Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)
TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Họ và tên sinh viên: VŨ VĂN TUYÊN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2010

Tp. Hồ Chí Mính
Tháng 9/2010


THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)
TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tác giả

VŨ VĂN TUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

Tp. Hồ Chí Minh



Tháng 9/2010


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm, Cùng Toàn Thể Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức khoa học quý báu cho chúng tôi trong suốt những năm học đã qua.
Đặc biệt, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Văn Ngọc, người
đã tận tình hướng dẫn chúng tôi thực hiện khóa luận này.
Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Green Feed Việt Nam, cùng toàn thể anh chị
em công nhân viên đang công tác tại Trại Giống Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt
Nam, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ.
Anh Nguyễn Tấn Lành và anh Nguyễn Nhựt Thanh, hai người đã tận tình giúp
đỡ chúng tôi trong quá trình thực tập ở trại.
Chúng con xin gửi lòng biết ơn vô hạn đến bố mẹ và những người thân trong
gia đình đã ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng con được đi học, trưởng thành như
ngày hôm nay và thực hiện tốt khóa luận này.
Đồng gửi lời cảm ơn tất cả các bạn sinh viên trong lớp đã động viên và giúp đỡ
chúng tôi trong suốt quá trình đi học và thực hiện khóa luận.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian hoàn thiện đề tài có giới hạn
nên khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng tôi mong sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Thực Nghiệm Sản Xuất Giống Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus
Sauvage, 1878) tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” được chúng tôi thực nhiện
nhằm tìm hiểu và xây dựng quy trình nuôi vỗ, sinh sản và ương nuôi từ cá tra bột lên
cá giống 28 ngày tuổi để đánh giá một quy trình sản xuất giống cá tra.
Đề tài được thực hiện từ ngày 18/02/2010 đến ngày 30/06/2010, tại Trại sản
xuất giống Công ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Cá bố mẹ được nuôi vỗ bằng thức ăn 35% đạm, có bổ sung thêm vitamin E và
khoáng Selenium. Định kì 7 ngày thay nước 1 lần.
Dùng phương pháp tiêm hai liều để kích thích cá tra sinh sản. Kích dục tố sử
dụng là HCG kết hợp với não thùy cá chép.
Trứng sau khi thụ tinh được khử dính bằng tanin nồng độ 1%0 rồi đem ấp trong
bể composite 2 m3 có sục khí và nước chảy.
Cá bột sau khi nở 22 giờ được đem ương trong ao đất với mật độ 500 con/m2.
Chúng tôi đã tiến hành thực hiện 14 đợt sinh sản và 3 đợt ương nuôi cá tra bột
lên cá giống 28 ngày tuổi, kết quả cho thấy:
Tỉ lệ cá thành thục của cá từ 80 - 85%.
Ở nhiệt độ từ 28,5 – 33,50C, thời gian hiệu ứng là 6 – 7 giờ 30.
Cá rụng trứng tốt, tỉ lệ rụng trứng róc từ 86 - 100%.
Thời gian phát triển phôi từ 16 giờ 45 tới 18 giờ 45 ở nhiệt độ 27,5 – 31,50C.
Tỉ lệ thụ tinh từ 75 - 90%, tỉ lệ nở từ 79 - 89%.
Sau 28 ngày ương nuôi, trọng lượng cá đạt từ 0,87 – 0,96 g/con. Tỉ lệ sống của
cá đạt 23 - 37%.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Cảm tạ............................................................................................................................ ii

Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các đồ thị và hình.........................................................................................ix
Danh sách các bảng .......................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ......................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra ..................................................................3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................3
2.1.2 Hình dạng và phân bố............................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm sinh thái .................................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và tăng trưởng....................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản.................................................................................................5
2.2 Chất Kích Thích Sinh Sản (CKTSS) Dùng Cho Cá Sinh Sản Nhân Tạo.................6
2.2.1 Não thùy cá............................................................................................................6
2.2.2 HCG (Human chorionic gonadotropin).................................................................6
2.2.3 GnRH (Gonadotropin Realeasing Hormone) ........................................................7
2.2.4 Chất kháng Dopamine ...........................................................................................7
2.3 Cơ Sở Khoa Học của Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ ...............................................8
2.3.1 Giai đoạn nuôi vỗ tích cực.....................................................................................9
2.3.2 Giai đoạn nuôi vỗ thành thục.................................................................................9
2.4 Vai Trò của Viatmin E và Khoáng Vi Lượng Selenium (Se) ................................10
2.4.1 Vitamin E.............................................................................................................10
2.4.2 Selenium ..............................................................................................................10
iv


