Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài tập luật kinh tế phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.95 KB, 7 trang )

Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu, có
trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản xuất
nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. TÍnh đến cuối
năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:
 Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.
 Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng
 Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty
E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh toán
cho E số nợ trên.
 Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng hóa
 Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm
 Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm
 Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu
 Nợ lương công nhân 450 triệu
Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các
khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công
ty A.

Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và
tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?
2.
Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với công ty X? Căn cứ pháp lý?
3.
Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản với công ty A hay không? Căn cứ pháp lý? Giả sử
tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp
lý?
4.
Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn
cứ pháp lý?


1.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp,
tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như
sau:
- Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu
- Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu
thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu
- A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền
- Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A
hay cho A vay để thanh toán nợ
- A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu
- Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ

5.

Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa?
Căn cứ pháp lý?


6.

Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì
quyết định này đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?
7.
Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm
kê xong tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội
nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì? Căn cứ pháp lý?
8.
Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền

tuyên bố phá sản A hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn
lại của A là 3 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và
Incombank), chi phí phá sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn
cứ pháp lý?
2. Huy Hoàng là công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính tại thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định bị lâm vào tình trạng phá sản. Anh Lê Trần Nguyễn là công nhân làm việc
trong công ty nhưng đã 8 tháng nay anh Nguyễn và tất cả những người lao động khác
trong công ty không được trả lương.
Hỏi:
a. Anh Lê Trần Nguyễn có quyền làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân mở thủ tục phá sản
đối với Công ty TNHH Huy Hoàng hay không ?
b. Nếu được thì anh Nguyễn cần viết đơn như thế nào và gửi đơn đến toà án nào có thẩm
quyền giải quyết ?
c. Trong những trường hợp nào thì Công ty Huy Hoàng bị toà án tuyên bố phá sản ? Hãy
phân chia giá trị tài sản còn lại của Huy Hoàng sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản, biết rằng tài sản còn lại của Huy Hoàng là 1,5 tỷ đồng và danh sách các đối
tượng mà công ty phải thanh toán như sau:
- Nợ A (không có bảo đảm): 450 triệu đồng.
- Nợï B (không có bảo đảm): 600 triệu đồng.
- Nợ C (không có bảo đảm): 250 triệu đồng.
- Nợ thuế : 550 triệu đồng.
- Nợ lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân: 750 triệu đồng.
- Phí phá sản: 50 triệu đồng.
Câu 1: Công ty Cổ phần A kinh doanh chế biến thủy sản, thành lập năm 1995. Trụ sở
chính đặt tại thành phố X tỉnh Y. Sau 5 năm hoạt động, công ty gặp khó khăn về tài chính
và mất khả năng thanh toán nợ đến hạn số nợ đến tháng 12/2005 lên tới 4 tỉ. Một số
chủ nợ làm đơn đến TAND tỉnh Y yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong quá trình giải quyết
phát sinh các sự kiện sau:
1. 20/12/2005 TAND tỉnh Y thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản đối với CTy
A

2. Sau khi thụ lí đơn và thấy công ty có dấu hiệu tẩu tán tài sản nên thẩm phán đả ra quyết
định số 01/QD/25/12/2005 kê biên toàn bộ tài sản Cty A.
3.Sau đó ngày 10/1/2006 ra quyết định số 02/QD, mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
CTy A
4. Trong quá trình giải quyết phát hiện Ban Giám Đốc CTy A có dấu hiệu cố ý làm trái


các quy định về quản lí kinh tế, tham ô tài sản CTy 2 tỉ đồng, thẩm phán gửi hồ sơ cho
viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự và tạm đình chỉ việc giải quết yêu cầu tuyên
bố phá sản để chờ giải quyết xong vụ án hình sự.quy định tạm đình chỉ số 02/QDD ngày
30/1/2006
Dựa vào luật phá sản hiện hành anh chị hảy nhận xét các sự kiện trên.
Câu 3: Cty TNHH A đến cuối năm 2008 nợ:
-Ngân hàng M:800tr

TS thế chấp 1 tỉ

-NHg C

Ts cầm cố 4ootr

-NHg D

:600tr
:1.5 TỈ

- Cty vân tải F :100tr
- Cty TNHH G :1 TỈ
-DNTN K :600tr
- Co quan thuế 1.2 tỉ.

