Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) THEO QUI TRÌNH NƯỚC TRONG TUẦN HOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) THEO QUI TRÌNH NƯỚC TRONG
TUẦN HOÀN

Họ và tên sinh viên: PHẠM MINH HẢI
PHAN BÁ TIÊN
Ngành: THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 7/2010


THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) THEO QUI TRÌNH NƯỚC TRONG
TUẦN HOÀN

Tác giả

PHẠM MINH HẢI
PHAN BÁ TIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐINH THẾ NHÂN



Tháng 7 năm 2010
--i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Trước hết xin gởi đến Ban Giám Hiệu, Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh sự kính trọng và lòng tự hào đã được học tập trong
những năm qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Đinh Thế Nhân về sự dìu dắt,
động viên và những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian chúng tôi tiến hành thí
nghiệm và thực hiện quyển luận văn này.
Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ba, mẹ đã hỗ trợ cho chúng tôi về
vật chất lẫn tinh thần để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt chúng tôi xin được gời lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô và các bạn sinh
viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 32 luôn động viên, giúp đỡ và sẵn lòng hỗ trợ chúng tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không tránh
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của quý
Thầy, Cô và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

-ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) theo qui trình nước trong tuần hoàn » được thực hiện từ 03/2010 đến
07/1010 tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.

Kết quả thu được :
- Thiết kế được hệ thống tuần hoàn khép kín trong qui trình sản xuất giống tôm
càng xanh.
- Khảo sát các chỉ tiêu môi trường nước của hệ thống ương nuôi ấu trùng trong
suốt chu kỳ nuôi cho thấy : Hầu hết các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, DO, pH,
kiềm, NH3) khá ổn định và thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh phát triển.
- Khi sử dụng hai loại thức ăn chế biến từ sữa Vinamilk Canxi và sữa DUCH
LADY trong ương ấu trùng tôm càng xanh cho thấy không có sự khác biệt về giai
đoạn ấu trùng (LSI) sau 10 và 15 ngày, thời gian xuất hiện hậu ấu trùng đầu tiên (Tp)
và xuất hiện post 90% (T90).
- Hai nghiệm thức có mật độ ương 40 ấu trùng/lít, 50 ấu trùng/lít có giai đoạn
ấu trùng (LSI) sau 10 ngày là 5,19 ; 5,18 thấp hơn và có sai khác so với hai nghiệm
thức có mật độ ương 60 ấu trùng/lít, 70 ấu trùng/lít có LSI sau 10 ngày là 5,62 ; 5,69.
Sau 15 ngày ương nuôi thì hai nghiệm thức ương mật độ thấp có LSI là 7,36 ; 7,33
không có sai khác so với hai nghiệm thức ương mật độ cao có LSI là 7,37 ; 7,46.
Nhưng thời gian xuất hiện hậu ấu trùng và xuất hiện 90% post ở nghiệm thức ương
mật độ 40 ấu trùng/lít sớm nhất và chậm nhất là nghiệm thức 70 ấu trùng/lít.

:

-iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa

i


Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt
viii
Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

