Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỒI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.28 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN
PHỒI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

ĐẶNG LÊ HOÀNG TRỌNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP.

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hệ thống
kênh phân phối và những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại
công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê” do Đặng Lê Hoàng Trọng, sinh viên khóa 32, ngành
Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________

Thầy Mai Hoàng Giang

________________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Vậy là đã 4 năm trôi qua tại ngôi trường này, thời gian sao quá nhanh để có thể
tiếp thu những kiến thức quý báu mà thầy cô đã truyền dạy. Tôi không khỏi bồi hồi khi
nghĩ về những thời gian quý báu đó. Cũng giống như những sinh viên khoa kinh tế
khác, được học tại ngôi trường Đai Học Nông Lâm tôi đã được vui chơi, được học
hành, được trang bị những kiến thức chuyên ngành về quản trị, về cách quản lý một
doanh nghiệp và còn nhiều hơn thế nữa tôi đã được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô
bộ môn về cả chuyên môn lẫn đạo đức, những điều hay, lẽ phải.

Và hiện nay, khi sắp bước chân ra khỏi ngôi trường này tôi không khỏi bồi hồi
và lo lắng về những điều chờ đợi tôi phía trước. Tương lai tôi trông chờ vào rất nhiều
điều vào những kiến thức mà tôi đã được trang bị tại nhà trường.
Trong quá trình học tập tôi đã mang ơn rất nhiều người, những người đã dìu dắt
giúp đỡ tận tình tối trong quá trình học tập. Nhưng trước hết người mà tôi cảm ơn đầu
tiên đó chính là mẹ tôi, người đã chăm sóc, nuôi lớn tôi, người đã lo lắng trăn trở cùng
tôi những vấn đề về học hành để tôi có được như ngày hôm nay. Tôi cũng không quên
thầy Mai Hoàng Giang, người đã hướng dẫn chu đáo và tận tình cho tôi trong quá trình
học tập của mình. Cuối cùng tôi cũng không quên cám ơn các anh chị, cô chú Phòng
Kế Toán-Tài Chính tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập tại công ty, đã chỉ dạy cho tôi những điều hay, những kiến thức mà
tôi không có tại nhà trường.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn đến các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, đến
thẩy Mai Hoàng Giang và toàn thể các anh chị, cô chú trong công ty Cổ Phần Giấy
Vĩnh Huê. Xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để để có thể dạy bảo cho những
thế hệ sau nữa những kiến thức quý báu của mình. Chúc cho toàn thể công ty giấy
Vĩnh Huê có một sức lực sung mãn, làm việc hăng say và mang lại hiệu quả nhất.

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG LÊ HOÀNG TRỌNG. Tháng 06 năm 2010. “Phân tích hệ thống kênh
phân phối và những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công
ty cổ phần giấy Vĩnh Huê”
ĐẶNG LÊ HOÀNG TRỌNG, June 2010. “Analysis of distribution systems
and measures to improve distribution systems at Vinh Hue Paper Joint Stock
Company”
Đề tài “Phân tích hệ thống kênh phân phối và những giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê” được thực hiện với mục

tiêu là xác định thực trạng hệ thống kênh phân phối, thấy được những ưu nhược điểm
của hệ thống kênh. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân
phối. Bằng những phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và các bảng số liệu về kết
quả kinh doanh kênh đã chỉ ra rằng hệ thống kênh phân phối công ty còn khá nhiều
nhược điểm, chưa được quan tâm đúng mức, Kênh Cấp 0 và kênh cấp 3 có kết quả
hoạt động tốt còn lại những kênh khác hiệu quả chưa cao chưa tương xứng tiềm năng
của khu vực. Khiến cho các kênh hoạt động không hiệu quả mất quá nhiều chi phí để
hoạt động làm cho lợi nhuận không cao. Công ty cần có những kế hoạch chính sách
phù hợp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Nâng
cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x
1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3
5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