2.5 Đặc Điểm Dinh Dưỡng của Cá Tra Bột .................................................................10

2.6 Điều Kiện Cơ Sở Nơi Thực Hiện Khóa Luận ........................................................11
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................13
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài ............................................................13
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu..........................................................................................13
3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Dùng trong Nghiên Cứu ............................................13
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu ......................................................................................14
3.4.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ.................................................................................................14
3.4.2 Kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo cá tra ..................................................................15
3.4.2.1 Bè chứa cá sinh sản ..........................................................................................15
3.4.2.2 Chọn cá bố mẹ sinh sản ....................................................................................15
3.4.2.3 Tiêm kích dục tố...............................................................................................16
3.4.2.4 Hình thức sinh sản ............................................................................................17
3.4.2.5 Khử tính dính của trứng....................................................................................18
3.4.2.6 Ấp trứng............................................................................................................19
3.4.2.7 Thu cá bột .........................................................................................................20
3.4.3 Ương nuôi cá bột lên cá giống.............................................................................21
3.4.3.1 Chuẩn bị ao ương..............................................................................................21
3.4.3.2 Thả cá bột .........................................................................................................22
3.4.3.3 Chăm sóc và quản lí ao ương ...........................................................................23
3.4.3.4 Quản lí chất lượng môi trường nước ................................................................24
3.4.3.5 Quản lí sức khỏe ...............................................................................................25
3.4.4 Xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật........................................................................25
3.4.4.1 Chỉ tiêu sinh sản ...............................................................................................25
3.4.4.2 Tốc độ tăng trọng lượng ...................................................................................27
3.4.4.3 Tỉ lệ sống của cá giống 28 ngày tuổi................................................................27
3.5 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu............................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................28
4.1 Một Số Yếu Tố Chất Lượng Nước Trong Ao Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ........................28
4.1.1 Nhiệt độ ...............................................................................................................28
4.1.2 Độ pH ..................................................................................................................29

v


4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)..............................................................................30
4.1.4 Hàm lượng amonia tổng số .................................................................................31
4.2 Kết Quả Nuôi Vỗ....................................................................................................31
4.2.1 Tỉ lệ thành thục ....................................................................................................31
4.2.2 Hệ Số Thành Thục...............................................................................................32
4.3 Kết Quả Sinh Sản ...................................................................................................33
4.3.1 Thời gian hiệu ứng...............................................................................................33
4.3.2 Tỉ lệ rụng trứng....................................................................................................34
4.3.3 Sức sinh sản thực tế .............................................................................................34
4.4 Kết Quả Ấp Trứng..................................................................................................35
4.4.1 Tỉ lệ thụ tinh ........................................................................................................35
4.4.2 Tỉ lệ nở.................................................................................................................36
4.5 Kết Quả Ương Nuôi ...............................................................................................36
4.5.1 Yếu tố chất lượng nước trong ao ương................................................................36
4.5.1.1 Nhiệt độ trong ao ương.....................................................................................36
4.5.1.2 Độ pH trong ao ương........................................................................................38
4.5.1.3 Amonia tổng số.................................................................................................40
4.5.1.4 DO ....................................................................................................................41
4.5.2 Sự tăng trưởng trọng lượng và tỉ lệ sống của cá bột lên 28 ngày tuổi.................42
4.6 Đúc Kết Quy Trình Sản Xuất Giống Cá Tra Tại Trại ............................................45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................50
5.1 Kết Luận .................................................................................................................50
5.2 Đề Nghị...................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................51
PHỤ LỤC

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKC

Benzyl konium chloride

CKTSS

Chất kích thích sinh sản

DO

Dissolved oxygen

DOM

Domperidone

EDTA

Ethylene diamine tetra acetic acid

EM

Effective microorganisms

FAO

Food and Agriculture Organization


FCR

Feed conversion ratio

GtH1

Gonadotropin hormone

GnRH

Gonadotropin releasing hormone

GĐTT

Giai đoạn thành thục

HSTT

Hệ số thành thục

HCG

Human chorionic gonadotropin

HUFA

Hight unsaturated fatty acid

IU


International unit

KDT

Kích dục tố

LH – RHa

Luteinizing hormone – releasing hormone analog

PUFA

Poly unsaturated fatty acid

PAC

Poly alum chloride

P

Trọng lượng thân

Po

Trọng lượng cơ thể bỏ nội quan

PTSD

Trọng lượng tuyến sinh dục


SLT/g

Số lượng trứng/g

SSSTT

Sức sinh sản thực tế

TST

Tổng số trứng

TLTT

Tỉ lệ thụ tinh

TLN

Tỉ lệ nở

TGPTP

Thời gian phát triển phôi
vii


TLRT

Tỉ lệ rụng trứng


TGHƯ

Thời gian hiệu ứng



Thức ăn

TB

Trung bình

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
Đồ thị 4.1

Biến động nhiệt độ trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ.........................29

