Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THÁI DƯƠNG, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
THÁI DƯƠNG, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐÀO DUY TRANG ĐÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Kế toán Lưu Chuyển
Hàng Hóa Tại Công ty TNHH Thái Dương, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương” do ĐÀO
DUY TRANG ĐÀI , sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ________________.

TRẦN VĂN MÙA
Người hướng dẫn,

_______________________________
Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng



năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

_________________________

Ký tên, ngày

Ký tên, ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, con xin cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và dưỡng dục con
nên người,đã tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập để cho con có được ngày hôm nay.
Con xin gửi lời biết ơn đến những người thân luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ con
trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm, cùng toàn thể thầy cô khoa kinh tế đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương lai. Đặc

biệt, em xin gửi lời cảm ơn thầy Trần Văn Mùa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và
chỉ bảo em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc công ty TNHH Thái Dương đã tạo
điều kiện cho em được thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các
anh chị trong phòng kế toán. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn chị Phạm Ngọc
Hương – kế toán trưởng của công ty đã tận tình hướng dẫn giúp em có được những
kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc trong tương lai và
hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tại
trường.
Thủ Đức, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Đào Duy Trang Đài


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐÀO DUY TRANG ĐÀI, Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 7 năm 2010. “Kế toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công ty
TNHH Thái Dương, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương”.

DAO DUY TRANG DAI, July 2010. “Accounting for Circulation of Goods
at Thai Duong, Di An District, Binh Duong Province”.

Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán lưu chuyển
hàng hóa tại công ty TNHH Thái Dương. Qua đó, xem xét sự vận dụng chế độ kế toán
trong điều kiện thực tế và tìm ra những cách hạch toán chưa hợp lý. Trên cơ sở so sánh
với lý thuyết đã học về chế độ kế toán hiện hành để đưa ra nhận xét và kiến nghị về
cách hạch toán phù hợp hơn giúp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... ix
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc của luận văn........................................................................................... 2
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty....................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ...........................................................................3
2.1.2. Sự hình thành và phát triển ............................................................................3
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.................................................................... 4
2.2.1. Chức năng ......................................................................................................4
2.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................4
2.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ............................................... 4
2.3.1 Thuận lợi .........................................................................................................4
2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................5
2.3.3. Phương hướng phát triển................................................................................5
2.4. . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
..................................................................................................................................... 5
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý......................................................................5
2.4.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ....................................................................7
2.5. Cơ cấu bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty.......................... 8
2.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán:..................................................................................8
2.5.2. Tổ chức công tác kế toán .............................................................................10
2.5.3. Tổ chức lập và nộp báo cáo kế toán.............................................................12

v


CHƯƠNG 3...................................................................................................................13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................13
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm .....................................................................................................13
3.1.2. Kế toán quá trình mua hàng .........................................................................13
3.1.3. Kế toán quá trình bán hàng ..........................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................31
3.2.1. Phương pháp lịch sử.....................................................................................31
3.2.2. Phương pháp mô tả, phân tích:.....................................................................31
CHƯƠNG 4:..................................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................32
4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: .......................................................................32
4.1.1. Đặc điểm hoạt động mua và bán hàng trong nước.......................................32
4.1.2. Đặc điểm hoạt động mua hàng từ nhập khẩu và bán hàng trong nước:.......32
4.1.3. Đặc điểm mua hàng trong nước và bán hàng xuất khẩu. .............................33
4.2. Kế toán quá trình mua hàng...............................................................................34
4.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng. ...................................................................34
4.2.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước: ....................................................35
4.2.3.Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước để xuất khẩu.................................36
4.2.4. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu trực tiếp........................................39
4.3. Kế toán quá trình bán hàng. ...............................................................................44
4.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng. ...................................................................44
4.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước. .....................................................45
4.3.3. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. .......................................................48
CHƯƠNG 5...................................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................53
5.1. Kết luận..............................................................................................................53

