“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
THAM LUẬN
“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA TẠI
TRUNG TÂM GDTX TP. BUÔN MA THUỘT NĂM HỌC”
Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
MỞ ĐẦU
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược
của dân tộc mình. Vì thế, đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền
giáo dục của quốc gia đó.
Nêu về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ, nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập ở các em”.
Trước khi người ra đi, trong di chúc, chủ tịch Hồ Chí minh có dặn: “Phải giáo dục thế
hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng, vừa chuyên”.
Chắc hẳn trong mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng mong muốn học trò luôn chăm ngoan
học giỏi, gặt hái được nhiều kết quả cao. Một trong những điều thầy cô quan tâm nhiều nhất là:
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn mình giảng dạy. Bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ
môn Hóa học, tôi cũng luôn trăn trở làm thế nào để kết quả học tâp của học sinh ở năm sau
luôn cao hơn năm trước. Chính vì thế, nhân buổi hội thảo hôm nay, tôi xin trình bày tham luận
của mình thông qua chuyên đề “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học”.
I/ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC
Dạy và học là hoạt động chủ đạo trong nhà trường, thước đo hiệu quả hoạt động của nhà
trường chính là chất lượng giáo dục học sinh.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng đội ngũ giáo viên, điều
kiện cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào của học sinh… trong đó chất lượng đầu vào của học
sinh là yếu tố quan trọng.
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
Về phía học sinh: Qua xem xét hồ sơ nhập học của học sinh tại trung tâm GDTX TP.
BMT: học sinh khối 10 đa phần là học sinh từ lớp 9 Bổ túc THCS (dạng phổ cập THCS), còn
lại một số học sinh lưu ban từ 1 - 3 năm ở các trường THPT và 1 số học sinh đã nghỉ học từ 2 5 năm nay đi học trở lại. Trong đó, số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao.
- Đa số các em học sinh đều ngoan, các em dân tộc thiểu số có tính cộng đồng cao nên
biết thương yêu và tương trợ nhau.
- Về kiến thức của các em: hầu hết là mất căn bản, hổng kiến thức, thậm chí có những
em viết không đúng chính tả, không thực hiện được những phép tính sơ đẳng nhất.
- Có nhiều học sinh đang ở tình trạng ngồi nhầm lớp.
- Vì học yếu nên đa số các em chán học hoặc mặc cảm tự ti không phấn đấu.
- Một bộ phận khá lớn học sinh lười học, chưa có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn.
Thái độ và tinh thần học tập nhàm chán, uể oải, mệt mỏi.
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế.
- Điều kiện hoàn cảnh nhiều em còn gặp khó khăn, nhà xa trường học, gia đình đông
con, …
- Đa số học sinh trung tâm có hoàn cảnh khó khăn, ngoài giờ học phải phụ cha mẹ làm
rẫy; hoặc bản thân các em vừa đi học vừa đi làm để tự trang trải cuộc sống và phục vụ cho việc
học tập nên thời gian dành cho việc tự học ở nhà cũng có nhiều hạn chế.
Về phía giáo viên:
- Các giáo viên trẻ, nhiệt tình tâm huyết với nghề, tích cực tự học nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Số lượng giáo viên dạy Hóa tại Trung tâm ít (01 GV, trung tâm hợp đồng thêm 01 GV
trong năm học ). Các giáo viên còn trẻ và còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động dạy học, chưa
khai thác bài giảng bằng sự hỗ trợ của CNTT vào tiết dạy, vận dụng các phương pháp dạy học
chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh.
Về cơ sở vật chất:
- Một số phòng học của trung tâm có trang bị máy chiếu hỗ trợ cho việc dạy học của
giáo viên được thuận lợi, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới (giáo án điện
tử), rất tốt cho đặc thù của các bộ môn học tự nhiên, thông qua việc giảng dạy giáo án điện tử
tạo cơ hội cho học sinh được theo dõi những hình ảnh trực quan sinh động.
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
- Một số phòng học tuy có trang bị máy chiếu song chất lượng đã xuống cấp (đèn chiếu
phản ánh màu sắc chưa đúng dẫn đến thay đổi dung của bài học cũng như làm sai kết quả của
hiện tượng trong tự nhiên và các kết quả thí nghiệm) từ đó ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến
thức đúng với thực tế bản chất của tự nhiên.