Đồ thị 4.2

Biến động pH trong ao nuôi vỗ cá bố me.................................30

Đồ thị 4.3

Biến động DO trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ................................30


Đồ thị 4.4

Biến động amonia tổng số trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ .............31

Đồ thị 4.5

Biến động nhiệt độ trong ao ương đợt 1...................................36

Đồ thị 4.6

Biến động nhiệt độ trong ao ương đợt 2...................................37

Đồ thị 4.7

Biến động nhiệt độ trong ao ương đợt 3...................................37

Đồ thị 4.8

Biến động pH trong ao ương đợt 1..........................................38

Đồ thị 4.9

Biến động pH trong ao ương đợt 2...........................................39

Đồ thị 4.10

Biến động pH trong ao ương đợt 3...........................................39

Đồ thị 4.11


Biến động amonia trong ao ương đợt 1....................................40

Đồ thị 4.12

Biến động amonia trong ao ương đợt 2....................................40

Đồ thị 4.13

Biến động amonia trong ao ương đợt 3....................................41

Đồ thị 4.14

Biến động DO trong ao ương đợt 1.........................................41

Đồ thị 4.15

Biến động DO trong ao ương đợt 2..........................................42

Đồ thị 4.16

Biến động DO trong ao ương đợt 3..........................................42

Đồ thị 4.17

Tốc độ tăng trọng của cá tra ở 3 đợt ương ...............................43

Đồ thị 4.18

Tỉ lệ sống của cá tra ở 3 đợt ương ............................................44


Hình 2.1

Hình dạng ngoài của cá tra .........................................................3

Hình 2.2

Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ ..........................................................9

Hình 3.3

Một số dụng cụ dùng trong nghiên cứu....................................14

Hình 3.4

Ao nuôi vỗ cá bố mẹ.................................................................15

Hình 3.5

Bè chứa cá bố mẹ sinh sản .......................................................15

Hình 3.6

Chọn cá bố mẹ sinh sản............................................................16

Hình 3.7

Tiêm kích dục tố cho cá cái......................................................17

Hình 3.8


Vuốt trứng cá tra.......................................................................17

Hình 3.9

Gieo tinh cho trứng...................................................................18

Hình 3.10

Khử dính ...................................................................................18

Hình 3.11

Chuẩn bị bể ấp trứng ................................................................19
ix


Hình 3.12

Ấp trứng....................................................................................20

Hình 3.13

Thu cá bột .................................................................................20

Hình 3.14

Phơi ao sau khi rải vôi ..............................................................21

Hình 3.15


Cấp nước vào ao ương..............................................................21

Hình 3.16

Ao ương ....................................................................................22

Hình 3.17

Thả cá bột .................................................................................22

Hình 3.18

Thức ăn dùng trong ương nuôi .................................................24

Hình 3.19

Cho cá ăn ..................................................................................25

Hình 3.20

Kiểm tra thức ăn tự nhiên trong ao ương .................................25

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1

Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ


28

Bảng 4.2

Hệ số thành thục trung bình của cá tra cái

32

Bảng 4.3

Hệ số thành thục của cá tra đực

32

Bảng 4.4

Kết quả gieo tinh cá tra

33

Bảng 4.5

Kết quả ấp trứng

35

Bảng 4.6

Mức tăng trọng của cá ương nuôi


43

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO, 2009), Việt Nam là
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế
giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998 – 2008 là 18%.
Đóng góp vào thành tích đó phải nói tới nghề nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Năm 2008, sản lượng cá tra đạt khoảng 1,2 triệu tấn, bằng 24% tổng sản
lượng thủy sản của cả nước, chiếm tới hơn 50% sản lượng thủy sản nuôi trồng, giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
ngành thủy sản, (Dương Tiến Thể, 2009).
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu
bền vững. Áp lực giảm giá thành và nâng cao chất lượng thịt trong nuôi cá thương
phẩm đang rất được quan tâm. Vấn đề này có thể giải quyết được thông qua các yếu tố
đầu vào, mà quan trọng là chất lượng con giống.
Con giống có tính chất quyết định tới giá thành và chất lượng thịt cá tra. Con
giống tốt nuôi sẽ lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, có sức đề kháng cao với dịch bệnh,
giảm chi phí thuốc phòng trị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nhờ vậy sẽ hạ giá thành sản
phẩm.
Hiện nay, việc sản xuất cá tra giống tập trung nhiều ở một số tỉnh như Đồng
Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang. Toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với
khoảng 116 trại sinh sản cá tra bột hoạt động (thời gian cao điểm tới 235 trại), với
khoảng 4.000 hộ ương cá giống trên diện tích hơn 2.250 ha, năng lực sản xuất được
hơn 1,8 tỷ cá giống, trong khi nhu cầu giống cá tra mỗi năm cần từ 1,8 tỷ đến 2 tỷ con,