5.2. Kiến nghị............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bp

Bộ phận

GTGT

Giá trị gia tăng

HH

Hàng hoá

SD

Số dư

TGTT

Tỷ giá thực tế

TK

Tài khoản


Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VAT

Thuế GTGT

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty ...............................................6
Hình 2. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán .....................................................................................8
Hình 3. Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán Nhật Ký Chung ....................................................11
Hình 4. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng Trong Nước....................................37
Hình 5. Chu Trình Mua Hàng Trong Nước...................................................................38
Hình 6. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Gỗ Công Ty Hiệp Sanh ...........................39
Hình 7. Chu Trình Mua Hàng Từ Nhập Khẩu Trực Tiếp .............................................41
Hình 8. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Nhập Khẩu Trực Tiếp ......................................42
Hình 9. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Nhập Khẩu Đèn Giao Thông ...........................45
Hình 10. Chu Trình Bán Hàng Trong Nước (Hàng Nhập Khẩu) ..................................48
Hình 11. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Bán Hàng Trong Nước (Hàng Nhập Khẩu)...48
Hình 12. Chu Trình Xuất Khẩu Hàng Hoá....................................................................50

Hình 13. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Xuất Khẩu Trực Tiếp .....................................51

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hợp Đồng Mua Gỗ Với Công ty Hiệp Sanh
Phụ lục 2. Hóa Đơn GTGT Đầu Vào Của Gỗ Hiệp Sanh
Phụ lục 3. Sổ Chi Tiết Công Nợ Cho Công Ty Hiệp Sanh
Phụ lục 4. Hợp Đồng Mua Gỗ Với Công ty Hữu Nghị
Phụ lục 5. Hóa Đơn GTGT Đầu Vào Gỗ Của Công Ty Hữu Nghị
Phụ lục 6. Sổ Chi Tiết Công Nợ Cho Công Ty Hữu Nghị
Phụ lục 7. Tờ Khai Hải Quan Hàng Hóa Nhập Khẩu
Phụ lục 8. Hợp Đồng Nhập Khẩu (Sales Contract)
Phụ lục 9. Hóa Đơn Thương Mại Hàng Nhập Khẩu: Invoice
Phụ lục 10. Bảng Kê Chi Tiết Đóng Gói Hàng Hóa Nhập Khẩu (Packing List)
Phụ lục 11. Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Nhập Khẩu (C/O)
Phụ lục 12. Thư Báo Nhận Hàng Nhập Khẩu
Phụ lục 13. Phiếu Nhập Kho Hàng Nhập Khẩu
Phụ lục 14. Hóa Đơn GTGT Của Hàng Tồn Kho (Bồn Tắm).
Phụ lục 15. Phiếu Thu Từ Mặt Hàng Bồn Tắm
Phụ lục 16. Phiếu Xuất Kho Mặt Hàng Bồn Tắm
Phụ lục 17. Hóa Đơn GTGT Bán Hàng Nhập Khẩu (Cho Công Ty Quang Lộc).
Phụ lục 18. Tờ Khai Hải Quan Hàng Hóa Xuất Khẩu
Phụ lục 19. Hợp Đồng Xuất Khẩu (Purchase Contract)
Phụ lục 20. Hóa Đơn Thương Mại Hàng Xuất Khẩu: Invoice
Phụ lục 21. Bảng Kê Chi Tiết Đóng Gói Hàng Hóa Xuất Khẩu (Packing List)
Phụ lục 22. Vận Đơn Đường Biển (Bill of Lading)
Phụ lục 23. Hóa Đơn GTGT Hàng Xuất Khẩu
Phụ lục 24. Chứng Từ Chi Phí Phát Sinh Trong Quá Trình Xuất Khẩu ( Lệ Phí Hải

Quan, Phí Kiểm Dịch, Phí Khử Trùng, Phí Nâng Cont Rỗng, Phí Nâng Hạ Cont
Hàng).
Phụ lục 25. Phiếu Chi Tiền Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Xuất Khẩu.
Phụ lục 26. Giấy Báo Có Của Ngân Hàng Về Lô Hàng Xuất Khẩu

