Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH TUYẾN, CẤP ĐÊ, VỊ TRÍ VÀ QUI MÔ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÊ BIỂN QUẢNG BÌNH CÓ TÍNH TỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KẾT HỢP GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.79 KB, 26 trang )

BÁO CÁO RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH TUYẾN, CẤP ĐÊ, VỊ TRÍ VÀ QUI MÔ
CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÊ BIỂN QUẢNG BÌNH CÓ TÍNH TỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KẾT HỢP GIAO THÔNG

1. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1. 1. Mục tiêu
- Rà soát, xác định các thông số cơ bản của hệ thống đê biển tỉnh Quảng Bình
bao gồm tuyến, cấp đê, các thông số thiết kế, dải cây chắn sóng bảo vệ đê biển nhằm
đáp ứng yêu cầu chủ động phòng chống lũ lụt, bão theo tiêu chuẩn thiết kế, thích ứng
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Đề xuất điều chỉnh quy hoạch đê biển kết hợp với đường giao thông ven biển,
cống qua đê biển kết hợp với cầu giao thông nhằm khai thác tối đa tiềm năng đê biển
và vùng ven biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và góp
phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ven biển.
1.2. Nhiệm vụ
- Xác định được tuyến đê phù hợp cho tỉnh Quảng Bình trên cơ sở tuyến đê
hiện tại, quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là qui
hoạch kinh tế du lịch và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đã thực hiện về
qui luật diễn biến bãi biển, công nghệ xây dựng, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng
đê biển;
- Xác định mức đảm bảo an toàn đối với từng tuyến đê gồm: Phạm vi và yêu
cầu cần bảo vệ sau tuyến đê, khả năng ứng phó với tác động của các cấp bão lớn kết
hợp triều cường và biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng;
- Xác định mặt cắt ngang thiết kế hợp lý cho giai đoạn trước mắt và lâu dài khi
có nước biển dâng phù hợp với điều kiện từng vùng, trong đó có đề cập tới những
đoạn đê kết hợp đường giao thông ven biển hoặc giao thông nông thôn, những đoạn
đê có cây chắn sóng bảo vệ đê. Trên cơ sở ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã thực
hiện, giảm thiểu được nguy cơ vỡ đê khi các yếu tố tác động vượt mức thiết kế;
- Xác định số lượng, vị trí, hình thức và quy mô các công trình qua đê đáp ứng
yêu cầu thoát lũ, tiêu úng, thau chua, rửa mặn, lấy nước mặn làm muối, nuôi trồng
thuỷ hải sản và các nhu cầu phát triển sản xuất khác;


- Quy hoạch phạm vi trồng cây dọc theo tuyến đê nhằm tạo rừng ngập mặn
chắn sóng trước đê biển, phải coi đây là biện pháp bắt buộc, kiên quyết đối với tất cả
các khu vực bãi trước tuyến đê có thể còn trồng được cây chắn sóng;
- Đối với các khu vực bị xâm thực, đường bờ biến đổi mạnh, cần nghiên cứu
1


giải pháp công trình tổng thể chắn cát, giảm sóng, tạo bãi bồi như xây dựng hệ thống
kè mỏ hàn, đê dọc tách bờ, phun cát nuôi bãi... từng bước trồng cây chắn sóng để đảm
bảo ổn định lâu dài;
- Các tuyến đê xung yếu trực diện với biển có nguy cơ xói lở cao cần nghiên
cứu đắp thêm tuyến 2 dự phòng phía trong nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân, hạn
chế thiệt hại khi tuyến 1 (tuyến trực diện với biển) bị vỡ do các yếu tố tác động vượt
quá khả năng chống đỡ hoặc sóng tràn qua;
2. QUY HOẠCH TUYẾN ĐÊ
2.1. Phân tích tuyến đê biển hiện trạng
2.1.1. Tình hình chung
Theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Quảng Bình được duyệt đưa vào quy hoạch nâng cấp 16 tuyến đê với tổng chiều dài 154km
đê. Trong đó mỗi đê cửa sông có 2 tuyến Tả - Hữu nên tổng số tuyến đê thực tế là 20 tuyến.
Bảng 1. Thống kê các tuyến đê được phê duyệt đầu tư theo QĐ 58/2006
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16

Tên tuyến đê
Đê, kè Hải Thành
Đê, kè Thanh Khê
Đê, kè cửa sông Gianh
Đê, kè cửa sông Nhật Lệ
Đê, kè cửa sông Lệ Kỳ
Đê, kè cửa sông Lý Hoà
Đê, kè Bảo Ninh
Đê, kè Tân Lý - Văn Lôi
Đê, kè Lệ Sơn
Đê, kè Quảng Phúc (cửa sông Gianh)
Đê, kè Cảnh Dương
Đê, kè Nhân Trạch
Đê, kè Phù Hoá
Đê, kè La Hà - Văn Phú
Đê, kè Nhật Lệ - Bàu Tró
Đê, kè Hải Trạch
Tổng

Chiều dài ( km )
1

3
55
25
19
11
5
10
5
1
2
2
5
5
2
2
153km (Quyết
định ghi 154km)

Sau khi rà soát, kiểm tra thực tế các tuyến đê biển Quảng Bình đang được địa
phương quản lý có tổng chiều dài là 149,6 km. Chiều dài cụ thể từng tuyến đê được
xác định như sau :
2


Bảng 2. Chiều dài cụ thể của từng tuyến đê trong QĐ 58/2006 sau khi rà soát.
TT

Tên tuyến đê

1

2
3

Đê, kè Hải Thành
Đê, kè Thanh Khê
Đê, kè cửa sông Gianh
Hữu Gianh (Quảng Trạch)
Hữu Gianh (Bố Trạch)
Tả Gianh (Quảng Trạch)
Đê, kè cửa sông Nhật Lệ
Tả Nhật Lệ (Phú Hải Vinh Ninh)
Tả Nhật Lệ (Mỹ Trung-Xuân Ninh)
Hữu Nhật Lệ
Đê, kè cửa sông Lệ Kỳ
Tả Lệ Kỳ
Hữu Lệ Kỳ
Đê, kè cửa sông Lý Hoà
Tả Lý Hòa
Hữu Lý Hòa
Đê, kè Bảo Ninh
Đê, kè Tân Lý - Văn Lôi
Đê, kè Lệ Sơn
Đê, kè Quảng Phúc (cửa sông Gianh)
Đê, kè Cảnh Dương
Đê, kè Nhân Trạch
Đê, kè Phù Hoá
Đê, kè La Hà - Văn Phú
Đê, kè Nhật Lệ - Bàu Tró
Đê, kè Hải Trạch
Tổng


4

5

6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chiều dài (km) Chiều dài thực tế
theo QĐ 58/2006 sau khi rà soát
1
0
3
1,0
55
55
15,0
13,5
26,5
25

28,1
9,2
4,3
14,6
19,7
13.6
6.1
11
4,8
6,2
5
10
0
1,8
2
2
5
5
2
2
149,6

19

11

5
10
5
1

2
2
5
5
2
2
153

Bảng 3. Tổng hợp các tuyến đê/kè đã được nâng cấp
TT

Tên tuyến đê

1
2
3
4
5

Đê Hữu Gianh (Huyện Quảng Trạch)
Đê Hữu Gianh (Huyện Bố Trạch)
Kè Quảng Phúc
Kè Thanh Khê
Kè Cảnh Dương

Vị trí
Xã Quảng Tiên
Xã Bắc Trạch
K0 – K1+800
Xã Cảnh Dương


Chiều dài
( km)
2,5
1,0
1,8
0,41
2,0
3


6
7
8
9
10
11

Đê, kè Tả sông Lý Hòa
Kè Nhân Trạch
Đê, kè Nhật Lệ - Bàu Tró
Kè Bảo Ninh
Đê Tả Lệ Kỳ
Đê tả Nhật Lệ
Tổng