về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi (Dương Tiến Thể, 2009).

1


Tuy nhiên, hiện nay con giống ngày càng kém chất lượng, nguyên nhân là do
nguồn cá bố mẹ chưa được quản lý tốt, quy trình nuôi vỗ hạn chế, sử dụng kích dục tố
kém chất lượng.
Do đó, đề tài “Thực Nghiệm Sản Xuất Giống Cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878) tại Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ” được chúng
tôi thực hiện nhằm tìm hiểu và đúc kết quy trình sản xuất giống cá tra có chất lượng.
1.2. Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài thực hiện với các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá tra tại Trại Giống Công ty Cổ Phần
GreenFeed Việt Nam.
- Tìm hiểu các thông số kỹ thuật sinh sản để đánh giá chất lượng đàn cá bố mẹ,
chế độ nuôi vỗ, phương pháp sinh sản.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Roberts và Vidthayvanon, 1991 (trích bởi Nguyễn
Thị Bảo Ngọc, 2005) thì cá tra có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata (có dây sống)
Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống)
Lớp: Pisces

Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus
Tên tiếng Anh: Sutchi River Catfish
Tên tiếng Việt: Cá tra

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá tra

3


2.1.2 Hình thái và phân bố
Cá tra có thân dài, dẹp bên về phía đuôi, đầu và mõm hơi dẹp bằng. Mắt nằm
hai bên ở nửa trước đầu. Cá có hai đôi râu. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang
răng cưa ở mặt sau, vây mỡ nhỏ, vây đuôi phân thùy nông, mút đuôi nhọn và tương
đương nhau. Thân màu xám, phần lưng thẫm hơn phần bụng (Nguyễn Văn Hảo,
2005).
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), cá tra là loài đặc trưng và phổ biến ở lưu vực
sông Mekong. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên Sông Tiền, Sông Hậu thuộc vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Trên thế giới cá tra phân bố ở Indonexia, Malaixia, Thái Lan,
Lào và Campuchia. Cá phân bố ở các tầng nước, nhưng thường sống ở tầng đáy.
2.1.3 Đặc Điểm Sinh Thái
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá tra dao động trong
khoảng từ 26 – 300C. Cá tra là loài chịu lạnh kém vì chúng là một trong những loài đặc
trưng ở vùng nhiệt đới. Ở 150C, cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống. Ở
nhiệt độ 390C, cá sẽ bơi lội không bình thường.
pH: cá tra có khả năng chịu đựng pH từ 5 – 11 nhưng pH thích hợp cho sự phát
triển của cá là 6,5 – 7,5. Ở pH bằng 5, cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần,
hoạt động chậm chạp. Khi pH bằng 11, cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.

Oxy hòa tan: cá tra có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí và da. Do đó, cá có thể
sống được trong ao nước tù, nước bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè
với mật độ dày.
Độ mặn: cá tra tuy là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, không sống ở vùng nước
mặn nhưng cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, cá chiu được độ mặn 10 %0.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và tăng trưởng
Cá tra có dạ dày phình to có dạng hình chữ U và co giãn được. Ruột cá tra
ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và
tuyến sinh dục. Cá tra có dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá ăn tạp thiên về
động vật. Cá tra là loài háu ăn. Ở giai đoạn cá bột và cá hương thì cá tra thích ăn mối
sống.
Khi nuôi trong ao, nuôi trong bè, cá tra có thể thích nghi với nhiều loại thức ăn
có hàm lượng protein thấp do con người cung cấp như: cám vụn, ngô, thức ăn chế
4


biến, phân lợn, gà, vịt. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi thương
phẩm.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 1 tháng, đạt 4 – 6 cm, sau 2 tháng đã đạt
chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15g).
Giai đoạn trưởng thành cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con sau 1 năm, từ 2,5 kg trở lên,
mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể. Ngoài tự nhiên, cá tra có thể
sống trên 20 năm. Thiếu thức ăn, cá sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Tốc độ tăng trưởng của con đực và con cái không đều nhau, con đực lớn nhanh
hơn con cái (Phòng Khuyến Ngư, Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản An
Giang, 2006).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của

