Đề 32: Các quy định pháp luật về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Việt Nam
MỞ ĐẦU
Hiện nay, thực trạng phần lớn chất thải sinh hoạt đô thị ở nước ta không
được tiêu hủy một cách an toàn, không có sự kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề
môi trường cho cộng đồng dân cư cũng như là nguồn gây ô nhiễm cho môi
trường đất, nước, không khí và là ổ phát sinh dịch bệnh vẫn đang diễn ra và
theo nhiều chiều hướng tiêu cực hơn là tích cực. Vì vậy, để đi sâu hơn vào một
khía cạnh vấn đề và góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu các đề tài liên quan,
em xin được tìm hiểu về “Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Việt Nam”. Do nhận thức còn chưa đầy đủ trên nhiều phương
diện và thời gian nghiên cứu không nhiều, mong rằng bài làm sẽ được thầy cô
góp ý để thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về chất thải rắn sinh hoạt và pháp luật v ề quản
lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1. Khái quát về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đưa ra định
nghĩa vè chất thải như sau:
“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.1
1
Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu quy định:
“1.Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải)
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác.
…
3.Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn
phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.”2
Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi
nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải
trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò,...
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
1. Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ
tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật
liệu xây dựng...
2. Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá
rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
3. Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại
cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu,
bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử...3
1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn chỉ rõ: “Hoạt động quản lý chất
thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở
quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người”.4
2
Như vậy, quản lý chất thải rắn sinh hoạt là sự kết hợp kiểm soát toàn bộ
hoạt động từ khi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển nhằm ngăn ngừa
những hậu quả nguy hiểm của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên…
1.1.3. Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thứ nhất, đây là một bộ phận của pháp luật môi trường.
Thứ hai, pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt điều chỉnh mối quan
hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh
hoạt với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và mối quan hệ giữa các
chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt với nhau.
Thứ ba, mục đích của pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là bảo vệ
môi trường và sức khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp
luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về môi trường.5
1.2. Thực trạng và hậu quả của phát sinh chất thải rắn sinh
hoạt tại nước ta hiện nay; Bài học kinh nghiệm
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 – 2015 tiếp
tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 – 2010. Chỉ
tính riêng tại thành phố Hà Nội và TP, Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày6
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ngoài
ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường.
Ngoài ra, nó còn là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của nguồn dịch bệnh cho
người và động vật.
Vì vậy, Việt Nam ngoài soạn thảo xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường cũng cần có
những kinh nghiệm rút ra trong lĩnh vực này như: Kinh nghiệm về áp dụng
3
kinh tế trong quản lý môi trường, trong xã hội hóa quản lý chất thải và sự
tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Ngoài ra còn cả
kinh nghiệm xây dựng mô hình đô thị sinh thái, đô thị bền vững…
2. Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh ho ạt tại
Việt Nam
2.1. Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh ho ạt
2.1.1. Các quy định về chủ thể phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu
vực công cộng …( Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn ). Vì vậy, trách nhiệm của chủ nguồn thải sẽ được
đặt ra đối với các chủ thể là:
- Chủ cơ sở sản suất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải: có
trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải
hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và
thu hồi năng lượng; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử
lý sản phẩm thải bỏ (Khoản 2 Điều 86, Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi
trường 2014)
- Người tiêu dùng: có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy
định.
Bên cạnh đó, Nghị định 38/2015/NĐ- CP cũng quy định:
“1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy
định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
3. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp
đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo
hợp đồng dịch vụ.”
4
Theo đó, chủ nguồn thải phải chịu các trách nhiệm đó là :
- Giảm thiểu, phân loại, lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
- Nộp phí vệ sinh cho việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
theo quy định.
- Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1.2. Các quy định về phân loại chất thải rắn sinh ho ạt t ại
nguồn
Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất
thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử
lý”.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 38/2015/NĐ- CP thì việc phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện như sau:
“1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục
đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả,
xác động vật);
b) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh);
c) Nhóm còn lại.
2. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong
các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
3. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát,
tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy
định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.
5
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại
chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ
thể của mỗi địa phương.”