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đặt ra mục tiêu là làm thế
nào để tối đa hóa lợi nhuận đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt trong hoàn cảnh kinh
tế hội nhập như hiện nay.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất, nghiệp vụ
kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên nhất và chiếm 1 khối lượng
công việc rất lớn. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Kế toán
có nhiệm vụ theo dõi quá trình mua bán hàng hóa của doanh nghiệp và cung cấp thông
tin cho nhà quản lý để nhà quản lý có những quyết định về chiến lược kinh doanh cũng
như quyết định về giá bán hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận vừa cạnh tranh được trên thị
trường.
Với tầm quan trọng của của việc lưu chuyển hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp cần
tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hóa một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Với những lý do trên và do yêu cầu của ngành học, em quyết định chọn đề tài
“Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH Thái Dương, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương” để làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp bậc đại học của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty, xem xét
sự vận dụng các chế độ kế toán trong thực tế có phù hợp hay không.
Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những kiến nghị góp
phần làm cho công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả
cao hơn.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thái Dương.
Địa chỉ: ấp Tân Hòa, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 20/03/2010 đến 15/07/2010. Các
số liệu minh họa cho các nghiệp vụ và các chứng từ liên quan của kế toán lưu chuyển
hàng hóa được lấy trong năm 2009 và 2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 phần
Chương 1. Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty. Qua đó
có những nhận xét đánh giá phương pháp hạch toán của công ty. Đồng thời đề xuất
một số ý kiến để công tác kế toán của công ty được hoàn thiện hơn.

2


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Thái Dương là công ty hoạt động với loại hình thương mại. Hoạt động
chính của công ty là kinh doanh các mặt hàng kim khí, điện máy, điện lạnh và các
hàng hóa từ xuất khẩu và nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu là các linh kiện phục vụ
cho dịch vụ truyền hình cáp, các thiết bị đèn tín hiệu giao thông,…và xuất khẩu gỗ.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp.
Tên công ty: Công ty TNHH Thái Dương.
Tên giao dịch quốc tế: Thai Duong Co., LDT.
Địa chỉ: ấp Tân Hòa, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650.3751967
Fax: 0650.750498
2.1.2. Sự hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thái Dương được thành lập vào năm 1994 căn cứ theo quyết
định số 01/QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1994 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình
Dương và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4602000319. Công ty được
Cục thuế tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế với mã số thuế
3700149804.
Công ty có số vốn điều lệ là 12.000.000.000 đồng và có tài khoản tại ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Sóng Thần.
Diện tích mặt bằng là 15.000m2.
Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng cũng
như các đối tác trong và ngoài nước. Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty và mối quan hệ mua bán có thể khẳng định công ty hoạt động rất hiệu quả và không
ngừng phát triển để cùng hòa nhịp với sự phát triển của đất nước.


2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.2.1. Chức năng
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên công ty thực hiện
chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng.
Ngoài ra, công ty thực hiện đúng vai trò và quyền hạn đã được quy định trong
giấy phép kinh doanh, được ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước, được từ chối các tổ chức kinh tế khi không thực hiện đúng với các điều khoản
trong hợp đồng đã ký kết.
2.2.2. Nhiệm vụ
Hoạt động theo đúng ngành nghề, chức năng đã đăng ký trong giấy đăng ký
kinh doanh và theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực hiện đúng các chế độ về quản lý vốn, quản lý tài sản, các quỹ, chế độ kế
toán đúng theo các chuẩn mực kế toán hiện hành, chịu trách nhiệm về các báo cáo tài
chính do công ty lập ra. Tổ chức thực hiện theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán đối với đơn vị chủ quản.
Thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải nộp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn…đồng thời làm tốt nghĩa vụ đối với địa phương như đóng quỹ an ninh
quốc phòng, bão lụt.
2.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
2.3.1 Thuận lợi
Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Phần lớn nhân viên
trong công ty đều tốt nghiệp từ trường đại học hoặc cao đẳng và thông thạo nghiệp vụ.
Các nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và không ngừng tìm tòi
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Công ty có nhiều mối quan hệ trong và ngoài nước, giữ vững thị trường, giữ
vững chữ tín với khách hàng, được khách hàng tin tưởng và làm việc lâu dài hơn.
Với chính sách tự do hóa thương mại nên thuế suất thuế nhập khẩu ngày càng
giảm tiến tới dở bỏ hàng rào thuế quan, từ đó giúp hoạt động kinh doanh hàng hóa
hiệu quả hơn.