Campuchia và Lào.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch. Cá
có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong sang Campuchia để sinh sản, không đẻ tự
nhiên ở phần sông của Việt Nam.
Trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo, cá có thể thành thục sớm và đẻ sớm hơn
trong tự nhiên. Cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần/năm.
Qua khảo sát những đàn cá tra trong tự nhiên, hệ số thành thục của cá tra cái từ
1,76 - 12,94%, của cá tra đực là từ 0,83 - 2,1% (Nguyễn Văn Trọng, 1989).
Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
nhỏ và có tính dính.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái.
Khi cá thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phụ của cá đực hơi lồi ra so với cơ
quan sinh dục phụ của cá cái.

5


2.2. Chất Kích Thích Sinh Sản (CKTSS) Dùng Cho Cá Sinh Sản Nhân Tạo
Trong sinh sản nhân tạo, để trứng chín và rụng đồng loạt là điều hết sức quan
trọng. Do đó, người sản xuất giống sử dụng các CKTSS. Các chất này sẽ kích thích sự
rụng trứng và tiết tinh của cá làm cho cá đẻ được. Các CKTSS thường dùng như não
thùy cá, HCG, LH – RHa.
2.2.1 Não thùy cá
Tác dụng của não thùy là kích thích sự tổng hợp noãn hoàng và sự chín và rụng
trứng. Cá có hệ số thành thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục tố
não thùy càng cao.
Theo Marcel (1980) thì não thùy có thể được lấy từ nhiều loài cá khác nhau
như: cá chép, cá trắm, cá trê,… đã thành thục còn tươi sống. Ở cá chết sau vài giờ,

hoạt tính kích dục chỉ còn 50%.
Theo Blane và Abraham (1968) cho rằng trong trường hợp cùng thể trọng và
mức độ thành thục thì não thùy của cá chép cái có hoạt tính GtH 1 cao gấp hai lần so
với não thùy cá đực cùng loài (trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999).
Ở những loài cá tự đẻ trong ao như cá chép, cá diếc, cá trê có hoạt tính kích dục
tố não thùy cao hơn 1,5 - 2 lần những loài cá có thể thành thục trong ao nhưng không
tự đẻ được trong ao như cá trắm, cá mè, cá tra.
Não thùy cá chép được coi là loại chế phẩm kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá
kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá biển. Khi sử dụng não thùy ít gây sốc và
không gây tác dụng phụ. Đơn vị tính khi sử dụng não thùy để kích thích sinh sản là
mg/kg cá hoặc dose.
2.2.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec vào năm 1927. HCG là kích dục tố được chiết
xuất từ màng đệm của nhau thai hoặc chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ mang thai giai
đoạn đầu. Bản chất là một glycoprotein tan trong nước, gồm hai chuỗi peptide, chuỗi α
gồm 92 aminoacid, chuỗi β gồm 145 aminoacid. Cacbonhydrate chiếm 33%. Việc
chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước.
HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng.

6


Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài
cá khác như: cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng, cá
chạch. Đơn vị tính của HCG khi sử dụng tiêm trên cá là IU/kg.
2.2.3

GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
GnRH là hormone kích thích việc sản xuất kích dục tố từ tuyến yên. Là một


hoạt chất tổng hợp tương tự một loại hormone trong não bộ, GnRH không có tác dụng
trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy (tuyến
yên) để kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục cũng như gây chín và rụng trứng.
Khi tiêm GnRH cho cá, não thùy của cá tiết ra kích dục tố và chính kích dục tố nội
sinh của cá kích thích cá đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng
dài so với các loại kích dục tố khác.
Từ việc xác định trình tự amino acid trong cấu tạo của các GnRH, người ta đã
tạo ra những chất tương đồng, gọi là GnRHa (analog) có hoạt tính đặc biệt cao được
dùng trong thực tiễn sản xuất. GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng
có một số mắt xích amino acid trên chuỗi peptide được thay đổi. Các chất tổng hợp
này thường chỉ có 9 amino acid. Chính nhờ sự thay thế các amino acid tại một số vị trí
mà phân tử GnRH ít bị phân giải bởi các enzyme cho nên hoạt tính được tăng lên hàng
chục đến hàng trăm lần các hợp chất tự nhiên.
Có thể khẳng định tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố
ở cá, vì thế chúng có thể được dùng làm CKTSS cho tất cả các loài. GnRH có lợi thế
giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế và bảo quản tốt, không gây phản ứng miễn
dịch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ xong thì tuyến yên không còn
kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái thành thục.
Bên cạnh việc dùng các GnRH tiêm một lần hay hai lần gần nhau để kích thích
rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở những giai đoạn
khác nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và đẻ đồng loạt.
Hiện nay, dùng phổ biến là LH-RHa. Đơn vị tính của LH – RHa là µg/kg cá cái.
2.2.4 Chất kháng Dopamine
Dopamine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmittor), có
tác dụng ức chế sự tiết kích dục tố của tuyến yên.