Hỏi:
- lập danh sách chủ nợ ,phân định rõ ràng số lượng, tính chất của từng khoản nợ.
-những đối tượng nào có quyền nộp đơn y/c mở trhur tục phá sản với cty A? CĂN CỨ
PHÁP LÝ?
- TÒA ÁN NÀO CÓ QUYỀN THỤ LÍ ĐƠN Y/C MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢiN? CĂN CỨ
PAHPS LÝ?
-sau khi thụ lý don thi tòa án phải làm gì? giả sử toa tuyên bố phá sản thì là đúng hay sai?
-Điều kiên để hội nghị chr nợ đc tổ chức là gì? nếu họi nghi ko thành thì tòa tuyên bố phá
sản ko?
cty TNHH ABC tự nguyện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.vụ phá sản đã được giải
quyết đến giai đoạn thanh lý tài sản,cơ quan có thẩm quyền xác định:
_toàn bộ tài sản còn lại 6 tỉ (kể cả tài sản đảm bảo)
_nợ :+ ngân hàng B:1.5 tỉ(tài sản đảm bảo 2 tỉ)
+cục thuế Y:500 triệu
+doanh nghiệp C,D,E,mỗi doanh nghiệp 500 triệu
+lương người lao động 400 triệu
+bảo hiểm y tế người lao động 100 triệu


+chưa thanh toán trái phiếu đến thời hạn cho 12 cá nhân,tổng cộng 600 triệu.
+chưa bồi thường thiệt hại phạt vi phạm hợp đồng cho DN F 100 triệu
+nợ DN G 300 triệu(ông H bảo lãnh)
+DN K 2 tỉ(tài sản đảm bảo 1 tỉ)
+phí phá sản 200 triệu
Hãy thanh toán các khoản nợ và chi phí trên
Trình tự thanh toán các khoản nợ theo quy định của luật phá sản :
(1) Sau khi thanh toán các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản bảo đảm
(2) Phí phá sản
(3) Chi phí của Nhà nước chi cho hoặt động phục hồi kinh doanh nhưng không hiệu quả
(4) Các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, BHXH, và các quyền lợi khác của ngừoi lao

động
(5) Các khoản nợ không đảm bảo( Nếu tài sản không đủ thì chia theo tỉ lệ % tương ứng).
Căn cứ vào trình tự thanh toán các khoản nợ nêu trên , trình tự Công ty X phải thanh toán
nợ như sau:
(1) Nợ đảm bảo : A : 1,5 tỉ
D : 1 tỉ
(2) Phí phá sản : 0,2 tỉ
(3) Người lao động : 0,4 tỉ
(4) Các khoản nợ không đảm bảo : Số tiền thực trả theo tỉ lệ % tương ứng :
D : 1 2.3/2.5 * 1 = 0.92 tỉ
B : 0.5 2.3/2.5 * 0.5 = 0.46 tỉ
C : 0.6 2.3/2.5 * 0.6 = 0.552 tỉ
E : 0.3 2.3/2.5 * 0.3 = 0.276 tỉ
F : 0.1 2.3/2.5 * 0.1 = 0.092 tỉ
2.5 tỉ 2.3 tỉ
Tình huống 1. Công ty cổ phần BM được Sở KH-ĐT TP. H cấp Giấy CNĐKKD vào ngày
5/10/2005. Sau khi chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm, công ty liên tục kinh
doanh thua lỗ. Đến ngày 10/10/2007, tổng số nợ của công ty lên đến 10 tỷ đồng. Trong
đó, khoản nợ có bảo đảm là 2 tỷ (chủ nợ là A,B,C) khoản nợ không có bảo đảm (toàn bộ)
là 6 tỷ(chủ nợ là D,E,F); khoản nợ có bảo đảm 1 phần là 2 tỷ, theo đó giá trị tài sản bảo
đảm cho phần nợ có bảo đảm chỉ bằng ½ giá trị khoản nợ (chủ nợ là G,H,M). Các khoản
nợ có bảo đảm và không có bảo đảm sẽ đến hạn vào ngày 15/10/2007. Cùng thời điểm
này, tổng giá trị tài sản của công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất là 5 tỷ đồng.
Ngày 20/10/2007, có một cổ đông của công ty là ông N đã tiến hành việc nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối vói công ty CP BM. Được biết ông N là cổ đông chiến lược
của công ty với số cổ phần sở hữu lên đến 35% tổng số CPPT của công ty. Hỏi: Ông N có
quyền này không? Vì sao? Cơ sở pháp lý? . Giả sử ông N có quyền nộp đơn trong trường
hợp này thì ông sẽ phải nộp tại đâu? Cở sở pháp lý?
Tình tiết bổ sung 1:
Ngày 30/10/2007, ông N xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản cho TA theo