xi

Danh sách các đồ thị

xii

Chương 1: MỞ ĐẦU

1


1.1

Đặt Vấn Đề

1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

3

Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

3


2.1.3 Hình thái

4

2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh

6

2.2

7

Đặc Điểm Sinh Sản Của Tôm Càng Xanh

2.2.1 Phân biệt đực cái tôm càng xanh

7

2.2.2 Sự thành thục

8

2.2.3 Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng của tôm

9

2.3

11


Điều Kiện Môi Trường Sống

2.3.1 Nhiệt độ

11

2.3.2 Độ mặn

11
-iv


2.3.3 Hàm lượng oxy

12

2.3.4 Hợp chất Nitơ

12

2.3.5 pH

12

2.3.6 Độ cứng

12

2.4


13

Đặc Điểm Sinh Học Của Ấu Trùng Tôm Càng Xanh

2.4.1 Hình thái

13

2.4.2 Yêu cầu về môi trường ương nuôi ấu trùng

13

2.4.3 Tập tính dinh dưỡng ấu trùng tôm càng xanh

15

2.4.4 Mật độ ương ấu trùng

15

2.4.5 Thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh trong ương nuôi

16

2.5

19

Thành Phần Dưỡng Chất Thức Ăn


2.5.1 Protein

19

2.5.2 Lipid

20

2.5.3 Vitamin C

22

2.5.4 Khoáng chất

23

2.6

Artemia

23

2.6.1

Phân loại

23

2.6.2 Vòng đời


24

2.6.3 Giá trị dinh dưỡng

25

2.6.4 Phương pháp làm giàu Artemia

26

2.6.5 Khả năng tiêu thụ Artemia của tôm càng xanh

26

2.7

27

Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Càng Xanh

2.7.1 Bệnh đục cơ

27

2.7.2 Bệnh đốm nâu

28

2.7.3 Bệnh hoại tử do vi khuẩn


28

2.7.4 Bệnh phát sáng

29

2.7.5 Bệnh đuôi trắng

30

2.7.6 Bệnh chết giữa chu kỳ (MCD)

31

2.7.7 Bệnh hoại tử cơ tự phát (IMN)

31

2.7.8 Bệnh do Protozoa

31

2.8

32

Các Mô Hình Ương Nuôi Ấu Trùng Tôm Càng Xanh
-v



2.8.1 Hệ thống nước trong hở ( Clear open water system)

32

2.8.2 Hệ thống nước trong kín (Clear closed water system)

32

2.8.3

Hệ thống nước xanh (Green water system)

33

2.8.4

Hệ thống nước xanh cải tiến (Modified Static green water system)

33

2.9 Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Ấu Trùng

34

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1


Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

36

3.2

Vật Liệu

36

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

36

3.2.2 Thiết kế hệ thống ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh

36

3.2.3 Vật liệu thí nghiệm

44

3.3

Khảo sát chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn

47

3.4


Thiết Kế Thí Nghiệm

48

3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả sử dụng một số công thức thức ăn
chế biến khác nhau trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh
Macrobracchium rosenbergii

48

3.4.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii với các mật độ khác nhau
3.5

Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

51

3.5.1 Chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI – Larval Stage Index)

51

3.5.2 Các chỉ tiêu về thời gian biến thái

52

3.5.3 Tỷ lệ sống

52


3.6

52

Phương Pháp Phân Tích và Xử Lý Số Liệu

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

53

Kết Quả Theo Dõi Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Trong Quá Trình

Ương Nuôi Ấu Trùng Tôm Càng Xanh

53

4.1.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ trong nước

53

4.1.2 Kết quả theo dõi hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước

54

4.1.3 Kết quả theo dõi pH trong nước

55

4.1.4 Kết quả theo dõi độ kiềm trong nước


56

4.1.5 Kết quả theo dõi NH3 trong nước

57
-vi


4.2

Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả sử dụng một số công thức

thức ăn chế biến khác nhau trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh
Macrobracchium rosenbergii

58

4.2.1 Chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI –Larval Stage Index)

58

4.2.2 Thời gian xuất hiện post (Tp), xuất hiện 90% (T90) post

61

4.3

Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh


Macrobrachium rosenbergii với các mật độ khác nhau

62

4.3.1 Chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI –Larval Stage Index)

62

4.3.2 Thời gian xuất hiện post (Tp), xuất hiện 90% (T90) post

66

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68

5.1

Kết Luận

68

5.2

Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


-vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DHA : Docosahexaenoic acid
2. LSI : Laval Stage Index (chỉ số giai đoạn của ấu trùng)
3. FAO : Food and Agriculture Oganization (Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc)
4. TAN :Total ammonia nitrogen (ammonia tổng số)
5. PL : Postlarva (hậu ấu trùng)

-viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1

Đặc điểm phân biệt tôm đực và tôm cái loài

Macrobrachium rosenbergii

7

Bảng 2.2

Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh


14

Bảng 2.3

Thành phần chính của acid béo trong động vật thủy sinh

20

Bảng 2.4

Thành phần dinh dưỡng Artemia (Nguồn: Léger và ctv, 1986)