7



Hầu hết cá biển và các loài cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản
bằng LH – RHa đơn độc. Đối với các loài cá khác như họ cá chép, họ cá da trơn thì
Dopamine giữ vai trò rất quan trọng để ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của
chúng. Vì thế việc sử dụng đồng thời LH – RHa và chất kháng Dopamine mới có hiệu
quả gây rụng trứng trên các loài cá này.
Chất kháng Dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.3. Cơ Sở Khoa Học của Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ
Quá trình phát triển của buồng trứng cá cần được cung cấp một lượng thức ăn
rất lớn. Các chất dinh dưỡng của thức ăn được cá thu nhận phải trải qua quá trình sinh
hoá phức tạp để tạo ra những chất dinh dưỡng đặc trưng của cơ thể, các chất dinh
dưỡng này được tích lũy trong các tổ chức như cơ, gan dưới dạng như lipid, glycogen,
các chất này vừa được sử dụng cho hoạt động sống hàng ngày vừa tham gia vào quá
trình tạo sản phẩm sinh dục.
Sự lớn lên của tế bào sinh dục được quyết định chủ yếu bởi sự chuyển hóa nội
tại. Sự chuyển hóa từ các chất dinh dưỡng của thức ăn lại có tác dụng bổ sung cho
phần năng lượng đã bị huy động cho tế bào sinh dục.
Các tuyến nội tiết tham gia một cách tích cực vào quá trình lớn lên của tế bào
trứng. Kích thích tố do chúng tiết ra tham gia vào hấu hết các phản ứng sinh hoá để
chuyển hoá các chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể và chất dinh dưỡng từ thức ăn
thành những chất đặc trưng của trứng cũng như các sản phẩm sinh dục khác. Do quá
trình này mà các chất dinh dưỡng trong cơ thể giảm dần trong khi đó chúng lại tăng
dần trong trứng. Một trong các chất dinh dưỡng được huy động nhiều nhất đó là lipid.
Quá trình huy động lipid từ các tổ chức vào trong trứng thể hiện khá rõ khi tế bào
trứng đang trong quá trình sinh trưởng. Chính vì lý do này mà khi tuyến sinh dục cá
phát triển tới mức cao nhất thì độ béo của cá thấp nhất.
Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, cá cần thành
phần và số lượng thức ăn khác nhau, đồng thời cũng cần sự tác động khác nhau của
các yếu tố môi trường. Theo quy luật phát triển của buồng trứng, ở giai đoạn đầu của
quá trình tạo trứng, cá thường cần những loại thức ăn có năng lượng cao. Khi trứng đã


8


trưởng thành, các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng lại đóng vai trò quan trọng tới
phẩm chất sinh dục.
Xuất phát từ những quy luật chung về sự phát triển của buồng trứng và đặc
điểm sinh học của từng loài mà trong quá trình nuôi vỗ cần có sự tác động của kỹ
thuật. Đó là chế độ nuôi vỗ phải phù hợp với sự phát triển của tuyến sinh dục. Có thể
chia quá trình nuôi vỗ làm hai giai đoạn như sau:
2.3.1 Giai đoạn nuôi vỗ tích cực
Giai đoạn nuôi vỗ tích cực được bắt đầu ngay sau khi mùa đẻ trong năm của cá
kết thúc. Mục đích nuôi vỗ của giai đoạn này là cung cấp cho cá đầy đủ về số lượng và
chất lượng thức ăn, tạo được môi trường ổn định để giúp cá cá tích lũy năng lượng tốt
nhất.
2.3.2 Giai đoạn nuôi vỗ thành thục
Giai đoạn nuôi vỗ thành thục cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống hằng
ngày cho cá. Đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo trứng và tích lũy
dinh dưỡng cho chu kỳ sinh dục sau.
Tạo mọi điều kiện để thúc đẩy sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng đã tích lũy
trong thời kỳ nuôi vỗ tích cực thành các chất dinh dưỡng của trứng. Trong thời kỳ
thành thục, lượng thức ăn giảm dần, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng vi
lượng.