4



2.3.2. Khó khăn
Hiện nay, có rất nhiều công ty thương mại trong cũng như ngoài nước hoạt
động cùng lĩnh vực nên công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị
trường. Bên cạnh đó, sự biến động của cơ chế thị trường về giá cả cũng như sự biến
động tiền tệ (VNĐ và USD) đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.3. Phương hướng phát triển
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh, để tận dụng cơ hội
này công ty đề ra một số kế hoạch trong tương lai như sau:
-

Đầu tư nguồn nhân lực: nâng cao trình độ nghiệp vụ, đưa đội ngũ nhân viên vào

hoạt động chuyên nghiệp và khoa học phù hợp với nhu cầu phát triển của nước ta hiện
nay.
-

Phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu bằng cách mở rộng thị trường cung ứng

và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện các biện pháp để thu hút khách
hàng.
-

Thực hiện và phát triển hoạt động nhập khẩu bằng cách tìm kiếm nguồn hàng

đảm bảo chất lượng và giá rẻ để nhập khẩu góp phần tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
2.4. . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công
ty
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý


5


Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc

Bộ phận truyền
hình cáp

Kinh
doanh

Chi
nhánh
Dĩ An

Đội
xây
dựng
số 1

Kỹ
thuật

Bộ phận xây
dựng

Thiết
kế


Chi
nhánh
Thuận
An

Đội
xây
dựng
số 2

Thi
công

Bộ phận kế toán
- tài chính

Kế
toán

Chi
nhánh
Thủ
Dầu
Một

Đội
xây
dựng
số 3


Kinh
doanh

Kinh doanh
hàng hóa
trong nước

Đội
thi
công

giới

Đội
thi
công
điện
nước

Đội
thi
công
PCCC

Nhân
sự

Kinh doanh
hàng hóa

XNK.

Đội
thi
công
trang
trí
nội
thất

Nguồn tin: Phòng Kế Toán Công Ty

6


Giám đốc
-

Là người đứng đầu công ty có quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm hoàn

toàn trước pháp luật và cơ quan cấp trên.
-

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm nhiệm công tác ngoại giao

và ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước.
-

Tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt,


khen thưởng và kỷ luật đối với toàn bộ nhân viên trong công ty.
Bộ phận dịch vụ truyền hình cáp: Thực hiện cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp cho khách hàng. Mỗi chi nhánh tự thực hiện việc ký hợp đồng lắp đặt truyền hình
cáp cho khách hàng, thu phí và mỗi tháng nộp lại cho công ty.
Bộ phận xây dựng: Thực hiện hợp đồng xây dựng các công trình theo nhu cầu
của khách hàng. Hoàn thành công trình từ khâu thiết kế, xây dựng đến thi công trang
trí nội thất và điện nước.
Bộ phận kế toán tài chính: Quản lý chứng từ gốc, các hợp đồng cũng như việc
thu chi, các vấn đề về tài chính của toàn bộ hoạt động công ty.
Phòng kế toán: Thu thập các số liệu, kiểm tra chứng từ, hóa đơn, định khoản
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối kỳ, kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập báo
cáo quyết toán, phân tích hoạt động kinh doanh để giúp ban giám đốc ra quyết định
kinh tế đúng đắn và kịp thời, đảm bảo cho công việc kinh doanh được liên tục và hiệu
quả.
Phòng kinh doanh: Nắm bắt các thông tin thị trường để đề ra phương thức
kinh doanh có hiệu quả. Tìm kiếm thị trường và khách hàng mới để ký hợp đồng mua
bán, thương lượng giá cả và phương thức thanh toán đối với kinh doanh hàng hóa.
Phòng nhân sự: Phụ trách nhân viên, tuyển dụng lao động theo yêu cầu của
ban giám đốc.
2.4.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Hoạt động nhập khẩu: Công ty nhập khẩu các linh kiện phục vụ cho xây dựng
và cho dịch vụ truyền hình cáp, thiết bị đèn tín hiệu giao thông và bán hàng cho các
khách hàng ở trong nước. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết bộ phận kinh doanh
thực hiện đặt hàng với nhà sản xuất. Công ty nhận hàng tại cảng và chuyển hàng về
7


kho hoặc giao thẳng cho khách hàng. Sau đó, hàng hóa được xuất kho chuyển đến cho
khách hàng theo hợp đồng.
Hoạt động xuất khẩu: Công ty mua hàng trong nước và bán hàng cho khách

hàng ở nước ngoài qua hình thức xuất khẩu trực tiếp. Sau khi đã có đơn đặt hàng từ
nước ngoài, công ty tìm nguồn hàng và ký hợp đồng để mua hàng cũng như ký hợp
đồng xuất khẩu. Đến ngày giao hàng công ty chuyển hàng đến cảng làm thủ tục hải
quan và thực hiện đăng ký hàng hóa xuất khẩu và giao hàng cho hãng tàu.
2.5. Cơ cấu bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán
Hình 2. Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