25

Bảng 2.5

Cấp độ tiêu thụ Artemia

27

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu chất lượng nước theo dõi

47

Bảng 3.2

Sơ đồ thí nghiệm 1


48

Bảng 3.3

Thành phần thức ăn chế biến

48

Bảng 3.4

Thành phần dinh dưỡng trong sữa dùng làm thức ăn chế biến

48

Bảng 3.5

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

50

Bảng 3.6

Mật độ Artemia cho ăn

50

Bảng 4.1

Nhiệt độ trung bình của bể ương và bể lọc


53

Bảng 4.2

DO trung bình của bể ương và bể lọc

54

Bảng 4.3

pH trung bình của bể ương và bể lọc

55

Bảng 4.4

Chỉ số LSI ngày thứ 10 (TB±SE) của ấu trùng tôm càng xanh

thí nghiệm 1
Bảng 4.5

58

Chỉ số LSI ngày thứ 15 (TB±SE) của ấu trùng tôm càng xanh

thí nghiệm 1

60

Bảng 4.6


61

Thời gian xuất hiện post (Tp), xuất hiện 90% post.
-ix


Bảng 4.7

Chỉ số LSI ngày thứ 10

63

Bảng 4.8

Chỉ số LSI ngày thứ 15

65

Bảng 4.9

Thời gian xuất hiện post (Tp), xuất hiện 90% (T90) post

66

-x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1

Hình thái ngoài của tôm càng xanh (Foster và Wickins, 1972)

Hình 2.2

Vòng đời của tôm càng xanh (Nguồn: New và Shinghohka, 1985) 6

Hình 2.3

Vòng đời Artemia (theo Sorgeloos và ctv, 1980)

25

Hình 3.1

Tổng thể nhà trại

37

Hình 3.2

Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng

38

Hình 3.3

Hệ thống lọc


39

Hình 3.4

Sơ đồ hệ thống tuần hoàn khép kín ương nuôi tôm càng xanh

40

-xi

5


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1

Nhiệt độ trung bình của bể lọc và bể ương

54

Đồ thị 4.2

DO trung bình của bể lọc và bể ương

55

Đồ thị 4.3

Độ kiềm trung bình của bể ương và bể lọc


56

Đồ thị 4.4

Hàm lượng TAN (ppm) trong bể lọc và bể ương

57

Đồ thị 4.5

Hàm lượng NH3 (ppm) trong bể lọc và bể ương

57

Đồ thị 4.6

Chỉ số LSI ngày thứ 10

59

Đồ thị 4.7

Tỷ lệ phần trăm (%) giai đoạn ấu trùng sau 10 ngày tuổi

59

Đồ thị 4.8

Chỉ số LSI ngày thứ 15


60

Đồ thị 4.9

Tỷ lệ phần trăm (%) giai đoạn ấu trùng sau 15 ngày tuổi

61

Đồ thị 4.10

Chỉ số LSI ngày thứ 10

63

Đồ thị 4.11

Tỷ lệ phần trăm (%) giai đoạn ấu trùng sau 10 ngày tuổi

64

Đồ thị 4.12

Chỉ số LSI ngày thứ 15

65

Đồ thị 4.13

Tỷ lệ phần trăm (%) giai đoạn ấu trùng sau 15 ngày tuổi


66

-xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) là một trong

những đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản. Theo
thống kê của FAO Fishery Statistic (2007), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới
năm 2005 đạt 205.033 tấn, đạt giá trị là 896.263.000 USD (trong thống kê trên không
bao gồm Việt Nam là một trong những nước có sản lượng tôm càng xanh lớn). Trong
đó Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nhất chiếm tới 52% tổng sản lượng thế giới
năm 2002.
Ở nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy
sản nói chung và tôm càng xanh nói riêng. Theo thống kê của Bộ Thủy sản năm 2002,
cả nước đạt khoảng 10.000 tấn, chủ yếu là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Thanh Phương, 2003). Hiện nay nghề nuôi tôm càng xanh cũng đã được phát
triển ở miền Bắc như là Thái Bình, Nam Định….
Tuy nhiên nghề nuôi tôm càng xanh hiện nay đang gặp trở ngại lớn về nguồn
tôm giống, trước đây phần lớn nguồn tôm giống dựa vào khai thác tự nhiên. Tuy nhiên
nguồn tôm này ngày càng hiếm, hiện nay phải dựa vào nguồn tôm giống nhân tạo
trong nước và nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan. Ở nước ta việc nghiên cứu và sản
xuất giống tôm càng xanh đã bắt đầu từ những năm 1980 với quy trình nước trong hở
và tuần hoàn (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Tuy nhiên nghề sản xuất giống tôm càng

xanh chỉ phát triển mạnh từ năm 1999 khi nhu cầu phát triển ngày càng cao và nhất là
thành công trong việc nghiên cứu và phát triển mô hình nước xanh cải tiến mà Đồng
bằng sông Cửu Long từ chỉ có một vài trại giống năm 1999, đến năm 2003 đã có 91
trại giống với sản lượng 76 triệu tôm bột một năm (Trần Ngọc Hải và ctv, 2003).
-1