5

2.1.1. Sơ lược công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê

5

2.1.2. Lịch sử hình thành công ty

5


2.1.3. Chức năng quyền và nghĩa vụ công ty

6

2.1.4. Phạm vi sản xuất kinh doanh

8

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê

10

2.3. Tình hình lao động

12

2.3.1. Tình hình lượng lao động

12

2.3.2. Thu nhập công nhân viên

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận:


14

3.1.1 Kênh phân phối và một số vấn đề cơ bản.CHƯƠNG 4.

14

3.1.2. Các quyết định trong việc tổ chức và quản lý kênh

22

3.1.3. Ma trận SWOT

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

v


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

27

4.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty


27

4.1.2. Phân tích cạnh tranh

30

4.2. Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm tại công ty:

36

4.2.1. Thị trường tiêu thụ

36

4.2.2. Thực trạng hệ thống phân phối

39

4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của kênh

49

4.2.4. Tình hình tiêu thụ

57

4.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kênh phân phối của
60


công ty
4.3. Một số giải pháp nhằm tối hệ thống kênh phân phối sản

62

phẩm của công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê:
4.3.1. Mục đích của việc tối ưu hóa hệ thống kênh phân phối tại

62

công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
4.3.2. Ý nghĩa của việc tối ưu hệ thống kênh phân phối tại công

62

ty giấy Vĩnh Huê
4.3.3. Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại
công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

77

5.1. Kết luận

77

5.2. Kiến nghị


78

5.2.1. Đối với nhà nước

78

5.2.2. Đối với nhà công ty

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC

82

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐKT: Cân Đối Kế Toán
UBND TPHCM: UỶ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
TCHC: Tổ Chức Hành Chánh
KT-TC: Kế Toán Tài Chính
KH-KD: Kế Hoạch Kinh Doanh
ĐVT: Đơn Vị Tính
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH: Tính toán tổng hợp
DTBHCCDV: Doanh Thu Bán Hàng Cung Cấp Dịch Vụ
CKGT: Các Khoản Giảm Trừ
DTT: Doanh Thu Thuần
GVHB: Giá Vốn Hàng Bán
LNG: Lợi Nhuận Gộp
DTHĐTC: Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính
CPTC: Chi Phí Tài Chính
CPBH: Chi Phí Bán Hàng
CPQLDN: Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
LNT: Lợi Nhuận Thuần
LNTT: Lợi Nhuận Trước Thuế
TNDN: Thu Nhập Doanh Nghiệp
LNST: Lợi Nhuận Sau Thuế
ĐTTCNH: Đầu Tư Tài Chính Ngắn Hạn
BQ: Bình Quân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lượng Lao Động Công Ty Năm 2008

12

Bảng 2.2: Thu Nhập Công Nhân Viên Công Ty

12


Bảng 4.1: Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

27

Bảng 4.2: Một Số Công Ty Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

30

Bảng 4.3: Trọng Khách Hàng Công Ty Từ Năm 2006 Đến Năm 2008

33

Bảng 4.4: Một Số Nhà Cung Cấp Chính Cho Công Ty

35

Bảng 4.5: Doanh Thu Các Thị Trường Trong Nước

37

Bảng 4.6 Doanh Thu Thị Trường Xuất Khẩu

38

Bảng 4.7: Tỷ Trọng Từng Kênh Qua Hai Năm

43

Bảng 4.8: Doanh Số ở Các Loại Kênh ở Các Công Ty Cổ Phần Giấy
43


Vĩnh Huê
Bảng 4.9: Bảng Chi Phí Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Giấy
Vĩnh Huê

46
50

Bảng 4.10: Sơ Đồ Các Đại Lý Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 Và
2008.

51
52

Bảng 4.11: Doanh Số Kinh Doanh ở Các Hệ Thống Siêu Thị Qua 2
Năm

53
Bảng 4.12 : Chiết Khấu Đại Lý Cho Sản Phẩm Khăn Giấy Qua 2 Năm

54

Bảng 4.13: Chính Sách Chiết Khấu Khăn Giấy Cho Hệ Thống Siêu

55
58

Thị Năm 2008:
Bảng 4.14: Lượng Tồn Kho Qua Hai Năm 2007 Và 2008


59

Bảng 4.15 Giá Khăn Giấy Winner ở Từng Khu Vực
Bảng 4.16: Bảng Báo Cáo Tỷ Lệ Kinh Doanh Cho Từng Mặt Hàng