KT
tổng
hợp +
KT
Thuế
+ KT
thanh
toán

Kế
toán
công
nợ và
lương

Thủ
quỹ

KT
hàng
hóa


KT
xây
dựng

KT
kho
+
KT
xuất
nhập
khẩu

KT
truyền
hình
cáp

Nguồn tin: Phòng Kế Toán Công Ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ máy
Kế toán trưởng
-

Tổ chức hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán sao cho phù hợp

với tình hình của công ty.
-

Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm


tra các thành viên trong phòng kế toán về ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung
thực và đầy đủ toàn bộ tài sản, tình hình tài chính và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
8


-

Định kỳ báo cáo cho Ban Giám đốc về tình hình công ty, đồng thời tham

mưu cho Giám đốc trong việc điều hòa và tổ chức nguồn vốn hoạt động cho công ty.
-

Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kế toán tại công

ty.
Kế toán hàng hóa
-

Ghi chép và phản ánh chi tiết, chính xác tình hình mua bán hàng của

công ty theo từng mặt hàng và từng khách hàng.
-

Tính toán, phản ánh đúng đắn trị giá hàng nhập kho, trị giá vốn hàng

xuất kho và trị giá của hàng hóa đã xác định tiêu thụ.
-

Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa và lập bảng nhập xuất tồn


theo từng tháng.
KT xây dựng: Theo dõi và phản ánh đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc
xây dựng như: doanh thu – chi phí, công nợ, bảo hành công trình… Kết chuyển lãi lỗ
cho từng công trình.
KT truyền hình cáp: Mỗi chi nhánh có 2 kế toán: kế toán kho và kế toán thu
chi với khách hàng. Theo dõi các chứng từ có liên quan đến dịch vụ truyền hình cáp
như: ký hợp đồng, lắp đặt, doanh thu lắp đặt, doanh thu thuê bao, hóa đơn ...
Kế toán công nợ và lương:
-

Theo dõi các khoản phải thu, phải trả theo từng khách hàng và theo từng

phương thức thanh toán. Kịp thời báo cáo số tiền nợ khách hàng và số tiền khách hàng
nợ đồng thời đề xuất biện pháp xử lý.
-

Ghi chép, phản ánh, tập hợp số liệu về lao động, thời gian làm việc và

kết quả làm việc, tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên.
Thủ quỹ: Là người giữ tiền mặt của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp thu
chi tiền mặt. Ghi chép số tiền thu chi vào sổ và cuối ngày lập báo cáo lượng tiền mặt
tồn quỹ tại công ty.
Kế toán kho và kế toán XNK : Chịu trách nhiệm trông coi, bảo quản hàng hóa
tại kho, sắp xếp hàng theo từng chủng loại, theo dõi việc nhập xuất hàng hóa, lập thẻ
kho, lập bảng kê nhập xuất tồn hàng hóa theo định kỳ. Giám sát, theo dõi các thủ tục
liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục hải quan.
9



Kế toán tổng hợp, KT thuế và KT thanh toán
-

Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ cái với kế toán chi tiết

về thu chi tiền mặt, TGNH, mua bán hàng hóa, doanh thu – chi phí, công nợ khách
hàng. Cung cấp số liệu báo cáo kịp thời cho kế toán trưởng và các bộ phận có liên
quan theo quy định của công ty.
-

Theo dõi và phản ánh các khoản thuế (thuế GTGT đầu vào, đầu ra, thuế

TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNDN) phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đăng
ký, kê khai và nộp thuế. Thực hiện các thủ tục xin miễn thuế, hoàn thuế, chuyển lỗ…
-

Theo dõi các khoản chi, các khoản thanh toán cho khách hàng trong

nước. Theo dõi các khoản ngoại tệ và đề nghị ngân hàng thanh toán nợ cho nhà cung
cấp. Theo dõi và nộp thuế hàng nhập khẩu.
2.5.2. Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng. Công ty TNHH Thái Dương áp dụng hệ thống chế
độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán. Công ty áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ. Đơn vị tiền tệ được sử dụng là:
-

Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam,


viết tắt là đ.
-

Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là USD. Kế toán sử

dụng tỷ giá ngày đăng ký Tờ khai hải quan để hạch toán số tiền phải thu và phải trả.
Phương pháp tính hàng hóa. Bao gồm:
-

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho

theo phương pháp kê khai thường xuyên.
-

Phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền.