Trong sản xuất giống tôm càng xanh thức ăn là một trong những chi phí cao
nhất. Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), để sản xuất được một triệu hậu ấu trùng tôm
càng xanh thì cần 32 - 35 kg trứng bào xác Artemia và 43 - 75 kg thức ăn chế biến,
tương ứng với 32% tổng chi phí. Để giảm được chi phí này trong những năm gần đây
có nhiều nghiên cứu về việc thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn chế biến để giảm
chi phí thức ăn.
Trong qui trình sản xuất giống tôm càng xanh, đặc biệt theo qui trình nước
trong tuần hoàn hiện đang được ứng dụng phổ biến, song còn nhiều vấn đề kỹ thuật
cần được nghiên cứu và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả qui trình.
Từ thực tế trên và được sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : «Thực nghiệm
sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước
trong tuần hoàn»
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Thiết kế hệ thống tuần hoàn khép kín ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.
Theo dõi một số chỉ tiêu chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi

ấu trùng tôm càng xanh.
So sánh hiệu quả sử dụng một số công thức thức ăn chế biến khác nhau trong
ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương ấu trùng lên sự phát triển của ấu trùng

tôm càng xanh.

-2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

2.1.1 Phân loại
Theo Holthuis (1980), tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành tiết túc

Arthropoda

Lớp giáp xác

Crustacea

Bộ phụ giáp xác bậc cao

Malacostraca

Bộ mười chân

Decapoda

Bộ phụ chân bơi


Natantia

Phân bộ

Caridea

Họ

Palaemonidae

Phân họ

Palaemoninae

Giống

Macrobrachium

Loài

M. rosenbergii (De Man, 1879)

2.1.2 Phân bố
Theo Holthius (1980), tôm càng xanh là loài tôm nhiệt đới được phân bố tự
nhiên tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, trải dài từ
Australia đến New Guinea và vùng châu thổ sông Ấn.
Tôm càng xanh sống ở nước ngọt thuộc vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của
nước lợ cửa sông ven biển do ấu trùng phải sống trong nước lợ (Ling và Merican,
1961; Sandifer và ctv., 1975). Một số loài thuộc giống Macrobrachium thích sống

nước trong, trong khi số khác thích sống nước đục, tôm càng xanh thuộc nhóm thứ hai
(New và Shingholka, 1985).
Ở Việt Nam, những năm gần đây có Nguyễn Văn Xuân và Trịnh Trường Giang
(1979) nghiên cứu hình thái của tôm càng xanh và giới thiệu về sự hiện diện tại vùng
duyên hải thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Thường (1986) giới thiệu
-3


phạm vi phân bố của tôm càng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long; những nghiên cứu
của Phan Hữu Đức và cộng sự (1988) đề cập và giới thiệu phân giới một số vùng tập
trung của tôm càng xanh ở Đồng bằng Nam Bộ. Loài tôm Macrobrachium rosenbergii
có tính thích ứng sinh thái rộng, có thể phân bố ở các vùng nước ngọt và nước lợ
(Nguyễn Kiều Diễm, 2006).
Tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Nha Trang tới đồng bằng Nam bộ và tập
trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Động vật chí Việt Nam, Tôm nước ngọt,
2001). Phạm vi phân bố, mật độ quần đàn tự nhiên của tôm càng xanh phụ thuộc vào
một số yếu tố môi trường mà trước hết là nhiệt độ, độ mặn và độ pH (Nguyễn Việt
Thắng, 1995).
Nhiều loài tôm trong giống Macrobrachium được di giống ra khỏi vùng phân
bố tự nhiên của chúng với ý định ban đầu là để phục vụ nghiên cứu. Từ Malaysia tôm
càng xanh được di nhập vào Hawaii, nơi mà những công trình nghiên cứu đầu tiên của
Ling (1969) được phát triển thành phương pháp sản xuất hậu ấu trùng bởi Fujimura và
Okamoto (1972). Ngày nay, tôm càng xanh được nuôi ở nhiều nước, những nước và
vùng lãnh thổ sản xuất chính là Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ,
Malaysia, Đài Loan và Thái Lan (FAO, 2002). Tôm càng xanh được khai thác tự nhiên
chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh và nhiều nước Đông Nam Á (Trần Hữu Lộc, 2006).
2.1.3 Hình thái
Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Có thể
phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng.
Tôm càng xanh có thân tròn khác so với những loài tôm biển, con trưởng thành có