64

Bảng 4.17: Doanh Thu Từng Mặt Hàng Qua Hai Năm 2007 Và 2008

65

Bảng 4.18: Chi phí vận chuyển và hao hụt đi đường qua hai năm 2007

65

và 2008 của công ty giấy Vĩnh Huê.
Bảng 4.19: Tình Hình Dân Số Và Diện Tích Khu Vực Daknong Và

viii


68

Lân Cận
Bảng 4.20: Tình Hình Dân Số Và Diện Tích Khu Vực Bình Thuận Và

73

Lân Cận
Bảng 4.21: Chiết khấu cho nhân viên chuyên chở dự kiến cho kênh

phân phối mới:2007 và 2008
Bảng 4.22 : Ảnh hưởng công tác Marketting đến Doanh thu qua 2 năm
2007 và 2008

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm

9

Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty

10

Hình 4.1: Đồ Thị Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

28

Hình 4.2: Biểu Đồ Tỷ Trọng Khách Hàng Công Ty

33

Hình 4.3: Sơ Đồ Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước Và Xuất Khẩu 36
Hinh 4.4 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Công Ty Cổ Phần Giấyvĩnh Huê

42


Hình 4.5 Sơ Đồ Các Nhân Tố ảnh Hưởng

49

Hình 4.6 Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Đơn Hàng Của Công Ty

54

Hình 4.7: Bảng Đồ Khu Vực Bình Phước Và ĐắkNông

66

Hình 4.8: Sơ Đổ Kênh Phân Phân Phối Được Thiết Kế Lại:

69

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Quản lý tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng có vai trò quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề không phải chỉ là doanh
nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm gì với giá bao nhiêu mà còn là đưa ra thị trường
như thế nào. Đối với việc quản trị kênh Marketing thực chất là tổ chức và quản lý các
quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh trong quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm. Do
vậy doanh nghiệp cần phải thực sự hiểu biết về kênh marketing nhất định vì đây là
công cụ quan trọng giúp họ thành công trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường

cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó
khăn, thậm chí đạt được cũng không tồn tại lâu dài. Các biện pháp về sản phẩm, quảng
cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán... chỉ có lợi thế ngắn hạn, không mang lại kệt quả
tốt trong dài hạn.
Trước kia trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, không phải lo về thị trường
tiêu thụ. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được Nhà nước phân phối đến các đơn vị
và cá nhân có nhu cầu. Ngày nay với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước,
đồng thời Việt Nam vừa gia nhập WTO. Mọi hàng rào thuế quan cũng như những
chính sách bảo hộ bị bãi bõ, doanh nghiệp sản xuất ngoài việc phải thực hiện tốt sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất còn phải tìm ra cho mình một thị trường phù hợp để
tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra. Trong khi đó, thị trường thì có hạn về khối lượng
tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giữ cho mình phần thị
trường cũ và tìm kiếm mở rộng thêm những thị trường mới để mở rộng sản xuất kinh
1


doanh.Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp
xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh cũng như doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ
sản phẩm một cách quy mô, hợp lý phù hợp với năng lực vốn có của mình thì sẽ tạo
lập và phát triển một hệ thống kênh có tiềm lực, có hiệu quả cao và độc lập trong kinh
doanh.
Là một công ty sản xuất giấy, công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê cũng hoạt động
theo cơ chế trên. Trong thời gian ngành giấy Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng vì
thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Việc giải quyết những khó khăn cũng như mở rộng
thị trường của công ty trở nên cấp bách hơn. Trước đây, khi công ty còn là công ty của
nhà nước Vĩnh Huê chưa thực sự chú trọng vào hệ thống kênh phân phối của mình.
Trong tình hình hội nhập hiện nay, công ty đã thực hiện cổ phần hóa dần thoát khỏi sự
bảo bọc của nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện kênh phân phối cũng phải được thực
hiện hiệu quả và chú trọng hơn nữa nhằm thực hiện tốt các kế hoạch tiêu thụ, tăng
doanh thu đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của mình. Để thực hiện được điều đó