- Tại trung tâm tuy có phòng thực hành - thí nghiệm nhưng chưa đúng chuẩn nên không
thể sử dụng được để làm thí nghiệm bộ mônn. Còn thiếu nhiều dụng cụ và hóa chất để phục vụ
cho thí nghiệm, và các hóa chất chưa đúng chuẩn và đã hết hạn sử dụng.
- Các phòng học của Trung tâm nhỏ, số lượng học sinh một lớp nhiều nên việc đánh giá
chất lượng học sinh qua kiểm tra, thi cử chưa thực sự đạt hiệu quả.
Về chương trình:
- Các bài đưa vào chương trình có chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, tuy nhiên dung lượng
bài còn nhiều, một số tiết dạy còn dài.
Về phía gia đình, xã hội:
- Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em họ, hoặc quan tâm chưa đúng cách.
- Trước cổng trường còn nhiều quán internet, cà phê thu hút học sinh bỏ giờ, cúp tiết
chơi game, điện tử, xem quán cà phê là nơi giải trí.
- Đặc biệt vẫn còn dư âm bệnh thành tích, bệnh hình thức, né tránh dư luận xã hội
(những năm gần đây khi thực hiện “hai không”, kết quả thu được không như mong muốn thì
chúng ta vẫn còn e sợ dư luận xã hội).
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC
TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC
Để nâng cao chất lượng DẠY và HỌC trước thực trạng như vậy không hề đơn giản và
đòi hỏi rất nhiều giải pháp, từ thực tế cố gắng của bản thân tôi thấy có thể sử dụng các giải
pháp như sau:
Về phía gia đình, xã hội:
- Cần sự quan tâm của phụ huynh học sinh, sự động viên khích lệ kịp thời, có định
hướng ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực và trình độ của con em mình.
- Cần có sự thông tin 2 chiều giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để kịp thời chấn
chỉnh, uốn nắn học sinh trong việc học tập cũng như việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Về phía giáo viên:
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
- Năng động, nhiệt tình, sáng tạo tổ chức tốt các giờ lên lớp, tích cực kiểm tra sự chuẩn
bị bài, học bài của học sinh, phát hiện, hướng dẫn học sinh chủ động tìm tòi, khám phá kiến
thức trên mạng, truyền hình,..., tài liệu tham khảo của thư viện, các câu chuyện có liên quan
nhằm tạo sự tự tin, niềm say mê, hứng thú cho học sinh.
- Các giáo viên thống nhất trong kiểm tra đánh giá.
- Từng bước xây hệ thống câu hỏi học tập, hệ thống ngân hàng đề kiểm tra theo chuẩn
kiến thức kĩ năng.
- Mỗi giáo viên tự học, tự nâng cao chuyên môn, tích cực thăm lớp dự giờ, trao đổi giờ
dạy phù hợp với đặc trưng bài học đó.
- Giáo viên của một trung tâm GDTX mà học sinh có điểm xuất phát thấp phải đặc biệt
hiểu được vai trò quan trọng của người thầy trước những đối tượng học trò có tính đặc thù như
vậy- tức là người giáo viên gần như phải có tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm gấp đôi thì
mới hoàn thành nhiệm vụ cao quý của người thầy. Muốn như vậy phải tìm hiểu nguyên nhân
hạn chế của học sinh để có giải pháp giáo dục phù hợp.
+ Qua tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh đa số có học lực yếu không phải hoàn toàn do lỗi
của các em hoặc không phải vì các em có hạn chế về nhận thức mà hầu hết các em đều ham
hiểu biết, ưa thích khám phá, có một số em còn rất cầu tiến ham học, vui sướng khi hiểu bài,
khi được giáo viên khen về sự tiến bộ của bản thân, như vậy hạn chế của các em một phần là
do phương pháp giảng dạy của một số thầy cô còn chưa phù hợp. Hiểu được điều đó, tôi
đã cố gắng chuẩn bị kĩ bài giảng, đơn giản hoá vấn đề để truyền đạt kiến thức cho học sinh một
cách dễ hiểu nhất. Để dạy hay thì rất khó, còn để dạy dễ hiểu thì nếu cố gắng chắc ai cũng làm
được.