đúng qui định.
Ngày 5/11/2007, sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nhưng không được, các chủ nợ là
A,B,C đã tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm của công ty CP BM để thu hồi nợ. Hỏi: việc
làm này của A,B,C là đúng hay sai? Cơ sở pháp lý?
Trước đó, ngày 5/8/2007, công ty CP BM có ký 1 HĐTD với ngân hàng Y, theo đó ngân
hàng Y sẽ cho công ty CP BM vay 500 triệu đồng và công ty CP BM đã sử dụng 3 chiếc
xe tải mới mua về của mình để cầm cố khoản vay này. Hỏi: HĐTD này có giá trị pháp lý
không? Vì sao? Cơ sở phap lý? Ngân hàng Y có phải là chủ nợ có bảo đảm của công ty
CP BM trong qúa trình TA giải quyết phá sản đối với công ty này không?
Tình tiết bổ sung 2:
Ngày 10/11/2007, HNCN lần thứ 1 được triệu tập. Tham gia HNCN có ông X là Tổng
giám đốc công ty (Điều lệ công ty không qui định ai là người đại diện theo phap luật),
ông N và các chủ nợ là D,G,H,M. Biết rằng các chủ nợ này đại diện cho khoản nợ không
có bảo đảm là 6 tỷ. Hỏi: HNCN trong trường hợp này có hợp lệ không? Vì sao? Cơ sở
pháp lý?
Tình tiết bổ sung 3:
Ngày 20/2/2008, TA ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của công ty CP BM. Sau
khi thanh toán phí phá sản và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động theo
đúng qui định, giá trị tài sản công ty còn lại là 3 tỷ đồng. Hỏi: Các chủ nợ không có bảo
đảm và các chủ nợ có bảo đảm 1 phần, mỗi người sẽ được thanh toán bao nhiêu? Biết
rằng, D là chủ nợ với khoản nợ là 2 tỷ, tương tự E là 1 tỷ, F là 3 tỷ, G là 300 triệu, H là
200 triệu, M là 500 triệu.
Tình huống 2. Công ty TNHH M được 3 thành viên là ông Nguyễn văn A, ông Trần văn
B và công ty TNHH C thành lập năm 2006 với tổng vốn điều lệ là 20 tỷ đồng theo tỷ lệ
góp vốn là:
– Ông A: 25% trên tổng vốn điều lệ.
– Ông B: 25% trên tổng vốn điều lệ
– Cty C : 50% trên tổng vốn điều lệ