công ty phải có biện pháp quản lý hiệu quả giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần
thiết trong quá trình sản xuất cũng như tiệu thụ. Phải thường xuyên trả lòi những câu
hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? Và sản xuất cho ai? Tất cả đều hướng tới mục
tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng quy mô kinh doanh.
Chính vì vậy tôi đã chọn tên đề tài là “Phân tích hệ thống kênh phân phối và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần giấy
Vĩnh Huê”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua phân tích hệ thống kênh phân phối và sơ lược về tình hình kinh doanh của
công ty sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động công ty
nói chung và quan trọng là tình hình tiêu thụ công ty nói riêng thông qua phân tích
kênh phân phối của công ty. Cho ta thấy được những thời cơ, thách thức của công ty
trong thời đại mới. Đồng thời còn cho thấy những ưu nhược điểm của hệ thống kênh
phân phối. Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối từ đó đưa
ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phối nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Năm nghiên cứu: từ năm 2007 đến 2008.
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê.
Trụ sở đặt tại 66/5 QL1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM
Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/03/2010 đến 01/05/2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận:
Chương 1: Đặt vấn đề
Khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu. Phạm vi của đề tài về không
gian và thời gian, năm nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về công ty:

Mô tả khái quá về công ty, đặc trưng của công ty bao gồm quá trình hình thành
phát triển, cơ cấu bộ máy hoạt động, chủng loại sản phẩm sản xuất, quy trình công
nghệ, tình hình lao động..
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày những khái niệm về kênh phân phối, tiêu thụ, lợi nhận, những chỉ số
tình hình kinh doanh. Những phương pháp nghiên cứu khoa học dùng để phân tích,
diễn giải nhằm giải quyết các vấn đề và tìm ra kết quả của đề tài nghiên cứu.
Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phân tích sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh công ty từ đó phân tích, đánh
giá nhệ thống kênh phân phân phối công ty, các nhân tố ảnh hưởng, ưu nhược điểm.
Cuối cùng là đưa ra một số giải pháp. Bao gồm một số nội dung như:
-Phân tích tình hình kinh doanh năm 2007 và 2008
-Môi trường cạnh tranh
-Phân tích hệ thống kênh phân phối.
-Các nhân tố ảnh hưởng hệ thống kênh phân phối.
-Ưu nhược điểm hệ thống kênh phân phối.
-Một số giải pháp cho hệ thống kênh phân phối như chuyển đổi hình thức kinh
doanh, thiết lập kênh phân phối mới..
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
3


Tổng kết những kết quả đã đạt được trong trong quá trình nghiên cứu, những
hạn chế vướng mắc chưa giải quyết được. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân phối. Nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị
trường tiêu thụ với mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

4



Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Sơ lược công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
Tên giao dịch Việt Nam: Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
Tên giao dịch quốc tế: Vinh Hue Paper Jont Stock Company
Trụ sở chính: 66/5 QL1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức,TPHCM
Điện thoại: 7241458
Fax: (08)7240530
Mã số thuế: 0302566539
Giấy pháp kinh doanh số: 4103000914 ngày 01/04/2002 do sở kế hoạch và
TPHCM cấp
Vốn điều lệ: 8 tỷ VND
Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất giấy vệ sinh, giấy khăn, xuất khẩu
giấy bao bì ông nghiệp, vàng mã, đũa tre…
2.1.2. Lịch sử hình thành công ty:
Giai đoạn: 1965-1975
Xí nghiệp chính thức xây dựng đầu năm 1964 và đi vào hoạt động năm 1995
khởi đầu là một cơ sở do tập đoàn công nghiệp Đài Loan xây di75ng và quản lý sản
xuất. Các mặt hàng chủ yếu là: Giấy Plure, Giấy bát tuần, giấy ngũ sắc nội địa..và lúc
này gọi là xí nghiệp giấy Vĩnh Huê.
Giai đoạn: 1975-1989