màu xanh dương đậm và đặc biệt là đôi càng (cặp chân ngực thứ 2) lớn màu xanh, có
nhiều gai dùng để phòng thủ và bắt mồi.
Cơ thể tôm càng xanh được chia làm 2 phần: phần đầu ngực (carapace) phía
trước và phần bụng phía sau.
Phần đầu ngực lớn có dạng hơi giống hình trụ bao gồm phần đầu với 5 đốt liền
nhau mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần
đầu ngực có chủy phát triển nhọn và cong lên 1/2 bề dài tận cùng của chủy, trên mắt
-4


chủy có từ 11 - 16 gai (2 - 3 gai sau mắt), phía dưới chủy có từ 10 - 15 gai. Chiều dài
chủy của cá thể khi trưởng thành con cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn
chủy con đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Trên phần đầu ngực có 2 đôi râu làm
chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức
năng giữ và nghiền mồi. Phía dưới phần đầu ngực là 5 đôi chân ngực, trong đó có 2
đôi chân mang kẹp, mà đôi chân ngực mang kẹp thứ hai luôn phát triển lớn hơn, nhất
là ở tôm đực trưởng thành.
Phần bụng tôm càng xanh có 7 đốt. Năm đốt đầu tiên có mang 5 đôi chân bụng
gọi là chân bơi, đốt thứ 6 gọi là đốt đuôi có đôi chân đuôi có chức năng như là bánh
lái, đốt cuối cùng nhọn và cứng, không thể cử động được gọi là telson.

Hình 2.1 Hình thái ngoài của tôm càng xanh (Foster và Wickins, 1972)
Đặc điểm về kích cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng sẽ phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển của tôm. Ở tôm đực, khi tôm còn nhỏ, đôi càng có màu trong,
sau chuyển thành vàng cam (còn gọi là càng lửa), chưa có gai hay có gai rất mịn trên
càng, chưa có hay rất ít lông tơ. Khi tôm lớn, đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện
nhiều gai nhọn và lông tơ trên càng. Quá trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai
đoạn khác nhau bao gồm: tôm nhỏ, tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa
đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già.


-5


2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành (FAO, 1985). Có thể tóm tắt như sau: tôm càng xanh trưởng
thành sống và thành thục, sinh sản chủ yếu trong nước ngọt. Trong mùa sinh sản, tôm
cái thành thục sẽ lột xác tiền giao vĩ (pre - mating moult), sau đó sẽ bắt cặp và giao vĩ
(Ling, 1969). Tôm đẻ trứng dính vào các đôi chân bụng, tôm cái mang trứng có xu
hướng bơi xuôi dòng ra vùng nước lợ có độ mặn từ 5 - 20‰ (George, 1969). Ở đó, ấu
trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du (Ling, 1969; Uno và Kwon, 1969).
Theo Ling (1969), ở phạm vi nhiệt độ từ 25 - 310C, thời gian ấp trứng là 19 - 23
ngày. Theo Nguyễn Việt Thắng và ctv. (1995), với nhiệt độ từ 26 - 300C, thời gian ấp
trứng là 17 - 23 ngày. Trứng sẽ nở trong vòng 1 - 2 ngày, ấu trùng cần có nước lợ để
phát triển, ấu trùng sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi nở nếu chúng sống trong nước
ngọt hoặc nước có độ mặn cao (Ling, 1969).
Ấu trùng tôm càng sống phù du, hướng quang mạnh, phát triển qua 11 giai đoạn
trong khoảng 20 - 40 ngày (Uno và Kwon, 1969), sau đó chúng sẽ biến thái thành hậu
ấu trùng và bắt đầu sống đáy. Trong vòng vài tuần, hậu ấu trùng có xu hướng di
chuyển ngược dòng vào các vùng nước ngọt, ở đó chúng sẽ sinh trưởng và thành thục
(George, 1969; Ling, 1969). Tôm con có khả năng di chuyển ngược dòng đến 200 km
từ vùng nước lợ vào nội địa (Ling, 1969).

