn.
- Mức cực đại:
+Tăng cường độ của các cơn bão nhiệt đới cũng như hướng đi phức tạp
của chúng
+ Tăng tần suất và cường độ của các cơn bão nhiệt đới trên vịnh Bengal.

Những tác động khác:
- 30% dải san hô ngầm của châu Á có thể bị mất đến năm 2040 do biến đổi
khí hậu và các ảnh hưởng khác:
Nhiệt độ cao ở mức cực đại
Axit hóa đại dương – giảm tốc độ tăng trưởng của các dải san hô ngầm
Có thể tăng cường độ và tần suất của bão nhiệt đới (ở một số nơi)
Biến đổi về kết cấu hệ sinh thái, động vật ở dải san hô (khí hậu và tác
động trực tiếp do con nguời)
Tác động do con người (ô nhiễm, thiệt hạ về mặt vật chất do công nghiệp
tàu thuyền, du lịch…)
Tác động bất lợi về nguồn lợi hải sản (tổn thất cho hệ sinh thái san hô,
tác động của axit hóa đại dương lên các sinh vật phù du trên biển).
(Nguồn: Hội thảo Quốc gia về Biến đổi khí hậu và và Quản lý thiên tai ở Việt Nam,
2007)

13


2.5.2 Các yếu tố biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Việt Nam
Là một bán đảo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam được
xác định là một trong những quốc gia có nhiều khả năng chịu các tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu. Trên thực tế Việt Nam đã có những biểu hiện biến đổi khí về các yếu
tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa,...) cũng như các yếu tố thời tiết cực đoan (bão,
mưa lớn, hạn hán...).
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường công bố năm 2009, nhiệt độ tăng ít nhất 1,1 – 1,90C, nhiều nhất 2,1 –
3,60C; lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1%,mực nước biển
dâng ít nhất 65 cm, nhiều nhất 100 cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Tác
động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ
yếu: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận

tải, sức khỏe. Nhìn chung, tác động của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng nhất đối với
nông nghiệp và tài nguyên nước. (Nguồn: Viện Chiến lược, Chính sách Tài Nguyên và
Môi Trường, 2009)

14


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 tại thành phố Cần Thơ.
Địa điểm điều tra gồm quận Ô Môn, quận Thốt Nốt huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ
Đỏ (thành phố Cần Thơ) là những quận huyện nuôi cá Tra thương phẩm tập trung và
điển hình của khu vực.
3.2 Nội Dung và Phương Pháp Điều Tra
3.2.1 Phương pháp điều tra
Số liệu sơ cấp được thu thập dựa vào biểu mẫu điều tra đã chuẩn bị sẵn thông qua
việc phỏng vấn trực tiếp người nuôi cá. Trong đó, chúng tôi tiến hành điều tra 55 hộ
nuôi cá Tra thương phẩm gồm 45 hộ nuôi tư nhân và 10 công ty chế biến thủy sản có
trại nuôi nằm trên địa bàn khảo sát với diện tích trại từ 5 ha trở lên.
Số liệu thứ cấp được ghi nhận qua việc trao đổi và tham khảo trực tiếp cán bộ
chuyên trách tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của thành phố Cần Thơ để
thu thập số liệu tổng quan về thành phố. Thông qua đó, chọn khu vực điều tra và các
nông hộ.
Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước gồm những nội dung sau:
- Thông tin chung của nông hộ: Tên chủ hộ, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa,…
- Các đặc trưng kỹ thuật nuôi cá: Diện tích, phương pháp cải tạo ao nuôi, thức ăn,
chăm sóc quản lý,…
- Cách ứng xử của các nông hộ với môi trường như: Dùng thuốc bừa bãi, sử dụng
thuốc cấm, xả nước thải trực tiếp ra môi trường nước sông kênh,…

- Các tác động xấu của môi trường, khí hậu hiện tại lên quá trình nuôi cá tra:
Nước sông dâng cao, nhiệt độ tăng,…
15


- Khả năng áp dụng quy trình nuôi cá sạch – tốt – bền vững (Global GAP, BMP,
HACCP).
- Những khó khăn và hướng phát triển
3.2.2 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát các hoạt động nuôi cá tra dưới tác động xấu của môi trường và cách ứng
xử của các hộ nuôi với môi trường, khả năng áp dụng các quy trình nuôi cá sạch – tốt –
bền vững (Global GAP, BMP, HACCP) để đáp ứng với tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra
philê và thân thiện với môi trường.
3.3 Phương Pháp Phân Tích Kết Quả và Xử Lý Số Liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Thông qua các
số liệu này ta vẽ được các biểu đồ đánh giá chung.

16


×