Xã Hải Trạch
Phường Đồng Hới
Xã Bảo Ninh
Xã Nghĩa Ninh

Xã Vĩnh Linh

2,25
0,8
0,6
2,52
0,51
1,1
15,49

2.1.2. Đánh giá tính hợp lý của tuyến đê biển hiện tại
Như đã đánh giá ở phần hiện trạng, hệ thống đê điều tỉnh Quảng Bình được xây
dựng từ lâu, chủ yếu chạy dọc theo hai bờ các sông chính và cửa biển, đi qua nhiều
khu dân cư, đê thấp, nhỏ chống lũ sớm, lũ tiểu mãn, ngăn mặn, lũ chính vụ tràn qua,
phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó các tuyến đê biển chính hệ
thống đê biển Quảng Bình chỉ có thể sử dụng kết hợp giao thông địa phương, bảo vệ
dân sinh - kinh tế của từng vùng, từng địa phương.
Về tuyến, phần lớn đã được định hình qua nhiều thời kỳ, không được quy
hoạch, không tuân theo quy hoạch tổng thể phát triển toàn vùng và cũng chưa có quy
hoạch đê để tuân theo; chưa xét đến giao thông ven biển và thích ứng với biến đổi khí
hậu, qui mô công trình không thống nhất. Nhiều tuyến đê nằm cách xa cửa sông,
nhiệm vụ chính là chống lũ nhưng vẫn được đưa vào đê biển. Nhiều đoạn đê chỉ là đê
bao bãi nổi của sông. Nhiều tuyến là đê cửa sông nhưng lại được địa phương xếp vào
đê trực diện biển.
Cũng do tính chất và qui mô nhỏ nên hiện nay đê điều Quảng bình chỉ là đê địa
phương, không có tuyến đê do Trung ương quản lý. Vì vậy việc đầu tư nâng cấp rất
hạn chế. Cho đến nay Quảng Bình mới hoàn thành nâng cấp được 16% và đang triển
khai thi công 23,7km đê sông Lệ Kỳ, đang lựa chọn nhà thầu cho 28,3km đê hữu sông
Nhật Lệ, đang thẩm định 6,5km đê tả Lý Hòa và trên 30km đê đã thỏa thuận kỹ thuật
với Tổng cục Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chương trình

nâng cấp đê biển Quảng Ninh – Quảng Nam.
Như vậy tuyến đê biển Quảng Bình hiện nay còn có một số điểm bất hợp lý,
không phù hợp với tiêu chí đê cửa sông, đê biển.
2.2. Xác định tuyến đê biển Quảng Bình
Theo các tài liệu và kết quả nghiên cứu, vùng bờ biển Quảng Bình tương đối ổn
định, biến động xói lở, bồi tụ không thường xuyên, do đó không cần đê tuyến 2. Vì
vậy đê biển Quảng Bình là đê 1 tuyến.
2.2.1. Các yêu cầu về xác định tuyến đê
Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ban hành kèm theo Quyết định số
1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/7/2013, yêu cầu về xác định tuyến đê biển như sau:
a. Yêu cầu chung
4


- Phù hợp với quy hoạch tổng thể;
- Căn cứ điều kiện địa hình, địa chất;
- Đánh giá diễn biến bờ biển, bãi biển và cửa sông;
- An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý và duy trì, phát triển cây chắn sóng
trước đê;
- Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính;
- Kết hợp với đường giao thông ven biển (nếu phù hợp);
- Phù hợp với các giải pháp thích ứng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;
- Đảm bảo quy định về đánh giá tác động môi trường.
b. Yêu cầu về vị trí tuyến đê
- Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt;
- Nối tiếp thông thuận và đảm bảo ổn định đối với các công trình đã có;
- Thuận lợi cho việc bố trí các công trình phụ trợ;
- Không ảnh hưởng đến thoát lũ và công trình chỉnh trị cửa sông (đối với đê cửa sông);
- Đáp ứng yêu cầu đối với các hoạt động bền vững của bến cảng, bãi tắm, khu
du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh;

- Đối với tuyến đê kết hợp với hệ thống giao thông và an ninh quốc phòng cần
phải tuân theo các quy định khác của ngành giao thông và quốc phòng;
- Tận dụng tối đa các cồn cát tự nhiên, đồi núi, công trình đã có để khép kín
tuyến đê, đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của tuyến đê;
- So sánh hiệu quả của 02 đến 03 phương án tuyến đê để lựa chọn vị trí đạt hiệu
quả tổng hợp tốt nhất;
- Đối với tuyến đê quan trọng cần tiến hành thí nghiệm mô hình thuỷ lực để xác
định vị trí tuyến thích hợp.
c. Yêu cầu về hình dạng tuyến đê
- Đối với tuyến đê mới
+ Hình dạng mặt bằng tuyến đê nên tránh gấp khúc, giảm thiểu tối đa sự tập
trung năng lượng sóng cục bộ; đồng thời nên tránh vuông góc với hướng gió thịnh
hành; thông qua so sánh về khối lượng công trình và tổng mức đầu tư để quyết định
dạng tuyến phù hợp;
+ Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê cong, cần có các biện pháp giảm sóng
hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê ở khu vực cong;
+ Không tạo ra điểm xung yếu ở nơi nối tiếp với các công trình lân cận và
không ảnh hưởng đến các vùng đất liên quan.
- Đối với tuyến đê hiện có
5


Trường hợp thiết kế nâng cấp tuyến đê hiện có, cần phải xem xét các yêu cầu
của tuyến đê mới để điều chỉnh cục bộ tuyến cho phù hợp.
d. Tiêu chí và phương pháp phân định ranh giới đê biển, đê cửa sông
Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào cho việc phân định ranh giới giữa đê
biển, đê cửa sông và đê sông. Do đó vẫn phải căn cứ theo Văn bản số 4116/BNN-TCTL
ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Tổng Cục Thủy lợi về việc Hướng dẫn phân cấp đê.
“- Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông là tại vị trí mà độ chênh cao do nước
dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực

nước thiết kế đê, phía biển là triều tần suất 5% và bão cấp 9.
- Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng xấp xỉ bằng
0,5m ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là
sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.”
Do tính chất phức tạp của khu vực cửa sông nên để xác định chính xác vị trí
ranh giới đê biển, đê cửa sông và đê sông cho từng khu vực cửa sông cần có 01 nghiên
cứu chuyên sâu. Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt
đầu cho triển khai đề tài này. Đây là một khó khăn cho các các nhà qui hoạch, nhà thiết
kế công trình đê biển.
Trong phạm vi của dự án này, căn cứ 2 tiêu chí trên của Tổng Cục Thủy lợi,
trên cơ sở một số lý thuyết cơ bản về sóng, triều, đơn vị tư vấn đề xuất phương pháp
xác định tạm thời như sau:
* Xác định ranh giới đê biển và đê cửa sông
+ Trường hợp hướng cửa sông lệch góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông
Trên cơ sở lý thuyết sóng nhiễu xạ qua vật cản (đê chắn sóng nhân tạo, mũi đất,
mũi đá tự nhiên), lấy đường biên khuất sóng là tia sóng tới vuông góc với 1 tuyến bờ
(phương nguy hiểm nhất) cắt điểm ngoài cùng của doi bờ ổn định ở cửa sông kéo
thẳng sang phía bờ đối diện. Điểm giao cắt giữa đê bờ đối diện với đường biên khuất
sóng này sẽ là điểm ranh giới đê biển và đê cửa sông (Hình 1).
+ Trường hợp cửa sông thẳng góc với tuyến bờ biển 2 bên: Điểm phân định
ranh giới đê biển và đê cửa sông là điểm bắt đầu chuyển hướng của tuyến đê từ vùng
cửa sông ra dọc bờ biển (Hình 2).