5


Đến tháng 3/1978 xí nghiệp được giao cho liên hiệp các xí nghiệp in thành phố
trực thuộc sở văn hóa thông tin thành phố quản lý.
Đến tháng 11/1989 công ty được chuyển giao cho sở công nghiệp TPHCM quản

lý và lúc này công ty đổi thành xí nghiệp Quốc doanh giấy Vĩnh Huê. Mặt hàng sản
xuất chính trong thời điểm này là giấy in, tập giấy học sinh.
Giai đoạn: 1989 đến nay
Sau một thời gian vượt khó, Vĩnh Huê đã phát triển kinh daonh một các có hiệu
quả và quy mô ngày càng rộng lớn hơn. Đến ngày 05/02/1991 UBNDTP quyết đọinh
nâng cấp xí nghiệp Quốc doanh giấy Vĩnh Huê thành công ty giấy Vĩnh Huê và vẫn
giữ được một số mặt hàng truyền thống.
Đến nay các mặt hàng công ty giấy Vĩnh Huê đã chiếm được một thị phần
không nhỏ trong và ngoài nước đồng thời chất lượng hàng hóa cũng được nâng cao,
mẫu mã của các mặt hàng cũng luôn được BGĐ Công ty chú trọng và thay đổi thường
xuyên để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu trên thị trường chính vì vậy mà sản phẩm của công
ty luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng và được người tiêu dùng bình
chọn là sản phẩm có chất lượng cao qua các kỳ hội chợ quốc tế.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp và được sự cho phép của
UBNDTP ngày 01/04/2002 Công ty giấy Vĩnh Huê chuyển đổi thành công ty cổ phần
giấy Vĩnh Huê.
Tỷ lệ góp vốn hiện nay:
-Nhà nước: 15%
-Cán bộ công nhân viên và các đối tác khác: 85%
2.1.3. Chức năng quyền và nghĩa vụ công ty:
Chức năng:
Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê có các chức năng nhiệm vụ như các doanh
nghiệp nhà nước khác, có tư các pháp nhân riêng và thực hiện kinh doanh theo luật
doanh nghiệp.
Chức năng chính của công ty là tố chức thực hiện sản xuất kinh daonh các mặt
hàng như: giấy vệ sinh, khăn ăn, xuất khẩu giấy bao bì công nghiệp, xuất giấy vàng
mã…
Quyền:
6



Đổi mới công nghệ trang thiết bị.
Đặt chi nhánh văn phàng đại diện công ty trong và ngoài nước.
Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được giao, mở
rông quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thi trường.
Tự lựa chọ thị trường được nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định nhà nước.
Tự quyết định giá mua, giá bán dịch vụ.
Đầu tư liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật.
Xây dựng định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương, đơn vị sản phẩm.
Tuyển chọn thuê mướn, bố trí, sử dụng đào tạo lao động theo quy định của bộ
luật lao động và các quy định khác của pháp luật.
Công ty được sử dụng vốn và các quyền của công ty để phục vụ kịp thời các
nhu cầu trong “sản xuất kinh doanh” theo nguyên tắc bảo tồn và có hiệu quả.
Tự huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình
thức sở hữu. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền
quản lý của công ty tại các ngân hàng trong nước để vay vốn sản xuất kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
Công ty có nghĩa vụ nhận, bảo toàn và phát triển vốn sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực.
Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn tài sản
các quỹ về hoạch toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định.
Công ty có nghĩa vụ công bố khai báo báo cáo tài chính hàng năm, các thông
tin để đánh giá đúng đắn và khách quan vế kết quả hoạt động của công ty thao quy
định của nhà nước.
Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đáng ngành nghề đã
đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động kinh daonh của công
ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do
công ty sản xuất kinh doanh.
Thực hiện nghĩa vụ đối với đối với người lao động theo quy định bộ luật lao

động.