Hình 2.2 Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ

9


2.4. Vai Trò của Vitamin E Và Khoáng Vi Lượng Selenium

2.4.1 Vitamin E
Vitamin E là chất kháng oxy hóa sinh học, chủ yếu ngăn cản hiện tượng oxy
hóa các acid béo không no HUFA và PUFA có trong màng cơ bản. Khi lượng acid béo
trong thức ăn tăng lên, vitamin E sẽ rất cần thiết và cần phải bổ sung.
Vitamin E còn liên quan tới sự tổng hợp và hoạt động của hormone sinh dục,
thông qua hệ thống não thùy. Thiếu vitamin E thường dẫn đến tổn thương gan, cơ
thoái hóa và cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (1997), vitamin E là vitamin sinh trưởng, tác
dụng nổi bật là kích thích sinh sản. Thiếu vitamin E con đực sản sinh ra tinh trùng
không di động, dị hình, yếu ớt. Thiếu vitamin E ở con cái ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của bào thai, dẫn đến chết thai, sảy thai, làm rối loạn hoạt động của cơ quan sinh
dục phụ.
Theo Lê Thanh Hùng (2008), trên cá chép, khi bổ sung vitamin E thông qua
thức ăn, cá có sức sinh sản tăng cao, hệ số thành thục 14,1% (thay vì 3,3% ở cá ăn
thức ăn không bổ sung vitamin E). Vitamin E còn giúp nâng cao tỉ lệ nở của trứng.
2.4.2. Selenium (Se)
Selenium (Se) có chức năng chống lại sự oxy hóa của lipid trong các màng cơ
bản, do Se là cấu tạo chính của enzyme glutathione peroxidase.
Theo Lại Văn Hùng (2004), trong cơ thể, Se cùng với vitamin E tham gia vào
quá trình trao đổi mỡ ở gan.
Nhu cầu Se ở cá khoảng 0,15 - 0,4 mg/kg thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.5 Đặc Tính Dinh Dưỡng của Cá Tra Bột
Theo Phòng Khuyến Ngư thuộc Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản
An Giang (2006), cá mới nở tới khi đạt 24 giờ, miệng cá còn đóng, cá dinh dưỡng
bằng noãn hoàng.
Sau 24 – 36 giờ, miệng cá bắt đầu mở nhưng không cử động, không khép lại
được, xuất hiện răng chó. Cá vẫn dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Khi cá được 36 - 72
giờ, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn ưa thích của cá là các Zooplankton. Cá
bơi chậm chạp.


10


Theo Lê Thanh Hùng (1998), cá chuyển sang dinh dưỡng bên ngoài vào thời
điểm 48 giờ sau khi nở. Noãn hoàng vẫn còn hiện diện và chỉ đến hết ngày thứ 3 noãn
hoàng mới tiêu biến hoàn toàn. Vào thời điểm này, cá ăn được các Zooplankton có
kích thước nhỏ như Rotifera, Cladocera và các dạng Nauplii. Về thành phần giống loài
xuất hiện trong dạ dày, các giống Moina, Bosmia có tần số xuất hiện là 100%, kế đến
là Rotifera và Nauplii. Về khối lượng thức ăn, Cladocera chiếm tỉ lệ 99,6%, Rotifera
chỉ chiếm 0,4%.
Cũng theo Lê Thanh Hùng (1998), kích thước mồi cỡ 0,4 - 0,8 mm có tần số
xuất hiện là 100%. Cỡ mồi lớn hơn 0,8 mm và nhỏ hơn 0,4 mm xuất hiện với tần số
thấp hơn.
Từ ngày thứ 5 (3 ngày sau khi ăn thức ăn bên ngoài), độ mở miệng của cá tra
lớn hơn, Copepoda đã thấy xuất hiện trong dạ dày với tần số thấp (12%) nhưng
cladocera vẫn là nhóm thức ăn được ưa thích (Lê Thanh Hùng, 1998).
Từ ngày thứ 8 trở về sau, thành phần thức ăn trong dạ dày của cá phong phú
hơn vì có sự xuất hiện của ấu trùng muỗi lắc (Chironomus) và côn trùng nước.
Từ ngày thứ 11 cho thấy thành phần giun ít tơ, côn trùng nước chiếm tỉ trọng
tới 90% lượng thức ăn. Hệ số lựa chọn thức ăn cho thấy nhóm Cladocera vẫn là loại
thức ăn được lựa chọn trong giai đoạn từ 11 ngày chở về sau (Lê thanh Hùng, 1998).
Cũng theo Lê Thanh Hùng (1998), từ ngày 11, cá tra bắt đầu xuống đáy tìm
thức ăn, từ thức ăn chỉ chứa toàn Zooplankton cá chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ, ấu
trùng muỗi lắc, giun ít tơ…Tính ăn của cá thay đổi từ Zooplankton trong tầng nước
sang thức ăn ở đáy vào thời điểm từ ngày thứ 8 - 11 trùng với thời điểm các cơ quan
bơi lội như vây bên, vây đuôi phát triển hoàn thiện khả năng bắt mồi của cá. Đồng
thời, cá bắt đầu sống tập trung thành đàn như tập tính cá trưởng thành vào thời điểm
này.
2.6 Điều Kiện Cơ Sở Nơi Tiến Hành Khóa Luận
Chúng tôi tiến hành đề tài tại Trại Sản Xuất Giống Công ty Cổ Phần GreenFeed