6


Hình 1. Xác định điểm phân định ranh giới đê biển và đê cửa sông khi hướng cửa
sông lệch góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông

Hình 2. Xác định điểm phân định ranh giới đê biển và đê cửa sông khi hướng cửa

sông vuông góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông
* Xác định ranh giới đê cửa sông và đê sông
Hiện nay phần lớn đê sông gần cửa sông chưa có mực nước thiết kế, độ dốc
đường mặt nước thiết kế mỗi sông khác nhau nên việc xác định chính xác vị trí chênh
giữa mực nước thiết kế phía biển và mực nước thiết kế đê sông là rất khó khăn. Do đó
đơn vị tư vấn đề nghị lấy điểm ranh giới là giới hạn truyền triều lớn nhất vào cửa sông
trong điều kiện có bão tác động đến vùng cửa sông và trên sông có lũ.
Giới hạn truyền triều vào cửa sông được xác định bằng công thức:
Ltr = Vtr x T
Trong đó:
L: Khoảng cách từ cửa sông đến điểm ranh giới đê cửa sông và đê sông
Vtr: Vận tốc dòng triều trong điều kiện có bão tác động đến vùng cửa sông và
trên sông có lũ
Theo các tài liệu nghiên cứu đã có: khu vực Trung Bộ: Tốc độ dòng triều vào
mùa lũ khoảng 0,3 – 0,35m/s
7


T: Thời gian truyền triều trong bão tương ứng thời gian tác động của bão đến
ven bờ.
Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển 1613-2012, thời gian này là từ 4-6h
Chọn T = 6h
Như vậy sơ bộ xác định vị trí ranh giới đê cửa sông và đê sông cho các tỉnh khu
vực Trung Bộ tương ứng cách cửa sông một đoạn L= (6 ÷ 8)km.
Tuy nhiên tùy vào đặc điểm thực tế tuyến đê cửa sông có thể điều chỉnh cho
phù hợp, cụ thể:
- Giữ nguyên hiện trạng với các trường hợp sau:
+ Tuyến đê đã được địa phương phân định rõ và đang quản lý theo đê cửa sông
có chiều dài ≤ 6 km;
+ Tuyến đê đã nâng cấp từ cửa sông vào có chiều dài từ (8 ÷ 10)km;

+ Những đoạn đê độc lập, không nối với đê sông;
+ Những đoạn đê trên sông nhánh gần cửa nằm trong khu vực dải bờ biển giới
hạn đến hết 13km đê cửa sông trên sông chính;
- Đối với những tuyến đê đã nâng cấp ≥ 10km thì chỉ lấy bằng 8km. Phần còn
lại chuyển sang đê sông.
2.2.2. Xác định tuyến đê
a. Tuyến đê hiện có
Mặc dù còn nhiều điểm bất hợp lý như trên nhưng thực tế cho thấy: các tuyến
đê biển Quảng Bình đã được hình thành qua hàng chục năm, tuyến đê cơ bản đi theo
đường bờ hiện tại, đã ổn định nên việc điều chỉnh hình dạng tuyến đê là không cần
thiết hiện nay, cần chấp nhận tuyến đê hiện tại và có giải pháp củng cố, gia cường nâng
cao an toàn cho công trình. Trên cơ sở rà soát thực tế và tiêu chí, phạm vi đê biển, đê
cửa sông đề nghị đưa ra khỏi danh mục đê biển, đê cửa sông 5 tuyến đê độc lập sau:
+ Đê, kè Hải Thành (1km): nằm trong tuyến đê tả Nhật Lệ
+ Đê kè Lệ Sơn (5km): Nằm cách xa cửa sông 28 km ở vùng đồi núi huyện
Tuyên Hóa.
+ Đê Tân Lý – Văn Lôi (10km): Nằm cách xa cửa sông 13 km
+ Đê Phù Hóa (5km): Nằm cách xa cửa sông 19 km
+ Đê Hữu Nhật Lệ (14,6km): Điểm đầu cách xa cửa sông 9km
Đối với những tuyến đê không đạt tiêu chí trong phạm vi phân định ranh giới đê
biển, đê cửa sông cũng sẽ xem xét đưa ra khỏi danh mục đê biển, đê cửa sông. Chi tiết
thể hiện ở mục phân định đê biển, đê cửa sông.
b. Phân định ranh giới đê biển, đê cửa sông
8


Do tính chất đặc thù như đã phân tích ở trên, việc đầu tiên đối với qui hoạch đề
biển Quảng Bình là cần phải xác định lại ranh giới đê biển, đê cửa sông để có cơ sở
đưa ra khỏi danh mục đê biển.
Hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào phân định rõ từng đoạn đê cửa sông, đê

biển của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên theo các tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, mặc dù không rõ tiêu chí nhưng đang phân định có 8
tuyến đê biển với tổng chiều dài 21,8 km và 12 tuyến đê cửa sông với tổng chiều dài
138,8 km đê cửa sông.
Bảng 4. Hiện trạng phân định đê biển, đê cửa sông tỉnh Quảng Bình
TT

Các tuyến đê

Loại đê

1

Cảnh Dương

Đê biển

2

Quảng Phúc

Đê biển

3

Thanh khê

Đê biển

4


Hải Trạch

Đê biển

5

Nhân Trạch

Đê biển

6

Hải Thành

Đê biển

7

Bảo Ninh

Đê biển

8

Nhật Lệ-Bàu Tró

Đê biển

9


Lệ Sơn

Đê cửa sông

10

Phù Hóa

Đê cửa sông

11

Tân Lý-Vân Lôi

Đê cửa sông

12

La Hà-Văn Phú

Đê cửa sông

13

Tả Gianh

Đê cửa sông

14


Hữu Gianh
Hữu Gianh (Q. Trạch)

Đê cửa sông

Hữu Gianh (Bố Trạch)

Đê cửa sông

15

Tả Lý Hòa

Đê cửa sông

16

Hữu Lý Hòa

Đê cửa sông

17

Tả Nhật Lệ

Đê cửa sông

Tả Nhật Lệ (Phú Hải -Vinh Ninh)
Tả Nhật Lệ (Mỹ Trung-Xuân Ninh)


Đê cửa sông

18

Hữu Nhật Lệ

Đê cửa sông

19

Tả Lệ Kỳ

Đê cửa sông

20

Hữu Lệ Kỳ

Đê cửa sông

Đối chiếu tiêu chí và phương pháp xác định trên chỉ có 4 tuyến đê Cảnh Dương,
Quảng Phúc, Hải Trạch, Nhật Lệ - Bàu Tró là đủ tiêu chuẩn thuộc đê biển, các tuyến
9


đê còn lại là đê cửa sông. Trong các tuyến đê cửa sông đề nghị chuyển sang đê sông
những đoạn vượt quá ranh giới đê cửa sông và đê sông bao gồm:
+ Đê Tả Gianh: Đoạn từ xóm Cầu – xã Quảng Thuận huyện Quảng Trạch đến
K26+500 dài 17,4km

+ Đê Hữu Gianh: Toàn bộ tuyến đê thuộc huyện Quảng Trạch dài 15 km
+ Đê Tả Nhật Lệ (Mỹ Trung-Xuân Ninh) dài 4,3km
Bảng 5. Tổng hợp các tuyến đê đề nghị đưa ra khỏi danh mụcđê biển, đê cửa sông
TT

Tên tuyến đê

1
2
3
4

Đê Hải Thành
Đê kè Lệ Sơn
Đê Phù Hóa

Đoạn từ xóm Cầu – xã Quảng Thuận huyện Quảng Trạch
đến K26+500 đê Tả Gianh
Tân Lý – Văn Lôi
Đê tả Lệ Kỳ từ K2+500 đến K13+600
Đoạn Mỹ Trung-Xuân Ninh đê Tả Nhật Lệ
Đê Hữu Nhật Lệ
Tổng

5
6
7
8

Chiều dài

( km )
1,0
5,0
5,0
17,4
10
11,1
4,3
14,6
68,4

Như vậy các tuyến đê còn lại với chiều dài và loại đê như sau:

3

Bảng 6. Các tuyến đê biển, đê cửa sông sau khi rà soát
Chiều dài
Các tuyến đê
Loại đê
(km)
Cảnh Dương
2,0
Đê biển
Tả Gianh đoạn từ K0 – K9+100
(xóm Cầu – xã Quảng Thuận –
9,1
Đê cửa sông
huyện Quảng Trạch)
Hữu Gianh (Bố Trạch)
13,5

Đê cửa sông

4

Đê La Hà - Văn Phú

5

Quảng Phúc

1,8

Đê biển

6

Thanh khê

3,0

Đê cửa sông

7

Hải Trạch

2,0

Đê biển


8

Tả Lý Hòa

4,8

Đê cửa sông

9

Hữu Lý Hòa

6,2

Đê cửa sông

10

Nhân Trạch

2,0

Đê cửa sông

11

Nhật Lệ - Bàu Tró

2,0


Đê biển

12

Bảo Ninh

5,0

Đê cửa sông

TT
1
2

5

Đê cửa sông

10


13

Tả Nhật Lệ (Phú Hải -Vinh Ninh)

9,2

Đê cửa sông

14


Tả Lệ Kỳ

13,6

Đê cửa sông

15

Hữu Lệ

6,1

Đê cửa sông

Tổng

85,3

3. CẤP ĐÊ
3.1. Cấp đê hiện nay
Hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào phân cấp cho các tuyến đê biển Quảng
Bình. Tuy nhiên các hồ sơ dự án, thiết kế nâng cấp đê biển Quảng Bình từ trước đến
nay đều chọn cấp cho các tuyến đê trong tỉnh là cấp IV.
3.2. Phân cấp đê theo yêu cầu mới
Theo Hướng dẫn phân cấp đê tại văn bản số 4116/BNN-TCTL ngày 13/12/2010
của Bộ Nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp đê biển được dựa trên 3 tiêu chí:
- Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)
- Số dân được đê bảo vệ (người)
- Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước triều thiết kế (m)

Tuy nhiên độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước triều
thiết kế (m) là tiêu chí phụ thuộc vào mực nước triều thiết kế trong khi đó phải có cấp
đê mới có mực nước triều thiết kế nên tiêu chí này có mâu thuẫn không áp dụng được.
Trên cơ sở số liệu diện tích được bảo vệ, dân cư từ Quyết định 58 và các các
quyết định phê duyệt dự án đầu tư có liên quan, trong đó dân số được tính dự báo đến
năm 2050 với tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,9%, đơn vị tư vấn đề xuất
phân cấp các tuyến đê biển đê, đê cửa sông ở Quảng Bình như sau:
Bảng 7. Đề xuất phân cấp đê biển Quảng Bình

TT

Các tuyến đê

Chiều Diện Dân số được bảo vệ
dài
tích
(người)
Cấp
(km) được
đê
2050
bảo
(tốc độ
vệ
tăng dân
(ha)
2012
số tỉnh
Quảng
Bình

0,9%/năm)

1

Cảnh Dương

2,0

152,3

7.756

10.902

V

2

Tả Gianh K0 –
K9+100

9,1

4.960 43.015

60.462

IV

3


Hữu Gianh (Bố Trạch)
K0 – K13+500

13,5

3.350 41.568

58.428

IV

Ghi chú

Lấy theo qui mô
toàn tuyến đê

11


4

Đê La Hà - Văn Phú

5,0

431

5.646


7.936

V

5

Quảng Phúc

1,8

33,2

2.030

2.853

V

6

Thanh khê

3,0

729

5.471

7.690


V

7

Hải Trạch

2,0

179

8.479

11.918

V

8

Tả Lý Hòa

4,8

1.861

7.259

10.203

V


9

Hữu Lý Hòa

6,2

589

5.555

7.808

V

10

Nhân Trạch

2,0

203

9.188

12.915

V

11


Nhật Lệ - Bàu Tró

2,0

0 35.260

49.562

IV

12

Bảo Ninh

5,0

0

6.606

9.285

IV

13

Tả Nhật Lệ (Phú Hải
-Vinh Ninh)

9,2


500

7.750

10.893

IV

14

Tả Lệ Kỳ

13,6

2.800 20.356

28.613

V

15

Hữu Lệ Kỳ

6,1

10.781

V


Tổng

85,3

606

7.670

Do đê/kè thấp chỉ
bảo vệ dân cư,
không xét đến bảo
vệ diện tích chống
ngập lụt. Do bảo
vệ TP Đồng Hới
nên nâng lên 1 cấp
Lấy theo qui mô
toàn tuyến đê
Lấy theo qui mô
toàn tuyến đê

4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐÊ THEO TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT THIẾT KÊ ĐÊ BIỂN 2012 CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
NƯỚC BIỂN DÂNG KẾT HỢP ĐƯỜNG GIAO THÔNG
4.1. Biến đổi khí hậu và tác động tới đê biển Quảng Bình
4.1.1. Tình hình chung
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế
giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo
quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng
80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến

2005). Theo“Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng, được chính phủ Anh
công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu không thực hiện được chương trình hành
động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt
độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm.
Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất nóng lên luôn luôn là sự tan những
khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao. Nhưng có lẽ
chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn như ngày nay.
Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt
chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè
12


2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên
tới 655.000 m2. Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang
Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến mất
khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002,
các nhà khoa học ghi nhận một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy
núi Mali trên đỉnh Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu
Âu tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990).
Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi như hai
nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các đồng
bằng thấp ven biển. Các số liệu quan trắc mực nước biển thế giới cho thấy mức tăng
trung bình trong vòng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong 12 năm gần
đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất
nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm. Báo cáo của IPCC, do hàng chục nhà khoa
học soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến,
đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến
4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Nhiều nhà khoa học còn đưa ra
những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều, nhất là do hiện tượng tan
băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Nhà địa lý học

Richard Alley ở Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ nói: Chỉ cần 15% lớp băng ở
Greenland bị tan cũng tạo ra một khối nước mới trong các đại dương đủ để làm ngập
tiểu bang Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới.
Theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng (bên cạnh đồng bằng sông Nile – Ai Cập và đồng bằng
sông Ganges – Bangladesh). Nhận thức sâu sắc thách thức này, Việt Nam coi ứng phó với
biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Chiến lược về biến đổi khí hậu có tầm
nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác.
Đó là những dự báo về tương lai, còn hiện tại - những biến động thời tiết bất
thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và đất nước mà chúng ta gọi là thiên tai cần
được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt
độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển và thuỷ
quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường (hiện tượng El Nino) làm cho
chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường
độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông nói chung ấm
lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất thường. Hiện tượng ngập úng
vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm
thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc
chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông,
nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện
13


tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên
thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào
mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du,
hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa.
Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình

phễu (hiện tượng estuary) trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông
nghèo phù sa. Rõ nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng
ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa
- Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở
các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến thành
những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hại cho đời
sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến cả vùng rộng lớn
thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía tây nam Hà Nội và các
tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Quảng Bình và Quảng Bình).
Với 116 km đường bờ biển, Quảng Bình đang được xem là một trong những
tỉnh có đường bờ biển dài của Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình là tỉnh trọng điểm phát
triển kinh tế ven biển của Việt Nam, do đó cần xét đến biến đổi khí hậu và cần được
xem xét trong Qui hoạch này.
4.1.2. Kịch bản nước biển dâng và xem xét với đê biển Quảng Bình
Tháng 3 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012, cập nhật của kịch bản năm 2009, đã
được bổ sung các dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính
toán mới để đưa ra các kịch bản chi tiết hơn, có cơ sở khoa học và phù hợp với thực
tiễn hơn.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng 2012 được xây dựng theo các kịch
bản phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao gồm: kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản
phát thải trung bình (B2, A1B), kịch bản phát thải cao (A2, A1FI).
Các yếu tố của kịch bản bao gồm: mức tăng nhiệt độ, sự thay đổi lượng mưa
trung bình của các mùa và trung bình năm; các cực trị khí hậu (nhiệt độ tối cao trung
bình, tối thấp trung bình, sự thay đổi của số ngày có nhiệt độ lớn hơn hơn 350C và
mức thay đổi của lượng mưa ngày lớn nhất); mực nước biển dâng cho các khu vực ven
biển. Mức độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu với quy mô ô lưới tính toán là
25km x 25km (tương đương đến cấp huyện).
Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho 7 khu vực ven biển; các bản đồ
nguy cơ ngập cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ

1:5.000; các bản đồ nguy cơ ngập cho đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh và các tỉnh
ven biển có tỷ lệ 1:10.000 (mức chi tiết tương đương đến cấp huyện).
Về mực nước biển dâng:
14


Ba kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu được xây dựng cho 7 khu vực
ven biển của Việt Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải
ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn
dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57-73cm, khu vực từ Cà
Mau đến Kiên Giang là nơi có mực nước biển tăng nhiều hơn so với các khu vực khác.
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải
ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm, mực nước biển ở
khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105cm.
Các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với các mức nước biển dâng đã được xây
dựng cho từng khu vực ven biển Việt Nam: khu vực Đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh; 15 tỉnh ven biển Miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa – Vũng Tàu; khu vực
thành phố Hồ Chí Minh; khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Từ kết quả tính toán, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích
Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh,
gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; Trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ
và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng…
Theo kịch bản trên, khu vực Quảng Bình thuộc vùng 3 (từ Đèo Ngang đến đèo
Hải Vân) với các dự báo nước dâng cho 3 kịch bản như sau:

Bảng 9. Dự báo nước biển dâng khu vực Hòn Dấu – Đèo Ngang (cm)
T
T
1

Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030

Phát thải thấp 7-8

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

11-12

16-18 22-24


28-31

34-39

41-47

46-55

52-63

2

Phát thải
trung bình

8-9

12-13

17-19 23-25

30-33

37-42

45-51

52-61

60-71


3

Phát thải cao

8-9

13-14

19-20 26-28

36-39

46-51

58-64

70-79

82-94

Việc biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi tần suất xuất hiện các cơn bão lớn
nhiều hơn nhưng do không có dự báo nên không thể có cơ sở thay đổi tần suất thiết kế
công trình biển.
Việc nước biển dâng cao làm tăng chiều cao nước trước chân công trình, thay
đổi các thông số sóng trong đó tăng chiều cao sóng dẫn đến lưu lượng tràn qua đỉnh đê
15


tăng lên. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết cấu đê hiện tại. Để đảm bảo đê biển thích ứng

với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cần đưa nước biển dâng vào tính toán kỹ thuật
thiết kế đê.
4.2. Khả năng kết hợp đường giao thông với đê
Theo Tờ trình số 1742/BGTVT-KHDT của Bộ Giao thông vận tải gửi tới Thủ
tướng Chính Phủ về việc kết quả rà soát kết hợp đường ven biển với đê biển, tỉnh
Quảng Bình có các tuyến đường bộ ven biển được đề xuất như sau:
- Những đoạn đê đi trùng với đường ven biển
+ Đê kè tả sông Gianh: Đối với những đoạn đê biển đã nâng cấp củng cố,
đường ven biển kết hợp với đê biển dài 5 km, theo quy hoạch chiều rộng mặt đê được
mở rộng từ 3m ÷ 3,5 m lên thành 5 m, cao trình mặt đê được nâng cao lên cao trình
+3,0 m và chịu được tải trọng H13. Theo đề xuất của địa phương đê, kè cũ là đê kè
tạm, xây dựng kè mới là đường ven biển cách kè cũ TB 25m.
+ Đê biển, kè Quảng Thọ, Quảng Phúc: Đối với những đoạn chưa được củng cố
nâng cấp, đường ven biển kết hợp với đê dài 4 km, theo hiện trạng mặt đê rộng 5 m,
cao trình mặt đê đạt +5,0 m. Theo đề xuất của địa phương đê, kè cũ là đê kè tạm, xây
dựng kè mới là đường ven biển.
Tuy nhiên theo kết quả rà soát trên, không còn tuyến đê biển nào của tỉnh
Quảng Bình có thể kết hợp với đường giao thông ven biển
4.3. Thiết kế mặt cắt ngang đê
4.3.1. Xác định các tham số thiết kế mặt cắt đê
a. Mực nước thiết kế.
Một thay đổi cơ bản so với Tiêu chuẩn ngành 14TCN 130-2002, tại Tiêu chuẩn
kỹ thuật 2012, các thông số mực nước và sóng thiết kế được tính toán sẵn cho các
điểm đặc trưng dọc bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam với các chu kỳ
lặp hoặc tần suất tương ứng tiêu chuẩn an toàn và cấp công trình. Trong đó mực nước
thiết kế là mực nước tổng hợp đã bao gồm cả nước dâng.
Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật 2012, trên dải bờ biển Quảng Bình có 5 điểm được
tính sẵn mực nước và sóng thiết kế phục vụ cho thiết kế cơ sở nên có thể sử dụng cho
dự án qui hoạch này.
Về mực nước, xét với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng cần cộng

thêm giá trị dự báo gia tăng mực nước biển trung bình do ảnh hưởng của nước biển
dâng. Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật 2012, giá trị này bằng tốc độ dâng nước biển trung
bình RNBD (m/năm) nhân với tuổi thọ công trình TCT (năm):
∆ZNBD = Tct*RNBD

16


Tuy nhiên hiện nay Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012, không có giá trị tốc độ dâng nước
biển trung bình (m/năm) mà dự báo mực nước dâng cho một số giai đoạn.
Do đó đề nghị phương pháp xác định như sau:
+ Xác định thời gian cuối của tuổi thọ công trình (thời điểm xây dựng + tuổi thọ
công trình)
+ Tra bảng các bảng 3.4, 3.5, 3.6 của Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012 tương ứng kịch bản
phát thải thấp, trung bình, cao để xác định giá trị mực nước biển dâng phù hợp thời
điểm cuối của tuổi thọ công trình.
Với đê biển đề nghị chọn kịch bản phát thải cao .
Tuy nhiên do đây là dự án qui hoạch, không xác định được thời điểm đầu tư
nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê trong tương lai nên nếu lấy tuổi thọ công trình sẽ
không chính xác. Đơn vị tư vấn lựa chọn thời điểm giới hạn tầm nhìn của dự án qui
hoạch này là năm 2050 nên chọn thời điểm xác định nước biển dâng với kịch bản phát
thải cao đến năm 2050 tương ứng khu vực 2 (Hòn Dấu – Đèo Ngang) là khoảng 27cm.
b. Thông số sóng thiết kế.
Theo Qui định của Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển 1613-2012, trong giai đoạn
thiết kế cơ sở có thể sử dụng bảng tra tính toán sẵn thông số sóng cho từng vị trí ở Phụ lục B
nên Dự án Qui hoạch cũng được sử dụng bộ số liệu này.
Theo Phụ lục B, vị trí tính toán sóng bắt đầu từ 0m tính từ bờ ra phía biển. Trong
một tài liệu giải thích của Viện Cơ học Việt Nam gửi cho Cục Quản lý đê điều và Phòng

chống lụt bão lý giải: vị trí 0 bờ tương ứng với điểm độ cao +0,0 của hệ cao độ Lục địa
(Cao độ Nhà nước VN2000).
Trên dải bờ biển Quảng Bình có 05 mặt cắt được tính toán sẵn các thông số sóng
thiết kế bao gồm:
+ MC30: tọa độ : kinh độ 106o27’ – vĩ độ 17o50’ tương ứng khu vực xã Quảng Hưng
huyện Quảng Trạch, vị trí 0 bờ cách 600m về phía biển;
+ MC31: tọa độ : kinh độ 106o31’ – vĩ độ 17o39’ tương ứng khu vực bãi biển xã Hải
Trạch – huyện Bố Trạch, vị trí 0 bờ cách 500m về phía trong bờ.
+ MC32: tọa độ : kinh độ 106o37’ – vĩ độ 17o30’ tương ứng khu vực xã Hải Thành
thành phố Đồng Hới, cách đê khoảng 580m về phía biển;
+ MC33: tọa độ : kinh độ 106o45’ – vĩ độ 17o22’ tương ứng khu vực xã Hải Ninh –
huyện Quảng Ninh, cách bờ khoảng 1,2km về phía biển;
+ MC34: tọa độ : kinh độ 106o53’ – vĩ độ 17o14’ tương ứng khu vực xã Hải Thủy
huyện Lệ Thủy, vị trí 0 bờ cách 1,1km về phía trong bờ.
17