Hình 2.2 Vòng đời của tôm càng xanh (Nguồn: New và Shinghohka, 1985)
-6


2.2

Đặc Điểm Sinh Sản Của Tôm Càng Xanh


2.2.1 Phân biệt đực cái tôm càng xanh
Tôm càng xanh có thể phân biệt giới tính dễ dàng thông qua hình dạng bên
ngoài của chúng. Phân biệt đặc điểm tôm đực và tôm cái được thể hiện qua Bảng sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm phân biệt tôm đực và tôm cái loài Macrobrachium rosenbergii
Đặc điểm

Tôm đực

Tôm cái

Kích cỡ

Lớn hơn và đầu ngực to hơn Nhỏ hơn và đầu ngực nhỏ hơn
tôm cái

Càng

tôm đực

Đôi càng thứ hai rất to, gồ Nhỏ hơn và nhẵn hơn càng của
ghề và nhiều gai

Lỗ sinh dục

tôm đực

Hiện diện dưới gốc của chân Hiện hiện dưới gốc chân ngực thứ
ngực thứ năm, có nắp đậy


Phụ bộ giao vĩ

ba, có màng mỏng bao phủ

Xuất hiện giữa nhánh trong Không có
và nhánh phụ trong của chân
bụng thứ hai

Bụng

Mặt bụng của đốt bụng thứ Tôm cái thành thục có tấm bụng
nhất có điểm cứng ở giữa

thứ nhất, thứ hai và thứ ba dài và
nở

rộng, hình thành buồng ấp

trứng
Lông tơ sinh dục

Không có

Xuất hiện nhiều trên chân ngực và
chân bụng của tôm trưởng thành

Tuyến androgenic

Dãy tế bào đính vào vùng Không có
gần cuối của ống dẫn


Chiều dài và kích Chiều dài 17,5 cm, khối Chiều dài trung bình 15cm, khối
cỡ thành thục

lương trung bình 35 g

-7

lượng 25 g


2.2.2 Sự thành thục
2.2.2.1Độ tuổi và kích cỡ thành thục
Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi nhân tạo, tôm càng xanh sinh sản
lần đầu tiên khoảng 3 - 3,5 tháng tuổi, ứng với kích thước 10 - 13 cm hay trọng lượng
nhỏ nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 7,5 g (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Theo Daniels,
Cavalli và Smullen (2000), tôm cái thường thành thục khi đạt kích cỡ 15 - 20 g và
cũng có khi tôm cái chỉ nặng 6,5 g cũng đã mang trứng; tuy nhiên tuổi và kích cỡ
thành thục của tôm còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường và thức ăn.
2.2.2.2 Mùa vụ thành thục
Tôm cái có trứng dính vào các đôi chân bụng được gọi là tôm mang trứng.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, tôm mang trứng luôn có quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ
tôm mang trứng lại thay đổi giữa các mùa trong năm. Theo Rao (1991), ở hồ Kolleru,
nam Ấn Độ, tôm trứng xuất hiện quanh năm nhưng hoạt động sinh sản mạnh nhất vào
những tháng nóng (tháng 8 đến tháng 1 năm sau) cho rằng đỉnh cao của hoạt động sinh
sản của tôm càng xanh xảy ra vào lúc bắt đầu màu mưa. Varghese và ctv. (1992) báo
cáo rằng mùa bắt đầu tôm trứng ở Karala (nam Ấn Độ) thường diễn ra vào lúc bắt đầu
mùa mưa. Đặc biệt, ở Thái Lan thì tôm trứng lại thường được tìm thấy nhiều nhất ở
vùng cửa sông có độ mặn từ 5 - 10‰ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau lại là mùa lạnh
nhất trong năm (Suwannatous, New,1998). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng

xanh có 2 mùa sinh sản chính là khoảng tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng
10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993; Phạm Văn Tình, 1996).
Do hoạt động sinh sản của tôm càng xanh thay đổi theo mùa, việc chọn tôm
trứng với số lượng lớn cho sản xuất gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vùng cận nhiệt đới
và ôn đới. Ở vùng cận nhiệt đới tôm bố mẹ phải được thu hoạch từ ao nuôi vào mùa
thu và được nuôi trong nhà với điều kiện nhiệt độ được khống chế nghiêm ngặt vào
mùa đông gọi là “kỹ thuật trữ tôm qua mùa đông”.