7


Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường quốc
phòng và an ninh quốc gia.
Chịu sự kiểm tra, tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.1.4. Phạm vi sản xuất kinh doanh:
Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có gốc nguyên liệu vật liệu là tre
nứa, lồ ô để sản xuất ra các loại giấy các loại, bột giấy..
Sản xuất, xuất khẩu các loại giấy vàng mã, giấy bao bì công nghiệp.
Nhập khẩ các sản phẩm nguyên liệu như hóa chất, giấy, bột giấy nhằm tạo điều
kiện phát triển các ngành chủ yếu của công ty.
Sản xuất các loại giấy chất lượng cao như:
-Giấy cuộn lau khuôn mẫu, linh kiện.
-Giấy cuộn dùng trong nhà bếp.
-Giấy vệ sinh các loại.
-Giấy khăn hộp thơm.
-Giấy khăn ăn để bàn.
-Giấy khăn khăn lau tay.
-Giấy khăn tả lót em bé.
Sản xấu các ống nòng có đường kính từ 25mm đến 150mm dùng cho các ngành
công nghiệp như:
-Dệt, nhựa, cao su và băng keo.
-Để hộp các loại bao bì có trụ đứng cho thực phẩm, mỹ phẩm.
Sản xuất các loại giấy bao bì công nghiệp như:
-Giấy Duplex định lượng từ 90gr-400gr/m2
-Giấy Carton hai da định lượng 13gr-400gr/m2

Sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu…

8


Hình 2.1: Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm.
Nguyên vật liệu, giấy
carton vụn, giấy rẻo vụn,
rác tre lồ ô.
Nghiền thủy lực

Nghiền hà lan

Nghiền con

Hầm chứa bột

Bể lắng đọng

Lita âm

Sàn rung lấy

Xeo giấy

Thành phẩm

9



2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê:
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty:
Chủ tịch HĐQT
Kiêm giám đốc

Phó Giám Đốc
Kiêm trưởng phòng TCHC

Phòng kế
toán tài
chính

Phân
xưởng
VH.1

Phân
xưởng
VH.2

Phó Giám đốc
Kiêm trưởng phòng KTKT

Phòng tổ
chức hành
chính

Phân
xưởng
VH.3


Phân
xưởng
VH.4

Phân
xưởng
VH.5

Phòng
kinh tế kỹ
thuật

Phân
xưởng
VH.6

10

Phân
xưởng
VH.7

Phòng
tiêu thụ
xuất nhập
khẩu

Phân
xưởng

VH.8

Phân
xưởng
VH.9

Phân
xưởng
VH.10


Cơ cấu chung công ty là toàn bộ các bộ phận cấu thành nên công ty, các bộ
phận này đảm bảo các chức năng khác biệt nhau nhưng cuối cùng đều hướng tới mục
tiêu chung là bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên các bộ phận này
phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Ban điều hành công ty bao gồm:
-Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất
trong công ty, là người ra quyết định cuối cùng về các biện pháp hình thức sản xuất
kinh doanh, là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động và kết quả kinh doanh
toàn công ty trước hội đồng quản trị và cơ quan chủ quản.
- Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh tế kỹ thuật: Phụ trách hoạch định các
kế hoạch về kỹ thuật, máy móc, là người chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng hàng
hoá.
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó giám đốc kiêm trưởng phòng TCHC:
Giúp giám đốc phụ trách khối nhân sự, tổ chức hành chính.
-Phòng tiệu thụ xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm mua về kế hoạch phân bố
nguyên liệu, vật tư để sản xuất, ngoài ra còn phụ trách việc xuất nhập khẩu. Phụ trách
xem xét thị trường tiêu thụ các mặt hàng đã sản xuất, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm
công ty.
-Phòng tổ chức hành chánh: Phụ trách công tác nhân sự, các chính sách của

người lao động, nắm bắt và triển khai những chủ trương chính sách của nhà nước đối
với công ty. Thực hiện công tác pháp chế trong sản xuất kinh doanh. Quản trị cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất kinh doanh.
-Phòng tài chính-Kế toán: là nơi lên kế hoạch của các phòng ban khác. Căn cứ
vào các xí nghiệp trực thuộc phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty và xác định hiệu quả kinh tế thông qua hệ thống kế toán.
-Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật mày móc thiết bị
công nghệ của công ty. Quản lý năng suất, hướng dẫn sử dụng kỹ thuật máy móc, bồi
dưỡng đào tạo cán bộ kỹ thuật.
Ngoài ra công ty còn có các phân xưởng sản xuất và hai chi nhánh phụ trách sản
xuất ở Đắknông và Bình Phước.