+ Sắp xếp thời gian thoả đáng để cũng cố lại kiến thức căn bản của bậc THCS
cho học sinh: Kiến thức căn bản THCS là cái gốc, là nền tảng để học sinh tiếp thu được các
kiến thức THPT, nếu mất căn bản thì các em sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới,
đặc biệt là các môn tự nhiên. Vậy nên giúp các em lấy lại kiến thức căn bản là việc làm hết sức
cần thiết. Đối với bộ môn Hoá, vào những tiết ôn tập đầu năm hoặc những tiết tự chọn, luyện
tập tôi cố gắng giúp các em bù đắp các kiến thức cơ bản nhất về hoá trị, cân bằng phản ứng,
cách tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch… Những bạn học khá là cánh tay đắc
lực của giáo viên trong việc giúp các bạn học yếu trong lớp mình ôn lại kiến thức căn bản. Khi
đã có được các kiến thức nền tảng đó các em cảm thấy môn học này không còn phức tạp, đáng
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
sợ nữa và nhiều em tiến bộ rất nhanh nhờ vào việc hiểu được những điều cơ bản cần thiết lẽ ra
phải có từ THCS.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp ra đề, phương pháp kiểm tra,
đánh giá… phù hợp với trình độ, tâm thế học sinh:
Qua tìm hiểu tôi biết rất nhiều học sinh muốn cố gắng học tốt, nhưng không biết bắt đầu
từ đâu nên nhiều em buông xuôi, để giúp các em thoát khỏi tình trạng đó, trước mỗi bài kiểm
tra tôi cho các em đề cương - lý thuyết và bài tập (nội dung trọng tâm của các bài học) . Như
vậy các em biết rõ mình cần học nội dung nào, và nếu mình chăm chỉ thì chắc chắn đạt điểm
cao nên các em rất cố gắng.
Học sinh trung tâm tôi thường hay mặc cảm tự ti và thường buông xuôi vì nghĩ rằng
mình hạn chế, mình kém bạn bè, có cố gắng cũng chẳng tiến bộ. Để giúp các em thoát khỏi
mặc cảm, tự ti và có hứng thú học tập tôi cố gắng ra đề vừa sức, mỗi vấn đề tôi làm từ thật
dễ, thật đơn giản rồi nâng dần lên từng chút một, làm kĩ từng vấn đề, mỗi vấn đề có vài
bài tương tự để học sinh rèn luyện. Đề luôn bám sát chuẩn kiến thức, sách giáo khoa, trong
sách giáo khoa có một số bài tương đối khó, phải vận dụng nhiều kiến thức, phải làm nhiều
bước, học sinh không thể tự làm được thì tôi không làm cho học sinh mà chia bài đó ra thành
những bài tập nhỏ, mỗi bài tập là một bước đến gần hơn với đáp án cuối cùng, học sinh tự làm
được những bài tập nhỏ đó rồi tôi tìm cách gợi mở để tự các em làm được bài tập lớn kia. Ví
dụ: Trong sách giáo khoa Hoá 12 chương trình chuẩn có bài tập như sau: “Từ 1 tấn tinh bột
chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của quá trình
sản xuất là 75%?”. Hầu hết học sinh thấy đây là bài khó, không thể làm được, để khắc phục
tình trạng đó tôi cho mỗi nhóm làm 1 bài tập nhỏ với độ khó phù hợp với lực học của từng
nhóm:
Bài 1:Từ 16,2 kg tinh bột có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ ? (giao cho nhóm yếu
nhất)
Bài 2:Từ 27 kg tinh bột chứa 40% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ ?
Bài 3:Từ 16,2 tấn tinh bột có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của quá
trình sản xuất là 80%?
Sau khi các nhóm hoàn thành thì các em có thể tự mình làm được bài tập mà trước đó các em
cho là khó kia. Như vậy bằng cách giao việc phù hợp cho các nhóm mà các nhóm làm việc rất
nghiêm túc khẩn trương, em yếu không thấy khó quá và em khá thì không thấy nhàm chán, ai
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
cũng thấy mình có công trong việc tìm ra phương pháp giải và kết quả là học sinh rất hứng thú
làm bài, cảm thấy tự tin, vui sướng.
Thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc soạn bài, làm bài tập của học sinh. Để kiểm
tra bài cũ hiệu quả, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn giấy kiểm tra, tôi thường cho học sinh
làm bài kiểm tra 5 phút, mỗi lần kiểm tra tôi sẽ chọn từ 5 đến 7 em để chấm nhanh, mỗi em có
thể được chấm nhiều lần, những lần đầu thì lấy điểm trực tiếp, nếu có đủ điểm ở các cột điểm
rồi thì sẽ được lấy điểm cộng hay điểm trừ. Như vậy trong một thời gian ngắn ta có thể kiểm tra
bài được rất nhiều học sinh, học sinh cả lớp đều phải làm việc nghiêm túc và tạo cho học sinh
một thói quen tốt là luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Điểm số có tác dụng kích thích học tập rất lớn đối với học sinh, để khích lệ các em, tôi
thường cho các em điểm cộng. Trong kiểm tra miệng, nếu học sinh chưa chuẩn bị bài thì tôi
thường không cho điểm 0 mà tôi cho điểm trừ, nếu em không cố gắng để có điểm cộng thì cuối
kì, điểm trừ đó sẽ là điểm 0. Tôi biết có rất nhiều em khi bị điểm kém thì chán nản bỏ luôn môn
học đó vì các em nghĩ có cố gắng thì cũng chẳng thay đổi được gì. Một số giáo viên khi kiểm
tra dù học sinh đã hoàn thành tốt các yêu cầu rồi cũng chỉ cho 7 đến 8 điểm. Tại sao ta không
cho điểm tối đa? Nếu đó là câu hỏi dễ thì sao ta không hỏi thêm câu hỏi phụ để các em có thể
đạt điểm 10? Ngay chính giáo viên còn không tin vào năng lực của các em thì làm sao các em
có thể tự tin vào bản thân mình được?
Nếu giáo viên cho nhiều điểm cộng như vậy thì học sinh nào điểm cũng cao, những em
học yếu cũng có điểm cao như các em học tốt. Để khắc phục điều đó, tôi thường xuyên kiểm
tra vở soạn của các em, nếu không soạn bài: trừ điểm, sau khi kiểm tra 15 phút hay 1 tiết các
em phải tự làm lại bài, giờ trả bài, giáo viên sẽ gọi trả lời nếu chưa chuẩn bị thì lại bị điểm trừ.
Vậy các em muốn giữ được các điểm cộng đó thì phải thực sự cố gắng.
Nghiêm túc trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tránh việc đánh giá không
chính xác kết quả học tập của học sinh, làm cho học sinh có tâm lý ỷ lại, hoặc bất mãn không
cố gắng.
Khi trả bài có nhận xét và chữa bài cụ thể.
+ Thân thiện trong việc tiếp cận học sinh, gần gũi yêu thương các em - chú trọng
đặc biệt đến việc khuyến khích sự tiến bộ dù nhỏ của học sinh:
Hầu hết những học sinh yếu kém là những học sinh chưa được quan tâm đúng mức thậm
chí có em còn bị phân biệt đối xử, bị mặc cảm ở các cấp học dưới vậy nên tôn trọng, gần gũi,
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
thân thiện với các em là điều rất cần thiết. Chúng ta phải cho các em thấy rằng ta rất quan tâm
đến các em, sẵn sàng giúp các em, tha thiết mong các em tiến bộ. Nếu các em cảm nhận đựơc
tình cảm của thầy cô giáo dành cho mình thì chắc rằng các em sẽ rất vui, sẽ cố gắng học tập để
làm vui lòng thầy cô. Từ quan niệm đó tôi đã thường xuyên kịp thời khen ngợi, cổ vũ từng tiến
bộ nhỏ của học sinh. Có thể với những học sinh khá giỏi thì sự khen ngợi của thầy cô là điều
rất bình thường nhưng với các em học yếu hoặc những em bị coi là học sinh cá biệt thì sự ngợi
khen đó có tác dụng rất lớn. Thân thiện với học sinh không chỉ là sự ngợi khen mà cao hơn nữa
đó là sự cảm thông, sự động viên khích lệ đối với các sai lầm, hạn chế của học sinh.
Trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố gắng tạo không khí thoải mái cho tiết học, luôn tỏ ra năng
động, nhiệt tình để truyền cái nhiệt tình đó sang học sinh.
Ngoài ra tôi hết sức chú ý đến tư cách tác phong sư phạm trong đời sống và trong giao
tiếp với các em, cố gắng tránh gây ấn tượng xấu cho các em, vì nếu học sinh coi thường, ác
cảm với chúng ta thì những gì ta nói không còn sức thuyết phục nữa.
+ Tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là các môn có thí
nghiệm, thực hành: Các phương tiện dạy học trang bị trong trường học đều là kết quả nghiên
cứu thực hành có ý nghĩa tăng thêm hiệu quả bài giảng, giúp học sinh hiểu bài rất hiệu quả nhất
là các bài giảng của môn tự nhiên: Hoá, Lý… Tuy nhiên, do phòng thiết bị tại trung tâm không
phải là phòng thực hành bộ môn nên không thể tiến hành thí nghiệm tại phòng đó được. Ngoài
ra, nếu tiến hành thí nghiệm biểu diễn trên lớp học thì dụng cụ thí nghiệm thiếu, hóa chất
không đủ chuẩn nên
Về phía học sinh:
- Duy trì tính hiếu học và yêu thích môn học, tạo niềm tin cho các em từng tiết dạy.
- Phải học bài, làm bài, đọc bài mới trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng
hái phát biếu xây dụng bài, phải biết yêu môn học.
Về phương pháp dạy - học:
- Kết hợp tốt giữa lí thuyết với thực hành, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với
học sinh, giữa các bài với nhau, gắn lí thuyết với thực tế cuộc sống.
- Giáo viên biết khai thác triệt để khả năng của các em trong từng giờ dạy. Kết nối tốt
các tiết học với nhau.
III. KẾT LUẬN
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích
hướng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp nhưng đây không phải
là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn
lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.
Như vậy để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường người quyết định là đội ngũ
giáo viên song để làm được điều đó cần có một đội ngũ giáo viên am hiểu chuyên môn, có
năng lực sư phạm và đặc biệt là có tình thương và sự am hiểu đối tượng học sinh mà mình trực
tiếp giảng dạy. Nếu giáo viên có kiến thức, có năng lực nhưng không biết mình đang dạy đối
tượng nào, không biết vì sao học trò của mình học mãi mà không tiến bộ, không thích thú với
các bài giảng mà mình đã cố công chuẩn bị thì kết quả sẽ rất hạn chế, đặc biệt là ở những lớp
học sinh có mặt bằng xuất phát hạn chế.
Tìm hiểu nguyên nhân hạn chế của học sinh để có giải pháp giáo dục phù hợp, tìm
cách tiếp cận học sinh, thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh
giá… phù hợp với trình độ, tâm thế học sinh, thân thiện trong việc tiếp cận học sinh, gần
gũi yêu thương chú trọng phát hiện và khuyến khích từng sự tiến bộ của học sinh - đó là
những kinh nghiệm của bản thân khi giảng dạy bộ môn và thực sự đã được học sinh đón
nhận mang lại những ích lợi cho cô và trò trong việc cải thiện chất lượng học tập.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học thì có rất nhiều việc phải làm và làm như vậy tất
nhiên chúng ta sẽ rất vất vả, tốn nhiều công sức vì chúng ta phải bắt đầu từ một bệ phóng, một
mặt bằng thấp nhưng vì chất lượng học sinh, vì uy tín của nhà trường, vì niềm tin của học sinh
tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể làm được chỉ cần chúng ta thực sự tâm huyết, nhiệt tình, yêu
nghề, đặc biệt là yêu thương học sinh.
Trên đây là một vài biện pháp mà bản thân tôi học hỏi được từ đồng nghiệp cũng như
trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của lãnh đạo và đồng nghiêp
giúp cho bản tham luận này được hoàn thiện hơn để tôi có thể áp dụng có hiệu quả trong thực
tế dạy học.
Cuối cùng, xin kính chúc quí thầy cô dồi dào sức khỏe, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, Ngày tháng năm
NGƯỜI THỰC HIỆN
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa tại Trung tâm GDTX
năm học ”