Theo thỏa thuận, các bên sẽ nộp 50% trên tổng giá trị phần góp của mình trong năm 2006
và 50% trên tổng giá trị phần góp còn lại của các thành viên sẽ nộp vào công ty trong
năm 2008
Theo kết quả kiếm tra đến ngày 31/12/2007 của công ty M thì tài sản và nợ của công ty
TNHH M như sau:
1. Tài sản có của công ty:
a. Nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai trị giá: 5.000.000.000.đồng
b. 01 xe ô tô 4 chổ ngồi trị giá: 400.000.000. đồng
c. Máy móc. Thiết bị văn phòng trị giá: 100.000.000. đồng
d. Nguyên phụ liệu tồn kho trị giá: 2.000.000.000. đồng
e. Tiền trong tài khoản công ty: 500.000.000. đồng
2. Nợ phải thu:
a. Ông Trần văn P 100.000.000 đồng (thời hạn thu là tháng 5/2007)


b. Công ty CP Q 200.000.000 đồng (thời hạn thu là tháng 8/2007)
3. Nợ phải trả:
a. Bà Lâm thị X: 9.000.000.000 đồng tiền nguyên liệu (đến hạn thanh toán)
b. Công ty TNHH: 3.000.000.000 đồng tiền phụ liệu (đến hạn thanh toán)
c. Nợ thuế năm 2006: 100.000.000 đ (đến hạn nôp thuế)
d. Nợ lương công nhân tháng 7/2007: 400.000.000 đồng
Anh (chị) hãy phân tích tình trạng của Cty TNHH M để trả lời câu hỏi Công ty TNHH M
đã lâm vào tình trạng phá sản hay không?
1. Một công ty tuyên bố phá sản, với các khoản nợ như sau:
Nợ lương: 100tr đồng
Nợ tiền điện : 10tr đồng
Nợ tiền nước : 5tr đồng
Nợ tiền điện thoại : 8tr đồng
Chi phí phá sản: 50tr đồng
Chủ nợ A: nợ 300tr nhưng đã thế chấp căn nhà có giá trị ngang bằng

Chủ nợ B: nợ 500tr đồng nhưng đã đc thế chấp mảnh đất trị giá 700 tr
Nợ C: 600tr
được biết ngoài tài sản công ty, tổ quản lý tài sản tính toán là 200tr đồng. công ty M hiện đang
còn nợ công ty số tiền là 200tr đồng đã đc thu hồi
Công ty TNHH này có 3 thành viên: Thành viên 1: góp 20% vốn, Thành viên 2: góp 35% vốn ,
Thành viên 3: góp 45% vốn
Hãy phân chia tài sản?
2. công ty TNHH được thành lập ngày 3-3-2006 tại Yên Phong-Bắc Ninh.Khi thành lập công ty
có ký hợp đồng lao động với 50 công nhân theo đó mức lương của mỗi người là 500.000 đ /tháng
và công ty phải bồi thường cho người lao động 3 tháng lương trong trường hợp họ bị mất việc
làm mà không do lỗi dẫn đến phá sản ngày 1-10-2008.Tổng tài sản còn lại là 1,8 tỷ danh sách các
chủ nợ như sau:
-Chủ nợ A : cho vay 800 triệu được bảo đảm = 1 căn nhà trị giá 600tr
-Chủ nợ B: 100tr
-Chủ nợ C: 250tr
-Chủ nợ D: 750tr
Cả B,C,D đều không có bảo đảm
-Chủ nợ E: 150tr đc bảo đảm = chiếc ô tô trị giá 100tr
Chi phí phá sản là 215tr
YÊU CẦU
a> DN bị phá sản theo đơn yêu cầu của chủ nợ A hỏi việc yêu cầu của A có hợp pháp không? Tại
sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
b> Thẩm phán đã triệu tập hội nghị chủ nợ nhưng chỉ có A,B,C dự họp.Hội nghị chủ nợ có họp
thành không? Tại sao?
c> Hãy phân chia tài sản còn lại của các DN(DN còn nợ thuế 150tr)





×