Việt Nam, Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.
Trại được xây dựng từ tháng 10 năm 2008, đưa vào hoạt động từ tháng 03 năm
2009. Tổng diện tích trại là 14 ha, gồm 6 ao ương cá bột lên cá giống giai đoạn 1 với
diện tích mặt nước ao từ 6.0000 m2 đến 8.000 m2, 5 ao ương cá giống giai đoạn 2 với
11


diện tích mặt nước từ 4.000 m2 tới 5.000 m2, 8 ao nuôi cá tra bố mẹ với tổng diện tích
mặt nước là 12.000 m2. Tổng đàn cá bố mẹ gồm 8.000 cá cái, 4.000 cá đực.
Khu ấp trứng với hệ thống 10 bể composite đạt công suất từ 30 triệu đến 40
triệu bột/một đợt sinh sản. Mỗi tháng trại có khả năng sản xuất từ 4 đến 8 đợt sinh sản.
Trại có trang bị hệ thống mái che cho ao nuôi vỗ vào những tháng lạnh nên đàn
cá bố mẹ có khả năng sinh sản quanh năm.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài đã được tiến hành từ ngày 18/02/2010 – 30/06/2010, tại Trại Sản Xuất
Giống Công ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá tra bố mẹ được 4 năm tuổi, có nguồn gốc từ Thái Lan.
Phương pháp chọn đàn cá bố mẹ: Từ đàn cá ngoài tự nhiên, dựa vào kiểu hình
lựa chọn những cá thể có ngoại hình tốt làm đàn cá bố mẹ. Đàn cá được này cho sinh
sản ra thế hệ con thứ nhất. Đem thế hệ con thứ nhất nuôi thành cá bố mẹ rồi cho sinh
sản để được thế hệ con thứ hai. Thế hệ con thứ hai được nuôi thương phẩm và thấy có
ưu thế về sức tăng trọng, tỉ lệ phi lê, sức chịu đựng điều kiện bất lợi của môi trường,
hơn và sức đề kháng bệnh tốt.

Trên cơ sở đó, đàn cá bố mẹ ngoài tự nhiên được cho sinh sản ra thế hệ con thứ
nhất rồi đem thế hệ này nuôi làm đàn cá bố mẹ mà hiện nay Trại đang thực hiện.
3.3. Vật Liệu và Trang Thiết Bị Dùng trong Nghiên Cứu
Những dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất đã được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài gồm:
- Hệ thống bể composite, thau nhựa, vợt, thùng nhựa, ca nhựa, máy bơm nước,
máy thổi khí, hệ thống ống dẫn khí, vải lưới có đường kính mắt lưới 0,2 mm, khung
inox hình phễu, ao đất, bè nổi, thức ăn cá bố mẹ, thức ăn cho cá bột, thức ăn cho cá
giống, cốc đong (loại 40 ml, 100 ml, 1 lít), ống tiêm, kim tiêm, cối thủy tinh, chày thủy
tinh, khăn, lông gà, cân đồng hồ (loại 1 kg, 12 kg), cân điện 2 số lẻ, giấy đo chia đơn
vị mm, thước thẳng chia vạch cm, thước dây chia vạch.
- Nhiệt kế, pH test, NH3 test, DO test, nước muối sinh lí.
- Hóa chất: tannin, BKC, chlorine, iodis, antizu.
- Kích dục tố: HCG, não thùy cá chép.
13


×