Trong đó MC33 và MC34 nằm trên dài bờ biển không có đê biển nên không sử dụng.
Phân tích các vị trí trên cho thấy:
+ Điểm 0 bờ của các mặt cắt MC30; MC31; MC32 còn cách chân đê quá xa (nhỏ
nhất là 500 m và lớn nhất là 600m) nên dùng các MC trên để tính toán là không phù hợp,
tuy nhiên có thể lựa chọn số liệu về mực nước và sóng của các MC trên để tham khảo (dùng
cho tính toán sơ bộ).
Đối với đê cửa sông: do đê cửa sông là đoạn nối tiếp giữa đê biển và đê sông
với chiều cao sóng giới hạn ≤ 0,5m nên cao trình đỉnh đê cửa sông cũng được tính
theo công thức đê biển với điều kiện sóng thiết kế như sau:
+ Chiều cao sóng: Hs = 0,5m.
+ Chu kỳ sóng: Nếu lấy theo các mặt cắt biển từ MC30 đến MC32 (phụ lục B
Tiêu chuẩn kỹ thuật 1613-2012) thì chu kỳ quá dài, không phù hợp với chiều cao sóng
thực tế trong cửa sông. Về tính toán, phải xác định theo sóng khởi điểm trong vùng

được che chắn với đà gió giới hạn
Do các vùng cửa sông của Quảng Bình khá hẹp, lớn nhất ở vùng sát cửa khoảng
(700-1000)m. Tham khảo các bảng tính sẵn thông số sóng của Pilarczyk (Hà Lan)
(Sách Công trình bảo vệ bờ biển và Hải đảo – GS.TS Lương Phương Hậu – NXB Xây
dựng 2001), với các thông số trên chu kỳ sóng giới hạn là khoảng 4,0 s. Chọn T p = 4s
để tính toán.
Bảng 10. Thông số mực nước và sóng thiết kế cho các khu vực
đê biển, đê cửa sông Quảng Bình
TT

Tên MC
áp dụng

1

MC30

2
3
4
5

Tên tuyến đê áp
dụng

Cảnh Dương
Tả Gianh K0 –
K9+100
Hữu Gianh (Bố
Trạch) K0 – K13,5

La Hà - Văn Phú

Cấp
đê

Mực
nước
thiết
kế
(m)

Nước
dâng do
biến đổi
khí hậu
(m)

Chiều
cao sóng
thiết kế
Hs(m)

Chu
kỳ
đỉnh
sóng
Tp(s)

V


1,69

0,28

1,76

11,76

IV

2,17

0,28

0,5

4,0

IV

2,17

0,28

0,5

4,0

1,21


11,76

0,5

4,0

V

Quảng Phúc

V

1,68

0,28

6

Thanh Khê

V

1,68

0,28

7

Hải Trạch


V

1,68

0,28

1,21

11,76

8

Tả Lý Hòa

V

1,68

0,28

0,5

4,0

9

Hữu Lý Hòa
Nhân Trạch

V

V

1,68

0,28

0,5

4,0

1,69

0,28

1,49

11,76

10

MC31

TB MC31

18


– MC32
11


Nhật Lệ - Bàu Tró

IV

2,04

0,28

2,37

12,71

12

IV

2,04

0,28

0,5

4,0

IV

1,57

0,28


0,5

4,0

14

Bảo Ninh
Tả Nhật Lệ (Phú Hải
-Vinh Ninh)
Tả Lệ Kỳ

V

1,57

0,28

0,5

4,0

15

Hữu Lệ Kỳ

V

1,57

0,28


0,5

4,0

13

MC32

Với việc xác lập sẵn giá trị mực nước và sóng thiết kế hoặc tính truyền sóng từ
thông số sóng nước sâu theo tần suất tương ứng cấp công trình của Tiêu chuẩn kỹ thuật
1613-2012, tiêu chuẩn phòng chống theo cấp bão 9, mực nước triều tần suất 5% và lũ
10% của Quyết định 58/2006/QĐ-TTg không còn phù hợp.
4.3.2. Thiết kế mặt mặt cắt ngang đê biển
a. Lựa chọn mặt cắt đặc trưng
Toàn tuyến đê biển Quảng Bình hiện nay đang là dạng mái nghiêng. Loại mặt
cắt này phù hợp với đặc điểm địa hình, chế độ động lực biển ở đây. Do đó vẫn lựa
chọn loại mặt cắt mái nghiêng cho toàn tuyến đê biển Quảng Bình.
Căn cứ thực tế trên các tuyến đê biển Quảng Bình hiện nay, chọn các thông số
của mặt cắt đê như sau:
- Mái dốc phía biển: m = 3,0 ÷ 4,0
- Mái dốc phía đồng: m = 2,0 ÷ 2,5
- Chiều rộng mặt đê: Theo cấp đê qui định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật 1613-2012,
tối thiểu B=3,0m. Trường hợp kết hợp đường giao thông hoặc đường phục vụ các
nghành kinh tế khác có thể mở rộng
b. Cao trình đỉnh đê
Với đặc thù các đê biển, đê cửa sông miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Bình
Thuận có qui mô nhỏ, thấp, ngắn, vừa phải đáp ứng yêu cầu ngăn mặn vừa phải đáp ứng
yêu cầu thoát lũ chính vụ từ phía nội đồng ra biển/cửa sông nên phải gia cố ba mặt.
4 tuyến đê biển Cảnh Dương, Quảng Phúc, Hải Trạch và Bàu Tró – Nhật Lệ

thực chất chỉ là kè biển bảo vệ bờ chống xói lở, cao trình đỉnh chỉ ngang cao trình tự
nhiên, không xét đến yếu tố giảm hoặc chống sóng tràn.
Khác với Tiêu chuẩn ngành 14TCN 130-2002, Tiêu chuẩn kỹ thuật 2012 qui
định cao trình đỉnh đê cho phép thoát lũ nội đồng được tính theo công thức:
Zđ = Ztk + a
Trong đó:
+ Ztk: Mực nước thiết kế (MNTK)
+ a: Độ gia tăng an toàn (=0,3m với đê cấp IV; 0,2m với đê cấp V)
19


Kết quả cho thấy cao trình đỉnh đê/kè hiện nay đều đạt yêu cầu.
Bảng 11. Tính toán cao độ đỉnh đê/kè biển Quảng Bình
TT

Tên MC áp
dụng

1

MC30

2

MC31

3
4

MC32


Tên tuyến đê áp
dụng

Cấp
đê

Mực nước thiết
kế tổng hợp bao
gồm cả nước
dâng do biến đổi
khí hậu
(m)

Độ
gia
tăng
a
(m)

Cao
trình
đỉnh
đê yêu
cầu

Cao
trình
đỉnh
đê

hiện
tại

Cảnh Dương

V

1,97

0,2

+2,20

+2,20

Quảng Phúc

V

1,96

0,2

+2,20

+2,50

Hải Trạch

V


1,96

0,2

+2,20

+4,0

Nhật Lệ - Bàu Tró

IV

2,32

0,3

+2,60

+4,0

c. Tính toán cấu kiện gia cố mái đê phía biển
Phần lớn các kết cấu đê được xác định từ thông số sóng thiết kế như chiều dày
lớp gia cố mái, chống xói chân kè, ổn định tường đỉnh, ổn định tổng thể. Với chiều cao
sóng tính toán cho 5 điểm trên tuyến đê biển Quảng Bình theo Tiêu chuẩn kỹ thuật 582010 đều lớn hơn chiều cao sóng tính toán từ gió bão cấp 9 trong các dự án nâng cấp.
Do đó nếu lấy Tiêu chuẩn kỹ thuật 2012 làm cơ sở thì các cấu kiện đê đã nâng cấp
không đảm bảo yêu cầu.
Cụ thể tính toán chiều dày tấm BT dạng âm dương theo công thức của
Pilarczyk, K.W (mục 7.3.5.2 – Tiêu chuẩn) cho kết quả lớn gấp từ 1,5 đến hơn 2 lần
chiều dày tấm đã chọn (23 cm).