-

Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

thuế.
Chứng từ kế toán. Kế toán sử dụng các loại chứng từ theo hệ thống chứng từ
kế toán bắt buộc, sử dụng căn cứ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
10


Hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản được sử dụng theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006.

Hình thức kế toán áp dụng là kế toán trên máy vi tính theo hình thức ghi sổ
Nhật ký chung.
Hình 3. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc

Sổ chi tiết

Sổ Nhật Ký Chung

Bảng tổng hợp chi
tiết

Sổ cái Tài khoản

Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Đối chiếu.
Ghi định kỳ
Trình tự ghi chép như sau:
-

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành cập nhật nội dung

chứng từ và định khoản vào phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển
các bút toán được định khoản vào Sổ Nhật ký chung, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết
có liên quan theo tài khoản kế toán phù hợp.

-

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán sẽ cộng số liệu trên sổ cái để lập

bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết khớp đúng, làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.
11


-

Sau khi việc lập báo cáo tài chính hoàn tất, kế toán tiến hành kết xuất các

loại sổ và các báo cáo ra chương trình ứng dụng Microsoft Excel để format, chỉnh sửa
cho phù hợp và đúng với quy định về sổ sách kế toán hiện hành.
2.5.3. Tổ chức lập và nộp báo cáo kế toán
a) Báo cáo quản trị: Để đảm bảo cung cấp thông tin cho nhu cầu quản trị, kế toán
cung cấp các báo cáo như:
- Báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa
- Báo cáo thu chi tiền
- Báo cáo tình hình công nợ
- Báo cáo doanh thu, chi phí
b) Báo cáo cơ quan chức năng: Hàng kỳ kế toán tiến hành tổng hợp sổ sách kế toán
và lập báo cáo phục vụ việc báo cáo với các cơ quan chức năng gồm:
- Báo cáo thuế
- Sổ sách kế toán
- Báo cáo tài chính.

12



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm
Lưu chuyển hàng hóa là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu
dùng thông qua hình thức mua bán hàng hóa để phục vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Hoạt động mua bán hàng hóa có thể được thực hiện theo 2 phương thức là bán
buôn và bán lẻ. Trong đó, bán buôn là bán hàng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
khác để tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng hóa, còn bán lẻ là bán hàng cho người tiêu
dùng cuối cùng chấm dứt quá trình lưu chuyển hàng hóa.
Tính giá hàng hóa. Trị giá hàng hóa được tính như sau:
-

Trị giá vốn của hàng hóa tại thời điểm mua hàng chính là trị giá mua

thực tế phải thanh toán cho người bán theo hóa đơn hoặc theo tờ khai hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu.
-

Trị giá vốn hàng mua nhập kho = Trị giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí

thu mua + thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí gia công hoặc sơ chế (nếu có)
Trị giá vốn
hàng xuất
bán

Trị giá mua thực tế của

=

hàng hóa xuất bán (kể cả

Chi phí mua hàng đã
+

phân bổ cho hàng đã

thuế nhập khẩu)

xuất bán

3.1.2. Kế toán quá trình mua hàng
Khái niệm quá trình mua hàng. Quá trình mua hàng là quá trình vận động
vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa.
Phương thức mua hàng. Các phương thức mua hàng là:
-

Mua hàng trong nước gồm có:


+

Mua hàng trực tiếp là phương thức người mua sẽ cử đại diện của mình

đến địa điểm trong hợp đồng của người bán để nhận hàng. Sau khi nhận hàng sẽ ký
vào hóa đơn. Lúc này hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh
nghiệp chịu mọi tổn thất nếu xảy ra.
+


Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Là phương thức dựa vào hợp

đồng hai bên đã ký, bên bán sẽ chuyển hàng đến giao cho bên mua tại địa điểm quy
định trong hợp đồng. Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của bên mua khi bên mua nhận
hàng và chấp nhận thanh toán.
-

Nhập khẩu hàng hóa gồm có:

+

Nhập khẩu trực tiếp: Là các đơn vị đăng ký kinh doanh nhập khẩu hàng

hóa được nhà nước cho phép trực tiếp giao dịch, đàm phán với nước ngoài về hàng hóa
và trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương với đối tác.
+

Nhập khẩu ủy thác: Là một trong những phương thức kinh doanh , trong

đó đơn vị tham gia nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng
ngoại thương với đối tác nước ngoài mà thông qua một đơn vị nhập khẩu có kinh
nghiệm trong lĩnh vực hoạt động này, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương thay
cho mình.
Chứng từ sử dụng. Các chứng từ sử dụng trong quá trình mua hàng là:
-

Hợp đồng kinh tế: Là văn bản ký kết giữa bên mua và bên bán về các

vấn đề mang tính chất là nội dung kinh tế.

-

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu: Là văn bản ký kết giữa bên có nhu cầu

nhập khẩu và bên nhận ủy thác nhập khẩu.
-

Hóa đơn GTGT: Là hóa đơn mua hàng của những đơn vị nộp thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
-

Hóa đơn bán hàng thông thường: Là hóa đơn mua hàng của những đơn

vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT.
-

Phiếu kê mua hàng: Trong trường hợp mua hàng nông, lâm, hải sản,…

người bán không có chứng từ hóa đơn vì thế người mua phải lập “Phiếu kê mua hàng”
thay thế chứng từ hóa đơn bên bán.
14


-

Tờ khai hải quan: là tờ khai do người mua hàng lập để kê khai chi tiết về

hàng hóa nhập khẩu.

-

Bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm:

+

Hợp đồng thương mại: Sales Contract.

+

Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice.

+

Tờ kê chi tiết: Specification.

+

Phiếu đóng gói hàng hóa: Packing List.

+

Vận đơn đường biển: Bill of Lading.Hoặc Giấy báo nhận hàng của Sân

+

Giấy chứng nhận về: Xuất xứ hàng hóa (C/O); Bảo hiểm (Insurance

bay.
policy); Chất lượng và trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông

sản, thực phẩm.
-

Phiếu nhập kho: phản ánh số lượng và trị giá hàng nhập kho.

-

Biên bản kiểm nhận hàng hóa: Được lập và sử dụng trong một số trường

hợp phát sinh tình hình thừa hoặc thiếu hàng so với hóa đơn, dùng làm cơ sở xác định
nguyên nhân và xử lý.
-

Phiếu chi, giấy báo nợ: phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng.

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các chứng từ phản ánh chi phí
khác phát sinh trong quá trình mua hàng.
Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng TK 151, TK 156 để ghi chép quá trình
mua hàng. Kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: TK này phản ánh trị giá của các loại
hàng hóa, vật tư mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập
kho (còn đang đi trên đường hoặc hàng đã về nhưng chưa kiểm nhận nhập kho)

15


TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
Trị giá vật tư, hàng hóa đang
đường.
thẳng


Trị giá vật tư, hàng hóa đi đường đi
đã về nhập kho hoặc chuyển giao
cho khách hàng.

SD: Trị giá hàng hóa đã mua nhưng
còn đang đi đường cuối kỳ.
TK 156 “Hàng hóa”: TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
theo giá thực tế của các loại hàng hóa của doanh nghiệp. TK này có 2 TK cấp 2: TK
1561 và TK 1562.
TK 1561 “Giá mua hàng hóa”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
của hàng hóa mua vào
TK 1561 “Giá mua hàng hóa”
- Trị giá hàng mua vào nhập kho

- Trị giá mua hàng hóa thực tế xuất kho.

theo giá hóa đơn.

- Khoản giảm giá được hưởng.

- Thuế nhập khẩu phải nộp.

- Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi

- Trị giá hàng hóa giao gia công

kiểm kê.

chế biến nhập lại kho.

- Trị giá hàng hóa thừa phát hiện
khi kiểm kê.
SD: Trị giá mua hàng hóa tồn kho
cuối kỳ.
TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: TK này phản ánh các khoản chi phí liên
quan trực tiếp đến quá trình mua hàng như chi phí bảo hiểm, tiền thuê kho, bến bãi,
vận chuyển bốc xếp, bảo quản hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các
khoản hao hụt tự nhiên (trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.

16


×