Để quản lý tốt nguồn chất thải này, các cơ quan nhà nước cần chú trọng
đến khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công
nghiệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Các quy định về thu gom, vận chuyển ch ất thải r ắn sinh
hoạt
Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định trách nhiệm thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt thuộc về các tổ chức, cá nhân có đủ các điều
kện theo quy định của pháp luật thông qua hợp đồng dịch vụ theo quy định tại
Điều 16 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP: “Chủ thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt theo quy định.”
Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt còn
được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2.1.4. Các quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Theo Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì xử lý chất thải
là qus trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để
làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các
yếu tố có hại trong chất thải.
Khoản 23 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP định nghĩa “ Chủ xử lý
chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải”.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định này thì các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh
hoạt này phải đáp ứng một số điều kiện.
6
2.1.5. Các quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được
sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”7
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 hướng dẫn
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định cụ thể trách nhiệm cho hai cơ
quan Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Đây là hai cơ quan có trách nhiệm trực tiếp trong hoạt
động quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, hai cơ quan này có thể phối
hợp với các cơ quan, ban ngành khác để thực hiện tốt hoạt động quản lý này.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu quy định rõ
hơn về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt.
2.1.6. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt
Để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm
2017, quy định cụ thể về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền
lập biên bản vi phạm hành chính, …Với các chế tài xử phạt nghiêm khắc cho
nên Nghị định này rất có ích trong việc bảo vệ môi trường trong tình hình
mới, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hơn.
Cụ thể, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định cụ thể các hành
vi bị coi là vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất
thải rắn sinh hoạt.
Đặc biệt, Nghị định này cũng xây dựng riêng một Điều 53 để quy định
về trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các
7
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác kiểm tra, thanh tra và xủ
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.2. Đánh giá về những quy định trên
2.2.1. Thuận lợi
Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất
theo định hướng mới. Đặc biệt, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi
trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt là bước tiến quan trọng, góp
phần ngăn chặn cắc công nghệ xử lý không đảm bảo yêu cầu trong công tác
bảo vệ môi trường trước khi được đưa vào hoạt động.
2.2.2. Khó khăn, hạn chế
Tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi
trường đã có những nhận xét về vấn đề này:
- Việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt
tại các địa phương còn chậm.
- Đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn hạn chế, chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế.
- Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường trong đó có việc xử lý chất thải rắn, tuy nhiên quá trình để triển khai
vay vốn thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn còn nhiều thủ tục và khó khăn,
số dự án xử lý chất thải rắn được vay từ nguồn vốn ưu đãi là rất ít…
KẾT LUẬN
Qua những vấn đề được phân tích trên, ta có thể thấy rõ hơn về những
quy định trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Đây là một hoạt
động cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững
của đất nước. Nhưng, trên thực tiễn, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và
8
cần được tìm ra hướng giải quyết mới, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thay
đổi của đời sống xã hội. Vì vậy, hi vọng rằng trong tương lai các nhà làm luật
sẽ đưa ra những đề xuất để quản lý nguồn chất thải rắn sinh hoạt này và nhà
nước có thể xây dựng một bộ máy để quản lý tốt hơn trong hoạt động quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Luật Bảo vệ môi trường 2014;
3. Nghị định 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý
chất thải và phế liệu;
4. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn;
5. Nguyễn Thị Quỳnh Chi; TS. Nguyễn Văn Phương hướng dẫn, “Pháp
luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay.”, Luận văn thạc sĩ
luật học, Hà Nội, 2017;
6. GS.TS. Lê Văn Khoa, Trường Đại học khoa học Tự nhiênĐHQGHN, “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử
dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ỏ các đô thị”, Hà
Nội, 2010;
7. Bộ Tài nguyên & môi trường, Báo cáo “Quản lý chất thải, bảo vệ
môi trường lưu vực sông, khắc phục ô nhiễm, suy thoải và cải thiện chất
lượng môi trường”, Hội nghị môi trường toàn quốc, Tháng 9/2015.
9
MỤC LỤC
Trang
10