Bảng 12. Tính toán chiều dày một số tấm BT gia cố mái đê phía biển
TT

1
2
3
4

Tên MC

MC30
MC31
MC32

Tuyến đê

Chiều
Chu Chiều dày tối thiểu
cao sóng kỳ phổ D tương ứng loại
thiết kế sóng
cấu kiện lát mái là
Hs(m)
Tp (s)
khối âm dương

Cảnh Dương

1,76

11,76


0,56

Quảng Phúc

1,21

11,76

0,44

Hải Trạch

1,21

11,76

0,44

Nhật Lệ - Bàu Tró

2,37

12,71

0,72

4.3.3. Thiết kế mặt mặt cắt ngang đê cửa sông
a. Lựa chọn mặt cắt đặc trưng
Toàn tuyến đê biển Quảng Bình hiện nay đang là dạng mái nghiêng. Loại mặt

cắt này phù hợp với đặc điểm địa hình, chế độ động lực biển ở đây. Do đó vẫn lựa
chọn loại mặt cắt mái nghiêng cho toàn tuyến đê biển Quảng Bình.
Căn cứ thực tế trên các tuyến đê biển Quảng Bình hiện nay, chọn các thông số
của mặt cắt đê như sau:
20


- Mái dốc phía biển: m = 2,0 ÷ 3,0
- Mái dốc phía đồng: m = 2,0 ÷ 2,5
- Chiều rộng mặt đê: Theo cấp đê qui định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật 1613-2012,
tối thiểu B = 3,0 m.
b. Cao trình đỉnh đê
Tương tự như đê biển, đê cửa sông Quảng Bình là đê cho phép thoát lũ nội
đồng được tính theo công thức:
Zđ = Ztk + a
Trong đó:
+ Ztk: Mực nước thiết kế (MNTK)
+ a: Độ gia tăng an toàn (=0,3m với đê cấp IV; 0,2m với đê cấp V)
Kết quả cho thấy phần lớn các tuyến đê cửa sông hiện nay có cao trình đỉnh đê
đều đạt yêu cầu. Chỉ có 5 tuyến đê thiếu cao trình là: Đê Tả Gianh, Hữu Gianh, Thanh
Khê, một đoạn tả Lý Hòa (K1+080 ÷K2), Tả Lệ Kỳ (K0 ÷ K2+500).
Bảng 13. Tính toán cao độ đỉnh đê/kè cửa sông Quảng Bình
TT

Tên
Tên tuyến đê áp dụng
MC áp
dụng

1


Tả Gianh K0 – K9+100
Hữu Gianh (Bố Trạch)
MC31 K0 ÷ K13,5
Thanh Khê

Cấp Mực nước
Độ
đê thiết kế tổng gia
hợp bao
tăng
gồm cả
a
nước dâng
(m)
do biến đổi
khí hậu
(m)

Cao
trình
đỉnh
đê
yêu
cầu

Cao trình
đỉnh đê
hiện tại


IV

2,45

0,3

2,8

+1,8÷+2,0

IV

2,45

0,3

2,8

+1,8 ÷ +2,5

V

1,96

0,2

2,2

+1,8


Tả Lý Hòa

V

1,96

0,2

2,2

+2,0 ÷ +3,0

Hữu Lý Hòa

V

1,96

0,2

2,2

+2,5 ÷ +3,0

5

TB
MC31
Nhân Trạch


MC32

V

1,97

0,2

2,2

6

MC32 Hải Thành

IV

2,32

0,3

2,6

+3,5

2
3
4

7


Bảo Ninh

IV

2,32

0,3

2,6

+3,5

8

Phù Hóa
Tả Nhật Lệ (Phú Hải
-Vinh Ninh)
Tả Lệ Kỳ

V

1,85

0,2

2,1

+3,5

IV


1,85

0,3

2,2

3,0 ÷ +3,5

V

1,85

0,2

2,1

+1,8

9
10

21


11

Hữu Lệ Kỳ

V


1,85

0,2

2,1

+2.2 ÷ +3,0

c. Tính toán cấu kiện gia cố mái đê phía biển
Các cấu kiện gia cố mái đê phía biển được tính toán với chiều cao sóng tương ứng
Hs = 0,5m, Tp = 4s. Kết quả tính với các khối BT liên kết ngang có chiều dày tối thiểu
15cm, đá lát khan dày tối thiểu 20cm..
5. CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN TUYẾN ĐÊ CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH
5.1. Các công trình ngăn cát, giảm sóng
Hiện trên đê biển Quảng Bình có 2 hệ thống công trình mỏ hàn ngăn cát, giảm
sóng ở đê/kè Quảng Phúc và đê/kè Bàu Tró – Nhật Lệ.
Qua tình hình khai thác thực tế và đặc điểm của đê/kè biển Quảng Bình thấy
rằng không cần thiết phải có thêm hệ thống công trình ngăn cát, giảm sóng.
5.2. Cống trên đê
Do các tuyến đê/kè biển có cao trình bằng cao trình địa hình tự nhiên nên hầu
như không có cống tiêu.
Các đê cửa sông còn lại cũng chỉ có một số đoạn có cống tiêu có qui mô đáng
được xém xét như sau:
5.2.1. Đê tả Gianh (Đoạn đê cửa sông từ K0 đến K9+100)
Toàn tuyến có 9 cống qua đê là các cống hộp BTCT, cống đá xây. Các công trình
này được xây dựng và tu bổ theo từng thời kỳ đến nay có 1 cống đã hoành triệt, 2 cống
đã hỏng nặng, một cống hỏng nhẹ, còn lại đang hoạt động tốt. Do cao trình đỉnh đê hiện
trạng nhiều đoạn thấp hơn cao trình đỉnh đê yêu cầu khoảng 1m nên cần phải sửa chữa,
nâng cấp các cống khi nâng cấp đê. Cụ thể xem ở bảng thống kê dưới đây:

Bảng 14. Tổng hợp hiện trạng và giải pháp sửa chữa, nâng cấp cống dưới đê Tả
Gianh từ K0 đến K9+100
TT

Tên cống

Vị trí

Kết cấu

Hiện trạng
Hoạt động bình
thường

Biện pháp xử lý
Cải tạo, nâng cấp
theo đê

1

Cống tròn

K0+ 087

Bê tông

2

Ba Lăng 1


K0+787

Bê tông

Đã hoành triệt

Không khôi phục

3

Ba Lăng 2

K0+812

Bê tông

Mới xây dựng

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

4

Hói Tre

K3+298

Bê tông

Cửa và máy đóng

mở hỏng nặng,
thân bị rò rỉ, ván
phai tạm, tấm đan
hỏng.