-8


2.2.3 Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng của tôm
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm nhưng có
tập trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, có hai
mùa tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10. Tôm cái thành thục lần
đầu ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL10-15). Kích cỡ tôm nhỏ
nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng 10 - 13 cm và 7,5 g. Tuy nhiên, tuổi
thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi
trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 giai đoạn và phát
triển trong vòng 14 - 20 ngày. Đặc điểm của các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn I: Chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở vùng chót
sau của khoang giáp đầu ngực. Trứng có hình cầu với nhân rõ ràng và nguyên sinh
chất trong suốt. Đường kính trứng đạt 0,064 - 0,128 mm.
Giai đoạn II: Chớm thành thục. Buồng trứng chiếm khoảng 1/4 - 1/2 chiều dài
của khoang giáp đầu ngực và có màu vàng. Trứng hơi ngà ngà do có noãn hoàng trong
nguyên sinh chất. Nhân không thấy rõ. Trứng có đường kính 0,191 - 0,447 mm.
Giai đoạn III: Thành thục. Buồng trứng phát triển hơn và chiếm hơn 3/4 chiều
dài khoang đầu ngực, có màu vàng cam, trứng hơi đục, nhân không thấy được do hình
thành noãn hoàng, trứng có đường kính 0,319 - 0,545 mm.
Giai đoạn IV: Chín mùi. Buồng trứng chiếm toàn bộ khoang giáp đầu ngực,

màu vàng sậm. Trứng có hình cầu, đục do noãn hoàng tích tụ nhiều. Đường kính trứng
từ 0,447 - 0,766 mm.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. Trước đó vài
ngày, tôm cái giảm ăn và hoạt động trong khi tôm đực vẫn hoạt động và bắt mồi bình
thường. Sau khi lột xác, tôm cái có vỏ mềm, màu vàng nhạt thay vì màu hơi xanh như
lúc bình thường. Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra hormone có tác
dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sự hiện diện của tôm đực còn giúp bảo vệ tôm cái
mới lột xác khỏi bị các tôm cái khác tấn công. Tuy nhiên, nếu có sự hiện diện của
nhiều con đực, chúng sẽ tấn công lẫn nhau và tôm đực yếu sẽ rút lui.

-9


Sau khi tôm cái lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Tôm
đực lúc này vẫn ở trạng thái vỏ cứng. Quá trình giao vĩ của tôm có thể chia thành 4
giai đoạn:
Giai đoạn tiếp xúc: tôm đực đến gần tôm cái, dùng đôi càng cọ liên tục vào
phần đầu ngực của tôm cái.
Giai đoạn tôm đực ôm giữ tôm cái: tôm đực ôm giữ tôm cái theo hướng song
song, trong khi vẫn dùng càng, chân ngực và telson cọ liên tục lên phần đầu ngực và
bụng của con cái.
Giai đoạn tôm đực trèo lên lưng tôm cái.
Giai đoạn cuối: khi tôm cái đã hoàn toàn chấp nhận, tôm đực lật ngửa tôm cái
lên. Tôm cái nằm ngửa một góc khoảng 20 - 30 độ so với tôm đực. Giai đoạn tôm đực
ôm giữ chặt tôm cái bằng các chân ngực, bụng hơi uốn cong và cử động. Trong vòng
20 - 30 giây sau đó, con đực chuyển túi tinh vào túi chứa tinh của tôm cái. Giao vĩ xảy
ra trên mặt đáy sông, ao, hồ hay bể.
Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy
ra trong vòng 20 - 35 phút. Sau khi giao vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5 - 10
phút. Tôm đực bảo vệ tôm cái vốn còn vỏ mềm khỏi bị tôm khác tấn công. Tôm cái ở

trong tình trạng chuẩn bị để đẻ. Chúng dùng đôi càng để sắp xếp lại các lông tơ ở các
chân ngực và chân bụng và chỉnh lại túi tinh trước khi đẻ. Sau khi giao vĩ 2 - 5 giờ, có
khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Tôm đẻ trứng thường vào ban đêm. Tôm cái
di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng,
trứng được thụ tinh khi đi ngang qua túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm
vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ
trứng khoảng 10 - 60 phút và thường 15 - 25 phút. Tôm cái dùng các chân ngực cuối
để hứng trứng xuống phần bụng và dính vào các đôi chân bụng đầu tiên. Trong quá
trình đẻ trứng, nếu tôm cái bị làm sốc khi trứng chưa dính chắc vào các lông tơ thì
trứng sẽ bị rơi khỏi buồng trứng. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không
được giao vĩ thì chúng vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác, tuy nhiên,
những trứng này sẽ không được thụ tinh và sẽ rơi ra ngoài sau 1 - 2 ngày.
-10


Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia
sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 - 503.000 trứng.
Thông thường khoảng 20.000 - 80.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của
tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/g trọng lượng tôm. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ, sức
sinh sản tương đối của chúng có thấp hơn, trung bình 300 - 600 trứng/g trọng lượng
tôm. Tôm cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16 - 45 ngày hay có thể chỉ sau 7 ngày.
Tùy trường hợp, chúng có thể tái phát dục và đẻ lại 5 - 6 lần. Sức sinh sản của tôm
cũng có thể thay đổi theo các lần đẻ trứng của tôm.
Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước để tạo
dòng nước, làm thoáng khí cho trứng. Tôm cũng thường dùng các chân ngực để loại
bỏ những trứng hư hay vật lạ dính vào khối trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian
ấp trứng có thể từ 15 - 23 ngày.
2.3

Điều Kiện Môi Trường Sống


2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng 26 31oC và phát triển tốt nhất ở 28 - 30oC. Khi nhiệt độ vượt ra ngoài khoảng 22 - 33oC
hoạt động sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị giảm mạnh. Nhiệt độ thấp dưới 13oC
hay trên 38oC gây chết tôm. Trong sản xuất giống cần phải chú ý nếu nhiệt độ cao ấu
trùng tăng trưởng nhanh, thời gian giữa các lần lột xác quá ngắn và kích cở nhỏ. Dẫn
tới hiện tượng là cơ thể phát triển không cân đối trong từng giai đoạn và gây ra hiện
tượng chết hàng loạt ở giai đoạn VI hoặc XI (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
2.3.2 Độ mặn
Tôm càng xanh có khả năng sống rộng muối. Tôm lớn có khả năng sống trong
độ mặn 25‰. Tuy nhiên, trong nuôi tôm độ mặn tốt nhất không quá 10‰ (Nguyễn
Thanh Phương, 2003).
Theo nghiên cứu của Ling (1969) thì ấu trùng tôm càng xanh cần có nước lợ
mới phát triển được, chúng sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi nở nếu sống trong
nước ngọt hoặc nước có độ mặn cao. Ấu trùng cần có độ mặn tốt nhất là 10 - 12‰, có

-11


thể hạ dần độ mặn khi chúng sắp chuyển PL và độ mặn thấp hơn 6‰ ở giai đoạn hậu
ấu trùng.
2.3.3 Hàm lượng oxy
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), nhu cầu oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc
vào nhiều yếu tố như: giai đoạn của tôm, nhiệt độ, độ mặn,... Đối với tôm nhỏ và ấu
trùng thì oxy tối thiểu phải trên 2,1 ppm ở 23oC, trên 2,9 ppm ở 28oC và 4,7 ppm ở
33oC. Trong nuôi tôm thịt thì hàm lượng oxy tốt nhất là trên 4 ppm còn trong sản xuất
giống, hàm lượng oxy nên được duy trì trên 5 ppm là tốt nhất.
2.3.4 Hợp chất Nitơ
Ammonia là sản phẩm bài tiết của động vật thủy sản (Klinne, 1976). Trong
nước ammonia tồn tại ở hai dạng ion ammonium (NH4+) và dạng không phân ly (NH3).

Thông qua quá trình chuyển hoá của vi khuẩn, ammonia sẽ chuyển thành nitrite và sau
đó chuyển thành nitrate không độc. Tùy theo pH và nhiệt độ, ammonia sẽ tồn tại nhiều
hay ít dưới dạng khí NH3. Nồng độ NH3 càng tăng khi pH và nhiệt đô càng tăng
(Emerson và ctv., 1975). Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), chỉ tiêu nitrite tốt nhất
cho ương ấu trùng là dưới 0,1 ppm và 1 ppm đối với Ammonia.
2.3.5 pH
Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của tôm trong các giai đoạn là 7,0 8,5. pH dưới 6,5 hay trên 9,5 kéo dài sẽ không tốt cho tôm trong tất cả các giai đoạn.
2.3.6 Độ cứng
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), tôm cần các loại chất khoáng như Canxi,
Magiê cho quá trình hình thành vỏ mới và lột xác. Tuy nhiên khi độ cứng cao hơn
300ppm sẽ làm cho tôm chậm lớn, dễ bệnh do nguyên sinh động vật bám. Độ cứng
thích hợp nhất cho ương nuôi ấu trùng trong khoảng 50 - 150 ppm. Đối với ấu trùng,
độ cứng thấp dưới 50 ppm có thể gây ra hiện tượng mềm vỏ.

-12


×