11


2.3. Tình hình lao động:
2.3.1. Tình hình lượng lao động
Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ cao: Đại học và cao đẳng 20 người.
Trung cấp có 26 người với năng lực làm việc cao. Cùng với đội ngũ công nhân có tay
nghề cao.
Bảng 2.1: Số Lượng Lao Động Công Ty Năm 2008
STT

1

2

Lĩnh vực hoạt động và trình độ

Số người


Tỷ trọng(%)

Theo lĩnh vực hoạt động

291

100,00

Nhân viên văn phòng

28

9,62

Nhân viên phân xưởng

144

49,48

Khác

119

40,9

Theo trình độ

291


100,00

Đại học và cao đẳng

20

6,87

Trung cấp

26

8,93

Dưới trung cấp

245

84,2
Nguồn: Phòng TC-HC

2.3.2. Tình hình thu nhập công nhân viên:
Bảng 2.2: Thu Nhập Công Nhân Viên Công Ty
ĐVT: Triệu đồng
Giá trị

Khoản mục

Chênh lệch


2007

2008

±∆

%

Tiền thưởng

402,825

494,334

91,509

22,71

Tổng thu nhập

3.034,098

2964,854

-69,244

-2,82

10,278


8,489

-1,789

-17,4

Thu nhập bình quân

11,852

10,188

-1,664

-14,03

Tổng số lao động

256

291

35

13,67

Tiền

lương


bình

quân

Nguồn: TC-HC

12


Thu nhập nhân viên qua hai năm giảm đi nhưng không có nghĩa là công ty
không chú trọng đến đời sống công nhân viên. Lý do giảm là công ty đang chú trọng
mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất thêm những mặt hàng mới dẫn đến cần thêm một
lượng nhân công mới dẫn đến mức thu nhập bình quân giảm đi.

13


Chương 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận:
3.1.1 Kênh phân phối và một số vấn đề cơ bản.
a. Khái niệm:
Ngay từ những thời kỳ đầu của xã hội loài người, con người đã biết đem những
sản phẩm do mình chế tạo ra để đổi lấy những thứ khác cần thiết cho cuộc sống. Lúc
đầu chỉ đơn giản là trao đổi trực tiếp, sau đó do sản xuất phát triển của cải tạo ra ngày
càng nhiều làm xuất hiện những trung gian trong quá trình trao đổi. Nhiệm vụ chính
của họ là mua hàng hoá từ những người cung cấp và bán cho những người có nhu cầu.
Kết quả là hình thành nên những kênh phân phối.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kênh phân phối ngày càng khẳng định được
vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênh phân phối. Dưới góc độ quản
lý vĩ mô: "Kênh phân phối là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ từ
người sản xuất tới người tiêu dùng". Dưới góc độ người tiêu dùng "kênh phân phối là
một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn
mua được sản phẩm với giá cả hợp lý". Các nhà kinh tế học lại quan niệm:” Hệ thống
kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh nghiệp. Thông thường
phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm
quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong nội bộ như: con người,
phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các
công ty độc lập chuyên về phân phối và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục
14


vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để
xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”. (Theo nhà kinh tế họcCorey).
Dưới góc độ của người sản xuất “Kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên
ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của
doanh nghiệp trên thị trường”. Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách
tổng quát nhất kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay
người tiêu dùng.
Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán
thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh
phân phối người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh mới
nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia
kênh.
b. Vai trò và chức năng của kênh phân phối

Vai trò kênh phân phối
Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối,
trao đổi hàng hoá làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu,
khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và
dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động để
nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng
được sự phát triển của thị trường cũng như sự phong phú đa dạng của nhu cầu.
Tóm lại kênh phân phối có các vai trò chính là:
Điều hoà sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian và số lượng.
Tiết kiệm chi phí giao dịch
Nâng cao khả năng lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng.
Chức năng kênh phân phối:
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ người sản xuất
đến tay người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những
khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người
15


×