5

Cống Vạn

K4+265

Bê tông

Cống hỏng nặng Làm mới theo đê
(Tường cánh hỏng, nâng cấp

Cải tạo

22


TT

Tên cống

6

Cống 1

7


Cống 2

8

Cống kênh
tưới

9

Cống 3

Vị trí

Kết cấu

K5+798

Đá xây

K6+309

Đá xây

K8+740

Đá xây

K8+881


Đá xây

Hiện trạng
Biện pháp xử lý
bể tiêu năng bị xói
lở ván phai tạm)
Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường
theo đê
Hư hỏng 80%
Làm mới theo đê
nâng cấp
Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường
theo đê
Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường
theo đê

5.2.2. Đê Hữu Gianh (Huyện Bố Trạch)
Đê Hữu Gianh huyện Bố Trạch có 18 cống tiêu, trong đó có 1 cống hỏng nặng,
3 cống hỏng nhẹ cửa van, 2 cống đã hoành triệt nhưng có 1 cống Bắc Trạch tại
K2+230,5 cần khôi phục lại để đảm bảo tiêu thoát; các cống còn lại đang hoạt động
bình thường. Do cao trình đỉnh đê hiện tại phần lớn chỉ thấp hơn cao trình đỉnh đê yêu
cầu nhưng chiều rộng đỉnh đê không đồng đều, phần lớn B= 3m, những đoạn đã nâng
cấp trước đây B=4m nên cần tiếp tục nâng cấp để thống nhất B=4m trên toàn tuyến
tương ứng các cống phải kéo dài thêm. Giải pháp cho các cống trên đê Hữu Gianh
(huyện Bố Trạch) cho ở bảng sau.
Bảng 15. Tổng hợp hiện trạng và giải pháp sửa chữa, nâng cấp cống dưới đê Hữu
Gianh ( huyện Bố Trạch)

TT

Tên cống

Vị trí

Kết cấu

Hiện trạng

Biện pháp xử lý

1

Thanh trạch 1

K0+896

Đá xây

Xây dựng mới
năm 2008

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

2

Thanh trạch 2


K0+913

Đá xây

Đã hoành triệt

Không khôi phục

3

Tràn Thanh khê

K0+980

Hoạt động bình
thường

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

4

Bắc trạch

K1+485

Đá xây

Bản đáy hỏng,
tường bị nứt,

cống hỏng

Làm mới theo đê
nâng cấp

5

Bắc trạch

K1+832

Đá xây

Hoạt động bình
thường, rò rỉ rảnh
phai

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

Đá xây

Đã được hoành
triệt, cần khôi
phục

Làm mới theo đê
nâng cấp
Cải tạo, nâng cấp
theo đê

Cải tạo, nâng cấp

6

Bắc trạch

K2+230,5

7

Bắc trạch

K2+523,5

Đá xây

Đã được xây
dựng mới năm
2007

8

Bắc trạch

K3+399,5

Đá xây

Hoạt động bình


23


TT

Tên cống

Vị trí

Kết cấu

Hiện trạng

Biện pháp xử lý

thường

theo đê

9

Bắc trạch

K4+936,5

Bê tông

Thi công năm
2003, hoạt động
tốt


Cải tạo, nâng cấp
theo đê

10

Bắc trạch

K5+465

Bê tông

Xây dựng mới
năm 2007

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

11

Cống Hói Đồng

TO16+64,83

Bê tông

xây dựng mới
năm 2009

Cải tạo, nâng cấp

theo đê

12

Hói hạ

K6+354,9

Bê tông

xây dựng mới
năm 2009

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

13

Thủy văn 1

K8+099.5

đá xây

Cửa rèm, Ván
phai tạm

Cải tạo, nâng cấp
theo đê


14

Thủy văn 2

Bê tông

Sở Thuỷ Sản xây
dựng năm 2004,
còn tốt

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

15

Thủy sản

K8+299.5

Bê tông

Sở Thuỷ Sản xây
dựng năm 2004,
còn tốt

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

16


Mỹ Trạch

K9+739,5

Bê tông

Cửa rèm hỏng

Cải tạo, nâng cấp
theo đê

17

Mỹ Trạch 1

K1+239

Bê tông

18

Mỹ Trạch 2

K10+813

Bê tông

Hoạt động tốt,
Cải tạo, nâng cấp
cửa ván phai

theo đê
Hoạt động tốt,
làm mới cầu công
Cải tạo, nâng cấp
tác và 02 máy
theo đê
đóng mở V5, cửa
compozít

5.2.3. Đê Tả Lý Hòa
Đê Tả Lý Hòa có 8 cống và 1 tràn trong đó 6 cống có qui mô nhỏ dạng cống
tròn, 2 cống lớn là cống Cây Dừa và cống Hoàn Trạch 1. Do cao trình đỉnh đê hiện tại
phần lớn cao hơn cao trình yêu cầu qui hoạch, chiều rộng mặt đê B= 6÷ 8 m đạt yêu
cầu nên chỉ cần sửa chữa, nâng cấp những cống hư hỏng nhẹ, làm mới thay thế cống
hư hỏng nặng.
Bảng 16. Tổng hợp hiện trạng và giải pháp sửa chữa, nâng cấp
cống dưới đê Lý Hòa
TT

Tên công trình

Vị trí

Kết cấu

1

Cống 60

K0+103


Bê tông

2

Cống Cây Dừa

K0+975

Bê tông

Hiện trạng
Hoạt động bình
thường
4 cửa phằng, 1
cửa van tự động:
bình thường

Biện pháp xử lý
Giữ nguyên
Giữ nguyên

24


TT

Tên công trình

Vị trí


Kết cấu

Hiện trạng
Hoạt động bình
thường
Hoạt động bình
thường
Hoạt động bình
thường
Cống ngầm
không có ván
phai, không có
cửa
K3+881 đến
K3+005 không có
ván phai

Biện pháp xử lý

3

Cống 80

K1+432

Bê tông

4


Cống 80

K1+722

Bê tông

5

Cống muối

K2+660

Bê tông

6

Cống 100

K2+831

Bê tông

7

Tràn

K2+881

Bê tông


8

Hoàn trạch 1

K3+110

Bê tông

Cống hỏng nặng

Làm mới thay thế
cống bêtông 5 cửa

9

Hoàn trạch 2

K5+628

Bê tông

Hoạt động bình
thường

Giữ nguyên

Giữ nguyên
Giữ nguyên
Giữ nguyên
Bổ sung cửa, ván phai


Bổ sung ván phai

5.2.4. Đê Hữu Lý Hòa
Đê Hữu Lý Hòa có 9 cống, 1 tràn trong đó 7 cống có qui mô nhỏ dạng cống
tròn, 2 cống lớn là cống Trạm bơm (hiện không hoạt động) và cống K1+310. Do cao
trình đỉnh đê hiện tại cao hơn cao trình yêu cầu qui hoạch nhưng chiều rộng mặt đê
nhỏ chưa đạt yêu cầu nên cần sửa chữa, cải tạo toàn bộ cống theo đê nâng cấp, riêng
cống Trạm Bơm cần hoành triệt.
Bảng 17. Tổng hợp hiện trạng và giải pháp sửa chữa, nâng cấp
cống dưới đê Hữu Lý Hòa
TT

Tên cống

Kích
thước

1

Đồng Trạch 1

100

2

Đồng Trạch 2

 30


3

Đồng Trạch 3

 30

4

5

6

Tràn

Cống Trạm bơm

Cống K1+310

Vị trí

3 cửa

Hiện trạng

Biện pháp xử lý

K0+171

Bê tông Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường

theo đê

K0+628.5

Bê tông Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường
theo đê

K0+700.5

Bê tông Hoạt động bình Cải tạo, nâng cấp
thường
theo đê

K1+040 -:B = 50m
K1+090
6  120

Kết cấu

K1+254

K1+310

Hỏng
nặng Làm mới theo đê
Bê tông không còn khả nâng cấp
năng sử dụng.
Bê tông Cống
hỏng Hoành triệt khi

không cần xây nâng cấp đê
dựng lại
Cống
ngầm Cải tạo, nâng cấp
không có ván theo đê
Bê tông
phai, không có
cửa.
25


×